Đứa trẻ từg bị gọi là “kẻ ăn bám”

falllovely

Tiểu Ngư
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/1/2012
Bài viết
618
Mày cút ra khỏi nhà tao ngay!”, người đàn ông thét lớn, dớ tay định tát vào mặt đứa trẻ. Chưa kịp phản ứng, “ịch”, chiếc giỏ lép xệp rách nát đựng vài ba bộ áo quần đã nằm giữa trời mưa, ướt sũng. Đứa trẻ đen đúa, tay run run, khóc không thành tiếng chỉ lí nhí trong miệng tiếng b...a...a đứt ruột. Vừa khóc, vừa lê lết ra nhặc chiếc bọc, lại một tiếng “ịch” nữa, một đôi giày đen láng cóng đá vào lưng cậu bé. Khuôn mặt nhen nhúm chịu đựng. Cả cậu bé và túi áo quần đã lăn lóc giữa trời mưa. Cậu cuống quýt bò dậy, càng cuống, nước mưa lại càng dễ trượt. “Uỵt” một cái, cậu bé ngã quỵ, đau đớn. Một nụ cười nhết mếp lạnh se sắt...
- Giúp tao đỡ cậu bé dậy kẻo tội nghiệp. Cái con này, sao nhìn trừng trừng thế mà không giúp người ta?!


Ánh mắt vẫn không hề chớp, như vô hồn, con bé đáp lời Oanh- bạn thân bằng một câu trả lời như một động vật máu lạnh biết nói: “Kệ nó, mình đi. Tao cũng từng như nó, mày thấy đấy, tao vẫn sống, vẫn ở ngay đây, đứng bên cạnh mày”. Nói xong, nó ngoảnh mặt đi, xách vội cái ô, nhỏ Oanh phải lẻo đẻo theo sau vì trời đang mưa rất to. Đứa trẻ vẫn nằm đó, ngay giữa trời mưa tầm tã, mặt trắng bệt, răng chạm vào nhau, tiếng va xé ruột.


- Mày thấy ông ta có quen không? nhỏ Oanh tần ngần


Nó ngập ngừng:


- Không...tao không để ý ông ấy!


Dường như con bé chỉ nhìn chằm chằm vào nỗi đau khổ và sự tuyệt vọng đang in hằn trên gương mặt đứa trẻ tội nghiệp mà không hề để ý nhìn người cha, thậm chí là lảng đi những lúc ông tung chân đá hoặc vung tay định tát vào mặt cậu bé.


***


Nếu có ai đã từng chứng kiến tuổi thơ của nó sẽ hiểu vì sao nó làm vậy. Cái tên “Bình Yên” dường như hoàn toàn trái ngược với những gì nó phải chịu đựng- một con bé lớn lên bằng đòn roi. Thân hình dường như không chỗ nào là không tồn tại những dấu hằn sâu hoắm. “Từ những vết hằn ấy mình sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, không phải sợ bất kì cú va chạm nào của cuộc sống nữa. cảm ơn ông!”- đó là tất cả những gì con bé nói với mọi người khi được hỏi về cha và mỗi lần nhớ về những năm tháng cay nghiệt của tuổi thơ. Tuổi thơ, nó nghĩ mình đã trải qua nỗi đau khổ tột đỉnh của một con người. Con bé đã từng bị đối xử như một con vật! Hễ thấy mặt là ba chỉ muốn đánh, muốn đá, và nó, nó chỉ biét lầm lũi bỏ chạy mà chưa một lần giám hé răng.


Tuổi thơ vô tư đã bỏ con bé mà đi từ ngày nó mới chập chững lên sáu, khi biết được giá trị của những mảnh giấy hình chữ nhật bé nhỏ- cái mà người ta sẵn sàng đổi chắt cả máu mủ để có được. “Không có tiền là không có cơm ăn, mẹ mày và cả mày nữa không làm ra tiền tức là hai mẹ con mày ăn bám tao!”. Không có tiền là kẻ ăn bám- đó là bài học đầu tiên mà ba đã dạy nó.


Chín năm về trước, khi con nhỏ còn học Tiểu học, nhà ở cạnh bãi biển. Sáng đi học, chiều bán trứng cuốc dạo. Cầm rá trứng mời rát họng từng người khách, miệng khô ran, lê lết đến rã rời chân tay gần hết bãi biển- nơi mà nó tưởng chừng rộng vô hạng vậy mà có được bao nhiêu? Những hôm may mắn, gặp khách tốt bụng, người ta thấy tội nghiệp mua giúp cho. Nhưng đâu phải ai cũng tốt. Nó đâu có miệng lưỡi như người lớn, suốt ngày chỉ biết nói đúng một câu: “Bác ơi, cô ơi mua giúp con gói trứng!”. Không trả lời, lại ngây thơ nghỉ là người ta không nghe, cứ mãi miết nài nỉ, hậu quả là nhỏ lảnh nguyên cái thẹo trên chân vì một ông khách nọ bực mình, sẵn tay gạt tàn thuốc lê chân nó với lí do “đáng đời mày, cứ rền rỉ mãi bên tai tao!”. Chỗ phỏng lõm vào đến tận thịt, cát tấp vào, rát như dao cắt. Mắt con bé nhoà đi, ngoài kia nghe văng vẳng tiểng lũ bạn cùng lớp nó hò nhau chơi thả diều. Không nài nỉ làm sao bán hết số trứng đó, cơm đâu bỏ vào bụng hốn hồ thả diều?- điều đó quá xa xỉ với con bé. Nó bán trứng, thật ra cũng không ai trực tiếp bảo nó “mày buộc phải bán trứng dạo để kiếm sống!” mà những cú tát cay xé của ba dành cho cả hai mẹ con nó bảo vậy.


“Tụi mày chỉ là đồ ăn bám! từ nay con này không được ở nhà nữa, ra chợ kiếm chỗ bán rồi ở luôn đó cho tao. Tao không dư cơm!” vừa nói, ba vừa trỏ thẳng vào mặt mẹ- gương mặt lấm lem đến tội nghiệp. “Còn mày!” ngón tay ông hướng thẳng vào mặt, nhìn chằm chằm vào mắt con bé như muốn ăn tươi nuốt sống, nó gần như nín thở “ Kể từ mai, mày nghỉ học cho tao!”


Lý do nhỏ phải bán trứng dạo là vậy, nó không muốn người được gọi là “ba” đó xem hai mẹ con nó là đồ ăn bám, không muốn mẹ phải bị đánh đập suốt ngày và quan trọng nhất lúc này: nó không muốn phải bỏ học vì đó là cách duy nhất để thoát ra khỏi cuộc sống đại ngục này.


Sáng sớm bên trảng cát, gió và bụi mù mịt, hơi sương lạnh ngắt. Vẫn cái dáng liêu xiêu bám trụ từng tản đá nhỏ khom người leo lên từng cái dốc cao gần bằng những ngôi nhà trên thành phố mà nó đã từng có dịp trông thấy. Con bé leo như vật lộn, như xô đẩy với gió lốc và cát bụi suốt ba cây số để đến trường. Trưa về, lại lầm lũi ngồi một mình giữa vách nhà tranh rách nát với chén cơm nguội khô ran khô rốc vì để lâu. Đó là chưa kể đến những buổi trời mưa, ngồi ở trong nhà mà nhiều khi cứ tưởng là đang ở ngoài trời! Mưa dột lên tóc và dột ngay cả vào chén cơm nguội lạnh tanh trên tay nó. Đã có lúc con bé tự nhủ rồi sẽ qua và cố gắng để thích nghi, nhưng, dường như mọi thứ nó chịu đựng đã trở thành vô nghĩa. Những bữa trời mưa, rau úng, số tiền lẻ mẹ kiếm được suốt một ngày dài ngoài chợ lại bị ba vứt thẳng vào mặt. Đôi bàn tay to kềnh của ông tát túi bụi vào mặt mẹ nó, rị tóc, những cọng rau hành còn sót lại rơi vung vãi và vướng cả lên tóc mẹ. Mẹ không buồn đưa tay đỡ, chỉ biết khom mình gánh chịu. Chiếc áo ca tê khoác rộng tềnh trên vai mẹ tơi tả, đôi mắt sâu hoắm nhẫn nhục.Máu trong cơ thể con bé như đông lại, nó chịu đựng như vậy chưa đủ hay sao?


Không phải chỉ với mẹ, con bé từng nghĩ, liệu ba có bao giờ nghĩ đến dòng máu đang ngày ngày chảy trên người nó là của ông? Những bữa trời gió lạnh không ai đi biển, đến tối mịt mà giỏ trứng trên tay vẫn còn nguyên, vậy là nó không được ăn tối và nằm co ro trong góc nhà không được lót chăng. Thế là còn may, chưa kể đến những bữa say rượu, ba còn doạ sẽ bóp cổ nó, đợi nhỏ ngó lơ ông tát mạnh vào má nó, đôi mắt tốp rộp của đứa trẻ lấm lem đầy máu. Không giám hé răng nó chỉ biết ấm ứ chịu đựng.


Điều đó khiến con bé lại càng kinh hãi ông hơn mỗi lần không bán hết trứng. Cái dáng bé nhỏ liêu xiêu của nó cố lết từng bước từng bước một trụ lại giữa gió và cát hỗn độn như một chấm bé xíu giữa muôn trùng sóng gió chỉ mong tìm được người mua trứng giúp. Nhưng dường như nhỏ đã quá ngây thơ mà không biết rằng dù có cố gắng mời mọc hay thậm chí là nài nỉ, van xin đến đâu mà không có người mua, biển vắng tanh thì làm sao bán hết trứng?


Những trận đòn của ba là một sự ép buộc nặng nề với nó: hễ về đến nhà thì trứng trong giỏ phải hết! Hôm ấy, nó còn nhớ như in, đã sáu giờ ba mươi tối mà giỏ trứng vẫn còn đến bảy gói trong khi lúc trưa nó chỉ mua mười hai gói để bán! Gió và mưa tấp thẳng vào người nó không thương tiếc, nó- một con bé nhỏ xíu một mình đi trên bãi biển ngỡ như chỉ cần sơ hở một chút thôi, gió sẽ cuốn phăng nó mất! Cát bụi bị gió đẩy mạnh sát vào d.a thịt nó như những nhát dao liếc ngang, liếc dọc khắp cơ thể. Đôi chân lạnh đến cúm lại, hai bàn tay trắng bệt mất cảm giác, bụng đói cồn cào mà trên biển lại không có lấy một bóng người, nó gần như tuyệt vọng. Ngồi co rúm dưới bóng dừa, gió đẩy mạnh, lá dừa quật tới tấp vào d.a thịt con bé, điếng người! Ngay chính lúc này, nỗi cô đơn và cơn đói như dâng lên đế tận cùng, ngỗi mãi bên rặng dừa chắc sẽ đói và rét đến chết mất, về nhà, chắc chắn cũng bị đánh, nhưng đánh xong thì nó vẫn có thể lén xuống bếp tìm cơm nguội bỏ vào bụng. Nhưng, quả thật, không ai biết trước mình sẽ bị hành hạ mà đứng yên để chịu đựng, và nhỏ cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Thường thì mỗi lần bán trứng về ba chỉ kiểm tra chiếc giỏ trên tay nó có còn trứng hay không đến mai mới kiểm tiền. Đó là kẻ hở mà có lẽ sẽ giúp nó giải thoát cho chính mình.


Đôi tay bé nhỏ, trắng bệt ra sức cào cáu đám đất lạnh ngắt và mớ vỏ dừa khô rồi dúi rổ trứng vào đó- vừa nghĩ vừa làm. Sáng mai nó sẽ lén mang về nhà, nhờ mẹ hâm nóng rồi bán tiếp. Cơn đói rét hình như đã chi phối hoàn toàn đầu óc con bé, nó vội chạy ba chân bốn cẳng về nhà mà không hề suy nghĩ gì. Rón rén cúi mặt bước vào nhà như sẵn sàng gánh chịu tất cả, chỉ vì về trễ. May thay, vừa tới cửa đã nghe tiếng ngáy của ba. Chắc là hôm nay ông lại say và nó thoát nạn! Nó nhẹ nhõm, rón rén bước chân xuống nhà bếp. Mẹ đang cầm chén cơm nguội nhai rệu rạo một cách khổ sở. Nhìn sang bên cạnh, một đĩa rau luộc xanh rì và chén cơm mới bốc hơi nghi ngút tinh tươm đậy trong chiếc lống bàn. Thấy nó, đôi mắt đục ngầu của mẹ sáng lên. Nó ôm lấy mẹ, ứa nước mắt. Hai mẹ con ăn cơm trong chính ngôi nhà của chính mình... rình rập...cả ngôi nhà tối om, lạnh tanh. Chỉ trừ hơi thở của mẹ....ấm áp!


Sáng mai, nắng lên cao, có lẽ là một ngày bình yên, nó tung tăng cấp xách đến trường và dường như không hề nhớ đến những chuyện mình đã làm của ngày hôm qua. Mọi thứ vẫn đâu vào đấy cho đến tiết học thứ ba, khi cô gáo đang giảng bài, ba tức tốc chạy vào kéo xềnh xệch tai nó ra ngoài. Nó trơ ra như bức tượng và chưa kịp nhận ra chuyện gì đang tiếp diễn quanh mình. Mặc cho bạn bè cầu xin, cô giáo ra sức ngăn cản, ông vẫn nắm lấy tai nó mà lôi, mà kéo tàn bạo, chỉ nói đúng có một câu: “Con tôi, tôi có quyền dạy dỗ, không cần đến cô xen vào”, vừa nói, ông vừa nhứ tay định đánh cả cô giáo. Bị ba con bé hăm doạ, cô cũng đành bất lực nhìn đứa học trò mặt tím ngắt, đám trẻ con cùng lớp lúc nãy còn van xin giờ đây im bặt chỉ biết lí nhí gọi tên đứa bạn tội nghiệp.


Về đến nhà, ông vứt nguyên giỏ trứng vào mặt con bé, tát liền hai cái vào má, máu chảy đầm đìa. “Á, con này láo, mày giám lừa cả tao, mày nghĩ con nhóc như mày qua mặt được tao sao?”, kết thúc mỗi câu chửi rủa là một cái bịch vào mặt nó. Bà con chòm xóm bao quanh hai cha con con nhỏ, người ứa nước mắt thương hại, kẻ lại bàn tán, chửi rủa nhưng không ai dám can ngăn vì biết rằng một gã bê bết rượu chè sẽ làm gì khi ai đó chúi mũi vào chuyện của hắn. Con bé tội nghiệp lỏm ngỏm bò dậy, nhanh như cắt, tiện chân, ông đá “ịch” vào lưng, nó ngã lăng quay. Nhỏ cố gắng gượng dậy, chưa kịp ngồi, ông lại cho thêm cú nữa vào hông. Con bé thật sự quỵ ngã. Thân hình bé nhỏ lom khom giữa cả một đám đông đầy người lớn, nó ngỡ mình không còn là người bò lõm ngõm như một con vật!


Đôi tay to kềnh vừa nhứ nhứ định tát vào đầu nó, mẹ từ đâu chạy về, với chiếc áo rộng tềnh ướt sũng, đôi ủng dính đầy bùn đất đỡ lấy trận đòn cho cho con bé. Trong cơn hoảng loạng, nó nghe văng vẳng tiếng mẹ bên tai: “Xin lỗi con, vì mẹ mà con phải khổ sở thế này”, mẹ ôm nó vào lòng, nó áp mặt vào ngưòi mẹ,cảm giác được chở che... Dường như lúc này nó đã hoảng sợ đến không nghe và cũng không hiểu nỗi những gì mẹ nói. Mặt ba đỏ bừng như điên, như loạn, quốc tới tấp vào mặt, vào tay, vào lưng mẹ nó. Con bé ôm chầm lấy mẹ, nghe cơ thể mẹ rung lên sau mỗi cú đánh đập, vai mẹ run run, mắt hây hây đỏ nhưng không nói gì và cũng không phản khán gì. Mẹ chỉ biết ngồi đó, lê lết chịu đòn giúp nó- như một cái bao cát! Bà con bàn tán, la hét, có người lại bảo: “Mẹ mày ngu thì cứ chịu, sao không đánh trả lại!”, cái giọng chanh chua ấy như rót cả vào tai con bé. Mặc cho tất cả, mẹ phải nín thinh chịu đựng.


Mãi đến trưa, khi cơn thèm rượu dâng lên ngây ngất, ông mới chịu ngừng tay chạy ra đầu xóm nốc lấy nốc để chai rượu trắng như thể khát trăm năm. Mẹ lúc này đã nằm lăn lóc giữa nhà, thoi thóp. Nó ngồi co ro bên góc nhà, thở hổn hễn, kinh hoàn. Chờ khi ba vừa rời khỏi ngõ, con bé liền chạy đến ôm chầm lấy mẹ mà khóc. Nhìn hai mẹ con máu me, nước mắt bê bết giữa căn nhà tranh nát be bét tưởng không kìm nỗi nước mắt... Đỡ mẹ gượng dậy, nó hỏi mẹ trong tiếng nấc đứt ruột:


- Mẹ ơi, h..a..ay là hai mẹ con mình trốn đi nơi khác sống. Chỉ hai mẹ con thôi, không có ba, được không mẹ?


Sau tiếng ức nghẹn ngào, nó vừa dứt lời, mẹ lập tức trời dậy, khác hẳn với khuông mặt đau khổ, nhẫn nhục, mẹ nhìn thẳng vào mắt nó, kiên quyết:


-Không! ta không đi đâu cả!


Con bé giảy nảy:


- Mẹ không đi, con đi, con thà chết còn hơn sống với ba!


Chỉ câu nói thơ ngây, hờn dỗi của một đứa trẻ con như nó thôi nhưng đủ lột tả tất cả khổ đau mà lâu nay đã âm thầm chịu đựng.


Dứt lời, con bé buông tay mẹ, chạy ra ngoài ngõ, mẹ tức tốc chạy theo, can ngăn. Nó vẫn chạy cho đến lúc mẹ nói với theo, nói những câu nói mà mãi đến sau này và mãi mãi nó vẫn chẳng thể quên:


- Con biết không, thật ra, ba mẹ đến với nhau không phải vì tình yêu. Trước kia nhà ông bà nội con rất giàu nhưng nhà ngoại ta lại nghèo xơ nghèo xát và mẹ cũng không phải là con dâu chính thống của gia đình này. Trước khi cưới mẹ, ba con đã có một cô vợ môn đăng hổ đối, nhưng tiếc thay, cô ấy không thể sinh con cho ông. Thấy mẹ nhà nghèo nhưng chăm chỉ, khoẻ mạnh, gia đình nội mới cưới mẹ về làm dâu. Kể từ đó, cuộc sống của mẹ hoàn toàn thay đổi. Mẹ được ăn ngon, măc đẹp và thoát khỏi cái cảnh rách rưới, nghèo mạt của người nông dân. Với mẹ, chỉ vậy thôi là quá đủ, và mẹ rất biết ơn ba con. Mẹ vẫn được sống trong xung túc cho đến khi sinh con ra- một đứa con gái! Ba con hoàn toàn suy sụp. Từ đó ông không còn nghĩ đến chuyện làm ăn bởi ba cho rằng làm làm gì khi không có ai để nối nghiệp. Gia đình ta sụp đỗ từ đó. Tất cả là tại mẹ, tại mẹ mà gia đình ta ra thế này! Đáng lẽ, con không phải sống để chịu cực khổ thế này, nhưng...! con ơi! hiểu cho mẹ! Mẹ không thể để con đi vì dù không phải con trai nhưng ít ra con cũng mang trong mình dòng máu của ba, cũng mang họ của ông ấy. Và con cũng chính là lí do duy nhất khiến mẹ cảm thấy bớt tội lỗi sống đến hôm nay. Mẹ van con! Vì mẹ mà ở lại, nghe con!


Con bé thơ ngây dường như không hiểu gì, nó chỉ biết mẹ đang khóc là vì nó, vì van xin nó: “Vậy là mẹ con mình vẫn phải sống ở đây, vẫn là kẻ ăn bám sao mẹ?”. Câu nói thơ ngây của con bé như nhát dao đâm ngang trái tim người mẹ, bà ứa nước mắt, những giọt nước mắt rơi như rỉ máu...


Hình ảnh cậu bé tội nghiệp như lôi nó về miền kí ức xa xăm mà lâu nay con bé đã cố sức chôn vùi thậm chí là tống khứ. Nó ngoảnh mặt đi về vì không muốn kí ức lại ùa về như một cơn lốc, ám ảnh tâm trí nó. Nhưng, giờ đây con bé hiểu rằng, nó làm vậy là không đúng. Không đúng với chính quá khứ của nó- vì đó đã từng là một phần cuộc đời con bé. Và không đúng với cả cấu bé nó bắt gặp. Cậu bé đang trải qua những đau khổ mà chính nó đã từng trải qua, hơn ai hết, con bé mới là người hiểu rõ tất cả, hiểu rõ giá trị của một đôi bàn tay chìa rộng chia sẻ là quý giá đến nhường nào.


Có lẽ con bé đã từng nghĩ mình cũng như cậu bé kia sinh, ra đã trở thành cái bao cát để người ta đạp, người ta đá không thưưong tiếc. Sinh ra như một trái tim mong manh, nhờ đôi bàn tay bà tiên yêu thưưong chăm sóc. Nhưng, ai hay, bà tiên ấy cũng chính là người đã tiếp tay biên biến nó trở thành cái bao cát để thiên hạ cào cáu dã man.





Ngồi ngắm mưa ngoài cửa sổ với nhỏ bạn thân, gió lạnh, hơi đất ùa vào khe cửa, những giọt mưa xô vào cửa gương, vỡ tan, trắng toát như những mảnh thuỷ tinh tung toé. Từ mấy năm nay, kể từ ngày ba nó mất bởi căn bênh đột quỵ, đã không còn ai gọi hai mẹ con nó là “kẻ ăn bám”, kí ức tuổi thơ trong nó từ đó cũng tan thành những mảnh vỡ thuỷ tinh. Điều duy nhất vẫn còn tồn tại trong tâm trí nó bay giờ là: một đứa trẻ bị gọi là kẻ-ăn-bám, bị đối xử như một con vật, vẫn có thể sống đến hôm nay. Phải, nó đã vượt qua tất cả để tồn tại! Con bé chợt mỉm cười và cảm thấy mình chẳng còn phải sợ hãi bất cứa điều gì!
 
Cái quan điểm cổ hủ lỗi thời coi thường con gái bao giờ mới chấm dứt đây? Con gái giỏi đâu thua gì con trai chứ?!
 
xúc động quá:KSV@17:, cô bé đó thật tội nghiệp
KenhSinhVien-tatoi.gif

KenhSinhVien-28691242724646.gif

Cả đời này ta CĂM THÙ những kẻ coi thường con gái, con gái cũng là người, có khi còn có nhiều điểm tốt hơn con trai đấy, tại sao lại bị coi thường như thế
KenhSinhVien-018.gif
!
GIRLS BRING THE BOYS OUT!
KenhSinhVien-sieunhan.gif
 
×
Quay lại
Top