Đông Nam Á và tiềm năng phát triển ngành công nghiệp game di động

Tuổi Trẻ 24

Tuoitre24.vn - Đào Tạo Khởi Nghiệp
Thành viên thân thiết
Tham gia
10/2/2014
Bài viết
345
Ngành công nghiệp game đi động tại Đông Nam Á được chú ý đặc biệt và được đánh giá là có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.

dong-nam-a-va-tiem-nang-phat-trien-nganh-cong-nghiep-game-di-dong.jpg


Sự kiện Global Mobile Game Congress được tổ chức tại Bắc Kinh vừa qua là sự kiện quy tụ rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Mobile trên thế giới, trong đó ngành công nghiệp game đi động tại Đông Nam Á được chú ý đặc biệt và được đánh giá là có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.

Tham gia thảo luận về chủ để này là những tên tuổi đã khẳng định được vị trí trong ngành công nghiệp game như: Sergio Salvador - lãnh đạo quan hệ đối tác toàn cầu về game tại Google; Gerald Tock - Giám đốc của Inzen Studio; Yan Marchal - CEO của Sanuk Games; Steven Goh - CEO của Mig33 và đặc biệt, có sự tham gia của lãnh đạo một doanh nghiệp Việt Nam là Ông Đỗ Tuấn Anh, CEO của công ty Appota.

Indonesia sẽ là điểm nhấn tiếp theo trong lĩnh vực game di động

Thị trường Indonesia được các chuyên gia đánh giá là thị trường hấp dẫn nhất trong thời gian tới. Những lý do được đưa ra là: Indonesia là quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á với sự gia tăng rất nhanh về các thiết bị di động và internet. Cơ sở hạ tầng công nghệ và những dự án khởi nghiệp có đủ chất lượng để tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh.

Hơn nữa, Indonesia có một số nhà sản xuất điện thoại Android giá rẻ quy mô lớn, đủ sức cung cấp thiết bị đến hàng triệu người dân và đối đầu cùng các ông lớn Samsung hay Apple.

Flappy Bird và cái may trên trời rơi xuống

Sự thành công bất ngờ của Flappy Bird phần lớn do yếu tố may mắn, nó đã tạo nên một hiện tượng viral toàn cầu và đạt được thành công vang dội. Tuy nhiên qua hiện tượng này, các chuyên gia đều nhận định thị trường game đi động vẫn chứa đựng những nhân tố bí ẩn không thể đoán trước. Điều đó có nghĩa là bất kỳ ai cũng có cơ hội vàng để tạo ra được điều kì diệu tương tự.

gmgc-southeast-asia-mobile-gaming-panel.jpg



Tiếng Anh không phải là vấn đề trong game

Mỗi ứng dụng nói chung nên nội địa hóa ở mức độ nhất định để phù hợp với người dân bản địa, tuy nhiên tạo ra nhiều phiên bản ngôn ngữ khác nhau tại Đông Nam Á là một sự lãng phí thời gian. Game di động thường khá trực quan và chỉ yêu cầu một số từ tiếng Anh cơ bản để tìm hiểu cách chơi. Hơn nữa game thủ cũng không cần phải quá giỏi tiếng Anh mới chơi được.

Vấn đề thanh toán không phải dễ

Hình thức thanh toán trên đi động có rất nhiều khác biệt giữa các quốc gia trong khu vực. hầu hết người dân tại Đông Nam Á không sử dụng thẻ tín dụng (trừ Singapore). Các công ty như MOL hoặc 2C2P đang nỗ lực để mang đến phương thức thanh toán tiền mặt và thẻ ghi nợ trực tuyến, nhưng cách thanh toán này gặp khá nhiều phiền hà. Google và Apple lại không tích hợp thanh toán qua nhà mạng địa phương. Do vậy, giải quyết vấn đề thanh toán tuy không dễ nhưng lại là lợi thế của các doanh nghiệp địa phương so với các ông lớn Google, Apple.

Đông Nam Á không phải là một khối thống nhất

Nhiều quan niệm lầm tưởng Đông Nam Á là một khối thống nhất như EU, tuy nhiên đây là khu vực có nhiều quốc gia với kinh tế, ngôn ngữ và văn hóa khác hẳn nhau. Trong khi Singapore là quốc gia phát triển bậc nhất với nền kinh tế lớn mạnh và xã hội gần giống phương tây, thì Philipines có nền văn hóa pha trộn giữa đông và tây, Indonesia và Malaysia là những quốc gia hồi giáo đông dân với văn hóa đặc thù. Ngoài ra, Đông Nam Á không có những tập đoàn công nghệ lớn có khả năng làm trụ cột cho sự phát triển trong khu vực, giống như Tencent, Alibaba của Trung Quốc hay Google, Facebook của phương Tây.

Theo: https://khoinghiep.tuoitre24.vn/y-t...va-tiem-nang-phat-trien-nganh-cong-nghie.html
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top