Dưa hấu - quả ngon cho mùa nắng...

Thảo Mộc

...Phiêu diêu tựa mây gió....
Thành viên thân thiết
Tham gia
24/12/2010
Bài viết
8.337
Nguồn: https://afamily.vn/cham-soc-con/20080613063619219/Nhung-tac-dung-cua-dua-hau.chn


......Những tác dụng của dưa hấu.....



Theo y học, dưa hấu có tính vị ngọt mát, không độc, giải nhiệt do say nắng gây tụt huyết áp. Ngoài ra, còn có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, trị giun sán, giải độc rượu…


duac.jpg


Chữa rôm sảy Mùa hè nóng bức thì dưa hấu là một món giải khát tuyệt vời. Thông thường, bạn hay ăn hết ruột, còn cùi trắng và vỏ dưa vứt đi phải không? Thật ra, phần cùi trắng ấy là chất tẩy rôm sảy hiệu quả đấy. Trẻ em bị rôm sảy cắn, hãy lấy ngay cùi trắng dưa hấu xát lên chỗ ngứa. Xát hết nước thì cắt lớp cùi khô đi, xát tiếp, xát liên tục trong hai ngày sẽ hết ngứa và rôm giảm hẳn.
Giải nhiệt, giải độc
Nước dưa hấu còn có tác dụng giải nhiệt, giải độc, rất tốt đối với các chứng viêm thận, viêm bàng quang. Có thể nói dưa hấu là món ăn lý tưởng trong mùa hè. Bên cạnh đó, ăn dưa hấu rất lợi tiểu và bổ thận. Nhưng vào buổi tối thì không nên ăn quá nhiều để tránh tiểu tiện vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ (nhất là trẻ em dễ sinh chứng tè dầm).
Một số tác dụng khác
Người bị bệnh đái đường thì dùng dưa hấu theo cách sau: lấy 50 gr vỏ dưa hấu, 50 gr vỏ bí xanh cho vào nước sắc uống mỗi ngày.
Hạt dưa hấu nấu với nước để uống giúp chữa được bệnh giun sán; chữa chứng đau lưng và phụ nữ trong lúc hành kinh mà kinh ra quá nhiều.
Nếu miệng lở, hay khát nước, người quá nóng bức, thì lấy khoảng nửa quả dưa hấu để luôn cả vỏ, rửa sạch, xắt nhỏ rồi ép lấy nước để uống khoảng 100 - 200 gr/ngày.

Ép lấy nước dưa hấu uống sẽ có công dụng giải rượu khi say.
Những điều nên biết khi dùng dưa hấu:
- Đối với người tỳ vị hàn (lạnh bụng) hay bị tiêu chảy thì không nên dùng nhiều dưa hấu
- Dưa hấu khi bổ ra thì phải ăn ngay. Nếu để lâu, bảo quản không tốt rất dễ gây đau bụng.
- Theo kinh nghiệm dân gian, dưa hấu ở thời điểm Tết âm lịch, với thời tiết khí hậu đông - xuân thì dưa sẽ thơm và ngon ngọt hơn so với những tháng khác trong năm.
- Khi ăn dưa bạn nên chấm cùng một chút muối để tăng thêm vị ngọt của dưa đồng thời còn có tác dụng nhuận tràng...

KSV.ME-ankiengbangduahau1.jpg



Khi bị cảm nóng, say nắng, tiểu tiện không thông, lấy ngay thịt dưa hấu bỏ hạt, ép lấy một cốc dịch, uống làm vài lần. Nước này còn có tác dụng làm giã rượu.
Trong mùa hè, dưa hấu được mệnh danh là “chúa tể của các loài dưa” và được dùng phổ biến trong thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm.


KSV.ME-images404376duahau.jpg





Dưa hấu thường được dùng tươi tráng miệng sau bữa ăn và giải khát chống nhiệt. Đặc biệt, vào những ngày nắng nóng, đối với những người làm việc mệt nhọc hoặc đi đường xa khát nước, một vài miếng dưa hấu cũng đủ làm bớt mệt, đỡ khát, sảng khoái, dễ chịu.
Nhân dân ở những vùng thiếu rau xanh đôi khi lấy cùi dưa hấu (loại bỏ lớp vỏ xanh) xắt nhỏ làm nộm ăn cũng giòn, mát và ngon như dưa chuột, đu đủ. Để kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon, họ thái cùi quả thành sợi rồi xào với ớt.
Dưa hấu còn được coi là một loại mỹ phẩm tự nhiên có tác dụng dưỡng da vừa rẻ tiền, dễ kiếm, vừa an toàn, không gây tác dụng phụ như các loại hóa chất. Hằng ngày, đắp những lát mỏng dưa hấu lên mặt để trong nhiều giờ, da dẻ sẽ mịn màng, căng mọng, không bị rộp trong mùa hè. Dưa hấu tươi nghiền nát, lấy nước bôi nhiều lần trong ngày chữa những vết nẻ trên môi và những nốt mẩn đỏ ở da.
Các bộ phận của dưa hấu từ vỏ, cùi đến thịt, hạt đều là những vị thuốc chữa bệnh tốt.


KSV.ME-duahau1.jpg





Vỏ dưa hấu: Có tác dụng giải nhiệt, tiêu thũng, làm se. Khi bị ho khan, cổ họng sưng đau, lấy vỏ dưa hấu (10-40 g) cắt nhỏ, nấu nước uống trong ngày thay nước chè. Vỏ phơi khô (20 g) sắc với 400 ml nước còn 100 ml uống làm 2-3 lần trong ngày, chữa tiêu chảy.
Dùng ngoài, vỏ quả dưa hấu đốt thành than, tán bột, xát vào răng miệng chữa đau răng, lở loét. Hoặc trộn với dầu vừng để bôi chữa bỏng.


Ruột dưa hấu: Có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khát, lợi tiểu, chữa cảm nắng, cảm nóng, say rượu. Nước ép dưa hấu pha với đường đỏ giúp chữa kiết lỵ ra máu.




Hạt dưa hấu: Có tác dụng thanh phế, nhuận tràng, giảm đau, cầm máu. Để chữa đau lưng, phụ nữ hành kinh quá nhiều, lấy hạt dưa hấu 100 g tách vỏ lấy nhân, tẩm rượu khoảng 10 ngày. Lấy hạt ra, phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12 g với nước ấm vào lúc đói.
Để chữa bí đại tiểu tiện ở người cao tuổi, lấy nhân hạt dưa hấu 20 g giã nát, trộn với đường 20 g, nấu sôi trong khoảng nửa giờ. Để nguội, uống làm 3-4 lần.


KSV.ME-duahau08.jpg





Theo tài liệu nước ngoài, việc ăn dưa hấu đều đặn sẽ làm cơ thể nhẹ nhõm, thân hình mảnh mai, thon thả. Chất lycopen trong thịt quả có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh ung thư ở tuyến tiền liệt, trực tràng và làm giảm khả năng mắc bệnh nhồi máu cơ tim.


Ở châu Phi, người ta chế một loại rượu từ dưa hấu bằng cách khoét một lỗ sâu ở quả, đổ vào đó ít mật và men rượu. Ủ nóng nhiều ngày sẽ thu được rượu màu đỏ như vang, dùng làm thuốc tăng cường sinh dục.


Chú ý: Người lạnh bụng không nên ăn nhiều dưa hấu.

 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top