Đừng để bị" nuốt trôi" bởi ngọn lửa của sự nóng giận

Violet SR

Nothing
Thành viên thân thiết
Tham gia
12/12/2015
Bài viết
3.620
TỨC GIẬN CHÍNH LÀ MỘT CỤC THAN HỒNG, NÓ SẼ LÀM ĐAU NGƯỜI KHÁC NHƯNG NGƯỜI BỎNG ĐẦU TIÊN LẠI CHÍNH LÀ BẠN.

Ai cũng biết tác hại của nóng giận, nhưng có mấy người tập được cho mình sự bình tĩnh?

nam-18.jpg

Đừng để lửa giận thiêu đốt con người của mình



Có một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá. Người đánh cá van nài: “Năm qua mất mùa thất thu nên chúng tôi không còn đồng nào để trả ngài. Tôi xin lỗi.”

Samurai nổi nóng và định rút kiếm chém người samurai nhưng người đánh cá vội nói: “Tôi cũng học võ nhưng sư phụ tôi dạy không nên đánh nhau khi tức giận”. Nghe thấy vậy, người samurai hạ kiếm xuống và nói: “Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Đôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đo chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.”

Sau đó, vị samurai trở về nhà lúc trời đêm đã muộn. Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì không muốn đánh thức vợ mình dậy, nhưng lại thấy một kẻ không nhìn rõ mặt đang mặc quần áo samurai ngủ trên gi.ường.


Ông nổi nóng và định rút kiếm giết cả hai người, bỗng lời nói người đánh cá văng vẳng bên tai: “Đừng hành động khi đang giận dữ”. Hít một hơi sâu, ông chầm chậm hạ kiếm và tạo tiếng động mạnh.

nam-6-1-768x614.jpg


Vợ ông choàng dậy và kẻ lạ mặt kia cũng thế. Thật bất ngờ, đó chính là mẹ ông. Ông gào lên: “Sao mẹ lại mặc quần áo như vậy. Suýt chút nữa con đã giết cả hai người rồi đó”.

Vợ ông vội vàng giải thích: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nên thiếp đã lấy quần áo của chàng cho mẹ mặc để dọa chúng”.

Một năm sau, người đánh cá tìm gặp vị samurai nọ và phấn khởi nói rằng năm vừa rồi họ đã dành dụm đủ để trả được tiền gốc lẫn lãi.

Nhưng, vị samurai đã nói: “Hãy cầm lấy tiền của người đi. Người đã trả nợ rồi”.



Nếu câu chuyện đi theo một hướng khác, người samurai vẫn giết người đánh cá, trở về nhà trong bực tức mà chẳng nhận được xu nào. Sau đó lại sát hại cả mẹ và vợ mình, cuối cùng cuộc đời của anh ta kết thúc trong đau buồn và hối hận không thôi. Chỉ cần tưởng tượng thôi cũng thấy, lửa nóng giận quả là một ngọn lửa “quyền lực” khi nó có thể chi phối được hành động của con người và khiến họ mất kiểm soát đến vô thức.

Người xưa thường nói: “Giận quá mất khôn” là rất chính xác. Bạn có thể thốt ra những lời rất kinh khủng khi bạn tức giận. Lúc đó, bạn có thể làm tổn thương người khác mà không hề hay biết. Nặng nề hơn, chính tâm của bạn cũng bị thương tổn và nhiều trường hợp người chịu hậu quả nặng nề nhất lại là bạn.

nam-3-8.jpg


Tác hại của nóng giận thì ai cũng biết, ai đã chẳng nghe nhiều câu chuyện bài học về nó đến thuộc lòng. Nhưng rồi đến khi xảy ra chuyện, đâu vẫn hoàn đấy. Để rồi lại tặc lưỡi “rút kinh nghiệm lần sau”. Điểm mấu chốt là sẽ có lúc chẳng còn ngày sau nữa. Như khi bạn nóng giận và cãi tay đôi với sếp, có thể bạn nghĩ “cùng lắm là đuổi việc”. Vậy liệu cơn nóng giận sau này có phát lương cho bạn, cho bạn một chỗ làm? Nói thế không phải là bạn cần phải bị “khuất phục”, nhưng nếu như mình sai, sao cứ cần khăng khăng cãi lý? Hoặc nếu mình đúng thì vẫn có rất nhiều cách để giải thích chứ không phải “sửng cồ” và tung hê tất cả.

Ngay cả mối quan hệ đồng nghiệp, mối quan hệ bạn bè, người thân, thậm chí là đi ra đường cũng có thể chém giết nhau chỉ vì một phút “điên máu”. Cuối cùng, sau khi ngọn lửa đó đã đi qua, thì còn lại điều gì tốt đẹp? Cũng như một cơn bão, qua rồi thì chỉ là ngổn ngang, hỗn loạn và tang thương.


Vì thế, đừng đánh mất mình chỉ vì một phút “nóng đầu”. Dù cho bản tính đàn ông đôi khi hay “nổi loạn” mà chính mình cũng không hiểu vì sao, nhưng bạn đừng để nó “chế ngự” mình mà hãy bản lĩnh để có thể cầm cương được “con ngựa hoang”.

HÍT MỘT HƠI SÂU
nam-4-7.jpg


Đây là cách tức thời để giúp bạn bình tĩnh lại. Đó như một xô nước lạnh đổ vào ngọn lửa đang bùng cháy vậy, dù ít dù nhiều cũng sẽ giúp cho ngọn lửa dịu bớt phần nào. Đặc biệt với những người nóng tính, yoga sẽ là một môn luyện tập lý tưởng vì chúng sẽ giúp bạn học cách thở cũng như ôn hòa hơn, nhờ đó có thể kiềm chế được các cơn nóng giận trong mình.

Hãy cho phép mình một khoảng thời gian không làm gì cả. Nói chuyện với một người bạn hoặc ra ghế sofa nhắm mắt lại và thả lỏng cơ thể. Chỉ một lát sau, bạn sẽ thấy thoải mái hơn.

DÙ THẾ NÀO VẪN PHẢI SUY NGHĨ TRƯỚC KHI NÓI
Chỉ mất 3 giây để định hình tình huống và giúp bạn suy nghĩ cho lời nói mà mình định phát ngôn nhưng thực sự đó sẽ là những giây quý giá. Nếu bạn linh cảm được điều gì đó không ổn sắp xảy ra, hãy nhắc mình bình tĩnh. Hãy nghĩ trước khi nói, dù bạn ở vị trí gì trong công ty như người lãnh đạo hay nhân viên dưới quyền nhiều người.

NÓI CHẬM RÃI VÀ RÕ RÀNG
Vẫn biết là khi cơn giận đã tăng lên, ai cũng chỉ muốn “hét” vào mặt nhau. Nhưng ngữ điệu, giọng điệu và tần suất lời bạn nói cũng bộc lộ sự thiếu kiểm soát trong đầu. Vì thế, thay vì nói liến thoắng và to tiếng; hãy chậm rãi biểu đạt điều mà bạn đang muốn thanh minh hoặc giải thích với người đối diện. Thực tế cho thấy, vẫn là một vấn đề nhưng nếu bạn nói bình tĩnh, lời nói của bạn sẽ có tác động tích cực hơn những lời nói to và suồng sã.

nam-3-1-768x432.jpeg


LÀM NHỮNG HOẠT ĐỘNG KHÁC
Nếu bạn chỉ chăm chăm vào những yếu tố khiến mình nóng giận, bạn càng mất kiểm soát. Vì thế, thay vì chỉ trích người khác hay ném đồ vật, hãy uống một cốc nước mát, rửa mặt, xem một video ngắn về sự hài hước hay hoạt hình. Nghe có vẻ buồn cười nhưng những thước phim hoạt hình hay lại có tác động rất lớn đến não bộ con người, khiến cho chúng thư thái và dễ chịu hơn. Cũng giống như một cuộc hành trình trở về tuổi thơ tạm thời vậy, bạn sẽ dần gạt được những tình cảm tiêu cực.

ĐỪNG PHỚT LỜ CƠN NÓNG GIẬN
Nghe có vẻ trái khoáy. Cơn nóng giận phải được loại trừ, đã qua được rồi thì thôi lại còn nhắc lại để làm gì? Thực sự thì vấn đề không được giải quyết cũng như ngọn lửa được dập mà vẫn âm ỉ cháy bên trong để rồi nếu sau đó bùng lên thì còn mạnh mẽ và có sức phá hủy hơn trước rất nhiều. Vì thế, để loại bỏ việc “giọt nước tràn ly”, bạn hãy thẳng thắn đối mặt vấn đề sau đó. Đằng sau bất kể sự tổn thương hay tình huống khó khăn nào cũng để lại một bài học cho bạn. Nếu bạn dành thời gian để suy nghĩ, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn.

LUÔN TÔN TRỌNG NGƯỜI ĐỐI DIỆN
Dù thế nào thì mối quan hệ của bạn cũng bị tổn thương sau những cãi vã. Vì thế hãy luôn tôn trọng người đối diện, trừ khi bạn quyết định không muốn nhìn mặt họ nữa.

Dù bạn vừa nhận lời nói khó nghe đến mức nào, hãy để họ nói hết, rồi mới đáp lại. Nếu cả hai cùng bực tức và hung hăng, bạn và đối phương của bạn sẽ chẳng khác gì hai con dê đen trên một cây cầu. Kết quả là cả hai sẽ làm tổn thương nhau và cả hai cùng lăn xuống vực. Trong trường hợp sếp bạn bực tức với bạn, bạn nên im lặng. Hãy cứ lắng nghe với sự tôn trọng của cấp dưới với cấp trên. Hãy kìm nén sự tức giận và hậm hực của mình và không thể hiện thái độ đó trước mặt sếp. Nếu cần giải thích, bạn hãy nói với thái độ tôn trọng và mong đợi sự tôn trọng khi lắng nghe từ phía sếp của mình.

nam-6-2.jpg


BUÔNG BỎ ĐIỀU TIÊU CỰC
Về lâu dài thì cơn nóng giận không hề tốt cho bạn chút nào. Chúng chỉ khiến bạn mất tinh thần và làm việc thêm mệt mỏi. Do thế, hãy loại trừ chúng cũng như những cảm xúc hận thù, ác cảm kèm theo.

Bạn cũng có thể nhờ người khác giúp đỡ mình thoát khỏi tâm trạng khó chịu này trong người. Khi được chia sẻ, bực tức của bạn sẽ nhanh chóng tiêu tan thôi. Thậm chí, những con vật cưng như chó, mèo cũng có thể khiến bạn thấy nhẹ nhõm và dễ chịu hơn khi bạn chơi đùa với chúng.

Kiểm soát cơn nóng giận không phải là điều dễ dàng gì, nhưng thay vì “bùng cháy” và thiêu đốt vườn hoa nhà người khác, sao bạn không để thời gian đó để vườn hoa nhà mình được tươi tốt?


NAM CƯỜNG
 
×
Quay lại
Top