Động vật đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên trở về từ cõi chết – Công lớn thuộc về các nhà khoa học

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Sói đỏ North Carolina, hải ly Á Âu và ngựa Przewalski có điểm chung nào?

Đó là tất cả chúng đều đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên, và tất cả đều đã hồi sinh, nhờ vào những chương trình tái nhập nội loài.

Các nhà khoa học bảo tồn sử dụng phương pháp di dời và nuôi nhốt để tái thiết lập quần thể động vật đã biến mất hoàn toàn hoặc ở một số vùng nhất định ngoài hoang dã. Việc tái nhập nội động vật tuyệt chủng ngoài tự nhiên về lãnh thổ bản địa của chúng có thể là một chiến thắng kép: giúp phục hồi hệ sinh thái bị suy thoái, cũng như làm tăng số lượng của quần thể.

Nhưng việc thả một loài về lại tự nhiên là một hành động không cân bằng tuyệt đối. Tái nhập nội loài thường tốn nhiều năm và liên quan đến nhiều công đoạn, nhà sinh thái học Natasha Robinson cho biết.


Ngựa Przewalski đã trở thành một trong những biểu tượng tái nhập nội loài thành công nhất. Loài ngựa thả rông thảo nguyên Trung Á này đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên những năm 1960, nhưng một chương trình nuôi nhốt năm 1985 đã làm dấy lên hy vọng mang chúng trở lại. Một chương trình tái nhập nội loài cũng được khởi động ở Mông Cổ năm 1922, và đến năm 2018, ước tính có hơn 500 con ngựa đang rải rác khắp nước này. Trung Quốc đã tiến hành chương trình của mình năm 2001, thả ngựa vào các khu bảo tồn thiên nhiên bán hoang dã khoảng nửa năm. Ngựa Przewalski cũng trở lại khu vực Ural của Nga năm 2016, và cũng có nhiều kế hoạch tái nhập nội loài trong tương lai ở Kazakhstan. Hiện nay, tổng cộng số lượng của quần thể ngoài tự nhiên và quần thể nuôi nhốt vào khoảng 1900 con.
Ngựa Przewalski đã trở thành một trong những biểu tượng tái nhập nội loài thành công nhất. Loài ngựa thả rông thảo nguyên Trung Á này đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên những năm 1960, nhưng một chương trình nuôi nhốt năm 1985 đã làm dấy lên hy vọng mang chúng trở lại. Một chương trình tái nhập nội loài cũng được khởi động ở Mông Cổ năm 1922, và đến năm 2018, ước tính có hơn 500 con ngựa đang rải rác khắp nước này. Trung Quốc đã tiến hành chương trình của mình năm 2001, thả ngựa vào các khu bảo tồn thiên nhiên bán hoang dã khoảng nửa năm. Ngựa Przewalski cũng trở lại khu vực Ural của Nga năm 2016, và cũng có nhiều kế hoạch tái nhập nội loài trong tương lai ở Kazakhstan. Hiện nay, tổng cộng số lượng của quần thể ngoài tự nhiên và quần thể nuôi nhốt vào khoảng 1900 con.

Một trong số những biểu tượng thành công nhất của tái nhập nội loài là ngựa Przewalski, đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên những năm 1960, nhưng được đưa trở lại thảo nguyên Mông Cổ năm 1992.

Trước khi tái nhập nội loài, các nhà bảo tồn phải tính toán mức độ đe dọa của loài động vật ấy theo cả hai chiều và vai trò của chúng trong hệ sinh thái. Ở nơi những quần thể hoang dã đã tuyệt chủng gần đây hơn thì cơ hội thành công sẽ cao hơn.

“Thời trôi qua càng ít, môi trường càng có khả năng vẫn nguyên vẹn như lúc loài ấy tuyệt chủng. Nhưng ta vẫn cần tìm ra nguyên nhân tại sao chúng tuyệt chủng trong môi trường đó để bắt tay vào việc,” cô nói.

Động vật được tái nhập nội có thể có tác động tích cực lên cảnh quan, nhưng điều này xảy ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào loại động vật và môi trường đã bị tàn phá như thế nào. Loài ăn cỏ có thể tạo ra thay đổi đáng để khá nhanh, chẳng hạn như chuột đất, một loài thú túi giống chuột chù, đào và phân phối lại “lượng nhiên liệu” dễ cháy như lá khô, có thể làm giảm nguy cơ cháy rừng, cũng như làm tăng quá trình luân chuyển thổ nhưỡng và cải thiện sự phát triển của cây con.


Thích nghi với đời sống hoang mạc, sơn sương sừng thẳng Ả rập có thể di chuyển quãng đường dài mà không cần uống nước trong môi trường sống khô cằn khắc nghiệt của nó. Nhưng do bị săn bắt lấy thịt, da và sừng, loài này đã biến mất ngoài tự nhiên vào những năm 1970. Sau đó, loài này đã được tái nhập nội vào Israel, Oman, Ả-rập Saudi, Jordan và các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất. IUCN ước tính có hơn 1200 con sơn dương sừng thẳng Ả-rập đang sống ngoài tự nhiên, với hơn 6000 con đang nuôi nhốt, và đã thay đổi hiện trạng từ “nguy cấp” sang “sắp nguy cấp” năm 2011, cho thấy thành công của chương trình tái nhập nội loài.
Thích nghi với đời sống hoang mạc, sơn sương sừng thẳng Ả rập có thể di chuyển quãng đường dài mà không cần uống nước trong môi trường sống khô cằn khắc nghiệt của nó. Nhưng do bị săn bắt lấy thịt, da và sừng, loài này đã biến mất ngoài tự nhiên vào những năm 1970. Sau đó, loài này đã được tái nhập nội vào Israel, Oman, Ả-rập Saudi, Jordan và các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất. IUCN ước tính có hơn 1200 con sơn dương sừng thẳng Ả-rập đang sống ngoài tự nhiên, với hơn 6000 con đang nuôi nhốt, và đã thay đổi hiện trạng từ “nguy cấp” sang “sắp nguy cấp” năm 2011, cho thấy thành công của chương trình tái nhập nội loài.

Thú săn mồi có khuynh hướng được tái nhập nội chậm rãi và cẩn trọng hơn. Dù chúng có thể hữu dụng để kiểm soát các loài gây hại, nhưng các nhà bảo tồn phải đảm bảo chúng không săn quá mức hoặc đe dọa đến các loài sắp nguy cấp khác.

Một nghiên cứu năm 2020 nhấn mạnh việc tái nhập nội loài là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để cứu lấy động vật nguy cấp. Nếu không có những dự án như thế này, những loài như ngựa Przewalski và gà nước Guam sẽ gần như chắc vé tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Nghiên cứu này ước tính hoạt động bảo tồn từ năm 1993 đến 2020 đã cứu được 48 loài chim và động vật có vú khỏi tuyệt chủng, và tốc độ tuyệt chủng sẽ cao hơn gấp 3 đến 4 lần trong quãng thời gian đó nếu không có những nỗ lực này.


Tuyệt chủng trên khắp Trung Âu từ những năm 1800, linh miêu Á-Âu đã trở lại với một vài quốc gia, gồm có Switzerland, Pháp, Italy, Áo và Đức, nhờ vào chuỗi chương trình tái nhập nội loài bắt đầu vào những năm 1970. Tuy nhiên, sự phân mảnh của những quần thể này vẫn còn là một rào cản và các nhà bảo tồn hiện đang tìm cách để kết nối những con sống rải rác trong các nhóm biệt lập trên khắp lục địa lại với nhau.
Tuyệt chủng trên khắp Trung Âu từ những năm 1800, linh miêu Á-Âu đã trở lại với một vài quốc gia, gồm có Switzerland, Pháp, Italy, Áo và Đức, nhờ vào chuỗi chương trình tái nhập nội loài bắt đầu vào những năm 1970. Tuy nhiên, sự phân mảnh của những quần thể này vẫn còn là một rào cản và các nhà bảo tồn hiện đang tìm cách để kết nối những con sống rải rác trong các nhóm biệt lập trên khắp lục địa lại với nhau.

Quỷ Tasmania không phải lúc nào cũng sống bó hẹp trong Tasmania. Khoảng 3000 năm trước, loài thú túi đáng yêu này từng phân bố khắp Australia nhưng đã bị đuổi đi khi chó dingo có mặt. Số lượng của chúng bị sụt giảm thêm bởi bệnh u mặt quỷ (DFTD), một dạng ung thư lây lan giết chết 90% quần thể còn lại. Năm 2020, loài này được tái nhập nội vào một khu bảo tồn hoang dã ở New South Wales, Australia, giúp mở rộng quần thể loài ra khỏi hòn đảo chúng mang tên cũng như kiểm soát được số lượng cáo và mèo hoang.
Quỷ Tasmania không phải lúc nào cũng sống bó hẹp trong Tasmania. Khoảng 3000 năm trước, loài thú túi đáng yêu này từng phân bố khắp Australia nhưng đã bị đuổi đi khi chó dingo có mặt. Số lượng của chúng bị sụt giảm thêm bởi bệnh u mặt quỷ (DFTD), một dạng ung thư lây lan giết chết 90% quần thể còn lại. Năm 2020, loài này được tái nhập nội vào một khu bảo tồn hoang dã ở New South Wales, Australia, giúp mở rộng quần thể loài ra khỏi hòn đảo chúng mang tên cũng như kiểm soát được số lượng cáo và mèo hoang.

Từng phân bố rộng rãi khắp lưu vực sông Yangtze, số lượng cá sấu mõm tù Trung Quốc đã giảm mạnh khi phần lớn môi trường sống của chúng biến thành ruộng lúa. Năm 1999, một khảo sát phát hiện khoảng 100 cá thể ngoài tự nhiên chỉ sống ở 10 địa điểm, nhưng năm 2001, các chương trình nuôi nhốt và tái nhập nội loài bắt đầu đưa số lượng nhỏ loài bò sát này trở về các khu bảo tồn. Năm 2019, 120 con cá sấu được thả ra đã làm tăng hơn gấp đôi quần thể ngoài hoang dã.
Từng phân bố rộng rãi khắp lưu vực sông Yangtze, số lượng cá sấu mõm tù Trung Quốc đã giảm mạnh khi phần lớn môi trường sống của chúng biến thành ruộng lúa. Năm 1999, một khảo sát phát hiện khoảng 100 cá thể ngoài tự nhiên chỉ sống ở 10 địa điểm, nhưng năm 2001, các chương trình nuôi nhốt và tái nhập nội loài bắt đầu đưa số lượng nhỏ loài bò sát này trở về các khu bảo tồn. Năm 2019, 120 con cá sấu được thả ra đã làm tăng hơn gấp đôi quần thể ngoài hoang dã.

Bò rừng thảo nguyên là một mắt xích quan trọng của hệ sinh thái ở Anh cho đến khi loài động vật có vú khổng lồ này tuyệt chủng khoảng 10.000 năm trước. Giờ đây, Quỹ Kent Wildlife đang dẫn đầu một dự án nhằm tái nhập nội họ hàng gần của bò rừng thảo nguyên là bò rừng châu Âu. Vương quốc Anh là một trong những quốc gia cạn kiệt tài nguyên nhất thế giới, do đó dự án hy vọng với vai trò “kỹ sư hệ sinh thái”, bò rừng sẽ giúp hồi sinh rừng thưa thân gỗ cổ của Kent. Đàn đầu tiên sẽ được thả vào rừng gần Canterbury năm 2022.
Bò rừng thảo nguyên là một mắt xích quan trọng của hệ sinh thái ở Anh cho đến khi loài động vật có vú khổng lồ này tuyệt chủng khoảng 10.000 năm trước. Giờ đây, Quỹ Kent Wildlife đang dẫn đầu một dự án nhằm tái nhập nội họ hàng gần của bò rừng thảo nguyên là bò rừng châu Âu. Vương quốc Anh là một trong những quốc gia cạn kiệt tài nguyên nhất thế giới, do đó dự án hy vọng với vai trò “kỹ sư hệ sinh thái”, bò rừng sẽ giúp hồi sinh rừng thưa thân gỗ cổ của Kent. Đàn đầu tiên sẽ được thả vào rừng gần Canterbury năm 2022.

Quần thể tê giác đen đã bị tuyệt diệt vào thế kỷ 20, chỉ còn lại chưa tới 2400 con ngoài tự nhiên vào những năm 1990. Những năm gần đây, nỗ lực bảo tồn đã làm tăng hơn gấp đôi số lượng loài, và chương trình tái nhập nội loài đang đưa tê giác đen trở lại các quốc gia và quần xã nơi chúng đã tuyệt chủng hoàn toàn. Vận chuyển những con vật nặng 3000 pao như tê giác không phải là công việc dễ dàng: trong thập kỷ vừa qua, các nhà bảo tồn đã bắt đầu di dời một số con từ những khu vực đường sá và trực thăng không thể tiếp cận – treo ngược chúng trên không. Robin Radcliffe (trong ảnh), một nhà nghiên cứu tại Đại học Cornell, đã nghiên cứu tác động treo ngược đối với tê giác, và nhận thấy cách này tốt hơn cho sức khỏe của chúng so với đặt nằm nghiêng.
Quần thể tê giác đen đã bị tuyệt diệt vào thế kỷ 20, chỉ còn lại chưa tới 2400 con ngoài tự nhiên vào những năm 1990. Những năm gần đây, nỗ lực bảo tồn đã làm tăng hơn gấp đôi số lượng loài, và chương trình tái nhập nội loài đang đưa tê giác đen trở lại các quốc gia và quần xã nơi chúng đã tuyệt chủng hoàn toàn. Vận chuyển những con vật nặng 3000 pao như tê giác không phải là công việc dễ dàng: trong thập kỷ vừa qua, các nhà bảo tồn đã bắt đầu di dời một số con từ những khu vực đường sá và trực thăng không thể tiếp cận – treo ngược chúng trên không. Robin Radcliffe (trong ảnh), một nhà nghiên cứu tại Đại học Cornell, đã nghiên cứu tác động treo ngược đối với tê giác, và nhận thấy cách này tốt hơn cho sức khỏe của chúng so với đặt nằm nghiêng.

Từ năm 1995 đến 1997, 41 con sói xám đã được tái nhập nội vào Vườn Quốc gia Yellowstone. 70 năm vắng bóng của loài này đã gây ra tác động gián tiếp khắp hệ sinh thái của vườn quốc gia: quần thể nai sừng tấm mở rộng không kiểm soát, tiêu thụ quá mức cây dương liễu và cây dương, và đến lượt mình, hải ly không có thức ăn và nơi trú ẩn, rồi gần như cũng biến mất khỏi vườn quốc gia. Tính đến tháng 1/2020, có ít nhất 94 con sói trong vườn quốc gia, và hơn 500 con tính cả vùng lân cận, chương trình đã chật vật kiểm soát quần thể vượt khỏi ranh giới vườn quốc gia. Liên tục có những phản đối từ các chủ trang trại vì lo ngại cho vật nuôi, dù thực tế chỉ 2% số gia súc trưởng thành chết năm 2015 là do thú ăn thịt gây ra, và chỉ 4,9% trong số đó có liên quan đến sói – ít hơn một nửa số gia súc bị chó giết hại. Sói bên ngoài ranh giới vườn quốc gia có rất ít hoặc không được bảo vệ: ở Wyoming, người ta có thể tự do săn sói trên 85% diện tích bang.
Từ năm 1995 đến 1997, 41 con sói xám đã được tái nhập nội vào Vườn Quốc gia Yellowstone. 70 năm vắng bóng của loài này đã gây ra tác động gián tiếp khắp hệ sinh thái của vườn quốc gia: quần thể nai sừng tấm mở rộng không kiểm soát, tiêu thụ quá mức cây dương liễu và cây dương, và đến lượt mình, hải ly không có thức ăn và nơi trú ẩn, rồi gần như cũng biến mất khỏi vườn quốc gia. Tính đến tháng 1/2020, có ít nhất 94 con sói trong vườn quốc gia, và hơn 500 con tính cả vùng lân cận, chương trình đã chật vật kiểm soát quần thể vượt khỏi ranh giới vườn quốc gia. Liên tục có những phản đối từ các chủ trang trại vì lo ngại cho vật nuôi, dù thực tế chỉ 2% số gia súc trưởng thành chết năm 2015 là do thú ăn thịt gây ra, và chỉ 4,9% trong số đó có liên quan đến sói – ít hơn một nửa số gia súc bị chó giết hại. Sói bên ngoài ranh giới vườn quốc gia có rất ít hoặc không được bảo vệ: ở Wyoming, người ta có thể tự do săn sói trên 85% diện tích bang.

Tuyệt chủng ở vùng nông thôn nước Anh khoảng 40 năm, bướm lam lớn đã được tái nhập nội loài thành công vào năm ngoái. Các nhà bảo tồn dành ra 5 năm chuẩn bị khu vực cho loài bướm này trở lại ở Rodborough Common, Gloucestershire, tây nam nước Anh, cùng với khoảng 750 loài côn trùng khác xuất hiện vào mùa hè vừa qua.
Tuyệt chủng ở vùng nông thôn nước Anh khoảng 40 năm, bướm lam lớn đã được tái nhập nội loài thành công vào năm ngoái. Các nhà bảo tồn dành ra 5 năm chuẩn bị khu vực cho loài bướm này trở lại ở Rodborough Common, Gloucestershire, tây nam nước Anh, cùng với khoảng 750 loài côn trùng khác xuất hiện vào mùa hè vừa qua.

Khi nạn săn bắt và mất môi trường sống đặt loài sói đỏ vào bờ vực tuyệt chủng những năm 1970, các nhà bảo tồn đã thu gom những con còn lại cho chương trình nuôi nhốt. Chỉ 17 con được tìm thấy, và năm 1980, loài này được tuyên bố là đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Dù vậy, chương trình nuôi nhốt đã thành công – 4 cặp được thả ra North Carolina năm 1987, và quần thể đã đạt đỉnh 130 con năm 2006. Tuy nhiên, việc quản lý kém của chương trình đã khiến sói đỏ đối mặt với tuyệt chủng ngoài tự nhiên một lần nữa: Tháng 2/2021, được biết chỉ còn 10 con đang sống tự do.
Khi nạn săn bắt và mất môi trường sống đặt loài sói đỏ vào bờ vực tuyệt chủng những năm 1970, các nhà bảo tồn đã thu gom những con còn lại cho chương trình nuôi nhốt. Chỉ 17 con được tìm thấy, và năm 1980, loài này được tuyên bố là đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Dù vậy, chương trình nuôi nhốt đã thành công – 4 cặp được thả ra North Carolina năm 1987, và quần thể đã đạt đỉnh 130 con năm 2006. Tuy nhiên, việc quản lý kém của chương trình đã khiến sói đỏ đối mặt với tuyệt chủng ngoài tự nhiên một lần nữa: Tháng 2/2021, được biết chỉ còn 10 con đang sống tự do.

Từng rất phổ biến, chồn mác thông (họ hàng gần của chồn triết) bắt đầu biến mất khỏi rừng thưa thân gỗ Anh vào thế kỷ 20 – khiến quần thể sóc xám, con mồi chính của chồn mác thông, bùng nổ số lượng. Đây là tin xấu đối với loài sóc đỏ bản địa, về sau đã thua trong cuộc chiến giành môi trường sống và thức ăn. Từ năm 2015 đến 2017, có hơn 50 con đã được di dời thành công từ thành trì của chúng ở Scotland đến Wales, để củng cố quần thể chồn mác thông ở đó. Năm 2019, dự án được tái thực hiện tại Anh với 18 con chồn mác thông được thả vào Rừng Dean ở Gloucestershire. Cuối năm nay sẽ thả thêm một lần nữa.
Từng rất phổ biến, chồn mác thông (họ hàng gần của chồn triết) bắt đầu biến mất khỏi rừng thưa thân gỗ Anh vào thế kỷ 20 – khiến quần thể sóc xám, con mồi chính của chồn mác thông, bùng nổ số lượng. Đây là tin xấu đối với loài sóc đỏ bản địa, về sau đã thua trong cuộc chiến giành môi trường sống và thức ăn. Từ năm 2015 đến 2017, có hơn 50 con đã được di dời thành công từ thành trì của chúng ở Scotland đến Wales, để củng cố quần thể chồn mác thông ở đó. Năm 2019, dự án được tái thực hiện tại Anh với 18 con chồn mác thông được thả vào Rừng Dean ở Gloucestershire. Cuối năm nay sẽ thả thêm một lần nữa.

Tuần lộc sống ở Scotland hàng ngàn năm trước, và trước khi được hồi sinh mới đây, người ta cho rằng lần cuối cùng chúng được nhìn thấy là vào những năm 1200. Năm 1952, một người chăn tuần lộc Sami là Mikel Utsi đã mang một đàn nhỏ từ miền bắc Thụy Điển lạnh giá về khí hậu vùng núi Cairngorm mát mẻ ở Scotland, tái nhập nội không chính thức loài này. Đàn đã phát triển lên 150 con những năm gần đây, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn còn đang khám phá tác động của chúng lên môi trường.
Tuần lộc sống ở Scotland hàng ngàn năm trước, và trước khi được hồi sinh mới đây, người ta cho rằng lần cuối cùng chúng được nhìn thấy là vào những năm 1200. Năm 1952, một người chăn tuần lộc Sami là Mikel Utsi đã mang một đàn nhỏ từ miền bắc Thụy Điển lạnh giá về khí hậu vùng núi Cairngorm mát mẻ ở Scotland, tái nhập nội không chính thức loài này. Đàn đã phát triển lên 150 con những năm gần đây, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn còn đang khám phá tác động của chúng lên môi trường.

Bị săn bắt để lấy lông sản xuất nỉ, vốn được dùng rộng rãi trong làm nón, tất cả hải ly đã biến mất khỏi những con sông trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ. Ở Anh, hải ly đã không còn được nhìn thấy ngoài tự nhiên đã 400 năm. Nhưng loài gặm nhấm lưỡng cư này đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái bằng cách xây đập giảm lũ điều tiết dòng nước. Sự thay đổi mực nước có thể cũng giúp làm tăng trữ lượng cá, một nghiên cứu nhận thấy lượng cá trong các hồ có đập hải ly cao hơn 37% so với các đoạn sông không có đập. Ở Devon, phía tây nước Anh, thử nghiệm tái nhập nội hải ly kéo dài hàng thế kỷ đã kết thúc vào năm ngoái, với một cặp hải ly duy nhất sinh sản ra 15 nhóm gia đình.
Bị săn bắt để lấy lông sản xuất nỉ, vốn được dùng rộng rãi trong làm nón, tất cả hải ly đã biến mất khỏi những con sông trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ. Ở Anh, hải ly đã không còn được nhìn thấy ngoài tự nhiên đã 400 năm. Nhưng loài gặm nhấm lưỡng cư này đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái bằng cách xây đập giảm lũ điều tiết dòng nước. Sự thay đổi mực nước có thể cũng giúp làm tăng trữ lượng cá, một nghiên cứu nhận thấy lượng cá trong các hồ có đập hải ly cao hơn 37% so với các đoạn sông không có đập. Ở Devon, phía tây nước Anh, thử nghiệm tái nhập nội hải ly kéo dài hàng thế kỷ đã kết thúc vào năm ngoái, với một cặp hải ly duy nhất sinh sản ra 15 nhóm gia đình.

Vào thế kỷ 20, số lượng báo gê-pa sụt giảm 93% do nạn săn bắt và mất môi trường sống. Loài mèo lớn này đã tuyệt chủng trên nhiều vùng lãnh thổ lịch sử của mình, gồm cả Ấn Độ, và 90% phạm vi phân bố trước đây ở châu Phi. Chương trình tái nhập nội loài ở Vườn Quốc gia Liwonde của Malawi (trong ảnh) năm 2017 đã chứng kiến sự trở lại của loài săn mồi này lần đầu tiên sau 20 năm, nhưng quần thể vẫn còn chật vật do số lượng ít và tình trạng thiếu đa dạng di truyền khiến chúng dễ mắc bệnh.
Vào thế kỷ 20, số lượng báo gê-pa sụt giảm 93% do nạn săn bắt và mất môi trường sống. Loài mèo lớn này đã tuyệt chủng trên nhiều vùng lãnh thổ lịch sử của mình, gồm cả Ấn Độ, và 90% phạm vi phân bố trước đây ở châu Phi. Chương trình tái nhập nội loài ở Vườn Quốc gia Liwonde của Malawi (trong ảnh) năm 2017 đã chứng kiến sự trở lại của loài săn mồi này lần đầu tiên sau 20 năm, nhưng quần thể vẫn còn chật vật do số lượng ít và tình trạng thiếu đa dạng di truyền khiến chúng dễ mắc bệnh.

Gần như bị loài rắn áp đảo ăn thịt đến tuyệt chủng vào những năm 1970, gà nước Guam cực kỳ nguy cấp đã được ban cho cơ hội sống sót thứ hai khi các nhà bảo tồn giải cứu được 21 con cuối cùng trên hòn đảo phía tây Thái Bình Dương năm 1981. Sau 8 năm nuôi nhốt, chương trình bắt đầu thả chúng về tự nhiên ở Rota, một hòn đảo nhỏ không có rắn cách Guam 30 dặm về phía đông bắc. Các nhà bảo tồn hy vọng chúng có thể trở lại Guam trong vài năm tới.
Gần như bị loài rắn áp đảo ăn thịt đến tuyệt chủng vào những năm 1970, gà nước Guam cực kỳ nguy cấp đã được ban cho cơ hội sống sót thứ hai khi các nhà bảo tồn giải cứu được 21 con cuối cùng trên hòn đảo phía tây Thái Bình Dương năm 1981. Sau 8 năm nuôi nhốt, chương trình bắt đầu thả chúng về tự nhiên ở Rota, một hòn đảo nhỏ không có rắn cách Guam 30 dặm về phía đông bắc. Các nhà bảo tồn hy vọng chúng có thể trở lại Guam trong vài năm tới.

Loài rắn da trơn đúng như cái tên từng sống cố định ở vùng nông thôn phía nam nước Anh, nhưng nó đã biến mất khỏi khu vực rộng lớn này do mất môi trường sống, và trở thành loài rắn hiếm gặp nhất ở Anh. Sau 50 vắng bóng, loài rắn vô hại này được tái nhập nội ở Devon, phía tây nước Anh, vào năm 2009 như một phần của nỗ lực phục hồi khu vực. Năm 2019, Quỹ Bảo tồn Lưỡng cư và Bò sát đã nhận được hơn 400.000 bảng Anh cho một dự án 4 năm có tên “Rắn ngụ cây thạch nam” để hiểu rõ hơn môi trường sống của loài rắn này và củng cố ý thức cộng đồng về việc tiếp tục bảo tồn chúng.
Loài rắn da trơn đúng như cái tên từng sống cố định ở vùng nông thôn phía nam nước Anh, nhưng nó đã biến mất khỏi khu vực rộng lớn này do mất môi trường sống, và trở thành loài rắn hiếm gặp nhất ở Anh. Sau 50 vắng bóng, loài rắn vô hại này được tái nhập nội ở Devon, phía tây nước Anh, vào năm 2009 như một phần của nỗ lực phục hồi khu vực. Năm 2019, Quỹ Bảo tồn Lưỡng cư và Bò sát đã nhận được hơn 400.000 bảng Anh cho một dự án 4 năm có tên “Rắn ngụ cây thạch nam” để hiểu rõ hơn môi trường sống của loài rắn này và củng cố ý thức cộng đồng về việc tiếp tục bảo tồn chúng.

Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo CNN World)
 
×
Quay lại
Top