Đừng đi làm vội

Monmunmon

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
1/1/2012
Bài viết
4.527
Nhiều bạn cho rằng công việc part-time sẽ giúp họ tích lũy thêm kinh nghiệm nhưng thực tế không nhiều “hào quang” như bạn mong đợi.

Khi còn trẻ, bạn luôn muốn dấn thân và trải nghiệm. Một trong những điều mà rất nhiều bạn muốn làm khi còn trẻ, đó là “tìm được một công việc part-time hay ho”.

1367219720459_1.jpg

Nhưng thực tế thì…

Học hỏi thì ít, “bán sức lao động” thì nhiều

Thanh Tân (sinh viên năm 2 ĐH Hùng Vương) kể lại: “Năm đầu đại học, mình rất hào hứng về kế hoạch tìm một công việc làm thêm để trải nghiệm. Thế là mình quyết định đi làm phục vụ tại một quán cà phê, như một cách trải nghiệm. Làm được 3 tháng, mình bắt đầu “xuống sắc”, sức khỏe kém ở mức báo động. Phần lớn các quán cà phê phải làm từ 6 tiếng trở lên, một tuần ít nhất 3 lần. Lương không nhiều và mình chẳng học hỏi được kĩ năng gì cho bản thân cả. Chỉ bưng bê, ghi “order” cho khách, tính tiền, dọn bàn. Mọi việc lặp lại ngày qua ngày. Mình nghỉ việc phần vì chán, phần vì không đảm bảo được thời gian học tại trường”.

Kinh nghiệm: Hãy chọn cho mình công việc part-time mà bạn thật sự yêu thích. Hoặc một công việc có liên quan đến ngành bạn đang học. Đừng bán sức lao động, sau này bạn sẽ hối tiếc vì không đến trường đều đặn đấy. Khi gia đình có thể lo cho bạn học ở mức đầy đủ, tốt nhất bạn nên tập trung học thật giỏi. Biết lượng sức mình và lựa chọn công việc hợp lí, bạn mới có thể thành công.

Dễ bị “sốc tâm lí”

Quỳnh Vi (sinh viên năm 1 ĐH Tài chính - Marketing) nói: “Mình từng đi làm rất nhiều việc part-time khác nhau: phát tờ rơi, phục vụ bàn, pha chế trà sữa, lễ tân tại nhà hàng tiệc cưới… và mình nhận ra rằng, với những bạn quen sống sung sướng, họ rất dễ bị “sốc tâm lí” khi đi làm thêm, dẫn đến việc thiếu tự tin và dễ bỏ cuộc. Nhiều bạn vừa mới đi làm thêm đã bỏ ngang vì không chịu nổi việc cực khổ đứng nắng vài giờ đồng hồ, bị chủ mắng, bị khách hàng nặng nhẹ, bị góp ý, bị đồng nghiệp “chơi xấu”… Tất cả những điều đó luôn có thể xảy ra khi bạn đi làm thêm. Và nếu bạn là một người muốn có cuộc sống bình yên dễ chịu, tốt nhất là chỉ nên ở nhà học và học”

Kinh nghiệm: Trước khi quyết định đi làm, hãy kiểm tra lại mức độ bản lĩnh của bạn. Bạn có mạnh mẽ không, có sẵn sàng chịu khổ không, có dễ bị ảnh hưởng tâm lí bởi người khác không… Khi bạn chưa chuẩn bị được một “tinh thần thép” để đi làm, đừng vội vàng. Vì có thể bạn sẽ cảm thấy thất vọng khi công việc không suôn sẻ và thú vị như bạn mong đợi.

Lương không xứng với thời gian bạn bỏ ra

Thanh Hằng (sinh viên năm 3 trường ĐH KHXH & NV) chia sẻ: “Mình đã từng đi làm thêm ở nhiều chỗ, đa số mức lương tính theo giờ. Mình thường nhận được từ 10k -14k/một giờ. Điều này có nghĩa là, nếu bạn đi làm một ngày 8 tiếng và không phải nghỉ ngày nào, không đi chơi không giao thiệp bạn bè, lương tháng của bạn sẽ khoảng 2 triệu 400 ngàn trở lên. Trong khi 8 tiếng đó bạn dành thời gian để học, sau này biết đâu bạn có thể kiếm được mức lương gấp 10 lần như thế? Đầu tư cho tri thức lúc nào cũng vẫn hơn. Thời gian đáng quý hơn tiền bạc. Nếu bỏ 1 giờ chỉ để kiếm 10 ngàn thì mình khuyên bạn nên nghĩ lại. Sau này tốt nghiệp đại học, có khi một giờ bạn có thể kiếm được vài trăm ngàn, thậm chí cả triệu, nếu bạn có kĩ năng”.

Kinh nghiệm: Chỉ nên đi làm khi bạn thật sự rảnh rỗi về mặt thời gian. Còn không, hãy dành thời gian để đầu tư cho tri thức hoặc làm những việc có ích khác. Tuổi trẻ đi qua không lấy lại được, vì vậy hãy làm điều gì bạn thật sự muốn, đừng làm chỉ vì người khác nghĩ điều đó nên làm.
Theo Mực Tím
 
Tất cả những điều đó luôn có thể xảy ra khi bạn đi làm thêm. Và nếu bạn là một người muốn có cuộc sống bình yên dễ chịu, tốt nhất là chỉ nên ở nhà học và học”

Ngay cả một người có một cuộc sống bình yên phẳng lặng , họ ít nhất cũng phải gặp một tình trạng gian nan trong đời .

Nói tới đây ,T cũng muốn nhắc lại tình trạng DHS nước ngoài đi làm thêm chỉ mong kiếm được đồng lương để có thể chi trả học phí đắt đỏ nơi đất khách quê người . Phục vụ bàn, gia sư , làm người túc trực phòng lab và dũa móng là những nghề mà các DHS đều trải qua . Số kinh nghiệm và kĩ năng thì không thấy đâu , chỉ thấy mất đi tuổi trẻ, đạo đức và niềm tin vào cuộc sống mà thôi .

Thêm nữa , những bạn chọn các ngành học theo trào lưu , theo " mách bảo của người khác " và theo chữ hiếu vẫn còn tồn tại . Tỉ lệ SV chọn ngành theo sở thích và niềm đam mê là điều hiếm gặp vì các ngành theo sở thích và đam mê đều không kiếm ra của cải .

Thật ra, khi bạn quyết định chọn một ngành nào đó , thì nên biết rành ngành đó sẽ theo bạn đến khi bạn nghỉ hưu . Nếu chỉ vì của cải mà đi theo , thì chốc lát các bạn sẽ vỡ mộng vì những vướng mắc .

T tự hỏi , sao các bạn không thể là người giỏi nhất trong ngành bạn đam mê nhất để kiếm được của cải . Mà lại là người tệ nhất trong ngành bạn không yêu thích để kiếm được rất ít của cải ???
 
mình thấy đi làm thêm cũng không có vấn đề gì, chỉ là kiếm thêm thu nhập cho bản thân thôi, còn ai chịu được thì làm không thì nghỉ thôi :KSV@09:
 
Mình nghĩ vấn đề là bạn có tìm được đúng việc phù hợp và tốt cho mình hay không thôi, hiện nay đầu công việc trên thị trường việc làm là rất nhiều, chúng ta nên tìm việc qua nhiều kênh, để có cơ hội tìm được công tiệc tốt, lương ổn mà lại tích lũy kinh nghiệm cho bản thân nữa :D
Chúc các bạn thành công :)
 
×
Quay lại
Top