Du học Mỹ: Kinh nghiệm trả lời phỏng vấn visa du học Mỹ

tuanbuihcv

Thành viên
Tham gia
26/2/2019
Bài viết
0
Khi tham gia phỏng vấn visa du học Mỹ, không ai có thể chắc chắn rằng mình sẽ được cấp visa bất chấp cảm giác hay thái độ của mình trong cuộc phỏng vấn. Nhân viên lãnh sự chỉ cấp visa khi nào người xin visa hội đủ những điều kiện về phương diện pháp lý.

VisaMyPV.jpg


Tuy nhiên có một vài mánh khóe sau đây có thể giúp bạn chứng minh bạn đủ tư cách trong cuộc phỏng vấn visa du học Mỹ:
  1. Lúc trả lời câu hỏi: Nên tránh kể chuyện đời hay kể chuyện gia đình của bạn. Nhân viên lãnh sự rất bận và phải phỏng vấn nhiều người trong một ngày. Khi họ đặt câu hỏi là họ muốn xem bạn đủ tư cách để được cấp visa theo đòi hỏi của luật di trú Hoa Kỳ hay không.
  2. Bám vào vấn đề và trả lời thẳng vào câu hỏi. Thỉnh thoảng, nhân viên đặt câu hỏi chỉ cần trả lời Có hay Không. Nếu gặp một câu hỏi như vậy, bạn nên trả lời thẳng câu hỏi thay vì trả lời vòng quanh. Dĩ nhiên là nếu gặp câu hỏi cần sự giải thích thì bạn giải thích cho họ, nhưng đi thẳng vào vấn đề.
  3. Nghe hết câu hỏi trước khi trả lời. Nếu bạn trả lời trước khi nhân viên lãnh sự dứt lời thì có khi bạn không trả lời đúng. Và thay vì làm cho cuộc phỏng vấn được mau kết thúc, bạn lại làm kéo dài nó.
  4. Bạn phải chắc chắn hiểu câu hỏi. Nếu bạn không hiểu câu hỏi thì bạn hãy hỏi lại. Nhân viên lãnh sự không muốn bạn trả lời một câu hỏi mà bạn không hiểu.
  5. Không nên đoán câu hỏi.
  6. Nên nói sự thật. Có nhiều người đủ điều kiện để được cấp visa, nhưng họ lại nói dối vì họ nghĩ rằng điều đó tốt cho trường hợp của họ. Khi nhân viên lãnh sự khám phá được, họ bị cấm vào Mỹ suốt đời.
  7. Nên nộp những giấy tờ xác thực. Nộp những giấy tờ giả có sửa đổi bị xem là gian lận và là một trong những nguyên nhân bị từ chối visa.


Mấy mánh khóe trên đây không bảo đảm rằng bạn sẽ được cấp visa. Tuy nhiên, nó có thể giúp bạn gia tăng xác suất thành công trong cuộc phỏng vấn visa du học Mỹ.

Trước khi xin hẹn phỏng vấn visa du học Mỹ, các em cần phải nắm rõ những chuyện dưới đây, để khi nhân viên Lãnh Sự có hỏi bất cứ câu hỏi nào, các em cũng có thể trả lời một cách suôn sẻ. Có trả lời hợp lý các câu hỏi của họ, như vậy các em mới có thể thuyết phục họ cấp visa cho mình:

1 – Thông tin cá nhân – Personal information
2 – Thông tin gia đình – Family profile
3 – Thông tin trường – School information
4 – Kế hoạch du học – Study plan
5 – Thông tin tài chính – Financial information
6 – Thông tin về quyền lợi và trách nhiệm của một du học sinh ở Mỹ – Your rights and privilege
7 – Tư duy cá nhân – Critical thinking

Các em hiểu thấu 7 điều kể trên thì không sợ nhân viên lãnh sự hỏi bất cứ một câu hỏi nào. Cho dù tiếng Anh của các em không giỏi lắm, thậm chí các em trả lời bằng tiếng Việt. Phần kế tiếp là các câu hỏi và một số câu trả lời thường gặp khi phỏng vấn ở lãnh sự quán Hoa Kỳ.

1. Thông tin cá nhân
    1. Are you working now? Bạn đang làm việc?
    2. What are you doing now? Bây giờ bạn đang làm gì?
Khi nhân viên lãnh sự phỏng vấn visa du học Mỹ (Consulate officer – CO) hỏi, các em nên nhớ đừng có trả lời YES/NO. Hãy trả lời đầy đủ và rõ ràng, như vậy họ sẽ không hỏi thêm, đỡ mất thì giờ và các em sẽ tạo ấn tượng tốt đầu tiên với CO (First impression).
  • Đang đi học (học Anh văn hay học gì, trường tên gì ở đâu.
I am a high school/college student at (tên trường)
  • Đang đi làm (làm ở đâu, chức vụ gì, hay công việc của mình)
I am working as a (chức vụ) at (tên công ty) and tên của Sếp.
  • Không có làm gì thì (Tự ôn bài và tự luyện Anh văn để chuẩn bị du học )
I am self-studying at home for TOEFL/IELTS hay SAT hay GMAT hay GRE hay English
    1. Have you ever live away from your family/parents? Bạn có bao giờ sống xa gia đình chưa?
CO đặt câu hỏi này để xem tâm lý của đương đơn, đã có chuẩn bị gì khi phải xa gia đình du học ở nước ngoài. Du học sinh hay chính học sinh Mỹ sẽ phải sống tự lập trong suốt thời gian học .
  1. Have you or your family ever travel abroad? Bạn hay gia đình có bao giờ du lịch ra nước ngoài chưa?
  • Yes, I have. I had been in <<tên thành phố quốc gia đã từng du lịch>>
  • No, I have not. Preparing for all kind of tests (VN university entrance test, TOEFL, SAT etc.), I haven’t got the time, but when I get my degree, I will.
2. Thông tin gia đình
  • What is your parent’s age? How old is your father?
  • Do you have any relative in US? Người thân trực thuộc mới tính, còn bà con xa thì xem như không có.
  • How many brothers and sisters do you have? How many siblings are there in your family?
  • Does your family or do you currently have immigration file in pending? Có hồ sơ di trú đang mở thì nói có, không có thì nói không. (Nếu có hồ sơ bảo lãnh thì câu hỏi kế tiếp của CO sẽ nằm trong phần tư duy)
3. Thông tin về trường
Trong phỏng vấn visa du học Mỹ , phần này rất là quan trọng, các em phải nắm thật rõ về trường mình sẽ chọn học. Hơn 50% những người bị rớt phỏng vấn visa ở phần này. Du học Mỹ mà không biết trường ở đâu, có dạy ngành mình chọn học hay không, thì rớt là phải. Hầu như tất cả học sinh bị hỏi về phần này
  • What school did you choose? Or what school in US do you plan to study? Tên trường – Địa chỉ trường có trong website của trường
  • Why did you choose this school? Why (tên trường) but not others school? Why US schools, not other countries? Why don’t you study in Vietnam? You have poor grade, why you want to study in US school? Why don’t you study in Australia or England, or Singapore or China?
Câu hỏi này rất là quan trọng. CO hỏi câu này để đánh giá khả năng học thành tài hay không của học sinh. Chọn trường để nộp đơn xin học là ưu tiên hàng đầu của học sinh Mỹ. Họ xem xét rất kỹ về trường từ: Chất lượng, ngành đào tạo, hỗ trợ tài chính, môi trường chung quanh, trình độ giảng dạy của giảng viên và giáo sư, đời sống sinh viên, các hoạt động ngoại khóa, học phí v.v. Thông thường học sinh Mỹ sẽ chọn và lập ra 1 danh sách ít nhất từ 4 trường trở lên và phân loại trường như sau đây:

A – Dream schools (1 -2 trường) là trường có yêu cầu đầu vào cao, họ nghĩ rằng với học bạ và thành tích của họ sẽ khó được nhận vào học.
B – Reach schools (2 -4 trường) Thành tích và học bạ của học sinh, vừa đủ yêu cầu của trường
C – Safe schools (2 trường) Chắc chắn trường sẽ nhận.

Cho dù các em bị dịch vụ dụ dỗ học Anh văn hay các em xin học ở community college, các em phải nhớ rằng chọn học trường nào là chọn lựa và quyết định của các em. Tìm hiểu trường mà các em sẽ qua học là chuyện các em phải tự làm – Hồ sơ du học do các công ty tư vấn du học làm dùm, hay cha mẹ, người thân làm dùm không có gì khác biệt. Đối với LSQ, học sinh nào mà còn mơ hồ về trường mình sẽ tới học, thì khả năng họ học không thành tài sẽ cao, và khả năng bỏ học rồi bị out-of-status cũng sẽ cao, nên LSQ từ chối cấp visa.

Đối với các em mà tiếng Anh còn quá kém, thì học Anh văn trước sau đó mới học chuyên ngành, CO vẫn chấp nhận, nhưng phải có kế hoạch học tập rõ ràng từng giai đoạn: Anh văn học trường nào, cao cao đẳng học ở đâu và cuối cùng vào đại học nào.

Trở lại câu hỏi của CO: “Why this school? Tùy theo trường hợp của mỗi người, các em theo các câu trả lời dưới đây áp dụng cho mình.

Xin thẳng vào đại học
– Through school’s website and forum for Vietnamese student in US and abroad, this university is best suit for my needs. Hay
– This university/college offered me the best financial aid package, even though, it’s not my first choice.
– Hoặc nói lên 1 vài điểm nổi bậc của trường và yêu cầu của chính các em mà trường có, nên em chọn trường này.

Community college
– (Tên trường) community college provide room &boarding (Apartment/dormitory) for international student. I will save a lot of money on rents and transportation and have more time for study. (Rất ít trường community college ở Mỹ có phòng trọ hay ký túc xá cho du học sinh) Green River Community college in Auburn, WA

– (Tên trường) community college has a direct transfer agreement with (tên trường) university and this university is my final destination for my (Your major)degree (ví dụ: Bachelor degree in computer science etc.) Hầu hết các trường community college đều có thỏa thuận liên thông trực tiếp với các trường đại học trong cùng thành phố hay tiểu bang.

– Scholarship for international student, no way, however this community college offers $2000 to $3000 per year “Merit scholarship” for international student.
Highline community college offers $2000 for any international student who GPA is 3.0 or above

Các trường dạy Anh ngữ
– Các em học sinh PHẢI biết dạy Anh ngữ cho du học sinh không phải là do giảng viên của trường community college hay university phụ trách. Các chương trình Anh ngữ thường là do 1 công ty chuyên dạy ESL phụ trách như: Kapplan, American Language Institute v.v., thuê mướn lại một phần cơ sở của trường để dạy Anh văn cho du học sinh.

– Có nhiều trường CC, chỉ cho phép học sinh thi COMPASS Test hay CPT sau 1 khóa học ESL, những trường học theo semester 6 tháng 1 khóa thì các em sẽ phải học ESL dài dài. Qua Mỹ du học mà cứ phải học Anh văn hoài thì các em sẽ nản chí, bỏ học đi bưng phở.

– Các em cũng nên biết, muốn vào học chuyên ngành ở đại học, tiếng Anh của các em phải ở trình độ English 101 (English Composition). Ở community college phải ở “English at college level hay ENG 90” từ Anh văn căn bản hay ESL level 1 tới English 090 (Preparation for college composition). Trường nào mà học theo semester các em sẽ phải học mất 4 năm.

– Tóm lại, trường nào tốt có chất lượng, trường nào ma, trường nào quỉ quái CÁC EM PHẢI TÌM HIỂU CHO THẬT KỸ. Vào Google với từ khóa “ tên trường student review sẽ biết hết



4. Kế hoạch học tập
Khi phỏng vấn visa du học Mỹ, CO sẽ hỏi về ngành học. Nhiều người khi CO hỏi về ngành học cứ trả lời là “BA” hay không biết mình sẽ học gì, bị CO cho rớt, ra tới ngoài chửi CO khó tính, vân vân và vân vân. Những câu hỏi về kế hoạch học tập không có nhiều, nhưng chiếm phần rất quan trong việc thuyết phục CO cấp visa cho các em. Các em sẽ qua Mỹ du học mà không biết mình học ngành gì, sẽ học những môn nào, sinh sống ra sao, học bao lâu hay bằng cấp gì thì làm sao CO tin mình được. Cho dù mục đích thực sự của các em là sẽ tìm cách ở lại Mỹ, thì cũng phải thuyết phục CO tin mình chứ.
  • What is your major?
  • How long are you planning to study in US?
  • Why your I-20 indicate (shows) that you will study ESL?
  • When your school’s start?
  • What degree will you get when you finish study?
  • Name one/ some course(s) or class(s)? What are you going to study for your major/degree?
  • What is your Cost of Attendance hay Price of Education?
  • Why you choose this major?
  • You have been studying 3 years in university in VN, why you apply for community college?
  • You already have bachelor degree, why you want to study in US?
  • How much does it cost for your degree/per year or per semester?
  • You already have bachelor degree, why you want to study at community college?
  • Your I-20 shows you will study English, why don’t you study English in Vietnam?
Mục tiêu của em là gì?
Cho dù CO có hỏi lắc léo như thế nào, các em PHẢI biết mục tiêu của các em là bằng gì? Bằng cử nhân về chuyên khoa gì, hay văn bằng thứ 2, bằng thứ 3 hay chỉ là bằng cao đẳng nghề, hay chỉ là học vài khóa Anh văn rồi trở về. Các em PHẢI biết mình sẽ học những gì và mất bao lâu. Chương trình giảng dạy, chi phí học tập và tất cả những gì yêu cầu của bằng đó ĐỀU có trên website của trường. Phần này sẽ liệt kê tất cả các lớp hay môn học các em bắt buộc PHẢI HỌC để được cấp bằng.

Nếu mục tiêu của các em là bằng cử nhân và các em học ở CC trước, thì các em phải xem phần yêu cầu của bằng AA transfer (Associate of Art Degree), hay AS (Associate of Science) và đồng thời cũng phải xem bằng BA (Bachelor of Art) hay BS (Bachelor of Science) yêu cầu những gì cho chuyên khoa (Major) của mình.

Trường hợp những ai đang học đại học năm 1, 2 hay 3 và đã có bằng đại học rồi, điều bị CO hỏi câu này:
– You are a university student, why you want to study at community college? Em đang học đại học, tại sao lại muốn qua Mỹ học lại cao đẳng. Hoặc
– You have college degree, why study again at community college? Hay những câu hỏi tương tự

Những ai trong trường hợp này, thì tôi khuyên đóng tiền thi TOEFL hay IELTS. Điểm thi không quan trọng, mục đích là chứng minh và trả lời cho các câu hỏi trên của LSQ. Các trường đại học Mỹ yêu cầu du học sinh PHẢI cung cấp điểm thi Anh văn, tùy theo trường điểm tối thiểu khác nhau từ TOEFL iBT 76 – 92 trở lên. Các em thi Anh văn không đủ điểm yêu cầu của trường, thì học Anh văn trước là hợp lý. Vậy trả lời CO như sau.

Xin CO cho phép em được trả lời bằng tiếng Việt, nhờ thông dịch viên chuyển dịch dùm.

– Những trường đại học mà em có ý định nộp đơn xin học, tất cả đều yêu cầu điểm TOEFL iBT từ 76 trở lên hay IELTS 6.0. Em đã thi Anh văn rồi nhưng phần nghe em không làm được. Vì vậy học Anh văn 1 hay 2 khóa ở community college là rẻ nhất và thích hợp nhất. Khi em nghe tiếng Anh quen rồi thì sẽ thi TOEFL/IELTS lại. Vào đại học mà nghe tiếng Anh không được chắc chắn em sẽ bị điểm thấp.
Các em đã học đại học ở Việt Nam, thì biết mình đã học lớp nào rồi, lớp nào chưa. Xem phần degree requirements và catalogue của trường sẽ biết community có những lớp nào.

*** Trường hợp văn bằng 2 – Second degree
Có bằng đại học rồi, bây giờ muốn du học lấy bằng thứ hai, đương nhiên khi xin visa du học sẽ khó khăn hơn. Vấn đề là các em PHẢI trả lời cho hợp lý, để thuyết phục CO tin mình. Các em PHẢI nộp đơn xin học ở đại học trước, nếu đại học nhận thì sẽ gửi thư chấp thuận “Acceptance Letter” cho các em. Có nhiều trường đại học có chương trình “Incentive English” dành cho học sinh yếu Anh văn. Học phí thì mắc hơn gấp 2 hay 3 lần ở community college.

Nếu trường đại học từ chối sẽ gửi thư từ chối hay nhận với điều kiện (Con***ional Acceptance”. Xin học ở đại học thường thì không tốn tiền, kể cả phí xin học “Application fee” cũng có thể xin miễn, các em chỉ tốn thời gian 1 chút. Đồng thời các em cũng xin học ở community college, cho CC biết các em đã có bằng đại học rồi và chỉ muốn học những lớp còn thiếu cho bằng thứ hai và Anh văn mà thôi. Xin học ở CC phí xin học từ $0 – $150 USD tùy trường.

Có thư chấp thuận hay từ chối của đại học và thư chấp thuận của CC và TOEFL/IELTS rồi lúc đó các em mới xin visa. Khi CO phỏng vấn bất cứ câu hỏi nào các em cũng có thể trả lời được suôn sẻ.



5. Thông tin tài chính
Nhiều người cho rằng tài khoản ngân hàng càng nhiều tiền, sổ đỏ càng nhiều, hay có cổ phần trong công ty này nọ là chứng minh tài chính mạnh. Theo tôi thì chỉ cần chứng minh có đủ tiền học là OK. Chính phủ, và trường ở Mỹ yêu cầu học sinh và gia đình có đủ tiền để trả chi phí tối thiểu là một năm. Những tài khoản ngân hàng mới mở, hay một số tiền lớn nạp vào tài khoản sẽ khiến LSQ nghi ngờ.

Khi các em có ý định du học, thì các em và gia đình PHẢI biết sẽ phải chi một số tiền lớn. Như vậy gia đình để dành cho các em số tiền và hàng tháng bỏ vào tài khoản tiết kiệm cho việc học của các em càng sớm càng tốt. Tài khoản này gọi là “College Fund”. Tháng nào dư nhiều thì bỏ vào nhiều, có ít thì bỏ ít. Bank statement là chứng minh thật sự gia đình có dư tiền để lo cho các em đi du học. Và đồng thời cũng chứng minh cho LSQ thấy cha/mẹ các em đã chuẩn bị rất là kỹ. Các câu hỏi về tài chính đại khái là hỏi về thu nhập của gia đình:
  • What does your father do for living? What do your parents do?
  • Who pay for your study?
  • How long have your father/mother works in this profession?
  • How much is your parent’s income?
  • How long your parents own this company?
  • Who do the books?
  • How do you pay for your second year?
Lỗi mà các em thường bị là:”Cha me em kinh doanh? Cha mẹ em có cổ phần trong công ty X or Y? Cha mẹ em làm giám đốc công ty blah, blah blah? Những câu trả lời như vậy không cho CO thấy cha mẹ các em sẽ có một nguồn thu nhập ổn định. Nó quá ư là chung chung. Và càng khiến cho CO nghi ngờ. CO hỏi thêm 1 vài câu nữa sẽ cho rớt.

Nghề nghiệp của cha mẹ sẽ cho CO nhận ra thu nhập của gia đình các em có ổn định và có đủ tiền chi cho việc du học của các em hay không. Cho nên việc làm hay ngành kinh doanh của gia đình phải nói rõ ra. Bán sĩ tuy lời mỗi món hàng ít 1 chút, nhưng sẽ được số nhiều, như vậy sẽ cho CO thấy thu nhập cao hơn bán lẻ. Làm chủ và điều hành 1 công ty, thì trách nhiệm và thu nhập nhiều hơn là làm cổ đông. Làm chủ và đồng thời làm tài xế 1 chiếc xe taxi, thu nhập cao hơn và ổn định hơn là làm tài xế cho công ty taxi.

6. Quyền lợi và trách nhiệm của một du học sinh trong phỏng vấn visa du học Mỹ
Các em hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình, như vậy các em sẽ không vi phạm luật pháp của Mỹ. Khi CO hỏi các câu hỏi về phần này thông thường các em lời YES or NO đều sai hết. Ví dụ:
  1. CO: Will you return home after you finish your study?
. . . TL: Yes I will blah, blah, blah… (You are a liar) có bao nhiêu thật sự sẽ trở về sau khi học xong?
. . . TL: No, I will blah, blah, blah… (You are a potential immigrant)
Câu trả lời hay nhất: Tôi sẽ đi chơi cho thật là đã (Sau hơn 16 năm học hành, có ai muốn đi này liền không? Cả cuộc đời còn lại sẽ phải đi cày, vậy sao không chơi cho thoải mái đã)
  1. Prove to me that you will return to your home country? Lấy gì chứng minh cho chuyện chưa xảy ra
TL: OPT program allow me to work for 12 months ( and 17 months extension for STEM) It will look better on my resume if I have some experiences in US.
  1. Would you like to stay in US if you have a chance?
. . . Unless there will be a major change in my life, I already have plan for my future.
  1. What will you do when you finish your study?
. . . Giống như câu 2
  1. Do you plan to work after you finish study?
Hay có một người hỏi tôi câu này: “If you are offered a good job with high salary, will you agree to work?” những câu hỏi loại này là CO thử xem mình có ý định ở lại Mỹ hay không? Trả lời giống như câu số 2

7. Phần tư duy
  1. What make you think I will approve your visa? TL: That is why I am here for today.Prove to you and convince you to issue my visa.
  2. I think you will try to stay in the US? TL: America is a wonderful country, I already have a long term plan.
  3. I think you will try to find a job and stay in the US after you get your degree. TL: As you are well aware, for a fraction of salary compare to US, I can have a very good life in my country.
  4. What will you do if your parents ran out the money and could not afford your study well? TL: You have been in my country for awhile think you already knew, Vietnamese parents will sacrifice anything to make sure their children have the best education. It might happen; I think it will be very rare.
  5. What difficulties do you think you may encounter in the US? TL: Of course, there will be problems and difficulties, but I will adapt.
Các em hãy nhớ rằng, khi các em tới LSQ phỏng vấn visa du học Mỹ là để thuyết phục nhân viên lãnh sự tin mình và cấp visa cho mình. Trả lời các câu hỏi của CO một cách rõ ràng và hợp lý thì CO sẽ tin, làm được như vậy các em đã thuyết phục họ. Nói tóm lại bị rớt phỏng vấn visa Mỹ chỉ có 1 lý do duy nhất là: Các em chưa thuyết phục được người phỏng vấn mình. Có bị CO từ chối cấp visa, đừng vội ra về, hãy hỏi CO phần nào các em chưa thuyết phục họ.

HÃY LIÊN LẠC VỚI VIET GLOBAL ĐỂ ĐƯỢC HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Phụ huynh có thể đến công ty Việt Global để được tư vấn miễn phí 24/7 hoặc có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi quaHotline 0908 558 959.

VietGlobal – Hỗ trợ du học tại Việt Nam, phí dịch vụ 0 đồng!
  • Lầu 1, 163 Nguyễn Văn Trỗi, P.11, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM. Tel: (028) 3846 2468 / 0908 558 959. Email:hcmc@hcv.edu.vn
  • Tầng 5, 260 Bà Triệu, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tel: (024) 7108 8896. Email: hn@hcv.edu.vn
  • 186A Lê Duẩn, Q. Hải Châu, Đà Nẵng. Điện thoại: (0236) 388 7087. Email: dn@hcv.edu.vn
  • Fanpage: facebook.com/duhocvietglobal
 
×
Quay lại
Top