Đừng chủ quan với những chứng đau khi tập thể thao

mainguyenjsc

Banned
Tham gia
9/10/2013
Bài viết
27
Đừng chủ quan với những chứng đau khi tập thể thao
Tập thể thao luôn là điều cần thiết và tốt cho sức khỏe song một vài chứng đau mà bạn cảm thấy đôi khi tưởng như đơn giản ngày sau là hết nhưng cũng có những cơn đau bạn không thể làm ngơ và buộc phải tìm lời khuyên ở bác sỹ.
Dưới đây là 8 cơn đau trên cơ thể bạn không thể “phớt lờ”:


2YCALSYE1QC_53024.jpg


1. Đau mắt cá chân khi chạy

Nếu đang tập chạy bộ bạn cảm thấy bị đau nơi cổ chân, cơn đau khiến bàn chân bạn như muốn rời ra thì hãy coi chừng. Đây có thể là dấu hiệu bong gân hoặc căng dây chằng, nếu không để tâm tới chúng, có thể bạn sẽ phải mất vài tuần nghỉ ngơi vì không thể tập luyện được gì nữa.

Khớp cổ chân là nơi tập trung rất nhiều loại gân và dây chằng khác nhau, vì vậy chẳng có gì lạ khi xảy ra vấn đề gì do mất cân bằng. Một đôi giày chạy tốt và chạy với máy chạy có thể điều chỉnh được độ dốc của đường chạy có thể là cách phòng ngừa bị đau cổ chân nhưng cũng không thể tránh tuyệt đối nguy cơ này. Nếu bạn định tập chạy, bạn cần học cách quan tâm tới cơ thể mình hơn và biết thế nào là đủ.

2. Đau cẳng chân dai dẳng

Đau xương cẳng chân là một dạng tổn thương khá phổ biến và có thể kéo dài dai dẳng, nguyên nhân đau thường là do xương ống quyển liên tục bị va đập. Mặc dù một số cơn đau ở cẳng chân chỉ là do tập luyện quá sức và có thể chữa khỏi trong vài ngày nhưng nếu bị đau dai dẳng, bạn cần một quá trình hồi phục lâu dài.

Nếu đang bị đau cẳng chân, bạn cần để ý xem cơn đau đó kéo dài bao lâu rồi và chính xác là đau chỗ nào. Nếu bạn bị đau trong khoảng hai tuần hoặc hơn thì cần phải tới gặp bác sỹ ngay để biết rõ nguyên nhân và cách điều trị. Nếu tình trạng cứ trầm trọng hơn mà không được chữa trị, có thể bạn sẽ bị gãy hoặc rạn xương do tập luyện quá căng.

3. Đau đầu và cổ đột ngột

Nếu bạn cảm thấy đau đột ngột trong đầu, nhất là khi đang ngồi xổm tập đẩy tạthì hãy ngừng ngay lại để tìm hiểu căn nguyên. Hiện tượng đau này không thể bỏ qua vì đó có thể do một thành mạch máu bị quá tải do áp lực hoặc một nhóm cơ nào đó bị siết khiến cơ thể khó giải quyết với độ căng của sức tạ nặng bạn đang nâng.

Nếu bạn là một trong những người thường xuyên tập nâng tạ nặng ở tư thế ngồi xổm, ở tình huống này bạn hãy nhìn về phía trước và tập trung thả lỏng vai và cổ. Nếu không làm vậy, sức nặng của tạ sẽ dồn lên vai và cổ và có thể sẽ dẫn tới sức căng rất lớn tại hai bộ phận cơ thể này.

4. Cảm giác đau đầu váng vất

Một triệu chứng đau nữa bạn không thể bỏ qua khi tập luyện là cảm giác đau đầu váng vất. Cảm giác này thường xảy ra nhất sau khi bạn thực hiện bài tập cong người và bật trở lại trong tư thế đứng. Mặc dù cảm giác này chỉ có ở một số người song nếu đó là vấn đề của bạn thì tốt nhất bạn nên kiểm tra lại huyết áp của mình vì đây có thể là dấu hiệu hạ huyết áp.

Còn một điều nữa bạn cũng cần xem xét là phải đảm bảo ăn đủ lượng muối trong thực đơn mỗi ngày. Tất nhiên cũng không tới mức bạn phải ăn thêm thật nhiều nuối nhưng cũng đừng quá lo lắng quá nhiều về lượng muối dùng hàng ngày. Miễn là bạn hoàn toàn khoẻ mạnh và không có tiền sử bệnh tật thì một lượng muối hơi cao cho những người thường xuyên tập luyện thể thao sẽ có lợi cho sức khoẻ vì khi đổ mồ hôi, bạn sẽ bị mất một lượng muối đáng kể.

5. Đau cơ vùng háng

Nếu bạn đang nâng tạ nặng hay dạy ngựa chạy vòng quanh (đây là hoạt động đặc biệt không tốt với chứng đau này), bạn bị đau nhói ở vùng háng thì cần dừng lại ngay vì đây chính là triệu chứng nhất thiết không được xem thường. Chứng đau này có thể biểu hiện rất đơn giản như chuột rút hay co cơ, tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của thương tổn.

Nếu bạn tiếp tục tiến hành hoạt động nói trên một lần nữa và cơn đau lại xảy ra nhưng với mức độ giảm hơn thì đây là dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ bạn đã co kéo quá mức phần cơ đùi bên trong của bạn.

Mặc dù một số cơn đau cơ thường xuất hiện khi tập những bài tập tạ nặng, kiểu căng cơ này thường giống như chuột rút lại là dấu hiệu của một tình trạng rất đau đớn và bạn cần phải tạm ngừng ngay việc tập luyện trước khi gây ra thêm những thương tổn.
Bạn nên dành ra khoảng 4 ngày cho tới một tuần để hồi phục sức khỏe rồi hãy quay trở lại với kế hoạch tập luyện bình thường.

6. Đau lưng dữ dội

Mặc dù có thể bạn luôn lưu tâm tới những dạng thức đau lưng vì căn bệnh này đã trở thành kinh niên nhưng khi cơn đau trở nên dữ dội và liên tục, bạn cần ngừng tập ngay. Đau dữ dội thường là dấu hiệu trông thấy của một trục trặc nào đó, có thể từ trẹo đĩa khớp cho đến đau dây thần kinh.

Nếu bạn thường xuyên tập luyện với nhiều lần nâng đòi hỏi phải đưa tạ qua đầu thì cũng có nghĩa bạn đã bắt xương sống của mình phải chịu quá nhiều sức nặng.

Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để có thể đánh giá mức độ thương tổn ra sao và cần hiểu rõ vấn đề trước khi tập lại. Điều quan trọng là bạn không nên cố nâng bất cứ thứ gì trong khi bị đau như thế này vì xương sống là nền tảng của mọi hoạt động. Khi có trục trặc nào xảy ra ở xương sống, bạn luôn có thể làm tổn thương nhiều hơn nếu chất sức nặng lên bất cứ phần nào của cơ thể.

7. Cảm giác đói cực độ

Nếu muốn tạo cơ, bạn phải quan tâm tới chế độ ăn và kiểm soát lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Nếu bạn luôn khắt khe trong việc ăn uống và đã hạn chế mình về chuyện ăn từ một tháng trở lên, bạn cần lắng nghe những phản hồi của cơ thể.

Đôi khi sau một thời gian ăn kiêng căng thảng, độ cân bằng hormone trong cơ thể bị thay đổi và bạn cảm thấy đói cực độ dù có ăn gì đi nữa. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy cơ thể bạn muốn “nhắn nhủ” điều gì đó và bạn nên nghỉ hai tuần ăn kiêng trước khi tiếp tục.

8. Mệt mỏi rã rời

Điểm cuối cùng bạn cần lưu ý trong những cơn đau của cơ thể là tình trạng mệt dường như không dứt. Bạn ngủ nhiều hơn, bạn thay đổi chế độ ăn, bạn nghỉ ngơi vài ngày về bạn làm tất cả những gì nghĩ ra để khiến tâm trạng vui vẻ hơn nhưng chẳng tác dụng gì. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã tập luyện quá tải.

Nhiều bạn nam đã quen với việc gò mình vượt qua những cơn đau và mệt mỏi trong khi tập, do vậy thường bị rơi vào tình trạng quá sức khi nâng dần khối lượng và chế độ tập luyện.

Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng, tình trạng quá tải có thể cần từ hai tuần cho tới nhiều tháng để hoàn toàn hồi phục. Vì vậy hiểu rõ cơn đau của cơ thể sớm hơn sẽ rất có lợi cho bạn và cho cả quá trình phục hồi sau đó.

Bạn hãy cẩn trọng để không thờ ơ với những triệu chứng đau trong tập luyện thể thao trên. Phớt lờ đau đớn có thể là một điều tốt khi bạn thực sự dồn ép cơ thể tập luyện nhưng nếu không hiểu những cơn đau nào sẽ gây tổn thương thực sự cho bạn thì rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề sức khoẻ lớn hơn.
 
×
Quay lại
Top