Hoàn Dòng Máu - Sidney Sheldon

CHƯƠNG 21
Không một ai khác có thể nhận thức rõ hơn Elizabeth về trách nhiệm to lớn mà nàng phải gánh vác. Nàng còn điều hành tập đoàn thì công ăn việc làm của hàng nghìn người còn phụ thuộc vào nàng.
Nàng cần sự giúp đỡ nhưng nàng lại không biết mình có thể tin tưởng vào ai. Alec, Rhys và Ivo là những người nàng muốn tin cậy nhất, nhưng nàng vẫn chưa sẵn sàng. Còn quá sớm. Nàng cho gọi Kate Erling.
- Vâng, thưa cô Roffe.
Elizabeth do dự, tự hỏi nên bắt đầu thế nào đây.
Kate Erling đã làm việc cho bố nàng nhiều năm nay. Bà ta nhất định phải có cảm giác về những khuynh hướng ngầm chảy bên dưới bề mặt yên tĩnh dễ gây lầm lẫn. Bà ta sẽ biết rõ về những hoạt động bên trong của tập đoàn, về cảm giác của Sam Roffe, những kế hoạch của ông. Kate Erling sẽ là một đồng minh vững chắc.
Elizabeth nói:
- Bố tôi đang giữ một bản báo cáo mật dành riêng cho ông, Kate. Bà có biết gì về chuyện đó không?
Kate Erling cau mày, tập trung suy nghĩ, rồi lắc đầu;
- Ông ấy không nói gì về ch.uyện ấy với tôi, thưa cô Roffe. - Elizabeth cố thăm dò cách khác. - Nếu như bố tôi muốn làm một cuộc điều tra mật, thì ông sẽ nhờ ai thực hiện?
Lần nầy là câu trả lời không do dự.
- Ban an ninh của chúng ta.
Nơi cuối cùng Sam nhờ đến.
- Cám ơn. - Elizabeth nói.
Nàng không thể nói với ai được nữa.
o O o
Trên bàn là bản báo cáo tình hình tài chính hiện tại Elizabeth càng đọc càng mất tinh thần, và nàng cho mời kiểm soát viên của tập đoàn vào. Tên ông ta là Wilton Kraus. Ông ta trông trẻ hơn Elizabeth tưởng. Sáng sủa, năng nổ, một chút gì tự cao. Tốt nghiệp trường Wharton, nàng quả quyết, hoặc có thể là Harvard.
Elizabeth không nói dông dài.
- Làm thế nào mà một tập đoàn như Roffe và các con lại rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính?
Kraus nhìn nàng và nhún vai. Ông ta hoàn toàn không quen báo cáo với đàn bà. Ông ta nhún nhường nói:
- Vâng, nói ra thì rất là rắc rối…
- Chúng ta hãy bắt đầu từ thực tế! - Elizabeth nói cộc lốc - Rằng cho tới hai năm trước đây Roffe và các con vẫn hoạt động bằng nguồn tài chính riêng của tập đoàn.
Nàng thấy gương mặt ông ta thay đổi, và cố gắng điều chỉnh.
- Vâng… vâng, thưa cô.
- Vậy tại sao bây giờ lại nợ ngân hàng nhiều như vậy?
Ông ta nuốt khan rồi trả lời:
- Vài năm trước, chúng ta đã có thời kỳ mở rộng một cách bất thường. Bố cô và các uỷ viên hội đồng quản trị cảm thấy việc khai thác tiềm năng bằng cách vay ngân hàng các khoản nợ ngắn hạn là tốt hơn cả. Chúng ta hiện nay còn giữ bản cam kết với nhiều ngân hàng đã vay tiền, số tiền là sáu trăm năm mươi triệu đô la. Một số món nợ trong đến nay đã đến hạn.
- Quá hạn, - Elizabeth sửa chữa lại.
- Vâng, thưa cô. Quá hạn.
- Chúng ta trả lãi suất ban đầu cộng thêm một phần trăm và tiền phạt. Tại sao chúng ta không trả dứt các món nợ quá hạn và giảm bớt số nợ ở những chỗ khác?
Ông ta đã không còn thấy ngạc nhiên nữa.
- Bởi vì e hèm… qua các sự việc không may xảy ra gần đây, lượng tiền mặt của tập đoàn đã bị hao hụt nhiều hơn dự tính. Trong các trường hợp bình thường thì chúng ta sẽ xin gia hạn trả nợ. Tuy nhiên, với các vấn đề hiện tại chúng ta, việc giải quyết các tranh chấp, các thí nghiệm thất bại, và… - Giọng ông ta nhỏ dần.
Elizabeth ngồi đó, ngắm nhìn ông ta, tự hỏi ông ta là người của phe nào. Nàng nhìn xuống bảng cân đối thu chi lần nữa, cố tìm ra đâu là điểm sai trái.
Nó chỉ ra một sự tụt dốc rõ nét trong ba quý vừa qua, chủ yếu là vì các khoản tiền lớn trả cho các vụ kiện cáo được liệt kê trong cột "Chi tiêu đặc biệt, không định kỳ". Nàng hình dung ra vụ nổ ở Chili, đám mây các chất hoá học độc hại bao trùm cả bầu trời. Nàng có thể nghe thấy tiếng gào thét của các nạn nhân. Mười hai người chết. Hàng trăm người khác phải vào bệnh viện. Và cuối cùng tất cả nỗi đau và sự khổ sở của con người đều được quy ra tiền, trong cột "Chi tiêu đặc biệt" (không định kỳ).
Nàng ngước lên nhìn Wilton Kraus.
- Theo bản báo cáo của ông, ông Kraus, các vấn đề của chúng ta chỉ có tính tạm thời. Chúng ta là Roffe và các con. Chúng ta là mối nguy hiểm số một cho các ngân hàng trên thế giới!
Đến lượt ông ta quay sang nhìn nàng. Sự kiêu kỳ đã biến mất, thay vào đó là sự cảnh giác.
- Cô nên hiểu rằng, cô Roffe, - ông ta bắt đầu thận trọng, - danh tiếng của một tập đoàn dược phẩm cũng quan trọng như chính sản phẩm của nó.
Ai đã từng nói điều nầy với nàng? Bố nàng? Alec? Nàng nhớ lại. Rhys.
- Xin ông nói tiếp.
- Các vấn đề của chúng ta đã trở nên nổi tiếng. Thế giới kinh doanh là một khu rừng rậm. Nếu các đối thủ của cô nghi ngờ rằng cô đã bị thương, họ sẽ tiến đến giết cô. - ông ta lưỡng lự, rồi nói thêm. - Họ đang tiến đến để tiêu diệt chúng ta.
- Nói một cách khác, - Elizabeth trả lời, - các ngân hàng của các đối thủ của chúng ta và các ngân hàng của chúng ta cũng vậy.
Ông ta tặng cho nàng một nụ cười khen ngợi ngắn ngủi.
- Chính xác. Số tiền cho vay của các ngân hàng cũng chỉ có giới hạn. Nếu họ bị thuyết phục rằng A nguy hiểm hơn B…
- Và họ có nghĩ thế không?
Ông ta luồn ngón tay vào mái tóc, vẻ hồi hộp.
- Từ ngày bố cô qua đời, tôi có nghe được vài cú điện thoại của Herr Julius Badrutt. Ông ta lãnh đạo hệ thống ngân hàng mà chúng ta giao dịch.
- Herr Badrutt muốn gì? - Nàng biết được chuyện gì đang đến.
- Ông ta muốn biết ai sẽ là tân chủ tịch của Roffe và các con?
- Ông có biết ai là tân chủ tịch không? - Elizabeth hỏi.
- Không, thưa cô.
- Chính là tôi. - Nàng nhìn ông ta đang cố giấu đi vẻ sự ngạc nhiên. - Theo ông nghĩ thì chuyện gì sẽ xảy ra khi Herr Badrutt biết được tin nầy?
- Ông ta sẽ chĩa mũi nhọn vào chúng ta, - Wilton Kraus nói thẳng.
- Tôi sẽ nói chuyện với ông ta. - Elizabeth nói. Nàng ngả người vào lưng ghế và mỉm cười. - Ông dùng một tách cà phê nhé?
- Tại sao lại… cô thật tốt bụng. Vậy, cám ơn cô.
Elizabeth nhìn ông ta thư giãn. Ông ta có cảm giác rằng nàng đang thử mình và cảm thấy đã vượt qua được.
- Tôi muốn ông cho một lời khuyên, - Elizabeth nói. - Nếu ông ở vị trí của tôi, ông Kraus, ông sẽ làm gì?
Thái độ kiêu kỳ lập tức quay trở lại:
- Được. - ông ta tự tin nói, - vấn đề rất đơn giản. Roffe và các con có nhiều tài sản to lớn. Nếu chúng ta bán hạ giá một số lớn cổ phần ra ngoài, chúng ta có thể dễ dàng có đủ tiền để trả nợ ngân hàng.
Bây giờ thì nàng đã biết ông ta đứng về phía nào.
 
CHƯƠNG 22
HAMBURG
Thứ sáu mồng 1 tháng Mười, 2 giờ sáng
Gió từ ngoài biển thổi vào, bầu không khí của buổi sáng sớm thật lạnh lẽo và ẩm ướt. Trên các con phố của khu Reeperbahn ở Hamburg chật ních các du khách háo hức đi thử những thú vui bị cấm của thành phố tội lỗi. Reeperbahn cung cấp tất cả các mùi vị một cách vô tư. Rượu, ma tuý, gái điếm hoặc đĩ đực, tất cả đều sẵn sàng với mọi giá.
Những quán rượu có chủ là đàn bà thắp đèn loè loẹt trên các con phố chính, trong khi đó ở Grosse Freiheit đang biểu diễn các show thoát y dâm dật. Herbertstrasse, cách đó một dãy nhà, dành riêng cho người đi bộ, hai bên phố là các cô gái điếm ngồi thành hàng bên trong các cửa sổ nhà họ, phô phang mọi thứ trên cơ thể qua chiếc áo ngủ mỏng tang, bẩn thỉu không che giấu gì hết. Khu Reeperbahn là một cái chợ rộng lớn, một cửa hàng thịt người, nơi bạn có thể chọn bất kỳ xúc thịt nào mà bạn đủ tiền trả. Đối với người khắt khe thì đây là t.ình d.ục đơn giản, kiểu truyền giáo, còn đối với những người thích nhiều thứ thì nơi đây có quá đầy đủ các trò dâm ô đê tiện cho họ thưởng thức.
Ở khu Reeperbahn, bạn có thể mua một cô bé hoặc cậu bé mười hai tuổi, hoặc lên gi.ường với cả bà mẹ và cô con. Nếu sở thích của bạn hơi kỳ quặc, bạn có thể để bị đánh bằng roi cho đến khi đạt tới cực khoái.
Bạn cũng có thể tổ chức một cuộc truy hoan trong một phòng ngủ bốn bức tường là gương với nhiều cô gái và chàng trai tuỳ theo sức khoẻ của bạn. Khu Reeperbahn tự hào rằng nó có thể đáp ứng được tất cả mọi người. Những cô điếm trẻ mặc váy ngắn và áo khoác bó lượn lờ trên các vỉa hè, gạ gẫm đàn ông đàn bà và thậm chí cả các cặp trai gái đi qua.
Người quay phim chậm rãi bước dọc theo phố, là đối tượng cho cả tá gái điếm và các chàng trai đánh má hồng. Anh ta phớt lờ tất cả cho đến khi tới gần một cô gái tuổi không quá mười tám. Cô ta có mái tóc vàng óng. Cô ta đang đứng dựa lưng vào tường và nói chuyện với bạn. Cô ta quay sang người đàn ông đang tiến tới và mỉm cười.
- Anh có muốn một bữa tiệc không, anh yêu! Em và bạn em sẽ cho anh một màn đầy thú vị đấy!
Người đàn ông nhìn cô ta rồi nói:
- Chỉ mình em thôi.
Cô kia nhún vai và bỏ đi.
- Em tên là gì?
- Hildy.
- Em có muốn lên phim không, Hildy? - Người quay phim hỏi.
Cô gái trẻ nhìn anh ta bằng cặp mắt lạnh lùng.
- Lạy Chúa! Anh không định giở trò minh tinh Hollywood với em đấy chứ?
Anh ta mỉm cười trấn an.
- Không, không. Đây là lời đề nghị thành thật. Đó là phim s.ex. Anh quay cho một người bạn.
- Thế thì giá là năm trăm mác. Trả tiền trước.
- Tốt.
Cô ta lấy làm hối hận vì đã không đòi thêm. Được, cô ta sẽ tìm cách xin anh ta tiền thưởng.
- Em phải làm gì đây? - Hildy hỏi.
o O o
Hildy đang hồi hộp.
Cô ta trần truồng nằm dài trên gi.ường trong căn phòng ngủ nhỏ đồ đạc tồi tàn, nhìn ba người còn lại và nghĩ ngợi. Có cái gì không ổn ở đây. Bản năng của cô ta đã được mài dũa trên các đường phố Berlin, Munich và Hamburg. Cô ta đã học cách tin tưởng. Có cái gì đó ở những người nầy khiến cho cô ta không tin được. Cô ta muốn ra khỏi đây trước khi mọi chuyện bắt đầu nhưng họ đã trả trước cho cô năm trăm mác, và hứa cho cô ta thêm năm trăm mác nữa nếu cô ta làm tốt. Cô ta sẽ làm tốt. Cô ta là một tay chuyên nghiệp và tự hào về công việc của mình. Cô ta quay sang người đàn ông trên gi.ường, bên cạnh cô ta. Trông anh ta khoẻ mạnh và có vóc dáng dẹp, thân hình không có một sợi lông nào. Chỉ có bộ mặt khiến Hildy bận tâm. Anh ta quá già cho thể loại phim nầy. Nhưng vị khán giả ngồi yên trong góc mới làm Hildy bận tâm nhất. Người nầy mặc một chiếc áo khoác dài, đội một cái mũ lớn và đeo kính đen. Hildy thậm chí không biết được đây là đàn ông hay đàn bà. Cảm giác có vẻ không ổn. Hildy sờ dải băng đỏ buộc quanh cổ, tự hỏi tại sao họ lại bẳt cô ta đeo nó. Người quáy phim nói:
- Được rồi. Tất cả sẵn sàng. Diễn.
Tiếng máy quay kêu xè xè. Hildy đã được dặn trước phải làm gì. Người đàn ông nằm ngửa ra. Hildy bắt tay vào việc.
- Cô ta bắt đầu làm một vòng, đùng cặp môi và cái lưỡi điêu luyện bắt đầu từ tai người đàn ông xuống cổ, qua ngực, bụng và tiếp tục xuống dưới, giữa hai chân, rồi đùi, rồi các ngón chân, quan sát thái độ của anh ta. Rồi cô ta lại ngược lên trên, từ từ, nhẹ nhàng.
Người đàn ông bây giờ đã hoàn toàn cương lên, rắn như đá.
- Đi vào cô ta, - Tiếng người quay phim.
Người đàn ông leo lên người cô ta, và bắt đầu đi vào. Hildy đã quên hết nỗi sợ hãi ban đầu. Cảm giác thật tuyệt vời.
- Mạnh lên anh yêu! - Cô ta gào lên.
Người đàn ông đã hoàn toàn ở trong cô ta, và Hildy bắt đầu cử động cùng anh ta. Ở cuối căn phòng, vị khán giả chồm người về phía trước, theo dõi từng cử động. Cô gái trên gi.ường đã nhắm mắt lại.
- Cô ta đang làm hỏng mọi việc.
- Mắt cô ta! - Vị khán giả la lên.
Người đạo diễn nói to:
- Mở mắt ra?
Hildy giật mình mở mắt ra. Cô ta nhìn người đàn ông ở bên trên mình. Anh ta rất khoẻ - Đây là loại mà cô ta thích. Cứng rắn và mạnh mẽ. Anh ta chuyển động nhanh hơn và cô ta cũng bắt đầu nhanh lên.
Thông thường thì cô ta không đạt được cực khoái nếu không có cô bạn của mình. Với những khách hàng khác thì cô ta giả vờ và họ không thể nào nhận ra được sự khác biệt. Nhưng người quay phim đã cảnh cáo cô ta rằng nếu cô ta không đạt được cực khoái thì sẽ không được nhận tiền thưởng. Và bây giờ cô ta cố gắng thả lỏng đầu óc mà nghĩ đến những thứ đẹp đẽ sẽ mua bằng số tiền nầy, và cảm thấy bắt đầu lên đến tột đình.
- Mạnh lên! Mạnh lên! - Cô ta gào lên.
Thân hình cô ta quằn quại.
- Ah… - Cô ta hét lên.
Vỉ khán giả gật đầu và người quay phim nói to:
- Nào!
Đôi tay người đàn ông di chuyển về phía cổ cô gái. Những ngón tay to tướng của anh ta quấn quanh khí quản và siết chặt. Cô ta nhìn vào mắt anh ta và hiểu được mọi chuyện, lòng tràn ngập kinh hoàng. Cô ta cố hét to, nhưng đã không thể thở được nữa. Cô ta giẫy dụa điên cuồng để thoát ra, thân hình co giật trong kh.oái lạc, nhưng người đàn ông vẫn ghì chặt xuống. Không có lối thoát.
Vị khán giả chìm vào sự thích thú, nhìn vào cặp mắt cô gái đang giẫy chết, quan sát cô ta bị trừng phạt.
Thân hình cô gái giật mạnh một lần nữa rồi nằm im, bất động.
 
CHƯƠNG 23
ZURICH
Thứ hai, mồng 4 tháng Mười, 10 giờ sáng
Khi Elizabeth đến văn phòng, một phong bì dán ín ghi chữ "MẬT" - có đề tên nàng đã nằm ở trên bàn. Nàng mở nó ra. Ở bên trong là một bản báo cáo của phòng thí nghiệm hoá chất. Bên dưới ký tên "Emil Joeppli".
Bản báo cáo đầy những thuật ngữ chuyên môn và Elizabeth đọc nó mà chẳng hiểu gì hết. Rồi nàng đọc lại. Lại lần nữa. Lần sau chậm hơn lần trước. Cuối cùng thì nàng đã nắm bắt được ý nghĩa của nó, nàng nói với Kate:
- Một giờ nữa tôi sẽ quay lại, Và nàng đi tìm Emil Joeppli.
Đó là một người đàn ông khoảng ba mươi lăm tuổi, cao, mặt mũi gầy guộc đầy tàn nhang, có một cái đầu hói với lưa thưa vài sợi tóc đỏ. Ông ta bồn chồn một cách khó chịu, dường như là không quen tiếp khách trong căn phòng thí nghiệm nhỏ bé nầy.
- Tôi đã đọc báo cáo của ông, - Elizabeth nói, - Có nhiều vấn đề tôi chưa được rõ lắm. Tôi không biết ông có vui lòng giải thích cho tôi không?
Ngay lập tức, vẻ bồn chồn của Joeppli biến mất. Ông ta ngồi thẳng người lên, quả quyết và tự tin, bắt đầu nhanh nhẹn nói:
- Tôi đang làm thí nghiệm phương pháp vi phân ức chế nhanh các collagen bằng cách dùng các kỹ thuật ngăn chặn mucopolysaccharide và enzyme. Collagen, dĩ nhiên nó là protein cơ bản của tất cả các mô liên kết.
- Tất nhiên, - Elizabeth nói.
Nàng thậm chí còn không cố gắng tìm hiểu phần kỹ thuật mà Joeppli đang nói. Điều mà Elizabeth hiểu là công trình của ông ta đang làm có thể trì hoãn được bệnh lão hoá. Đó là một khái niệm hấp dẫn.
Nàng ngồi đó, yên lặng lắng nghe, nghĩ về ý nghĩa của công trình sẽ làm thay đổi cuộc sống của mọi người trên thế giới. Theo Joeppli, không có lý do gì mà con người không thể sống tới một trăm, hoặc một trăm năm mươi, hoặc hai trăm tuổi cả.
- Thậm chí cũng không cần đến một mũi tiêm nào! - Joeppli nói với Elizabeth. - Với công thức nầy, các thành phần thuốc có thể tổng hợp lại dưới dạng thuốc viên hoặc con nhộng.
Các khả năng đưa ra thật là một đòn choáng váng. Ý nghĩa của nó không kém gì một cuộc cách mạng xã hội. Hàng tỉ đô la sẽ thuộc về Roffe và các con.
Họ sẽ tự chế tạo nó, hoặc cấp giấy phép cho công ty khác sản xuất nó. Sẽ không có người nào quá năm mươi tuổi lại không uống một viên để giữ cho cơ thể sự trẻ trung. Elizabeth khó giấu được sự kích động của nàng.
- Ông đã nghiên cứu nó bao lâu rồi?
- Như đã viết trong báo cáo, tôi đã làm thí nghiệm nầy trên thú vật suốt bốn năm qua. Tất cả các kết quả hiện nay đều rất khả quan. Đã sẵn sàng để làm thí nghiệm trên cơ thể người.
Nàng thích sự nhiệt tình của ông ta.
- Còn ai khác biết việc nầy không? - Elizabeth hỏi.
- Bố của cô. Đây là công trình "Hồ Sơ Đỏ". Tối mật. Điều đó có nghĩa là tôi chỉ báo cáo lên cho chủ tịch tập đoàn và một thành viên hội đồng quản trị mà thôi.
Bỗng nhiên Elizabeth thấy ớn lạnh.
- Thành viên nào?
- Ông Walther Gassner.
Elizabeth ngồi yên một lát. - Kể từ lúc nầy, - nàng nói, - Tôi muốn ông báo cáo trực tiếp cho tôi. Và chỉ mình tôi thôi.
Joeppli ngạc nhiên nhìn nàng.
- Vâng, cô Roffe.
- Bao lâu nữa thì chúng ta có thể tung sản phẩm nầy ra thị trường?
- Nếu mọi việc tiến triển tốt đẹp, thì khoảng mười tám đến hai mươi tư tháng nữa kể từ hôm nay.
- Tốt. Nếu ông cần bất cứ điều gì, tiền, trợ giúp, thiết bị… cứ cho tôi biết. Tôi muốn ông tiến hành càng nhanh càng tốt.
- Vâng, thưa cô.
Elizabeth đứng dậỳ, và ngay lập tức Emil nhảy dựng lên.
- Rất vui vì đã được gặp cô. - Ông ta mỉm cười, và bẽn lẽn nói thêm, - Tôi rất thích bố cô.
- Cám ơn. - Elizabeth nói.
Sam đã biết công trình nầy phải chăng đây là một lý do nữa để ông từ chối bán cổ phần.
Ra đến cửa Emil Joeppli quay sang Elizabeth.
- Nó sẽ có hiệu quả tốt với con người?
- Đúng. - Nàng trả lời. - Dĩ nhiên là như thế.
Nó phải như thế.
o O o
- Xử lý một dự án Hồ Sơ Đỏ như thế nào? - Kate Erling hỏi lại.
- Từ lúc bắt đầu.
- Vâng. Như cô biết, chúng ta có hàng trăm sản phẩm mới đang ở các cấp độ thí nghiệm khác nhau. Chúng…
- Ai cho phép chúng?
- Dựa theo số tiền, các cấp quản lý khác nhau sẽ có quyền giải quyết. - Kate Erling nói.
- Số tiền là bao nhiêu?
- Năm mươi nghìn đô la.
- Hơn thế thì sao?
- Thì phải được hội đồng quản trị thông qua. Dĩ nhiên, một công trình chưa được liệt vào loại Hồ Sơ Đỏ khi chưa vượt quá các thử nghiệm ban đầu.
- Bà muốn nói đến khi nó có khả năng thành công? - Elizabeth hỏi.
- Đúng vậy.
- Nó được bảo vệ thế nào?
- Nếu đó là một công trình quan trọng, tất cả công việc sẽ được chuyển tới một trong những phòng thí nghiệm có hệ thống an ninh cao cấp của chúng ta. Và toàn bộ giấy tờ sẽ được chuyển từ các hồ sơ thông thường sang các Hồ Sơ Đỏ. Chỉ có ba người được phép sử dụng nó. Đó là nhà khoa học phụ trách công trình, chủ tịch tập đoàn và một thành viên trong hội đồng quản trị.
- Ai quyết định thành viên đó là ai? - Elizabeth hỏi.
- Bố cô đã chọn Walther Gassner.
Ngay khi vừa nói xong, Kate Erling đã nhận ra sai lầm của mình.
Hai người phụ nữ nhìn nhau và Elizabeth nói:
- Cám ơn, Kate. Thế là đủ rồi.
Elizabeth không nhắc gì đến công trình của Joeppli.
Nhưng Kate biết Elizabeth đang nói về vấn đề gì. Có hai khả năng xảy ra. Hoặc là Sam tin tưởng bà ta và đã cho bà ta biết về công trình của Joeppli, hoặc là bà ta đã tự tìm hiểu nó. Cho một người khác.
Đây là chuyện rất quan trọng, không cho phép bất cứ một sai lầm nào. Nàng sẽ tự kiểm tra. Và nàng phải nói chuyện với Walther Gassner. Nàng quay điện thoại rồi dừng lại. Có một cách tốt hơn.
Chiều tối hôm đó, Elizabeth đã có mặt trên chuyến bay thương mại đi Berlin.
o O o
Walther Gassner có vẻ hồi hộp.
Hai người ngồi tại một bàn nhỏ trong góc ở phòng ăn trên lầu của quán Papillon ở Kurfurstendamm. Mỗi khi Elizabeth đến Berlin, Walther vẫn luôn chèo kéo Elizabeth về nhà ông ăn tối cùng Anna và ông. Nhưng lần nầy thì chuyện đó không hề xảy ra. Ông đã đề nghị gặp mặt ở quán ăn nầy. Và không dẫn Anna đi cùng.
Walther Gassner vẫn còn vẻ bảnh bao, đẹp trai của một minh tinh màn bạc, nhưng làn da ông đã có những vết nhăn nheo. Sự căng thẳng hiện rõ trên mặt ông còn đôi tay thì không ngừng cử động. Hình như ông đang trong trạng thái căng thẳng dị thường.
Khi Elizabeth hỏi đến Anna, Walther có vẻ lấp liếm:
- Anna không được khoẻ. Cô ấy không thể đến được.
- Có nghiêm trọng lắm không?
- Không, không. Cô ấy sẽ khoẻ thôi. Cô ấy đang nghỉ ngơi ở nhà.
- Để cháu gọi điện cho cô ấy và…
- Tốt hơn là cháu không nên quấy rầy cô ấy.
Đó là một cuộc nói chuyện gượng gạo, hoàn toàn không giống Walther, người mà Elizabeth vẫn luôn nhận thấy cởi mở và thân thuộc.
Nàng nói đến vấn đề của Emil Joeppli.
- Điều chúng ta cần là ông ta phải tiến hành một cách nhanh chóng. - Elizabeth nói.
Walther gật đầu.
- Nó sẽ vĩ đại đấy.
- Cháu đã bảo ông ấy không cần báo cáo lại cho chú nữa, - Elizabeth nói với ông.
Đôi tay Walther bỗng nhiên dừng lại. Nó như một tiếng quát. Ông nhìn Elizabeth và hỏi:
- Sao cháu lại làm thế?
- Hoàn toàn không quan hệ đến chú, Walther. Cháu sẽ làm y hệt như vậy với các thành viên khác trong hội đồng quản trị. Đơn giản là cháu muốn giải quyết theo cách riêng của mình.
- Ông gật đầu. - Chú hiểu. - Nhưng đôi tay ông vẫn nằm im trên bàn. - Dĩ nhiên là cháu có quyền. - Ông cố gượng cười và Elizabeth thấy rõ sự gắng gượng của ông.
- Elizabeth, - ông nói, - Anna có một số cổ phần trong tập đoàn. Cô ấy không thể bán nó ra nếu cháu không cho phép. Chuyện nầy… chuyện nầy vô cùng hệ trọng. Chú…
- Cháu xin lỗi, chú Walther. Cháu không thể để cổ phần bị bán ra ngoài vào lúc nầy được.
Đôi tay của ông lại bắt đầu cử động.
 
CHƯƠNG 24
Herr Julius Badrutt là một người đàn ông gầy gò, khó đăm đăm, trông y hệt như con bọ ngựa trong bộ com lê đen.
Ông ta không khác gì một que củi, chân tay khẳng khiu, khuôn mặt khô khan không hoàn chỉnh. Ông ta ngồi ngay đó tại bàn họp trong phòng hội đồng quản trị của Roffe và các con, đối diện với Elizabeth. Cùng với ông ta là năm giám đốc ngân hàng khác. Tất cả đều mặc com lê với gi-lê, sơ-mi trắng và cà vạt màu sẫm. Elizabeth nghĩ, họ ít khi xuất hiện với kiểu đồng phục thế nầy. Nhìn qua những đôi mắt lạnh lẽo, dửng dưng xung quanh bàn, lòng Elizabeth tràn ngập lo lắng. Trước khi cuộc họp bắt đầu, Kate đã mang vào một khay cà phê và bánh ngọt ngon lành.
Đám đàn ông đều đã từ chối. Cũng như họ đã từ chối lời mời đến ăn trưa của Elizabeth. Nàng tin chắc rằng đây là dấu hiệu xấu. Họ đến đây để lấy lại số tiền của họ.
Elizabeth nói:
- Đầu tiên, tôi muốn được cám ơn tất cả các vị vì đã quá bộ đến đây ngày hôm nay.
Có nhiều tiếng đáp khẽ, lịch sự nhưng không rõ ràng.
Nàng hít một hơi thở dài.
- Tôi mời các vị đến đây là để thảo luận về chuyện gia hạn các khoản nợ mà Roffe và các con đã vay của các vị.
Julius Badrutt lắc nhẹ đầu.
- Tôi xin lỗi, cô Roffe. Chúng tôi đã thông báo…
- Tôi chưa nói xong, - Elizabeth nói tiếp. Nàng liếc quanh căn phòng. - Nếu như tôi là các vị, thưa các vị, tôi sẽ từ chối.
Họ nhìn nàng sau đó bối rối nhìn nhau.
Elizabeth tiếp tục.
- Nếu quý vị quan tâm đến các khoản nợ khi bố tôi điều hành tập đoàn nầy - và ông là một nhà kinh doanh tài giỏi, tại sao quý vị lại gia hạn cho một phụ nữ không chút kinh nghiệm kinh doanh nào?
Julius Badrutt lạnh lùng nói:
- Tôi nghĩ cô đã tự trả lời câu hỏi của cô, cô Roffe. Chúng tôi không có ý định…
Elizabeth nói:
- Tôi vẫn chưa nói xong.
Họ quan sát nàng với độ cảnh giác cao hơn. Nàng cũng nhìn lại họ, tin chắc rằng mình đã gây được sự chú ý của họ. Họ là các chủ ngân hàng Thuỵ Sĩ được kính phục, tôn trọng và ghen ghét bởi các đồng nghiệp cỡ nhỏ trong phần còn lại của thế giới tài chính. Họ nhô người về phía trước, chăm chú lắng nghe, thái độ nóng nảy khó chịu được thay thế bằng sự tò mò.
- Các vị đều đã biết Roffe và các con từ rất lâu rồi. - Elizabeth tiếp tục. - Tôi chắc rằng đa số các vị biết bố tôi và, nếu có, các vị nhất định phải kính trọng bố tôi.
Vài người gật đầu đồng ý.
- Tôi cho rằng, - Elizabeth nói tiếp, - các vị đây đã nghẹn cả bữa cà phê sáng khi biết rằng tôi thay thế vị trí của bố tôi.
Một người mỉm cười, rồi cười to và nói:
- Cô nói khá đúng đấy, cô Roffe. Tôi không muốn tỏ vẻ thiếu lịch sự, nhưng tôi nghĩ tôi đang nói chuyện với các đồng nghiệp về chuyện đó - cô dùng từ gì nhỉ? "Chúng tôi đã nghẹn cả bữa cà phê sáng".
Elizabeth khéo léo mỉm cười.
- Tôi không trách các vị. Tôi tin rằng tôi cũng sẽ có phản ứng y hệt như vậy.
Một giám đốc khác nói:
- Tôi rất tò mò, cô Roffe. Bởi vì tất cả chúng tôi đều đồng ý với kết quả của buổi họp nầy, - ông ta dang tay ra rất điệu bộ, - vậy thì tại sao chúng ta còn ở đây.
- Các vị ở đây - Elizabeth nói, - bởi vì trong căn phòng nầy là những giám đốc ngân hàng lớn nhất thế giới. Tôi không thể tin rằng các vị lại thành công qua việc nhìn mọi thứ qua vài đồng đô la, vài đồng xu lẻ. Nếu điều đó là sự thật, thì bất cứ một nhân viên kế toán nào cũng có thể điều hành việc làm ăn cho các vị. Tôi tin chắc rằng còn rất nhiều việc đáng làm hơn thế.
- Dĩ nhiên là như vậy, - một người khác lẩm bẩm, - nhưng chúng tôi là dân kinh doanh, cô Roffe, và…
- Và Roffe và các con cũng là tổ chức kinh doanh. Và còn là kinh doanh lớn. Tôi đã không biết được nó lớn đến đâu cho đến khi ngồi vào chiếc ghế của bố tôi. Tôi không hình dung nổi có bao nhiêu người đã được tập đoàn cứu trên toàn thế giới nầy. Hoặc những cống hiến vĩ đại của chúng tôi cho ngành dược học. Hay cuộc sống của bao nhiêu ngàn người đã dựa vào tập đoàn.
- Nếu…
Julius Badrutt ngắt lời.
- Tất cả đều rất đáng khen, nhưng dường như chúng ta đã đi chệch vấn đề. Tôi biết rằng cô đã được khuyên nên giải phóng bớt cổ phần của tập đoàn, cô sẽ có thừa tiền để trả nợ cho chúng tôi.
Sai lầm đầu tiên của ông ta. Elizabeth nghĩ.
- Tôi biết rằng cô đã được khuyên. Lời khuyên được đưa ra trong buổi họp riêng của hội đồng quản trị, nơi mọi thứ đều được bảo mật. Ai đó có mặt trong buổi họp đã tiết lộ. Ai đó đang gây sức ép với nàng. Nàng quyết phải tìm ra người đó, nhưng đó là chuyện sau.
- Tôi muốn hỏi ông một câu, - Elizabeth nói. - Nếu số nợ của ông được thanh toán liệu ông có quan tâm đến xuất xứ của số tiền không?
Julius Badrutt nhìn nàng, đầu óc quay cuồng quanh câu hỏi, cố tìm ra một cái bẫy. Cuối cùng ông ta nói:
- Không. Miễn là chúng tôi nhận được đủ số tiền.
Elizabeth nghiêng người về phía trước và nói bằng giọng nghiêm trang, - vậy thì không có gì đáng quan tâm nếu các vị được trả nợ bằng tiền bán cổ phần hay từ nguồn tài chính riêng của tập đoàn. Tất cả các vị đều biết rằng Roffe và các con vẫn không ngừng hoạt động. Hôm nay. Ngày mai. Mãi mãi. Tôi chỉ yêu cầu gia hạn thêm một thời gian ngắn.
Julius Badrutt chép cặp môi khô khốc và nói:
- Tin tôi đi cô Roffe. Chúng tôi đã thông cảm lắm rồi. Chúng tôi hiểu được tình cảnh căng thẳng khủng khiếp mà cô vừa trải qua, nhưng chúng tôi không thể…
- Ba tháng, - Elizabeth nói. - Chín mươi ngày. Các vị sẽ nhận thâm một khoản tiền phạt, dĩ nhiên.
Không khí xung quanh bàn chợt im lặng. Nhưng đó là sự im lặng từ chối. Elizabeth có thể trông thấy những gương mặt lạnh lùng, chống đối. Nàng quyết định lật con bài cuối cùng.
- Tôi… tôi không biết có nên tiết lộ chuyện nầy không, - nàng nói với vẻ do dự thận trọng, - và tôi mong quý vị giữ bí mật cho. - Nàng nhìn quanh và thấy mình đã thu hút được sự quan tâm của họ. - Roffe và các con sắp tung ra một phát minh làm nổ tung toàn bộ ngành công nghiệp dược phẩm. - Nàng dừng lại để làm tăng thêm sự hồi hộp. - Tập đoàn đang chuẩn bị đưa ra một sản phẩm mà doanh thu sẽ vượt xa tất cả các loại sản phẩm khác hiện đang có mặt trên thị trường.
Nàng cảm thấy bầu không khí thay đổi.
Julius Badrutt là người đầu tiên cắn câu.
- L…oại… gì?
Elizabeth lắc đầu.
- Tôi xin lỗi, Herr Badrutt. Tôi chưa thể nói nhiều hơn thế. Tôi chỉ có thể nói với ông rằng đó sẽ là phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử ngành kinh doanh dược phẩm. Nó đòi hỏi một sự phát triển mạnh mẽ với các khả năng hoạt động của chúng tôi. Chúng tôi sẽ phải tăng chúng lên gấp đôi, thậm chí gấp ba. Tất nhiên, chúng tôi sẽ phải tìm thêm nguồn tài chính mới trên quy mô lớn.
Các vị giám đốc nhìn nhau, im lặng trao đổi. Herr Badrutt lên tiếng đầu tiên.
- Nếu chúng tôi cho cô chín mươi ngày, chúng tôi đương nhiên sẽ là những ngân hàng đầu tiên mà Roffe và các con giao dịch sau nầy.
- Đương nhiên.
Lại những ánh mắt trao đổi đầy ý nghĩa nữa. Như tiếng trông trong rừng rậm vậy, Elizabeth nghĩ.
- Trong lúc chờ đợi, - Herr Badrutt nói, - chúng tôi cần cô cam kết rằng những khoản nợ sẽ được thanh toán đầy đủ vào cuối kỳ hạn chín mươi ngày.
- Vâng! - Herr Badrutt ngồi đó, nhìn vào khoảng không. Rồi ông ta nhìn Elizabeth, sau đó nhìn những người khác, và nhận được những dấu hiệu im lặng, - Về phần tôi, tôi sẵn sàng đồng ý. Tôi không nghĩ một khoảng thời gian trễ - với số tiền phạt - sẽ gây ra một thiệt hại gì.
Một trong số những người kia gật đầu.
- Nếu ông nghĩ chúng ta nên tiếp tục, Julius…
Và thế là xong. Elizabeth dựa vào lưng ghế, cố giấu đi cảm giác nhẹ nhõm đang dâng lên trong người.
Nàng đã có thêm chín mươi ngày.
Và nàng sẽ cần đến mỗi phút của quãng thời gian đó.
 
CHƯƠNG 25
Mọi việc như đang ở trung tâm cơn bão vậy.
Các thứ rầm rập qua bàn làm việc của Elizabeth từ hàng trăm phòng ban ở các tổng trụ sở, từ các nhà máy ở Zaire, các phòng thí nghiệm ở Greenland, các văn phòng ở Úc và Thái Lan, từ bốn phương trên trái đất. Đó là báo cáo về các sản phẩm mới, doanh thu, các dự án chiến lược, các chiến dịch quảng cáo, các chương trình thí nghiệm.
Phải quyết định về việc xây dựng các nhà máy mới, bán các nhà máy cũ, thu hoạch các công ty, thuê và sa thải các nhân viên. Elizabeth có cả một đội ngũ chuyên môn về mọi mặt của việc kinh doanh, nhưng nàng vẫn là người cuối cùng đưa ra quyết định. Như Sam đã từng làm. Bây giờ nàng mới biết ơn ba năm làm việc với bố. Nàng biết nhiều về tập đoàn hơn nàng tưởng, và cũng ít hơn nhiều so với đòi hỏi. Mỗi một phạm việc của nó đều rất kinh khủng. Elizabeth đã từng nghĩ nó như một vương quốc, nhưng thực ra nó là một loạt vương quốc, được điều hành bởi các phó vương, và văn phòng chủ tịch thì như chiếc ngai vàng. Mỗi người chú của nàng phụ trách lãnh thổ của riêng họ, nhưng họ cũng còn giám sát thêm nhưng khu vực khác ở nước ngoài nên họ phải thường xuyên đi công cán.
Elizabeth sớm hiểu rằng nàng có một vấn đề đặc biệt. Nàng là một người đàn bà trong thế giới của đàn ông và nàng khám phá ra chính điều đó đã tạo nên sự khác biệt. Nàng không bao giờ thật sự tin rằng đàn ông tán thành huyền thoại về sự kém cỏi của đàn bà nhưng nàng đã nhanh chóng hiểu rõ nó. Không một ai nói hoặc hành động công khai về điều đó nhưng Elizabeth phải hàng ngày đối diện với nó. Đó là thái độ xuất phát từ những định kiến lỗi thời và không thể tránh khỏi. Đàn ông không thích nhận lệnh từ đàn bà. Họ không bằng lòng với việc đàn bà nghi ngờ các nhận xét của họ, cố gắng hoàn thiện các ý kiến của họ. Sự thật rằng Elizabeth còn trẻ và xinh đẹp lại càng làm cho sự việc tồi tệ thêm. Họ cố tỏ cho nàng cảm thấy rằng nàng nên ở nhà, trên gi.ường hoặc trong bếp, và nàng phải để các vấn đề kinh doanh quan trọng lại cho đàn ông.
Hàng ngày Elizabeth lên lịch họp với các trưởng phòng ban khác nhau. Không phải tất cả đều tỏ ra chống đối. Một số muốn lợi dụng. Một cô gái xinh đẹp ngồi sau bàn chủ tịch sẽ là sự thách thức cho cái tôi của đàn ông. Thật dễ dàng đọc được ý nghĩ của họ: Nếu tôi có thể làm tình với cô ta thì sẽ khống chế được cô ta. Như cái cách thể hiện mình là người lớn của bọn con trai ở Sardinia.
Cánh đàn ông đều cố nhắm vào điểm yếu của Elizabeth. Họ nhắm vào đầu óc nàng, bởi vì cuối cùng thì đó cũng là nơi nàng dùng để khống chế họ. Họ đã đánh giá quá thấp trí thông minh của nàng và đó là sai lầm của họ.
Họ tính toán sai khả năng nắm giữ quyền lực của nàng và đó lại là một sai lầm nữa.
Họ nhận xét sai sức mạnh của nàng, và đây là sai lầm lớn nhất của họ. Nàng là người của dòng họ Roffe, với dòng máu của cụ tổ Samuel và bố nàng trong huyết quản, và nàng thừa hưởng luôn cả sự quyết đoán và tâm hồn của họ.
Trong lúc đám đàn ông bao quanh cố lợi dụng Elizabeth thì nàng đã lợi dụng lại được họ. Nàng nắm bắt kiến thức và kinh nghiệm, sự hiểu biết sâu sắc mà họ tích luỹ được, và nàng biến chúng thành của mình. Nàng để cho đám đàn ông nói chuyện, còn nàng thì lắng nghe. Nàng hỏi nhiều câu hỏi và nàng nhớ kỹ các câu trả lời.
Nàng học tập.
Mỗi đêm Elizabeth mang về nhà hai tập tài liệu dầy cộp, chứa đầy những báo cáo cần nghiên cứu. Đôi khi nàng làm việc đến tận bốn giờ sáng. Một buổi chiều một phóng viên đã chụp được bức ảnh Elizabeth đi ra khỏi nhà với người thư ký xách theo hai chiếc cặp hồ sơ. Bức ảnh xuất hiện trên báo ngày hôm sau. Tiêu đề có ghi: "Nữ thừa kế lao động"
Không lâu sau Elizabeth đã trở thành người nổi tiếng trên toàn thế giới. Câu chuyện về một cô gái trẻ đẹp thừa kế một tập đoàn trị giá hàng nhiều tỉ đô la và đang nắm quyền điều hành thật là hấp dẫn.
Báo giới vồ lấy cơ hội nầy. Elizabeth vừa dễ thương, thông minh lại vừa thực tế, một sự kết hợp hiếm có ở trong các nhân vật nổi tiếng. Nàng tự làm cho bản thân có giá trị với họ mỗi khi có thể, cố gắng xây dựng một hình ảnh tập đoàn đang bị tổn thương và họ đánh giá cao chuyện đó. Khi nàng không biết câu trả lời cho các câu hỏi của các phóng viên, nàng không e ngại nhấc điện thoại lên hỏi người khác. Các ông chú của nàng cứ một tuần một lần bay đến Zurich dự họp, và Elizabeth cố gắng gần họ càng lâu càng tốt. Nàng gặp bọn họ cùng lúc, và thỉnh thoảng lại gặp riêng. Nàng nói chuyện với họ, quan sát họ, cố tìm ra một manh mối khiến cho một người trong bọn họ đã để người vô tội chết trong một vụ nổ, bán bí mật cho các đối thủ cạnh tranh, và một người trong bọn họ đang định tiêu diệt Roffe và các con. Một trong các ông chú họ của nàng.
Ivo Palazzi với sự niềm nở hấp dẫn và sự quyến rũ.
Alec Nichols, một người thượng lưu đúng đắn, một người đàn ông lịch lãm, luôn sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi Elizabeth cần.
Charles Martel, một người bị chế ngự, luôn hoảng sợ. Một người luôn hoảng sợ sẽ trở nên nguy hiểm khi bị ép vào đường cùng.
Walther Gassner. Một chàng trai Đức chính cống. Bề ngoài đẹp đẽ và thân thiện. Ở bên trong ông như thế nào? Ông đã cưới Anna, một nữ thừa kế, già hơn mình đến mười ba tuổi. Ông cưới bà vì tình hay vì tiền?
Khi Elizabeth ở cùng họ, nàng quan sát, lắng nghe và thăm dò. Nàng nhắc đến vụ nổ ở Chili, theo dõi các phản ứng của họ, và nàng nói về những bằng sáng chế mà Roffe và các con để mất vào tay các công ty khác, rồi nàng thảo luận về các vụ kiện tụng của chính phủ đang đe dọa.
Nàng không thu hoạch được gì. Bất cứ đó là ai, hắn cũng quá thông mình để che giấu bản chất. Hắn sẽ phải sa bẫy. Elizabeth nhớ lại lời ghi chú của Sam trên bản báo cáo. Đặt bẫy tên khốn. Nàng sẽ phải tìm ra một cách.
o O o
Càng ngày Elizabeth càng thấy mình bị cuốn hút bởi các hoạt động nội bộ trong ngành kinh doanh dược phẩm.
Nhiều tin tức xấu đã được cố ý tung ra. Nếu có một báo cáo về một bệnh nhân chết vì thuốc của đối thủ thì chỉ trong nửa giờ sau đã có cả tá người gọi điện ở khắp nơi trên thế giới. "Nhân tiện, ông có nghe về vụ… "
Nhưng ngoài mặt các công ty lại tỏ ra tử tế với nhau. Các vị đứng đầu của vài tập đoàn lớn vẫn giữ những cuộc gặp mặt thân mật thường xuyên và Elizabeth có được mời một lần. Nàng là người đàn bà duy nhất hiện diện. Họ nói về các vấn đề chung.
Chủ tịch của một tập đoàn lớn, một tay đểu giả, tuổi trung niên, người đã theo đuổi Elizabeth cả buổi tối nói:
- Sự hạn chế của Chính phủ càng ngày càng vô lý. Nếu một thiên tài nào đó mà phát minh ra aspirin vào ngày mai thì sẽ không bao giờ được Chính phủ công nhận. - Và ông ta ném cho Elizabeth một nụ cười kẻ cả. - Và cô có biết rằng, thưa quý cô, aspirin đã có từ bao giờ không?
Quý cô trả lời:
- Từ bốn trăm năm trước Công nguyên, khi Hippocratec tìm thấy chất salicin trong vỏ cây liễu.
Ông ta nhìn sững nàng một lúc và nụ cười vụt tắt:
- Đúng vậy. - Rồi ông ta bỏ đi.
Tất cả những người đứng đầu các công ty đều đồng ý rằng một trong những vấn đề lớn nhất của họ là các đối thủ cạnh tranh, những nhà sản xuất chuyên ăn trộm công thức của các sản phẩm thành công, đổi tên và tung trở lại thị trường. Chuyện nầy khiến cho các công ty dược phẩm nổi tiếng mất hàng trăm triệu đô la một năm.
Ở Italia thậm chí còn không cần ăn cắp công thức.
- Italia là nước không có các quy định về việc bằng sáng chế bảo vệ các sản phẩm dược phấm mới, - một trong các uỷ viên nói với Elizabeth. - Chỉ cần hối lộ vài trăm ngàn lia ai cũng có thể mua công thức và sản xuất lại dưới tên khác. Chúng ta tốn hàng triệu đô la nghiên cứu - còn họ phỗng tay trên hết tất cả lợi nhuận!
- Chỉ ở Italia thôi sao? - Elizabeth nói.
- Italia và Tây Ban Nha là tệ nhất. Pháp và Tây Đức thì không đến nỗi. Anh và Mỹ là an toàn nhất.
Elizabeth nhìn những con người đạo mạo đó và tự hỏi có ai trong số họ dính vào những vụ ăn trộm bằng phát minh của Roffe và các con.
Dường như Elizabeth đã trải qua phần lớn thời gian trên máy bay. Nàng để hộ chiếu ở ngăn trên cùng trong bàn làm việc. Ít nhất một tuần lại có ba cú điện thoại điên rồ từ Cairo hoặc Goatemala hoặc Tôkyô và trong vòng vài giờ Elizabeth đã thấy mình ở trên máy bay cùng nửa tá nhân viên đi giải quyết một vụ khẩn cấp nào đó.
Nàng gặp các quản lý nhà máy và gia đình của họ ở các thành phố lớn như Bombay, những miền xa xôi như Puerto Vallarta, và Roffe và các con dần có được một triển vọng mới. Không còn những báo cáo, thống kê bâng quơ như trước nữa. Báo cáo ghi "Goatemala" bây giờ có nghĩa là Emil Nunoz và bà vợ béo vui tính và mười hai đứa con mà ông đang ở cùng, - Rio de Janeiro - là một buổi tối cùng Alessandro Duval với cô tình nhân trang nhã của ông ta.
Elizabeth vẫn thường xuyên liên lạc với Emil Joeppli.
Nàng luôn gọi điện cho ông bằng đường dây riêng, gọi ông ta tại ngôi nhà nhỏ của ông ta ở Aussersihl và các buổi tối.
Thậm chí qua điện thoại nàng cũng thận trọng.
- Mọi việc ra sao rồi?
- Chậm hơn hy vọng một chút, cô Roffe.
- Ông có cần gì không?
- Không. Chỉ cần thời gian thôi. Tôi gặp chút rắc rối nhưng tôi nghĩ mọi thứ đã được giải quyết.
- Tốt. Nếu ông cần gì cứ gọi cho tôi… bất cứ cái gì.
- Tôi sẽ gọi. Cám ơn, cô Roffe.
Elizabeth gác máy. Nàng nôn nóng muốn giục ông ta, bảo ông ta nhanh lên, vì nàng biết kỳ hạn với các ngân hàng đang hết. Nàng hết sức cần cái mà Emil Joeppli đang nghiên cứu nhưng tạo áp lực với ông ta không phải là cách tốt, và nàng tiếp tục tự kiềm chế bản thân. Elizabeth biết rằng thí nghiệm đó có thể không hoàn thành đúng vào thời hạn phải thanh toán dứt điểm các khoản nợ. Nhưng nàng đã có kế hoạch.
Nàng định để Julius Badrutt biết điều bí mật, dẫn ông ta vào phòng thí nghiệm và cho ông ta thấy chuyện gì đang xảy ra. Và các ngân hàng sẽ cho nàng mọi thời gian cần thiết.
Elizabeth thấy mình làm việc với Rhys Williamss càng ngày càng thân mật hơn, đôi khi đến tận đêm khuya. Họ thường làm việc chỉ có hai người, cùng ăn tối trong phòng ăn riêng của nàng ở trụ sở hoặc ở căn hộ thanh lịch nàng đã lấy. Đó là một căn nhà hiện đại ở Zurichberg, nhìn ra hồ Zurich, rộng rãi, thoáng mát và sáng sủa. Hơn bao giờ hết Elizabeth nhận rõ sự quyến rũ nhục dục mãnh liệt ở Rhys nhưng nếu anh có cảm thấy được sức hút của mình với nàng thì anh lập tức cẩn thận không để lộ ra. Anh luôn tỏ ra lịch sự và thân thiện. Avuncular (1) là từ xuất hiện trong đầu Elizabeth và đôi khi nó lại tạo ra một ấn tượng xấu. Nàng muốn dựa vào anh, tin cậy anh, nhưng nàng biết mình phải cẩn thận. Hơn một lần nàng thấy mình định kể cho Rhys nghe về những âm mưu ngầm phá hoại tập đoàn, nhưng có cái gì đó đã ngăn nàng lại. Nàng vẫn chưa sẵn sàng thảo luận vấn đề nầy với bất cứ ai. Cho đến khi nàng biết rõ hơn.
Elizabeth ngày một tự tin hơn. Trong một buổi họp về vấn đề bán hàng, họ bàn cãi về việc loại máy sấy tóc mới không được tiêu thụ mạnh trên thị trường. Elizabeth đã dùng thử và nàng biết nó tốt hơn các sản phẩm tương tự trên thị trường.
- Chúng ta đang nhận lại rất nhiều hàng bị các cửa hàng thuốc gửi trả về, - một trong các nhân viên bán hàng phàn nàn - Chỉ vì nó không phổ biến.
- Chúng ta cần tăng cường quảng cáo.
- Ngân sách quảng cáo của chúng ta đã quá giới hạn rồi, - Rhys phản đối. - Chúng ta phải tìm cách khác để tiếp cận thị trường!
Elizabeth nói:
- Hãy đưa nó ra khỏi các cửa hàng dược phẩm.
Tất cả nhìn nàng.
- Cái gì?
- Nó quá sẵn. - Nàng quay sang Rhys. - Tôi nghĩ chúng ta nên tiếp tục chiến dịch quảng cáo, nhưng chỉ bán nó ở các thẩm mỹ viện. Hãy làm cho nó trở nên riêng biệt, khó tìm. Đó mới là hình ảnh mà nó nên có.
Rhys nghĩ một lát rồi gật đầu và nói:
- Tôi đồng ý. Hãy thứ cách nầy xem.
Món hàng đã trở nên bán chạy không lâu sau đó.
Sau vụ đó, Rhys đã khen nàng:
- Em không chỉ có gương mặt đẹp, - anh vừa nói vừa cười vang.
Vậy là anh đang bắt đầu chú ý.
Chú thích
(1) Avuncular: như chú, bác, cậu
 
CHƯƠNG 26
LONDON
Thứ 6, mồng 2 tháng Mười một, 5 giờ chiều
Alec Nichols đang ở một mình trong câu lạc bộ tắm hơi thì cửa phòng bật mở và một người đàn ông bước vào căn phòng đầy hơi nước, một chiếc khăn lớn quấn quanh bụng. Hắn ngồi xuống chiếc ghế dài bằng gỗ, cạnh Alec.
- Nóng như trong hoả lò phải không, Sir Alec?
Alec quay sang. Đó là Jon Swinton.
- Làm sao ông vào được đây?
Swinton nháy mắt.
- Tôi nói là ông đang chờ tôi. - Hắn nhìn vào mắt Alec và hỏi, - Ông đang đợi tôi phải không, Sir Alec?
- Không. - Alec trả lời. - Tôi đã nói là tôi cần thêm thời gian.
Ông cũng nói với chúng tôi rằng cô cháu gái bé bỏng của ông sắp bán cổ phần ra ngoài, và ông sẽ trả lại tiền cho chúng tôi.
- Nó… nó đã đổi ý.
- À vậy thì tốt hơn ông nên đổi ý lại cho cô ta, phải không?
- Tôi đang cố. Đây là một vấn đề.
- Vấn đề là chúng tôi còn phải nghe bao nhiêu chuyện nhố nhăng của ông nữa. - Jon Swinton tiến lại gần hơn, đẩy Alec trượt theo chiếc ghế dài. - Chúng tôi không muốn thô bạo với ông vì có một người bạn trong Nghị viện như ông thì cũng rất là thú vị. Ông biết ý tôi rồi chứ? Nhưng dù sao thì cũng cần có giới hạn! - Hắn ta dựa vào Alec, và Alec lại trượt ra khỏi người hắn. - Chúng tôi đã cho ông một đặc ân. Bây giờ đã đến lúc ông trả cho chúng tôi. Ông phải giao một chuyến hàng dược phẩm cho chúng tôi.
- Không? Không thể được, - Alec nói, - Tôi không thể. Không có cách…
Alec bỗng nhận thấy mình đã bị dồn đến đầu chiếc ghế dài, cạnh cái thùng kim loại chứa đầy những hòn đá nóng bỏng.
- Cẩn thận. - Alec nói. - Tôi…
Swinton vồ lấy tay Alec và vặn chéo nó, dí vào lớp đá nóng. Alec có thể cảm thấy lớp lông tay mình bắt đầu cháy khét lẹt.
- Không.
Chỉ giây lát sau cánh tay của ông đã bị đè hẳn xuống lớp đá, ông đau đớn la lên và ngã xuống sàn.
Swinton đứng phía trên ông.
- Ông phải tìm ra cách. Chúng tôi sẽ liên lạc sau.
 
CHƯƠNG 27
BERLIN
Thứ bảy mồng 3 tháng Chín, 6 giờ chiều
Anna Roffe Gassner không biết mình còn có thể chịu đựng bao lâu nữa.
Bà đã trở thành tù nhân trong ngôi nhà của chính mình. Ngoại trừ người đàn bà đến lau chùi dọn dẹp vài giờ mỗi tuần, Anna và các con hoàn toàn cô độc, sống dưới quyền lực của Walther. Ông ta không còn giấu diếm sự căm ghét nữa. Anna đang ở trong phòng bọn trẻ và họ lắng nghe một trong những đĩa hát yêu thích nhất.
Walther xỏ vào.
- Tôi chán lắm rồi! - ông quát lên.
Và ông đập tan cái đĩa, trong khi bọn trẻ rúm ró lại vì sợ hãi.
Anna cố gắng xoa dịu ông.
- Em… em… xin lỗi, Walther. Em không biết là anh có nhà. Em có thể làm gì cho anh?
- Ông bước đến bên bà, cặp mắt toé lửa, và nói:
- Chúng ta sẽ tống bọn trẻ đi, Anna.
Ngay trước mặt chúng!
Ông đặt tay lên vai bà.
- Những gì xảy ra trong căn nhà nầy phải là bí mật của chúng ta. - Bí mật của chúng ta. Bí mật của chúng ta. Bí mật của chúng ta.
Bà cảm thấy những từ ngữ đó vang vọng trong đầu và đôi tay ông bắt đầu siết chặt cho đến khi bà không còn thở được nữa. Và bà xỉu đi.
o O o
Khi Anna tỉnh dậy, bà thấy mình đang nằm trên gi.ường. Các tấm màn cửa đều đã buông xuống. Bà nhìn chiếc đồng hồ ở cạnh gi.ường. Sáu giờ chiều. Ngôi nhà yên ắng quá. Ý nghĩ đầu tiên của bà là về các con và nỗi kinh hoàng tràn ngập trong người. Bà ra khỏi gi.ường bằng đôi chân lẩy bẩy và loạng choạng đi về phía cửa. Nó đã bị khoá ngoài. Bà áp tai vào cánh cửa, nghe ngóng. Nhẽ ra phải có tiếng các con. Nhẽ ra chúng phải đến gặp bà. Nếu như chúng có thể. Nếu như chúng còn sống.
Đôi chân bà run đến nỗi gần như không thể lết đến chỗ để điện thoại. Bà thầm cầu nguyện rồi cầm ống nghe lên. Bà nghe thấy tiếng tút dài quen thuộc trong máy. Bà lưỡng lự, lo sợ với ý nghĩ Walther sẽ làm gì mình nếu bị ông ta bắt gặp lần nữa. Anna bắt đầu quay số 110 mà không cho mình có cơ hội nghĩ ngợi.
Tay bà run quá nên quay nhầm số, và nhầm thêm lần nữa. Bà bắt đầu nức nở. Còn quá ít thời gian.
Cố gắng kìm chế cơn kích động đang tăng dần, bà thử lại lần nữa, các ngón tay cố gắng làm thật chậm rãi. Bà nghe thấy tiếng chuông, và kỳ diệu thay một giọng đàn ông vang lên, "Phòng cấp cứu sở cảnh sát".
Anna không nói nổi một tiếng.
- Phòng cấp cứu Sở cảnh sát đây. Tôi có thể giúp được gì?
- Vâng! - Tiếng nức nở bung ra. - Vâng, xin làm ơn… Tôi đang gặp nguy hiểm. Xin hãy cử người…
Walther chợt hiện ra trước mặt bà, giật ống nghe khỏi tay bà và đẩy mạnh bà lên gi.ường. Ông ta dập ống nghe xuống, thở mạnh, giật dây nối điện thoại ra rồi quay sang Anna.
- Các con, - bà thì thầm. - Anh đã làm gì các con?
Walther không trả lời.
o O o
Trung ương cục của Sở cảnh sát hình sự Berlin nằm ở số 2832 đường Keithstrasse trong một khu gồm toàn các căn hộ và văn phòng trông rất bình thường.
Số điện thoại khẩn cấp của phòng được trang bị một hệ thống giữ số tự động để cho tất cả các cuộc gọi đến đều không thể tự ngắt trừ khi đường dây được tổng đài nhả ra. Bằng cách nầy, tất cả các số điện thoại gọi đến đều bị lần ra, cho dù cuộc gọi có ngắn đến đâu đi chăng nữa. Đây là một thiết bị tinh vi và là niềm tự hào của cả phòng.
Năm phút sau cú điện của Anna Gassner, thanh tra Paul Lange bước vào văn phòng xếp, thiếu tá Wageman, tay cầm một chiếc cassette.
- Xin xếp hãy nghe đoạn nầy.
Thanh tra Lange bấm nút. Giọng đàn ông vang lên,
"Phòng cấp cứu Sở Cảnh sát. Tôi có thể giúp được gì?
Tiếp theo là giọng đàn bà, tràn ngập kinh hoàng.
- Vâng! Vâng, xin làm ơn? Tôi đang gặp nguy hiểm. Xin hãy cử người…
Rồi tiếng ngã, tiếng lạch xạch và tín hiệu vụt tắt".
Thiếu tá Wageman ngước nhìn thám tử Lange.
- Anh đã lần ra cú điện?
- Chúng ta đã biết nó được gọi từ đâu. - Thanh tra Lange thận trọng trả lời.
- Thế có vấn đề gì nữa? - Thiếu tá Wageman nóng nảy hỏi. - Bảo Trung ương cục cho xe đi điều tra.
- Tôi muốn xin phép xếp trước.
Thanh tra Lange đặt một mảnh giấy lên bàn, trước mặt ông thiếu tá.
- Mẹ kiếp! Thiếu tá Wageman nhìn sững anh ta. - Anh có chắc không?
- Có thưa thiếu tá.
Thiếu tá Wageman nhìn xuống mảnh giấy lần nữa.
Số điện thoại mang tên Gassner Walther. Giám đốc chi nhánh Đức của Roffe và các con, một trong những nhà công nghiệp khổng lồ của Đức.
Không cần bàn cãi về những sự quan hệ mật thiết. Chỉ có thằng ngốc mới không nhận ra. Chỉ một hành động sai thôi thì cả hai sẽ cùng phải lang thang trên phố tìm việc làm. Thiếu tá Wageman nghĩ một lúc rồi nói:
- Được. Cứ kiểm tra. Tôi muốn anh đích thân đến đó. Và phải hết sức cẩn thận. Anh hiểu chứ?
- Tôi hiểu, thưa thiếu tá.
o O o
Dinh cơ của Gassner ở Wannsee, một khu ngoại ô đặc biệt ở phía Tây nam Berlin. Thanh tra Lange đi theo đường Hohenzollrudamm xa hơn thay vì đi đường cao tốc, vì con đường nầy vắng vẻ hơn. Anh ta đi qua Chayalle, qua toà nhà của CIA náu mình sau hàng rào dây thép gai đến nửa dặm. Rồi anh ta đi qua Tổng hành dinh Quân đội Mỹ, rẽ phải vào con đường đã từng được nổi tiếng là con đường số 1, con đường dài nhất ở Đức, chạy từ miền Đông Phổ đến tận biên giới Bỉ. Bên phải anh ta là Brucke der Einheit, cầu Thống nhất, nơi điệp viên Abel đã được trao đổi viên phi công lái chiếc U-2 của Mỹ là Gary Power. Thanh tra Lange ngoặt xe rời khỏi đường cái vào khu đồi rậm rạp cây cối của Wannsee.
Những ngôi nhà ở đây đều đẹp đẽ, tráng lệ. Vào các chủ nhật, thỉnh thoảng thanh tra Lange cũng đưa vợ đến đây, chỉ để nhìn cảnh vật bên ngoài các ngôi nhà. Anh ta tìm thấy địa chỉ cần tìm và rẽ vào con đường dài dành cho xe hơi đến tận khu nhà của Gassner.
Khu dinh cơ tượng trưng cho một cái gì đó còn hơn cả tiền bạc: đó là quyền lực. Triều đại Roffe đã đủ lớn để lật đổ cả một chính phủ. Thiếu tá Wageman nói đúng: anh ta phải hết sức cẩn thận.
Thanh tra Lange lái xe tới cổng trước của căn nhà ba tầng bằng đá, ra khỏi xe, bỏ mũ và nhấn chuông cửa. Rồi đứng đợi. Sự im lặng nặng nề trong căn nhà khiến nó thật hoang vắng. Anh ta biết điều nầy là không thể. Bấm chuông lần nữa. Vẫn không có gì ngoài sự im lặng, yên tĩnh ngột ngạt. Anh ta đang tính toán xem có nên đi vòng ra đằng sau không thì bỗng dưng cánh cửa bật mở. Một người đàn bà đứng ở trong khung cửa. Bà ta tuổi trung niên, vẻ giản dị, mặc một chiếc áo ngủ nhầu nhĩ. Thanh tra Lange tưởng bà ta là quản gia. Anh ta nói ngay sự ngộ nhận của mình.
- Tôi muốn gặp bà Walther Gassner. Làm ơn thông báo tôi là thanh tra Lange.
- Tôi là bà Gassner, - người đàn bà trả lời.
Thanh tra Lange cố giấu sự ngạc nhiên. Bà ta hoàn toàn không như hình ảnh phu nhân của căn nhà nầy.
- Tôi… chúng tôi nhận được một cú điện tại trụ sở cảnh sát cách đây không lâu. - Anh ta bắt đầu.
Bà ta nhìn anh ta, vẻ mặt thờ ơ vô hồn. Thanh tra Lane cảm thấy mình đang cư xử không được hay lắm, nhưng anh không hiểu tại sao. Anh ta có cảm tưởng mình đang bỏ qua một điều gì đó thật quan trọng.
- Có phải bà đã gọi cú điện đó, bà Gassner? - Anh ta hỏi.
- Vâng, - bà ta trả lời. - Đó là một sự nhầm lẫn.
Có một sự lạnh lẽo mơ hồ nào đấy trong giọng nói của bà ta làm anh ta bối rối. Anh ta nhớ lại giọng nức nở hoảng loạn trong chiếc cassette nửa giờ trước.
- Để ghi vào biên bản, xin bà vui lòng cho biết bà đã nhầm lẫn ra sao?
Hầu như không thể nhận ra sự do dự của bà ta.
- Có tôi nghĩ ra một món nữ trang của tôi bị mất. Nhưng tôi đã tìm thấy nó.
- Số điện thoại khẩn cấp cho các vụ giết người, cưỡng hiếp, gây thương tích cho người khác. Phải hết sức cẩn thận.
- Tôi hiểu.
Thanh tra Lange lưỡng lự, muốn vào trong nhà, muốn tìm hiểu xem bà ta đang che giấu điều gì. Nhưng anh ta không thể nói hoặc làm gì khác hơn.
- Cám ơn bà Gassner. Xin lỗi vì đã quấy rầy bà.
Viên thanh tra đứng đó, thất vọng nhìn cánh cửa đóng lại trước mũi.
Đằng sau cánh cửa Anna quay lại.
Walther gật đầu và dịu dàng nói:
- Em làm rất tốt, Anna. Bây giờ thì chúng ta lên gác.
Ông ta quay người về phía cầu thang và Anna lôi ra một cái kéo được giấu trong những nếp áo, đâm mạnh vào lưng ông ta.
 
CHƯƠNG 28
ROME
Chủ nhật, mông 4 tháng Mười một. Buổi trưa
Đây quả là một ngày tuyệt vời, Ivo Palazzi nghĩ, cho việc đến thăm Villa d Este cùng Simonetta và ba đứa con gái xinh đẹp của họ. Khi đi bách bộ tay trong tay với vợ qua công viên Tivoli nổi tiếng, ngắm nhìn các con nô đùa phía trước, chạy từ vòi phun nước nầy sang vòi phun nước khác, ông vẩn vơ tự hỏi không biết Pirro Ligorio, người đã xây công viên nầy cho các chủ nhân của mình, những người thuộc dòng họ d Este, có bao giờ mơ tưởng nó sẽ đem lại niềm vui cho hàng triệu du khách tham quan. Villa d Este ở phía Đông bắc của Rome, cách một quãng đường ngắn, khuất cao trên khu đồi Sabine. Ivo vẫn thường đến đây nhưng lần nào cũng có cảm giác vui sướng đặc biệt khi đứng trên nơi cao nhất nhìn xuống hàng tá vòi phun nước phía dưới, mỗi cái đều được thiết kế một cách khéo léo, không cái nào giống cái nào.
Ivo từng dẫn Donatella và ba đứa con trai đến đây. Chúng đã yêu thích nơi nầy xiết bao. Ý nghĩ về chúng làm Ivo thấy buồn. Ông đã không được gặp mặt hoặc nói chuyện với Donatella kể từ buổi chiều khủng khiếp đó ở nhà cô ta.
Ông vẫn nhớ rõ mồn một những vết cào của cô ta đã để lại trên người ông. Ông biết rõ sự ăn năn mà cô ta phải trải qua, và cô ta phải mong nhớ ông như thế nào. Được, cứ để cho cô ta đau khổ một thời gian, cũng như ông đã từng đau khổ. Trong đầu, ông có thể nghe giọng nói của Donatella và cô ta đang nói "Nào. Lối nầy, các con".
Mọi thứ có vẻ rõ ràng, gần như là sự thật. Ông có thể nghe cô ta nói, "Nhanh lên, Francesco! " và Ivo quay lại, Donatella đang ở đằng sau ông, cùng ba đứa con trai của họ, mạnh mẽ tiến lại gần ông cùng Simonetta và ba đứa con gái: Ý nghĩ đầu tiên của Ivo là Donatella đã tình cờ đến đây, tại công viên Tivoli, nhưng ngay lập tức ông nhận ra vẻ mặt của cô ta và đã hiểu. Mụ điếm đang cố đưa hai gia đình lại với nhau, cố tiêu diệt ông? Ivo đối phó tình huống như một người điên.
Ông quát Simonetta:
- Anh có vài điều muốn cho em biết. Nhanh lên, tất cả mọi người.
Và ông dồn gia đình xuống những bậc thang đá dài và ngoằn ngoèo xuống khu dưới, xô đẩy các khách du lịch sang hai bên, mắt vẫn luôn cảnh giác liếc ra sau vai. Ở phía trên, Donatella và ba đứa con trai đang tiến tới bậc thang. Ivo biết rằng nếu bọn trẻ trông thấy ông là mọi việc sẽ hỏng bét. Chỉ cần một đứa gọi "Bố! " thôi là ông có thể bị nhấn chìm xuống các khe suối. Ông giục giã Simonetta và các con gái đi tiếp không cho họ có cơ hội dừng lại, không dám để cho họ đứng lại dù chỉ trong chốc lát.
- Chúng ta vội đi đâu thế nầy? - Simonetta thở gấp. - Có gì mà phải vội vàng thế?
- Đó là một sự bất ngờ. - Ivo vui vẻ nói. - Rồi em sẽ biết.
- Ông liều liếc ra đằng sau thêm một lần. Donatella và ba cậu con trai đã ở ngoài tầm mắt. Phía trước là cả một mê cung với một dãy thang đi lên và một dẫy khác đi xuống. Ivo chọn một cái đi lên.
- Nào, - ông gọi các cô con gái. - Ai lên đến đỉnh trước sẽ được nhận phần thưởng!
- Ivo! Em mệt quá rồi! - Simonetta ca cẩm. - Chúng ta sẽ nghỉ một lát được không?
Ông ngạc nhiên nhìn bà.
- Nghỉ? Như thế sẽ làm hỏng cả bất ngờ. Nhanh lên?
Ông cầm tay Simonetta và kéo bà lên các bậc thang dốc, ba cô con gái chạy trước. Ivo thấy mình cũng gần như nghẹt thở. Sẽ tốt cho bọn họ, ông chua chát nghĩ, nếu mình lên cơn đau tim và chết ngay tại đây. Mẹ kiếp đàn bà? Bạn không thể tin được vào bất kỳ ai trong số họ cả. Làm sao cô ta có thể cư xử như thế với mình? Cô ta say mê mình. Mình sẽ giết mụ điếm về tội nầy.
Ông có thể hình dung ra cảnh mình đang bóp cổ Donatella trên gi.ường. Cô ta không mặc gì ngoài chiếc váy ngủ mỏng tang. Ông xé toang nó ra và bắt đầu trèo lên người cô ta, còn cô ta thì gào thét xin tha thứ Ivo cảm thấy mình đang cương lên.
- Chúng ta dừng ở đây nhé? - Simonetta van nỉ.
- Không! Sắp đến nơi rồi.
Họ đã lên tới đỉnh lần nữa. Ivo lo lắng nhìn quanh. Donatella và các con không có ở đó.
- Anh đưa em và các con đi đâu vậy? - Simonetta hỏi.
- Rồi em sẽ biết, - Ivo nói trong cơn kích động. - Theo anh! - ông xô họ về phía lối ra.
Isabella, đứa con gái lớn nhất nói:
- Mình đi về hả bố? Mình vừa mới đến đây mà!
- Chúng ta sẽ đến chỗ khác đẹp hơn, - Ivo hổn hển.
Ông liếc nhìn về phía sau. Donatella và các con trai đã xuất hiện, đang trèo lên các bậc thang.
- Nhanh lên các con!
Một lát sau Ivo và một gia đình của ông đã rời khỏi cổng của Villa d Este, chạy về chiếc xe của họ ở quảng trường lớn.
- Em chưa bao giờ thấy anh như thế nầy cả. - Simonetta hổn hển nói.
- Anh cũng chưa bao giờ như thế nầy hết, - Ivo thành thực trả lời. Ông nổ máy xe trước khi các cánh cửa kịp đóng và cho xe lao ra khỏi bãi đỗ như ma đuổi.
- Ivo!
Ông đập khẽ vào tay Simonetta.
- Bây giờ anh muốn mọi người hãy nghỉ ngơi. Một bữa trưa thật đặc biệt, anh… anh sẽ đưa mọi người đi ăn ở Hasslee.
Họ ngồi ở khung cửa sổ nhìn xuống Spanish Steps với nhà thờ Saint-Peter ẩn hiện tuyệt vời đằng xa.
Simonetta và bọn trẻ đã có một bữa trưa tuyệt vời. Đồ ăn rất ngon miệng. Ivo thậm chí còn có thể ăn cả tấm giấy bồi. Đôi tay ông run đến nỗi không thể cầm chặt dao và nĩa. Mình không thể chịu đựng hơn thế nầy nữa, ông nghĩ. Mình không thể để cô ta phá hoại cuộc đời mình.
Bởi vì bây giờ ông không còn nghi ngờ gì về việc mà Donatella định làm. Trò chơi đã kết thúc. Trừ khi ông có thể tìm ra cách đưa cho Donatella số tiền mà cô ta yêu cầu.
- Ông phải có số tiền đó. Bất kể bằng cách nào.
 
CHƯƠNG 29
PARIS
Thứ hai, mồng 5 tháng Mười một, 6 giờ chiều
Vừa về đến nhà Charles đã biết ngay là mình gặp rắc rối. Hélène đang đợi ông, cùng với bà ta là Pierre Richaud, người thợ kim hoàn chuyên làm nhưng vật thế vào chỗ nữ trang mà ông đánh cắp. Charles đứng ở ngưỡng cửa, sững sờ.
- Vào đi, Charles, - Hélène nói. Giọng bà ta trầm xuống khiến cho ông thấy sợ hãi. - Em tin rằng anh và ông Richaud đây đã biết nhau.
Charles chỉ đứng nhìn, ông hiểu rằng bây giờ nói ra cái gì cũng không có lợi. Người thợ kim hoàn lúng túng cúi mặt xuống đất, rõ ràng là rất khó chịu.
- Ngồi xuống đi, Charles! Đó là một mệnh lệnh.
Charles ngồi xuống.
Hélène nói:
- Việc anh đang phải đương đầu, anh yêu của em, là một tội danh ăn trộm lớn. Anh đã lấy nữ trang của em và thay thế vào đó là các đồ giả, do ông Richaud làm.
Trong cơn kinh hoàng, Charles nhận thấy quần mình ướt sũng, điều chưa từng xảy ra từ khi ông còn là một đứa trẻ. Mặt mũi ông đỏ bừng. Ông chỉ muốn được rời khỏi phòng một lát để thay quần áo. Không, ông muốn trốn đi thật xa và không bao giờ quay lại.
Hélène biết tất cả. Việc bà ta phát hiện ra âm mưu của ông bằng cách nào đã không còn quan trọng.
Không có lối thoát và không có chuyện tha thứ. Việc Hélène khám phá ra ông đã lấy trộm nữ trang của bà ta cũng đã đủ kinh khủng rồi. Chờ cho đến khi bà ta biết được động cơ của ông. Chờ cho đến khi bà ta phát hiện ra ông đang lập kế hoạch sử dụng tiền để chạy trốn khỏi bà ta. Địa ngục chuẩn bị mang một ý nghĩa mới. Không ai hiểu Hélène bằng Charles. Bà ta là một kẻ dã man. Sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì. Bà ta sẽ huỷ diệt ông không cần một giây suy nghĩ, biến ông thành một gã lang thang, một người trong số những kẻ vô công rồi nghề ăn ngủ trên đường phố Paris trong bộ quần áo xác xơ. Cuộc đời ông bỗng nhiên trở thành một sự bực mình, một trận mưa phân.
- Anh thực sự nghĩ rằng mình sẽ trốn thoát với những thứ ngu xuẩn thế nầy sao? - Hélène hỏi.
Charles duy trì sự im lặng tội nghiệp. Ông có thể cảm thấy quần mình càng ướt hơn, nhưng ông không dám nhìn xuống.
- Em đã thuyết phục ông Richaud kể hết mọi sự thật.
Thuyết phục.
- Em đã có đầy đủ các bản sao hoá đơn về số tiền anh đã lấy của em. Em có thể cho anh vào tù ở hai mươi năm đấy. - Bà ta dừng lại, và nói thêm, - Nếu em chọn cách đó.
Những lời nói của bà ta chỉ làm Charles tăng thêm nỗi khiếp sợ. Kinh nghiệm đã dạy ông rằng Hélène rộng lượng chính là Hélène nguy hiểm. Charles sợ gặp ánh mắt của bà ta. Ông tự hỏi bà ta sẽ đòi hỏi thứ gì ở ông.
Một điều gì đó thật độc ác.
Hélène quay sang Pierre Richaud.
- Ông sẽ không nói điều gì với bất cứ ai cho đến khi tôi quyết định mình sẽ làm gì.
- Dĩ nhiên, bà Roffe - Martel, dĩ nhiên, dĩ nhiên. - Người đàn ông lắp bắp. Anh ta nhìn ra cửa với cặp mắt hy vọng. - Tôi có thể…
- Hélène gật đầu và Pierre Richaud hấp tấp bước ra.
Hélène nhìn anh ta đi, rồi quay lại ngắm nghía ông chồng mình. Bà ta có thể ngửi thấy nỗi sợ hãi của ông. Và còn một cái gì khác. Nước tiểu. Bà ta mỉm cười. Charles đã đái ra quần vì sợ. Bà đã dạy dỗ ông thật tốt. Hélène rất vừa lòng với Charles. Đó là một cuộc hôn nhân vừa ý. Bà ta đã biến đổi Charles rồi biến ông ta thành bộ hạ của mình. Những sáng kiến ông đưa ra cho Roffe và các con đều rất tuyệt, vì tất cả đều là của Hélène. Bà ta điều hành một phần nhỏ của Roffe và các con thông qua chồng mình, nhưng bây giờ như thế vẫn chưa đủ. Bà ta họ Roffe. Bản thân bà ta đã giàu có và những cuộc hôn nhân trước đó làm cho bà ta giàu có thêm. Nhưng bà ta không quan tâm đến tiền. Bà ta quan tâm đến quyền điều hành tập đoàn. Bà ta đã lập kế hoạch sử dụng số cổ phần của mình để mua thêm cổ phần, hòng dành lấy nhiều cổ phần hơn người khác. Bà ta đã sẵn sàng thảo luận chuyện nầy với họ. Đầu tiên, Sam là người ngăn cản bà ta còn bây giờ lại đến Elizabeth.
Nhưng Hélène không cho phép Elizabeth hay bất kỳ ai khác ngăn cản bà ta đạt được điều mà mình mong muốn. Charles sẽ làm điều đó giúp bà ta. Nếu có chuyện gì đó không ổn, ông sẽ là kẻ giơ đầu chịu báng.
Bây giờ, dĩ nhiên, ông phải bị trừng phạt vì vụ nổi loạn nhỏ nầy. Bà ta nhìn vào mặt ông và nói:
- Không ai dám ăn cắp của em, Charles. Không ai cả. Anh xong rồi! Trừ khi em quyết định cứu anh.
Ông ngồi đó, yên lặng, cầu mong bà ta chết đi, nhưng vẫn sợ hãi bà ta. Bà ta tiến lại chỗ ông ngồi, cặp đùi dí sát vào mặt ông.
Bà ta nói:
- Anh có muốn em cứu anh không, Charles?
- Có. - Ông trả lời, giọng khản lại. Bà ta đang cởi váy ra, cặp mắt độc ác, và ông nghĩ, - Ồ, Chúa ơi, không thể lúc nầy!
- Vậy thì hãy nghe em. Roffe và các con là tập đoàn của em. Em muốn số cổ phiếu điều hành.
Ông ngước nhìn bà ta, khổ sở nói, - Em biết là Elizabeth sẽ không bán mà.
Hélène cởi áo khoác cùng quần lót ra. Bà ta đứng đó trần truồng như một con thú, thân hình thon thả tuyệt đẹp hai đầu vú săn lại.
- Vậy thì anh phải làm chuyện gì đó cho nó chứ. Hay là ở hai mươi năm tới trong tù. Đừng lo. Em sẽ cho anh biết anh phải làm gì. Nhưng đầu tiên, đến đây, Charles!
 
CHƯƠNG 30
Vào lúc mười giờ sáng hôm sau, điện thoại riêng của Elizabeth réo chuông. Đó là Emil Joeppli. Nàng đã cho ông ta số để không ai phát hiện ra sự liên lạc của họ.
- Tôi không hiểu có gặp được cô không! - Ông ta nói. Giọng ông ta rất kích động.
- Mười lăm phút nữa tôi sẽ đến đó.
Kate Erling ngạc nhiên nhìn Elizabeth vừa mặc áo khoác vừa ra khỏi văn phòng.
- Cô có một cuộc hẹn vào lúc…
- Huỷ bỏ tất cả các cuộc hẹn trong vòng một tiếng nữa cho tôi, - Elizabeth nói, và bước đi.
Trong toà nhà Phát triển, người canh cửa kiểm tra thẻ của Elizabeth:
- Cánh cửa cuối cùng ở bên trái, cô Roffe.
Elizabeth thấy Joepli một mình trong phòng thí nghiệm. Ông ta hào hứng chào nàng.
- Đêm qua tôi vừa hoàn thành thí nghiệm cuối cùng. Nó hoạt động tốt. Các engyme hoàn toàn ngăn chặn quá trình lão hoá. Cô nhìn xem.
- Ông ta dẫn nàng tới một chuồng nhốt 4 con thỏ con hoạt bát, đầy sức sống. Bên cạnh đó là một chuồng nhốt bốn con thỏ khác, trầm hơn, trưởng thành hơn.
- Đây là thế hệ thứ năm trăm nhận engyme. - Joepli nói.
Elizabeth đứng trước chuồng thỏ.
- Trông chúng có vẻ mạnh khỏe.
- Đó là một phần của nhóm kiểm tra. - ông ta chỉ cái chuồng phía bên trái, - Chúng là các cá thể già hơn.
Elizabeth nhìn các con thỏ tràn đầy sức sống, nô đùa trong lồng như những con thỏ mới sinh yà nàng không thể tin nổi.
- Chúng sẽ sống lâu hơn các con kia ít nhất là ba lần, - Joepli nói với nàng.
Khi áp dụng tỉ lệ đó với con người, kết quả thật là lớn lao. Nàng không thể kiềm chế được cơn kích động.
- Bao… bao giờ ông mới bắt đầu thí nghiệm trên con người?
- Tôi đang hoàn tất các ghi chú cuối cùng. Sau đó là chỉ cần nhiều lắm là ba hoặc bốn tuần.
- Emil, đừng nói chuyện nầy với ai đấy. - Elizabeth nhắc nhở.
Emil Joeppli gật đầu.
- Tôi không nói đâu, cô Roffe. Tôi làm việc một mình. Tôi sẽ hết sức cẩn thận.
o O o
Cả buổi chiều hôm đó được dành cho cuộc họp của hội đồng quản trị và nó diễn ra tốt đẹp. Walther không đến. Charles lại đề cập đến chuyện bán cổ phần lần nữa nhưng Elizabeth đã cương quyết từ chối. Sau đó Ivo tỏ ra hết sức quyến rũ và Alec cũng vậy. Charles có vẻ căng thẳng khác thường. Elizabeth mong ước được biết lý do vì sao. Nàng mời bọn họ ở lại Zurich dùng bữa tối với nàng. Cố tự nhiên, Elizabeth nhắc đến các vấn đề được nêu ra trong báo cáo, quan sát một loạt phản ứng, nhưng nàng không nhận thấy một tín hiệu lo lắng hoặc có tội nào. Và tất cả các thành viên tham dự, ngoại trừ Walther đều ngồi vào bàn.
Rhys không có mặt trong cả buổi họp lẫn bữa tối:
- Tôi phải giải quyết một số việc gấp - anh nói vậy và Elizabeth tự hỏi không biết có phải là một cô gái không.
Elizabeth nhận thấy rằng mỗi khi Rhys ở lại làm việc đến khuya với nàng là anh lại phải huỷ bỏ một cuộc hẹn. Một lần, khi anh không thể đến gặp một cô gái đúng giờ, cô ta đã đến văn phòng. Cô ta là một cô gái tóc đỏ tuyệt vời, với thân hình khiến Elizabeth cảm thấy mình không khác gì một người đàn ông. Cô ta rất giận dữ vì bị anh cho "leo cây" và cô ta cũng không ngần ngại che giấu sự giận dữ của mình.
Rhys đã đưa cô ta ra thang máy rồi quay lại.
- Xin lỗi về chuyện đó, - anh nói.
Elizabeth không thể kiềm chế bản thân.
- Cô ấy thật quyến rũ, - nàng ngọt ngào nói. - Cô ấy làm gì vậy?
- Cô ấy là nhà phẫu thuật não, - Rhys nghiêm chỉnh trả lời và Elizabeth bật cười. Ngày hôm sau Elizabeth biết rằng cô ta đúng là một bác sĩ phẫu thuật não.
Còn nhiều người khác nữa và Elizabeth thấy mình khó chịu với tất cả bọn họ. Nàng ước ao mình có thể hiểu Rhys nhiều hơn. Nàng đã biết một Rhys Williams xã hội, nhưng nàng muốn biết một Rhys Williams riêng tư, cái tôi mà anh vẫn che giấu. Đã hơn một lần Elizabeth nghĩ, Rhys nên điều hành tập đoàn thay vì nhận các mệnh lệnh của nàng. Mình tự hỏi anh thật sự cảm thấy sao về điều đó?
Sau bữa tối hôm đó, khi các thành viên hội đồng quản trị đã đáp tàu hoả, máy bay về nhà, Rhys vào căn phòng của Elizabeth, nơi nàng đang làm việc cùng Kate.
- Anh nghĩ anh phải giúp em một tay, - Rhys nhẹ nhàng nói.
Anh không hề giải thích anh đã đi đâu. Tại sao lại phải đến đây? Elizabeth nghĩ. Anh không phải trình bày với mình.
Hai người cùng làm việc và thời gian trôi qua thật nhanh. Bây giờ Elizabeth ngắm nhìn Rhys và thấy anh lúc nào cũng chăm chú xem xét các giấy tờ, cặp mắt tinh anh và hoạt bát. Anh đã tìm ra trong một số chi tiết bị các luật sư bỏ quên trong vài hợp đồng quan trọng. Cuối cùng Rhys vươn vai, liếc nhìn đồng hồ đeo tay.
- Ồ! Đã quá nửa đêm rồi. Anh e rằng anh có một cuộc hẹn. Anh sẽ đến vào sáng sớm mai và hoàn thành việc kiểm tra các hợp đồng nầy.
Elizabeth thắc mắc liệu anh có hẹn với cô bác sĩ phẫu thuật não hay với một trong các cô khác của anh… Nàng ngăn mình lại. Việc Rhys làm gì trong đời tư là chuyện của riêng anh.
- Em xin lỗi, - Elizabeth nói. - Em không biết là đã quá muộn. Anh cứ đi đi. Kate và em sẽ đọc cho xong đống giấy tờ nầy.
Rhys gật đầu.
- Sáng mai sẽ gặp em. Chào Kate!
- Chào ông Williams.
Elizabeth nhìn Rhys đi khỏi rồi cố ép đầu óc mình quay trở lại với các bản hợp đồng. Nhưng chỉ một lát sau ý nghĩ của nàng lại hướng đến Rhys. Nàng háo hức muốn kể cho anh về sự tiến triển mà Emil Joeppli đang làm với loại thuốc mới, để chia sẻ niềm vui với anh, nhưng nàng đã ghìm mình lại. Sớm thôi, nàng tự nhủ.
Họ xong việc vào lúc một giờ sáng. Kate Erling nói:
- Còn vấn đề gì nữa không, cô Roffe?
- Không, tôi nghĩ xong cả rồi. Cám ơn, Kate. Ngày mai bà có thể đi muộn.
Elizabeth đứng lên, toàn thân tê cứng vì đã ngồi quá lâu.
- Cám ơn cô. Tôi sẽ cho đánh máy xong chiều mai.
- Vậy thì tốt quá.
Elizabeth lấy áo khoác và ví tiền, đợi Kate, rồi hai người cùng bước ra cửa. Họ cùng ra hành lang và hướng về phía chiếc thang máy tốc hành đã mở sẵn cửa. Họ bước vào trong. Khi Elizabeth định nhấn nút thì bỗng có tiếng điện thoại vang lên từ văn phòng.
- Để tôi trả lời cho, cô Roffe, - Kate Erling nói - Cô cứ xuống trước đi.
Bà ta bước ra khỏi thang máy.
Ở tầng một người bảo vệ ca đêm nhìn bảng điều khỉển thang máy thấy đèn đỏ bật sáng ở trên cao và bắt đầu đi xuống. Đó là đèn hiệu của thang máy riêng. Điều nầy có nghĩa cô Roffe đang đi xuống. Tài xế của nàng đang ngồi ở cái ghế trong góc, gà gật trong tờ báo.
- Cô chủ đang xuống, - người bảo vệ nói.
Người tài xế duỗi người ra và lười nhác đứng dậy.
Một hồi chuông báo động bất thần rung lên xé toang sự im lặng của hành lang phòng tiếp tân. Cặp mắt người bảo vệ quét nhanh về phía bảng điều khiển thang máy. Ánh đèn đỏ đang di chuyển nhanh dần lên, cho thấy thang máy đang tăng tốc. Hệ thống điều khiển đã ngừng hoạt động.
- Ồ Chúa ơi! - Người bảo vệ lắp bắp.
Anh ta chạy vội về phía bảng điện, mở tấm ngăn kéo mạnh chiếc cầu dao khẩn cấp cho hệ thống phanh an toàn hoạt động. Ánh đèn đỏ vẫn tiếp tục lao xuống.
Người tài xế cũng chạy vội về phía bảng điện. Anh ta thấy nét mặt của người bảo vệ.
- Chuyện gì…
- Tránh ra! - Người bảo vệ quát lên. - Nó sắp rơi xuống rồi!
Họ chạy khỏi dãy thang máy về phía bức tường xa nhất. Hành lang bắt đầu rung lên theo tốc độ của buồng thang máy trong đường thông và người bảo vệ nghĩ, "Đừng để cô ấy trong đó" và khi buồng thang lao qua hành lang, anh ta nghe thấy tiếng thét khủng khiếp ở bên trong.
Một khoảnh khắc sau, một tiếng ầm lớn vang lên và cả toà nhà giật lên như vừa trải qua một cơn động đất.
 
CHƯƠNG 31
Chánh thanh tra Otto Schmied thuộc Sở cảnh sát hình sự Zurich ngồi tại bàn làm việc, hít thở thật sâu theo kiểu Yoga, cố giữ bình tĩnh, cố kiềm chế cơn giận giữ tràn ngập trong lòng.
Thủ tục của cảnh sát có rất nhiều điều luật cơ bản, rõ ràng đến nỗi không ai nghĩ chúng cần được đưa vào sổ tay cảnh sát. Chúng rất đơn giản và được coi là hiển nhiên như ăn, ngủ, thở vậy. Ví dụ, khi một tai nạn xảy ra, điều đầu tiên một thanh tra phải làm là, đơn giản, rõ ràng, không cần viết lên bảng là đến khám xét hiện trường vụ án. Không còn gì cơ bản hơn thế.
Nhưng ngay trên bàn của Chánh thanh tra Otto Schmied là báo cáo của thám tử Max Hornung đã vi phạm tất cả những nguyên lý của thủ tục cảnh sát.
Nhẽ ra mình phải đoán trước được, ngài Chánh thanh tra chua chát nghĩ. Vậy thì tại sao mình phải ngạc nhiên?
Thám tử Hornung là con chim hải âu của thanh tra Schmied, là con thú đen của ông ta, - thanh tra Schmied là một người hâm mộ mãnh hệt Meville - là Moby Dick của ông. Ngài thanh tra hít một hơi thở sâu nữa và từ từ thở ra. Rồi, chỉ với chút ít bối rối, ông cầm báo cáo của thám tử Hornung lên và đọc lại nó từ đầu.
BÁO CÁO SĨ QUAN TRỰC
Thứ tư mồng 7 tháng 11
THỜI GIAN: 1: 15 sáng
NỘI DUNG: Báo cáo từ bảng điều khiển chính nơi xảy ra tai nạn tại toà nhà hành chính của Roffe và các con ở nhà máy Eichenbahn.
LOẠI TAI NẠN: Không rõ
NGUYÊN NHÂN TAI NẠN: Không rõ
SỐ NGƯỜI BỊ THƯƠNG HOẶC CHẾT: Không rõ
THỜI GIAN: 1: 27 sáng
NỘI DUNG: Thông báo thứ hai từ bảng điều khiển chính tại nơi xảy ra tai nạn ở Roffe và các con
LOẠI TAl NẠN: Thang máy rơi
NGUYÊN NHÂN TAl NẠN: Không rõ
SỐ NGƯỜI BỊ THƯƠNG HOẶC CHẾT: Một phụ nữ chết.
Tôi bắt đầu điều tra ngay lập tức. Vào lúc 1. 35 sáng tôi nhìn thấy tên người quản lý toà nhà hành chính của Roffe và các con và từ đó tôi biết được tên các kiến trúc sư trưởng của toà nhà.
2. 30 sáng. Tôi xác định được địa điểm của kiến trúc sư trưởng. Ông ta đang tổ chức lễ sinh nhật tại La Puce. Ông ta cho tôi tên của công ty đã lắp đặt thang máy trong toà nhà, Rudolf Schatz, A.
3. 15 sáng. Tôi gọi điện cho ông Rudolf Schatz tại nhà ông ta và yêu cầu ông ta ngay lập tức xác định các sơ đồ cho thang máy. Tôi cũng yêu cầu các chứng từ kế toán chính cùng với dự toán ban đầu, dự toán cuối cùng và chi phí cuối cùng, tôi cũng yêu cầu một bản kê hoàn chỉnh tất cả các loại vật liệu về cơ và điện đã được sử dụng.
Lúc nầy thanh tra Schmied có thể cảm thấy cơn co giật quen thuộc trên má trái. Ông hít vài hơi thở sâu rồi đọc tiếp:
6. 15 sáng. Các tài liệu yêu cầu được giao cho tôi ở Sở cảnh sát bởi vợ ông Schatz, sau khi kiểm tra các ngân sách lúc đầu và chi phí cuối cùng tôi rất thoả mãn rằng:
a) Không có các vật liệu kém bị thay thế trong quá trình chế tạo các thang máy
b) Vì danh tiếng của nhà sản xuất, giả thiết tai nạn xảy ra do nhân công có tay nghề kém bị loại bỏ
c) Các biện pháp an toàn trong thang máy đều rất thoả đáng
d) Vì thế kết luận của tôi là nguyên nhân thang máy rơi không phải là tai nạn.
(Ký tên) Max Hornung, CID
GHI CHÚ: Vì những cú điện thoại của tôi xảy ra giữa đêm khuya và lúc sáng sớm nên có thể ông sẽ phải nhận một hoặc hai lời phàn nàn từ một sô người mà tôi đã đánh thức.
Thanh tra Schmied giận dữ dằn bản báo cáo xuống bàn.
"Rất có thể! ", "Đã đánh thức! " - Ngài Chánh thanh tra cũng đã bị tấn công suốt buổi sáng bởi nửa tá viên chức của chính phủ Thuỵ Sĩ. Anh ta nghĩ anh ta đang điều hành cái gì đây? Cơ quan mật vụ sao? Làm sao anh ta dám đánh thức giám đốc một công ty xây dựng đáng kính và yêu cầu ông ta cung cấp tài liệu vào lúc nửa đêm? Làm sao anh ta dám nghi ngờ sự ngay thẳng của một công ty danh tiếng như Rudolf Schatz? Và còn nhiều, nhiều nữa.
Nhưng điều khó hiểu "điều kỳ lạ" là thám tử Max Hornung thậm chí còn không thèm xuất hiện ở hiện trường xảy ra tai nạn cho đến mười bốn tiếng sau khi nó đã được báo cáo? Lúc anh ta đến thì nạn nhân đã được đưa đi, được nhận diện và được pháp y khám nghiệm. Sáu thám tử khác đã kiểm tra hiện trường tai nạn, đã thẩm vấn các nhân chứng và hoàn tất báo cáo của họ.
Khi Chánh thanh tra Schmied đọc lại xong báo cáo của Max Hornung, ông ta cho mời anh ta đến phòng làm việc.
Chỉ cần nhìn thấy Max Hornung thôi là ông Chánh thanh tra đã thấy ghét anh ta thậm tệ. Max Hornung béo lùn, luôn có vẻ đăm chiêu, đầu hói, khuôn mặt của một kẻ tinh nghịch hay lơ đãng. Đầu anh ta quá to đôi tai lại quá nhỏ, cái mồm không khác gì một quả nho khô dán lên giữa khuôn mặt bè bè. Thám tử Max Hornung còn thiếu hơn chục phân mới đạt được tiêu chuẩn khe khắt của Sở Cảnh sát hình sự Zurich, nhẹ hơn đến bẩy cân và lại bị cận thị nặng. Nhưng hơn tất cả là anh ta quá kiêu căng. Tất cả đám đàn ông trong lực lượng cảnh sát đều có chung một cảm nghĩ về Max Hornung: họ ghét anh ta.
- Tại sao ông không sa thải anh ta? - vợ ngài Chánh thanh tra đã hỏi vậy và tí nữa thì ông đã đánh bà.
Lý do mà Max Hornung tồn tại trong lực lượng cảnh sát Zurich là một mình anh ta thôi cũng đã đóng góp cho thu nhập quốc dân Thuỵ Sĩ nhiều hơn các nhà máy sản xuất chocolate và đồng hồ cộng lại. Max Hornung là một kế toán viên, một thiên tài toán học với kiến thức bách khoa về các vấn đề tài chính, một năng khiếu về tranh biện và một đức tính kiên nhẫn có thể làm cho Job khóc và ghen tị. Max đã từng là nhân viên ở Betrug Abteilung, một Uỷ ban được thành lập để điều tra các vụ gian lận tài chính, các vụ bán cổ phần và giao dịch ngân hàng không đúng quy luật và tình trạng tiền tệ ra vào Thuỵ Sĩ. Chính Max Hornung đã ngăn chặn việc buôn bán tiền tệ bất hợp pháp ở Thuỵ Sĩ, khám phá ra các âm mưu tài chính bất hợp pháp tinh vi trị giá hàng tỷ đô-la và tống nửa tá các nhà kinh doanh hàng đầu được tôn trọng trên thế giới vào tù. Bất kể các nguồn tài sản được che giấu ra sao, trộn đi trộn lại thế nào, chuyển ra Seychelles để tẩy chuyển qua chuyển lại hàng loạt các công ty "dỏm" đầy phức tạp, cuối cùng Max Hornung vẫn tìm ra sự thật. Nói chung là, anh ta đã biến mình thành nỗi kinh hoàng của cộng đồng tài chính Thuỵ Sĩ.
Người Thuỵ Sĩ đánh giá sự riêng tư trên tất cả những gì họ cho là thiêng liêng và tha thiết. Nhưng sẽ chẳng còn gì là riêng tư nếu có Max Hornung theo đằng sau.
Tiền lương của Max với công việc là người bảo vệ tài chính thật ít ỏi. Anh ta đã từng được đề nghị những món tiền hối lộ lên đến cả triệu franc trong các tài khoản ngân hàng bằng mã số, một biệt thự ở Cortina d Ampezzo, một chiếc du thuyền và trong một số trường hợp đặc biệt thì có cả các cô gái xinh đẹp khêu gợi. Lần nào các món tiền hối lộ cũng bị từ chối và các nhà chức trách được thông báo ngay lập tức.
Max Hornung chẳng hề quan tâm đến tiền bạc. Anh ta có thể trở thành triệu phú một cách đơn giản nếu áp dụng các kỹ năng tài chính của mình vào thị trường chứng khoán nhưng ý nghĩ đó lại chưa hề xuất hiện ở anh ta. Max Hornung chỉ thích mỗi một chuyện: bắt những kẻ đi lệch khỏi con đường đúng đắn trong lĩnh vực tài chính.
À vâng, Max Hornung còn có ước mơ cháy bỏng khác: và cuối cùng nó được chứng minh là sự bảo trợ cho cộng đồng kinh doanh. Vì những lý do không ai có thể tìm hiểu, Max Hornung mong được trở thành một thám tử trong ngành cảnh sát. Anh ta tự hình dung mình như một kiểu Sherlock Homes hoặc Maigret, kiên nhẫn do tìm những dấu vết phức tạp, săn đuổi bọn tội phạm tới tận hang ổ một cách không nao núng.
Khi một trong những nhà tài chính hàng đầu của Thuỵ Sĩ tình cờ biết được ý định trở thành thám tử của Max Hornung, ông ta lập tức tập trung vài người bạn có thế lực lại và chi trong vòng bốn mươi tám tiếng đồng hồ sau Max Hornung đã nhận được lời đề nghị làm thám tử cho lực lượng cảnh sát Zurich. Max không thể tin nổi cơ hội tốt của mình. Anh ta sốt sắng nhận lời và tất cả cộng đồng kinh doanh đã thở phào nhẹ nhõm và tiếp tục các hoạt động lén lút của họ.
Chánh thanh tra Schmied thậm chí đã không quan tâm đến vấn đề nầy. Ông nhận được cú điện thoại từ một nhà chính trị hàng đầu có thế lực nhất ở Thuỵ Sĩ cho ông những lời hướng dẫn và rồi vấn đề kết thúc ở đó. Hoặc là, để chính xác hơn, vấn đề bắt đầu từ đó.
Đối với ngài Chánh thanh tra, đó là sự khởi đầu mà không có dấu hiệu kết thúc. Ông đã phải thật sự cố gắng dằn cơn thịnh nộ khi bị một gã thám tử thiếu kinh nghiệm và trình độ về lĩnh vực đó, ép buộc ông. Ông cho rằng phải có một động lực chính trị thật mạnh mẽ cho một việc chưa từng nghe nói đến như thế. Tốt lắm, ông quyết định hợp tác, tự tin rằng mình sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề. Nhưng niềm tin của ông đã bị lay chuyển vào cái lúc Max Hornung trình diện. Chỉ riêng sự xuất hiện của viên thám tử thôi cũng đã đủ buồn cười rồi. Nhưng điều làm thanh tra Schmied ngạc nhiên là thái độ kẻ cả của anh ta.
Nó như muốn nói: Max Hornung đã đến đây - bây giờ thì ông có thể nghỉ ngơi và không cần lo lắng gì nữa.
Những ý nghĩ của thanh tra Schmied về bất kỳ một sự hợp tác dễ dàng nào đã biến mất. Thay vào đó ông hướng tới một cách giải quyết khác. Ông cố nhét anh ta xuống dưới tấm thảm, tức là, chuyển anh ta từ ban nầy sang ban khác, cho anh ta làm những việc không quan trọng. Max làm việc cho phòng kỹ thuật hình sự, in dấu tay và nhận dạng, phòng truy tìm, ban tài sản bị mất và người mất tích. Nhưng Max Hornung luôn hoàn thành nhiệm vụ.
Có một điều lệ rằng tất cả các thám tử đều phải làm sĩ quan trực tại bàn khẩn cấp ban đêm, cứ mười hai tuần thì phải trực một tuần. Chưa từng sai lệch, cứ lần nào Max trực là lại có chuyện quan trọng xảy ra và khi các thám tử khác của ông Schmied chạy lăng xăng lo truy tìm bằng chứng thì Max Hornung lại giải quyết được vụ đó. Thật là tức chết đi được.
Anh ta hoàn toàn không biết gì về các thủ tục cảnh sát, khoa tội phạm, thuật ngữ toà án, đường đạn, hoặc tâm lý tội phạm - tất cả những thứ mà các thám tử khác đều có rất nhiều kinh nghiệm - nhưng anh ta lại là người giải quyết được các vụ mà người khác bó tay. Chánh thanh tra Schmied đã kết luận rằng Max Hornung là người may mắn nhất đang còn sống.
Thực ra thì, chẳng có gì liên quan đến may mắn cả. Thám tử Max Hornung giải quyết vụ án hình sự giống y như cách mà kế toán viên Max Hornung đã khám phá ra hàng trăm âm mưu khéo léo lường gạt các ngân hàng và chính phủ.
Đầu óc Max Hornung chỉ có một con đường, và đó là con đường vô cùng thẳng và hẹp. Tất cả những gì anh ta cần là một sợi chỉ còn sót lại một mẩu rất nhỏ không ăn khớp với phần còn lại của tấm vải, và một khi anh ta đã bắt đầu lần ra, anh ta sẽ gỡ dần cho đến khi âm mưu vô cùng tài tình của một kẻ rất thông minh nào đó bị rách ở ngay đường may nối.
Sự thật rằng Max có một trí nhớ như máy ảnh đã làm cho các đồng nghiệp của anh ta phát khùng. Max có thể ngay lập tức nhắc lại tất cả những gì anh ta đã từng nghe, đọc hoặc thấy.
Một việc làm khác, có thể làm hại anh ta, nếu quả thật cần phải làm như thế, là các bảng kê khai chi tiêu của anh ta đã làm xấu hổ tất cả các thám tử còn lại. Lần đầu tiên khi anh ta nộp bảng kê khai chi tiêu, viên trung uý đã gọi anh ta đến văn phòng và nhẹ nhàng nói:
- Max, anh rõ ràng đã nhầm lẫn trong các con số ở đây.
Lời nhắc nhở đó có ẩn ý rằng Capablanca đã hy sinh con hậu vì ngu ngốc.
Max chớp mắt:
- Sai lầm trong các con số của tôi?
- Đúng, thật ra là có vài lỗi lầm. - Viên trung uý chỉ vào tờ giấy trước mặt anh ta. – "Đi vào thành phố, tám mươi xu. Quay lại, tám mươi xu". - ông ta ngước lên và nói, "tiền taxi tối đa sẽ là ba mươi tư franc mỗi chuyến".
- Vâng, thưa xếp. Đó là lý do vì sao tôi đi xe bus.
Viên trung uý nhìn sững anh ta.
- Xe bus?
Không có thám tử nào phải đi xe bus khi đang làm nhiệm vụ. Đây là chuyện chưa bao giờ xảy ra. Câu trả lời duy nhất ông ta có thể nghĩ đến là:
- Đúng, chuyện nầy… chuyện nầy không nhất thiết. Ý tôi là… chúng ta dĩ nhiên không khuyến khích những người trong phòng nầy tiêu hoang, Hornung, nhưng chúng ta có ngân sách để chi tiêu một cách tử tế. Còn chuyện nầy nữa. Anh đã ra ngoài để lo vụ nầy trong ba ngày. Anh quên tính cả các bữa ăn.
- Không, thưa trung uý. Tôi chỉ uống cà phê sáng và tôi tự chuẩn bị bữa trưa và mang theo trong giỏ. Tôi đã tính các bữa tối vào đây. Và chúng đây: Ba bữa tối, tổng cộng: mười sáu franc.
Chắc là anh ta ăn trong Trại cứu tế Quân Đội.
Viên trung uý lạnh lùng nói:
- Thám tử Max Hornung, phòng nầy đã có từ một trăm năm trước khi anh đến đây và nó sẽ còn tồn tại một trăm năm nữa sau khi anh rời khỏi. Ở đây có một vài truyền thống mà chúng ta phải giữ gìn. - ông ta đẩy bản kê khai lại cho Max. - Anh phải nghĩ đến các đồng nghiệp, anh biết đấy. Bây giờ thì cầm lấy cái nầy, sửa lại và nộp lại đây.
- Vâng, thưa trung uý. Tôi… tôi xin lỗi nếu tôi có làm điều gì sai.
Một cái phẩy tay độ lượng.
- Rất đúng. Dù sao thì, anh cũng mới đến đây. - Ba mươi phút sau thám tử Hornung nộp lại bản báo cáo đã được sửa chữa. Anh ta đã tăng các chi phí lên ba phần trăm.
o O o
Bây giờ, vào ngày nầy trong tháng Mười một, Chánh thanh tra Schmied đang cầm bản báo cáo của thám tử Hornung trong tay còn tác giả của nó thì đứng trước mặt ông. Thám tử Hornung mặc bộ comlê xanh nhạt, đi giầy nâu và tất trắng.
Dù rất kiên quyết và cố gắng điều hoà hơi thở theo nhịp Yoga, thanh tra Schmied vẫn nhận thấy mình đang to tiếng.
- Anh đang trực ở đây khi nhận được báo cáo. Nhiệm vụ của anh là điều tra vụ án và anh đến hiện trường mười bốn tiếng sau? Cả lực lượng cảnh sát New Zealand chết tiệt cũng có thể bay đến đây rồi bay về trong thời gian đó!
- Ồ không, sếp. Bay từ New Zealand đến đây bằng phản lực là…
- Ồ anh im ngay.
Thanh tra Schmied lấy tay vò mái tóc dày đang ngả màu hoa râm, cố nghĩ xem phải nói với người nầy cái gì. Mình không thể lăng mạ hắn, mình không thể cãi lý với hắn. Hắn là một thằng khờ gặp nhiều may măn.
Thanh tra Schmied quát tháo:
- Tôi sẽ không tha thứ sự kém cỏi trong phòng nầy, Hornung. Khi các thám tử khác trực và nhận được báo cáo, họ lập tức chạy đến hiện trường để xem xét tai nạn. Họ gọi xe cứu thương, đưa tử thi đến nhà xác, nhận dạng nó…
Ông biết mình lại nói quá nhanh và cố bình tĩnh trở lại.
- Tóm lại, Hornung, họ làm tất cả những gì một thám tử giỏi phải làm. Trong khi đó thì anh ngồi trong văn phòng và đi đánh thức nửa tá nhân vật quan trọng của Thuỵ Sĩ vào lúc nửa đêm.
- Tôi nghĩ…
- Không! Tôi đã phải gọi điện xin lỗi suốt cả buổi sáng nay cũng chỉ vì anh thôi.
- Tôi phải tìm ra…
- Ồ ra khỏi đây ngay, Hornung!
- Vâng, thưa xếp. Tôi tham dự đám tang được chứ? Ngay sáng nay.
- Được! Đi đi!
- Cám ơn xếp. Tôi…
- Đi đi!
Phải đến ba mươi phút sau Chánh thanh tra Schmied mới thở lại bình thường.
 
CHƯƠNG 32
Phòng tang lễ ở Shielfeld đông nghẹt người. Đó là một toà nhà bằng đá theo kiểu cũ, trang trí cầu kỳ, có nhiều phòng chuẩn bị và một lò thiêu xác. Hai tá giám đốc và nhân viên của Roffe và các con chiếm trọn hàng ghế phía trước trong phòng hành lễ lớn.
Phía sau là các bạn bè, các đại diện cho cộng đồng và giới truyền thông. Thám tử Max Hornung ngồi ở hàng ghế cuối cùng, nghĩ rằng cái chết thật là vô lý. Con người đạt đến thời hoàng kim nhất và sau đó, khi đã có nhiều nhất để cho, nhiều nhất để sống, thì lại chết. Thật là không có hiệu quả.
Chiếc quan tài bằng gỗ gụ đã được phủ đầy hoa.
Càng lãng phí, thám tử Hornung nghĩ thầm. Quan tài đã được lệnh đóng kín. Max có thể hiểu được vì sao. Vị bộ trưởng đang nói bằng giọng tận thế:
- … Cái chết giữa cuộc đời, sinh ra đã có tội, cát bụi lại về với cát bụi.
Max Hornung không buồn để ý tới. Anh ta đang nghiên cứu những người trong phòng hành lễ.
- Thượng đế ban cho, và Thượng đế lấy đi…
Và mọi người bắt đầu đứng lên và hướng về phía lối ra. Buổi lễ đã kết thúc.
Max đứng gần cửa, và khi một người đàn ông cùng một người đàn bà đi tới, anh ta bước ra trước mặt người đàn bà và nói:
- Cô Elizabeth Roffe? Không biết tôi có được nói vài lời với cô không?
Thám tử Max Hornung ngồi cùng Elizabeth Roffe và Rhys Williams trong một căn buồng nhỏ tại tiệm bánh kẹo phía bên kia phòng tang lễ. Qua cửa kính họ có thể thấy cỗ quan tài được đưa vào chiếc xe tang màu xám. Elizabeth quay mặt đi. Cặp mắt nàng đờ đẫn.
- Thế nầy là thế nào? - Rhys hỏi. - Cô Roffe đã khai hết cho cảnh sát rồi.
Thám tử Max Hornung nói:
- Ông Williams phải không? Còn một vài chi tiết nữa tôi muốn được kiểm tra kỹ hơn.
- Họ không thể đợi sao? Cô Roffe đã trải qua…
Elizabeth đặt tay lên tay Rhys.
- Không sao. Nếu em có thể giúp được chuyện gì đó… - Nàng quay sang Max. - Ông muốn biết điều gì, thưa thám tử Hornung?
Max nhìn Elizabeth chằm chằm và lần đầu tiên trong đời anh ta không biết phải làm sao mở lời. Đối với Max, phụ nữ cũng xa lạ không khác gì những sinh vật ngoài hành tinh. Họ phi lý và khó đoán, phụ thuộc vào những phản ứng cảm xúc nhiều hơn là lý trí. Họ không tính toán. Max có ít h.am m.uốn t.ình d.ục, vì anh ta có đầu óc định hướng, nhưng anh ta cũng có thể nhận rõ logic chính xác về t.ình d.ục. Chính các cấu trúc cơ học của nhiều bộ phận chuyển động phù hợp với nhau trong một tổng thể được sắp xếp đã kích thích anh ta. Điều đó, đối với Max, là thi vị của tình yêu. Động lực tuyệt đối của tình yêu. Max cảm thấy nhiều nhà thơ đã bỏ qua điểm nầy. Các cảm xúc đều mơ hồ và bừa bãi, một sự lãng phí năng lượng có thể không di chuyển nổi một hạt cát nhỏ nhất đến vài phân, trong khi logic có thể di chuyển cả thế giới. Điều làm Max bối rối bây giờ là anh ta cảm thấy dễ chịu khi gặp Elizabeth. Điều đó làm anh ta băn khoăn. Từ trước đến giờ không có người đàn bà nào tác động đến anh ta như thế cả. Hình như nàng không hề nghĩ anh ta là một gã đàn ông xấu xí bé nhỏ, lố bịch như những người đàn bà khác vẫn nghĩ. Anh ta cố ép mình không nhìn vào mắt nàng để anh ta có thể tập trung tư tưởng.
- Cô có thói quen làm việc đến khuya phải không cô Roffe?
- Rất thường! - Elizabeth nói. - Vâng!
- Khuya đến đâu?
- Cũng tuỳ. Đôi khi đến mười giờ. Đôi khi đến nửa đêm, hoặc lâu hơn nữa.
- Như thế có phải là một kiểu gương mẫu? Tức là mọi người xung quanh đều biết việc nầy?
Nàng nhìn anh ta, bối rối.
- Tôi cho là vậy.
- Vào đêm thang máy rơi, cô và ông Williamss và Kate Erling cùng làm việc đến khuya?
- Vâng.
- Nhưng mọi người không về cùng nhau?
Rhys nói:
- Tôi đi sớm. Tôi có một cuộc hẹn.
Max nhìn anh ta một lát rồi quay lại Elizabeth.
- Ông Williamss đi được bao lâu thì cô về?
- Tôi nghĩ là khoảng một tiếng.
- Cô và Kate Erling về cùng nhau chứ?
- Vâng. Chúng tôi lấy áo khoác và ra hành lang.
Giọng Elizabeth ngập ngừng.
- Chiếc thang máy đã mở cửa sẵn chờ chúng tôi. Chiếc thang máy tốc hành đặc biệt.
- Chuyện gì xảy ra sau đó?
- Hai chúng tôi cùng vào. Điện thoại trong văn phòng reo. Kate… bà Erling… bảo "để tôi trả lời cho" và bà ấy đi ra. Nhưng tôi đang chờ một cú điện thoại hẹn trước từ nước ngoài nên tôi bảo bà ấy để tôi trả lời.
Elizabeth ngừng lại, đầm đìa nước mắt:
- Tôi ra khỏi thang máy. Bà ấy hỏi có cần đợi hay không và tôi nói "Không, bà cứ xuống trước đi". Bà ấy ấn nút tầng một. Tôi bắt đầu quay lại căn phòng, và khi tôi đang mở cửa, tôi nghe thấy… Tôi nghe thấy tiếng thét, rồi…
Nàng không thể tiếp tục được nữa.
Rhys quay sang Hornung, mặt anh sầm lại vì giận dữ.
- Đủ rồi, ông hãy cho biết thế nầy là thế nào?
Đây là vụ giết người, Max nghĩ. Ai đó đang cố tình giết Elizabeth Roffe. Max ngồi tập trung tư tưởng, nhớ lại tất cả những gì anh ta đã thu lượm được về Roffe và các con sau bốn mươi tám giờ đồng hồ. Đây là tập đoàn đang gặp nhiều tai nạn, phải trả nhiều khoản tiền khổng lồ cho các vụ kiện tụng, sa lầy vì các dư luận tồi tệ, mất khách hàng, nợ ngân hàng những món tiền khổng lồ và họ đang trở lên thiếu kiên nhẫn. Một tập đoàn đã đến lúc cần thay đổi. Chủ tịch của nó, Sam Roffe, người nắm giữ quyền điều khiển đã chết. Một tay leo núi cự phách đã chết trong một tai nạn leo núi. Số cổ phần quyết định đã thuộc về con gái của ông ta, Elizabeth, người suýt chết trong một tai nạn xe Jeep ở Sardinia, và thoát chết trong đường tơ kẽ tóc trong một buồng thang máy mới được kiểm tra. Ai đó đang chơi những trò chơi chết người.
Thám tử Max Hornung là người hạnh phúc. Anh ta đã lần ra đầu mối. Nhưng bây giờ anh ta đã gặp Elizabeth Roffe, và nàng không chỉ đơn giản là một cái tên, một phương trình trong bài toán phức tạp. Ở nàng có một điều gì đó thật đặc biệt. Max cảm thấy một sự thôi thúc phải che chở cho nàng, bảo vệ nàng.
Rhys lên tiếng:
- Tôi muốn hỏi thế nầy là…
Max nhìn anh và mơ hồ nói:
- Ờ… thủ tục của cảnh sát, ông Wiliams. Chỉ làm theo lệnh thôi. - Anh ta đứng dậy. - Xin thứ lỗi.
Anh ta có vài việc khẩn cấp phải làm.
 
CHƯƠNG 33
Chánh thanh tra Schmied đã có một buổi sáng vô cùng bận rộn. Một cuộc biểu tình chính trị diễn ra trước cửa hãng hàng không Iberia và ba người bị tạm giam để thẩm vấn. Một vụ hoả hoạn có lý do không rõ ràng ở nhà máy giấy ở Brunau. Vụ nầy đang được điều tra. Một cô gái bị cưỡng hiếp ở Platzpitz Park. Một vụ cướp ở Guebelin và một vụ khác ở Grima, cạnh Bauz-au-Lac. Và nếu thế còn chưa đủ, thám tử Max Hornung trở về và hoàn tất bằng một giả thuyết lếu láo. Chánh thanh tra Schmied lại thấy mình bắt đầu muốn xỉu.
- Hệ thống ròng rọc của thang máy bị đứt, - Max nói. - Khi nó bị hỏng, tất cả hệ thống an toàn sẽ hỏng theo. Ai đó…
- Tôi đã xem báo cáo, Hornung. Hao mòn và hỏng hóc thường lệ.
- Không, thưa sếp. Tôi đã kiểm tra các đặc điểm kỹ thuật của con lăn cuốn dây cáp. Nó còn dùng được năm, sáu năm nữa.
Chánh thanh tra Schimied cảm thấy cơn co giật nhẹ trên má.
- Anh định nói gì vậy?
- Không, tôi nghĩ là ai đó đã phá hỏng thang máy.
- Tại sao họ phải làm thế?
- Đó là những gì tôi đang muốn tìm hiểu.
- Anh muốn trở lại Roffe và các con hay sao?
Thám tử Max Hornung nhìn thanh tra Schmied với vẻ tin tưởng thật sự.
- Không, thưa xếp. Tôi muốn đi Chamonix.
o O o
Thành phố Chamonix nằm cách Geneva bốn mươi dặm về phía đông nam, cao khoảng chín trăm mét so với mực nước biển, trong khu hành chính Haute-Savoie của Pháp, giữa rặng Mont Blanc và dãy Aiguille Rouge với phong cảnh vào loại đẹp diệu kỳ trên thế giới.
Thám tử Max Hornung hoàn toàn không biết gì đến phong cảnh khi anh ta ra khỏi tầu hoả tại ga Chamonix, mang theo một chiếc vali các tông méo mó. Anh ta vẩy tay từ chối chiếc taxi và đi bộ về phía sở cảnh sát địa phương, một toà nhà nhỏ nằm trên quảng trường chính ở trung tâm thành phố. Max bước vào, ngay lập tức cảm thấy như ở nhà, cực kỳ thoải mái với sự thân thiết nồng ấm mà anh ta san sẻ với các bạn bè cảnh sát trên toàn thế giới. Anh ta là một người trong bọn họ.
Viên trung sĩ người Pháp ngồi sau bàn giấy ngước lên và hỏi:
- Chúng tôi có thể giúp gì cho ông?
- Vâng. - Max tươi cười. Và anh ta bắt đầu nói.
Max tiếp cận tất cả các ngoại ngữ bằng cùng một cách, anh vạch con đường xuyên qua khu rừng dầy đặc các động từ bất quy tắc, các thì, các động tính từ, sử dụng cái lưỡi của mình như một con dao rựa. Khi anh ta nói, sắc mặt của viên trung sĩ thay đổi từ bối rối sang không thể tin nổi. Người Pháp đá mất hàng trăm năm phát triển lưỡi, vòm miệng mềm mại và thanh quản để tạo cho tiếng Pháp âm điệu hết sức tuyệt diệu. Và bây giờ người đàn ông đang đứng trước anh ta đây đang bằng cách nầy cách khác cố biến nó thành một loạt âm thanh ghê rợn, không tài nào hiểu nổi.
Viên trung sĩ bàn giấy không thể chịu đựng thêm nữa. Anh ta ngắt lời.
- Ông đang định nói gì vậy?
Max hỏi lại:
- Ý ông là sao? Tôi đang nói tiếng Pháp.
Viên trung sĩ nhô người ra đằng trước và hỏi với vẻ tò mò không nao núng.
- Anh đang nói lúc nầy sao?
Thằng ngu thậm chí còn không nói tiếng nước mình, Max nghĩ. Anh ta lôi thẻ chứng nhận ra và đưa cho viên trung sĩ. Viên trung sĩ đọc nó đến hai lần, nhìn kỹ Max, rồi đọc lại lần nữa. Thật khó tin rằng người đàn ông đang đứng trước mặt anh ta lại là một thám tử.
Anh ta miễn cưỡng trả lại thẻ cho Max.
- Tôi có thể giúp gì cho ông?
- Tôi đang điều tra một vụ tai nạn leo núi xảy ra khoảng hai tháng trước ở đây. Nạn nhân tên là Sam Roffe.
Viên trung sĩ gật đầu.
- Có, tôi nhớ.
- Tôi muốn nói chuyện với người nào có thể cung cấp thông tin về những gì đã xảy ra.
- Đó là một tổ chức cứu nạn trên núi. Tên nó là Societe Chamoniarde de Secours en Montagne. Ông có thể tìm thấy nó ở Place du Mont Blanc. Số điện thoại là 531689. Hoặc ở bệnh viện ở đường Valais cũng có tin tức. Số điện thoại là 530182. Đây. Để tôi viết ra cho ông. - Anh ta với lấy cái bút.
- Không cần, - Max nói. - Societe Charmoniarde de Secours en Montagne, Place du Mont Blanc, 531689. Hoặc bệnh viện ở đường Valais, 530182.
Viên trung sĩ vẫn còn sững sờ một lúc lâu sau khi Max biến mất khỏi khung cửa.
o O o
Người phụ trách Societe Charmoniarde de Secours da ngăm đen, có vẻ còn trẻ, ngồi sau một chiếc bàn gỗ thông xộc xệch. Anh ta nhìn Max đi vào và ý nghĩ ngay tức khắc của anh ta là hy vọng người khách trông kỳ quặc nầy không có ý định leo núi.
- Tôi có thể giúp gì cho ông?
- Thám tử Max Hornung. - Anh ta chìa tấm thẻ chứng nhận ra.
- Tôi có thể giúp gì cho ông, thám tử Hornung?
- Tôi đang điều tra về cái chết của một người đàn ông tên là Sam Roffe, - Max nói.
Người ngồi sau bàn thở dài.
- À, vâng. Tôi rất thích ông Roffe. Đó quả là một tai nạn rủi ro.
- Anh có chứng kiến chuyện đó chứ?
Một cái lắc đầu.
- Không. Tôi đưa đội cứu hộ đi ngay lúc nhận được tín hiệu đau buồn của họ, nhưng chúng tôi đã không thể làm được gì hơn. Xác ông Roffe rơi xuống một kẽ nứt. Nó sẽ không bao giờ được tìm thấy.
- Chuyện xảy ra thế nào?
- Có bốn người leo núi trong nhóm. Người dẫn đường và ông Roffe đi sau cùng. Như tôi biết thì, họ đang vượt qua một dải băng thì ông Roffe trượt chân và ngã xuống.
- Ông ấy không đeo dây an toàn hay sao?
- Dĩ nhiên có: Nhưng sợi dây bị đứt.
- Chuyện như thế có thường xảy ra không?
- Chỉ một lần. - Anh ta mỉm cười với một chút đùa cợt rồi chợt trông thấy nét mặt viên thám tử liền vội thêm vào, - Các tay leo núi lão luyện luôn kiểm tra các thiết bị an toàn của họ, nhưng các tai nạn vẫn xảy ra.
Max đứng đó một lát, nghĩ ngợi.
- Tôi muốn nói chuyện với người dẫn đường.
- Người dẫn đường thường lệ của ông Roffe hôm ấy không leo núi.
Max chớp mắt.
- Ồ? Tại sao không?
- Theo tôi nhớ thì anh ta bị ốm. Một người hướng dẫn khác thay thế anh ta.
- Anh có tên của anh ta không?
- Nếu ông có thể đợi vài phút, tôi sẽ tìm cho ông.
Người đàn ông biến mất vào văn phòng bên trong. Vài phút sau anh ta quay lại với tập giấy trong tay.
- Tên người hướng dẫn là Hans Bergmann.
- Tôi có thể tìm anh ta ở đâu?
Anh ta không phải người địa phương.
- Anh lật vài trang. - Anh ta đến từ một làng tên là Lesgets. Nó cách đây khoảng sáu mươi cây số.
Trước khi Max rời khỏi Chamonix, anh ta ngừng lại ở bàn giấy của khách sạn Kleine Scheidegg và nói với nhân viên sắp xếp phòng.
- Lúc ông Roffe ở đây thì anh có làm việc không?
- Có - anh ta trả lời. - Vụ tai nạn quả là khủng khiếp.
- Ông Roffe ở đây một mình à?
Người nhân viên lắc đầu.
- Không. Ông ấy có bạn đi cùng.
Max nhìn sững.
- Bạn à?
- Vâng. Ông Roffe đã đặt phòng cho cả hai người.
- Anh có thể cho tôi biết tên người bạn của ông ấy.
- Dĩ nhiên, - anh ta nói. Anh ta lôi ra một cuốn sổ lớn dưới bàn và bắt đầu lật ngược các trang. Rồi anh ta dừng lại, ngón tay lần từ trên xuống dưới và nói, À đây rồi…
o O o
Max phải mất gần ba tiếng để đến Lesgets bằng chiếc Volkswagen, loại xe rẻ nhất mà anh ta có thể tìm thuê được, và anh ta suýt nữa đã đi quá đường.
Đó thậm chí không phải là một làng. Ở đây chỉ có vài cửa hàng, một nhà nghỉ kiểu Alpine, một cửa hàng bách hoá với một cái bơm xăng duy nhất trước cửa.
Max đỗ xe trước cửa nhà nghỉ và bước vào.
Có khoảng sáu người đàn ông ngồi nói chuyện trước lò sưởi Tiếng nói chuyện nhỏ đi khi Max bước vào.
- Xin lỗi, - anh ta nói, - Tôi muốn tìm Herr Hans Bergmann.
"Hans Bergmann. Người dẫn đường. Anh ta đến từ làng nầy".
Một người đàn ông lớn tuổi, có khuôn mặt nhăn nheo như tấm bản đồ thời tiết, nhổ nước bọt vào lò sưởi và nói.
- Ai đó đã chơi ông rồi. Tôi sinh ra tại Lesgets. Và tôi chưa nghe thấy ai có cái tên là Hans Bergmann cả.
 
CHƯƠNG 34
Hôm đó là ngày đầu tiên Elizabeth đến văn phòng kể từ sau cái chết của Kate Erling một tuần trước.
Elizabeth bước vào hành lang tiếp tân trong tâm trạng bối rối, đáp lại những lời chào của người bảo vệ và các nhân viên bảo an một cách máy móc. Ở cuối hành lang nàng trông thấy các công nhân đang thay thế buồng thang máy đã bị vỡ nát. Nàng nghĩ đến Kate Erling, và Elizabeth có thể hình dung ra sự kinh hoàng bà ta đã phải chịu trong khi lao qua mười hai tầng lầu đến cái chết. Nàng biết mình không bao giờ có thể đi chiếc thang máy đó lại một lần nữa.
Khi nàng bước vào văn phòng, thư từ của nàng đã được Henriette, người thư ký thứ hai bóc ra và để ngay ngắn trên bàn. Elizabeth nhanh nhẹn xem qua chúng, viết tắt vài lời cần nhớ, viết các câu hỏi trên những cái khác hoặc đánh dấu chúng cho các trưởng phòng. Ở cuối chồng thư là một phong bì lớn, dán kín, ghi "Elizabeth Roffe – Riêng". Elizabeth lấy cái mở thư và dọc ở phía trên phong bì. Nàng cho tay vào và lấy ra một bức ảnh cỡ 8x10. Đó là tấm ảnh chụp gần một đứa bé tóc đen, mắt đen, cặp mắt lồi ra khỏi sọ não.
Đính kèm tấm ảnh là một miếng giấy nhỏ có mấy dòng chữ bằng bút chì: "ĐÂY LÀ ĐỨA CON TRAI JOHN XINH ĐẸP CỦA TAO. THUỐC CỦA MẦY ĐÃ LÀM CHO NÓ NHƯ THẾ NẦY ĐÂY. TAO SẼ GIẾT MẦY.
Elizabeth buông rơi miếng giấy và tấm ảnh, thấy tay mình run lẩy bẩy. Henriette đi vào với một mớ giấy tờ.
- Đây là các giấy tờ cần ký, cô… - Cô ta nhìn thấy vẻ mặt của Elizabeth. - Có chuyện gì vậy?
Elizabeth nói:
- Làm ơn… gọi ông Williams vào đây.
Cặp mắt nàng quay trở lại với tấm ảnh trên bàn.
Roffe và các con không thể chịu trách nhiệm với những điều khủng khiếp như vậy.
o O o
- Đó là lỗi của chúng ta, - Rhys nói. - Một chuyến hàng đã bị dán nhầm nhãn. Chúng ta đã cố thu hồi hầu hết lại, nhưng… - Anh giơ tay lên đầy ý nghĩa.
- Chuyện nầy xảy ra bao lâu rồi?
- Gần bốn năm trước.
- Có bao nhiêu người bị ảnh hưởng?
- Khoảng một trăm người. - Anh nhìn biểu hiện trên mặt nàng và nhanh nhẹn thêm vào, - Họ đã nhận được các khoản bồi thường. Không phải tất cả đều như thế nầy, Liz. Xem đây, chúng ta đã rất thận trọng rồi. Chúng ta thực hiện tất cả các biện pháp an toàn có thể, nhưng con người vẫn là con người. Đôi khi lỗi lầm vẫn xảy ra.
Elizabeth ngồi nhìn chăm chú vào bức ảnh của đứa bé.
- Thật là rùng rợn.
- Nhẽ ra họ không nên để em thấy bức thư nầy. - Rhys luồn các ngón tay mình vào mớ tóc đen và nói, - đây là thời kỳ đen tối cần chấm dứt, nhưng chúng ta còn có vài vấn đề khác quan trọng hơn thế.
Nàng tự hỏi không biết còn chuyện gì còn quan trọng hơn thế nữa.
- Vâng.
- FDA (1) vừa mới cho chúng ta một quyết định bất lợi về sản phẩm thuốc xịt aerosol. Loại thuốc nầy sẽ hoàn toàn bị cấm lưu hành trong vòng hai năm tới.
- Chuyện nầy ảnh hưởng thế nào đến chúng ta?
- Nó sẽ làm chúng ta tổn thất khá nặng đấy. Có nghĩa là chúng ta phải đóng cửa nửa tá nhà máy trên khắp thế giới và chịu mất một trong những ngành có lợi nhuận cao nhất của chúng ta.
Elizabeth nghĩ đến Emil Joeppli và công việc mà ông đang tiến hành, nhưng nàng không nói gì.
- Còn gì nữa không?
- Em đã xem các báo ra sáng nay chưa?
- Chưa.
- Vợ của một bộ trưởng trong chính phủ Bỉ, bà Van den Logh, đã uống vài viên Benexan.
- Đó là một loại dược phẩm của chúng ta à?
- Đúng. Đó là chất antihistamine. Nó chống chỉ định cho những ai bị chứng tăng huyết áp. Trên nhãn hiệu của chúng ta đã ghi rõ lời cảnh cáo. Nhưng bà ta đã không để ý.
Elizabeth cảm thấy toàn thân bắt đầu căng thẳng.
- Thế chuyện gì đang xảy ra cho bà ta?
Rhys trả lời:
- Bà ta đang hôn mê. Bà ta có thể chết. Các bài báo đăng rằng sản phẩm đó của chúng ta. Các vụ xin huỷ bỏ đơn đặt hàng đang lan rộng trên khắp thế giới. FDA đã thông báo với chúng ta họ đang bắt đầu điều tra, nhưng việc nầy cũng phải mất ít nhất một năm. Cho đến khi họ kết thúc chúng ta mới có thể tiếp tục bán sản phẩm đó.
Elizabeth nói:
- Em muốn chúng bị thu hồi khỏi thị trường.
- Không có lý do gì để làm thế. Đây là loại thuốc có hiệu lực…
- Có ai khác bị tổn thương vì nó nữa không?
- Hàng trăm ngàn người đã được nó cứu giúp. - Giọng Rhys trầm xuống. - Nó là một trong những loại thuốc có hiệu lực nhất của chúng ta…
- Anh chưa trả lời câu hỏi của em.
- Có một số trường hợp riêng, anh cho là như vậy. Nhưng…
- Em muốn nó bị thu hồi khỏi thị trường. Ngay lập tức!
Anh ngồi yên, cố kìm cơn giận, rồi nói.
- Được. Em có muốn biết tập đoàn sẽ phải chi bao nhiêu không?
- Không. - Elizabeth trả lời.
Rhys gật đầu.
- Đến bây giờ thì em vẫn chỉ nghe toàn tin tốt thôi. Tin xấu là các ông chủ ngân hàng muốn gặp em bây giờ. Họ đang đòi các món nợ.
Elizabeth ngồi một mình trong văn phòng, nghĩ về đứa bé, về người đàn bà đang nằm hôn mê vì dùng thuốc của Roffe và các con. Elizabeth biết rõ rằng những bi kịch kiểu nầy vẫn gây rắc rối cho các tập đoàn dược phẩm khác chứ không riêng gì Roffe và các con. Hàng ngày trên báo chí vẫn in những việc na ná như vậy, nhưng những chuyện đó không đụng chạm đến nàng như chuyện nầy. Nàng cảm thấy có trách nhiệm. Nàng đã quyết định phải nói chuyện với các trưởng phòng phụ trách các biện pháp an toàn để xem có phải họ không thể cải tiến các biện pháp hay không.
"Đây là đứa con trai John của tao.
Bà Van de Logh đang bị hôn mê. Bà ấy có thể chết.
Chủ các ngân hàng muốn gặp em bây giờ. Họ quyết định đòi các món nợ".
Nàng cảm thấy khó thở như thể tất cả cùng một lúc áp sát vào nàng. Lần đầu tiên Elizabeth tự hỏi liệu mình có khả năng đối phó. Những gánh nặng quá nặng nề và chúng chồng lên quá nhanh. Nàng xoay người trong ghế, để nhìn lên chân dung cụ Samuel treo trên tường. Trông cụ quá tài giỏi, quá chắc chắn. Nhưng nàng biết được nỗi băn khoăn và những điều không chắc chắn, những nỗi thất vọng tối tăm của cụ. Nhưng cụ đã vượt qua. Nàng cũng sẽ tồn tại. Nàng mang họ Roffe mà.
Nàng nhận ra bức chân dung bị lệch sang bên.
Có lẽ do vụ thang máy rơi. Elizabeth đứng dậy để sửa lại nó. Khi nàng vừa lật bức tranh, cái móc long ra và bức tranh rơi xuống sàn. Elizabeth thậm chí không buồn nhìn xuống. Nàng nhìn chằm chằm vào nơi mà bức tranh đã treo. Dính vào tường là một chiếc microphone bé tí xíu.
o O o
Đã 4 giờ sáng và Emil Joepli lại làm việc khuya. Chuyện nầy gần đây đã trở thành thói quen của ông.
Mặc dù Elizabeth Roffe không cho ông một hạn cuối cùng đặc biệt, Joepli vẫn biết công trình của ông quan trọng đến mức nào với tập đoàn và ông vẫn đang thúc đẩy công việc để nó sớm được kết thúc sớm chừng nào hay chừng ấy. Ông đã nghe nhiều lời đàm tiếu về Roffe và các con trọng thời gian nầy. Ông muốn làm tất cả mọi việc có thể để giúp cho tập đoàn. Chuyện nầy có lợi cho ông. Nó mang lại cho ông khoản tiền lương hậu hĩnh và sự tự do hoàn toàn. Ông đã quý mến Sam Roffe và ông cũng quý mến con gái ông ấy.
Elizabeth sẽ không bao giờ biết, nhưng những giờ làm việc muộn nầy là món quà của Joepli tặng nàng. Ông gù lưng trên bàn làm việc, kiểm tra lại những kết quả của lần thí nghiệm cuối cùng. Chúng còn tốt đẹp hơn cả ông mong đợi. Ông ngồi đó, chìm đắm trong việc tập trung tư tưởng, không nhận thấy mùi hôi của các lồng thú trong phòng thí nghiệm hay sự ẩm thấp của căn phòng hay giờ giấc đã quá muộn. Cánh cửa bật mở và người bảo vệ ca đêm Sepp Nolan bước vào.
Nolan rất ghét làm ca đêm. Có một vẻ gì đó quái đản ở các phòng thí nghỉệm vào ban đêm. Mùi của các lồng thú làm anh ta muốn nôn mứa. Nolan tự hỏi phải chăng tất cả những con thú họ giết ở đây đều có linh hồn và quay lại vật vờ trong các hành lang. Mình phải đòi tiền để trả cho mấy con ma, anh ta nghĩ. Tất cả mọi người trong toà nhà nầy đều đã về nhà từ lâu, ngoại trừ ông khoa học gia điên khùng chết tiệt nầy với những cái lồng đầy thỏ, mèo và chuột đồng.
- Bao lâu nữa thì giáo sư về? - Nolan hỏi.
Joeppli ngước lên, lần đầu tiên nhận ra Nolan.
- Cái gì?
- Nếu giáo sư còn ở đây một lúc nữa, tôi có thể mang cho ông một miếng sandwich hoặc một cái gì đó. Tôi đã xem qua nơi để thực phẩm và đã ăn một chút.
Joepli nói:
- Chỉ một cốc cà phê thôi, làm ơn. - Rồi ông quay lại với các biểu đồ của mình.
Nolan nói:
- Tôi sẽ khoá cửa ngoài khi rời khỏi đây.
- Tôi sẽ quay lại ngay. - Joepli thậm chí không nghe thấy giọng anh ta.
Mười phút sau cửa phòng thí nghiệm lại mở và một giọng nói vang lên:
- Ông làm việc muộn quá, Joepli!
Joepli giật mình nhìn lên. Khi nhận ra đó là ai, ông đứng dậy, bối rối nói:
- Vâng, thưa ngài. - Ông cảm thấy tự hào vì người nầy đã ghé vào thăm ông.
- Công trình Suối Thanh Xuân, tối mật, phải không ạ?
Emile lưỡng lự. Cô Roffe đã dặn không ai được phép biết về nó. Nhưng, dĩ nhiên, không bao gồm người khách nầy. Đây là người đã đưa ông vào làm trong tập đoàn. Vì thế Emile Joepli mỉm cười và trả lời:
- Vâng, thưa ngài. Tối mật.
- Tốt. Cứ để như thế. Công việc ra sao rồi?
- Rất tuyệt, thưa ngài.
Vị khách đi thơ thẩn đến một cái lồng thỏ. Emile Joepli đi theo người đó.
- Có vấn đề gì cần tôi giải thích không?
Người đàn ông mỉm cười.
- Không. Tôi cũng khá quen thuộc nơi nầy, Emil.
Khi vị khách quay đi, ông ta đụng phải một cái đĩa không để đựng thức ăn cho súc vật và nó rơi xuống sàn.
- Xin lỗi.
- Xin ngài đừng bận tâm. Để tôi nhặt nó.
Emil Joeppli với tay xuống nhặt nó lên và phía sau đầu ông như nổ tung ra một dòng nước đỏ, và điều cuối cùng ông thấy là nền nhà nâng lên rất nhanh để đón lấy ông.
o O o
Tíếng chuông điện thoại kêu liên tục đánh thức Elizabeth. Nàng ngồi dậy trên gi.ường, vẫn còn ngái ngủ và nhìn chiếc đồng hồ đặt trên cái bàn nhỏ. Năm giờ sáng. Nàng lần lần nhấc cái ống nghe ra. Một giọng nói hấp tấp vang lên:
- Cô Roffe? Đây là bảo an nhà máy. Có một vụ nổ vừa xảy ra tại một trong các phòng thí nghiệm. Tất cả đã bị phá huỷ hoàn toàn.
Ngay lập tức nàng tỉnh hẳn.
- Có ai bị thương không?
- Có thưa cô. Một trong các nhà khoa học bị thiêu chết.
Anh ta không cần phải nói tên với Elizabeth.
Chú thích
(1) FDA: Cơ quan quản trị thực phẩm và dược phẩm
 
CHƯƠNG 35
Thám tử Max Hornung đang nghĩ ngợi. Trong cục điều tra đầy những tiếng lách cách của máy chữ, tiếng cãi nhau, tiếng chuông điện thoại nhưng Max Hornung không hề nghe thấy hay nhìn thấy gì hết.
Anh ta có sự tập trung cao độ vào một thứ không khác gì một máy tính. Anh ta đang suy nghĩ về điều lệ của Roffe và các con, như cụ Samuel đã tạo dựng lên, duy trì quyền điều hành trong phạm vi gia đình. Thật tài tình. Và nguy hiểm. Chuyện nầy nhắc anh ta nhớ đến vụ chơi hụi, kế hoạch bảo hiểm Italia được ông chủ ngân hàng Tonti nghĩ ra năm 1695. Các thành viên chơi hụi đóng những số tiền bằng nhau và khi một thành viên chết thì những người còn lại sẽ được hưởng phần tiền của người chết. Chuyện đó đã tạo nên một động cơ mạnh mẽ để tiêu diệt người khác.
Như Roffe và các con. Thật quá cám dỗ khi cho người ta thừa hưởng số cổ phần đáng giá cả triệu đô la và rồi bảo họ không thể bán nó đi trừ khi tất cả cùng đồng ý.
Max biết rằng Sam Roffe đã không đồng ý. Ông đã chết. Elizabeth đã không đồng ý. Và nàng cũng hai lần suýt chết. Có quá nhiều tai nạn xảy ra. Thám tử Max Hornung không tin vào các tai nạn. Anh ta đến gặp Chánh thanh tra Schmied.
Ông Chánh thanh tra lắng nghe bản báo cáo về vụ tai nạn leo núi của Sam Roffe và càu nhàu:
- Tức là có một vụ lộn xộn về tên của người dẫn đường. Chuyện nầy vẫn khó tạo thành một vụ giết người, Hornung. Không có chuyện đó trong phòng của tôi.
Viên thám tử bé nhỏ kiên nhẫn nói:
- Tôi nghĩ còn có nhiều hơn thế. Roffe và các con đang có nhiều vấn đề nội bộ nghiêm trọng. Có lẽ một kẻ nào đó nghĩ rằng việc thanh toán Sam Roffe sẽ giải quyết được những vấn đề đó.
Chánh thanh tra Schmied dựa lưng vào ghế và nhìn thám tử Hornung chằm chằm. Ông chắc chắn rằng những giả thuyết của anh chẳng là gì cả. Nhưng cái ý nghĩ cứ để thám tử Max Hornung đi cho khuất mắt một thời gian làm lòng ông tràn ngập thích thú. Và sự vắng mặt của anh ta sẽ đẩy mạnh được tinh thần cho toàn bộ các nhân viên còn lại trong phòng.
Và còn một chuyện nữa phải cân nhắc: Những người mà Max Hornung muốn điều tra. Không ít quyền lực hơn gia đình Roffe. Thường thường thì Schmied sẽ ra lệnh cho Max Hornung luôn cách xa họ một triệu dặm. Nếu thám tử Hornung chọc tức họ - và làm sao anh ta không chọc tức họ - Họ sẽ đủ sức mạnh để tống cổ anh ta ra khỏi lực lượng. Và không ai có thể đổ lỗi cho thanh tra Schmied. Không phải tay thám tử bé nhỏ đã buộc ông làm thế hay sao? Và thế là ông nói với Max Hornung.
- Vụ đó là của anh. Cứ từ từ mà tiến hành.
- Cám ơn xếp, - Max sung sướng nói.
o O o
Khi Max đi qua hành lang về văn phòng mình, anh ta đâm sầm vào một nhân viên điều tra những cáì chết bất thường.
- Hornung? Tôi có thể mượn trí nhớ anh một lát được không?
Max chớp mắt.
- Xin anh nói lại?
- Đội tuần tra đường sông vừa vớt được một cô gái. Anh xem qua một chút nhé?
Max nuốt khan và nói:
- Nếu anh muốn.
Đây không phải là phần việc Max thích, nhưng anh ta cảm thấy đây là trách nhiệm của mình.
Cô ta nằm trong ngăn kéo kim loại trong sự lạnh lẽo của nhà xác. Tóc cô ta vàng hoe, khoảng mười chín hai mươi tuổi. Cái xác cô ta phồng lên vì bị ngâm nước, trần truồng, ngoại trừ một sợi ruy băng đỏ quấn quanh cổ.
- Có dấu hiệu giao hợp trước khi chết. Cô ta bị bóp cổ và vứt xuống sông, - người nhân viên nói. - Không có nước trong phổi. Chúng ta không lấy được dấu tay nào trên người cô ta. Anh đã bao giờ gặp cô ta chưa?
Thám tử Max Hornung nhìn xuống gương mặt cô gái và nói:
- Chưa.
Anh ta đi đón xe bus để ra phi trường.
 
CHƯƠNG 36
Khi thám tử Max Hornung hạ cánh xuống sân bay Costa Smeralda ở Sardinia, anh ta đi thuê chiếc xe hơi rẻ nhất hiện có, một chiếc Fiat 500, và lái đi Olbia. Không như phần còn lại của Sardinia, Olbia là một thành phố công nghiệp, và vùng ngoại ô là một vùng mở rộng lộn nhộn với nhiều nhà máy, một bãi rác của cả thành phố và một nghĩa địa các loại xe hơi đã một thời đẹp đẽ, bây giờ là những khối của vô dụng, dùng làm phế liệu thì tốt.
Mỗi thành phố trên thế giới đều có khu chứa xe hơi đồng nát, Max nghĩ. Đài kỷ niệm của nền văn minh.
Max đi tới trung tâm thành phố và lái xe đến trước một toà nhà treo bảng hiệu "CHỈ HUY SỞ CẢNH SÁT OLBIA". Lúc Max bước vào, anh ta cảm thấy không khí quen thuộc như mình cũng thuộc về chỗ nầy. Anh ta trình thẻ chứng nhận cho viên trung sĩ trực và vài phút sau anh ta được đưa vào văn phòng của cảnh sát trưởng Luigi Ferraro. Ferraro đứng dậy, một nụ cười chào đón nở trên mặt. Nhưng nó vụt tắt khi ông ta trông thấy người khách. Có cái gì đó ở Max không thể tỏ ra được mình là thám tứ.
- Tôi có thể xem thẻ của ông chứ? - Cảnh sát trưởng Ferraro lịch sự hỏi.
- Dĩ nhiên, - Max nói.
Anh ta rút ra chiếc thẻ và cảnh sát trưởng Ferraro xem xét kỹ cả hai mặt của nó và trả lại. Kết luận ngay tức khắc của ông ta là Thuỵ Sĩ hẳn đang rất thiếu thám tử. Ông ta ngồi xuống sau bàn làm việc và nói:
- Tôi có thể giúp gì cho ông?
Max bắt đầu giải thích bằng một thứ tiếng Ý lưu loát.
Vấn đề là có vẻ như cảnh sát trưởng Ferrero đôi khi phải khó khăn lắm mới hiểu được Max đang nói tiếng gì. Khi ông ta nhận ra mình nên làm gì, ông ta khó chịu giơ bàn tay lên và nói:
- Thôi đi! Ông có nói được tiếng Anh không?
- Được, Max trả lời.
- Vậy thì tôi xin ông? Chúng ta hãy dùng tiếng Anh đi.
Khi Max đã kể vắn tắt mọi việc, Ferraro nói:
- Ông nhầm rồi, Signore. Tôi có thể cho ông biết là ông đang phí thời gian vô ích. Các thợ máy của tôi đã kiểm tra kỹ chiếc xe Jeep. Tất cả mọi người đều đồng ý rằng đó chỉ là tai nạn.
Max gật đầu, bình thản.
- Tôi không nghĩ như thế.
Cảnh sát trưởng Ferraro nói:
- Được. Hiện giờ chiếc xe đó đang được bầy bán trong một gara công cộng. Tôi sẽ cho người đưa ông đến đó. Ông có muốn đến hiện trường vụ tai nạn không?
Max chớp mắt và nói:
- Để làm gì?
Thám tử Bruno Campagna được chọn là người dẫn đường của Max.
- Chúng tôi đã xem xét rất kỹ. Đó là một tai nạn, - Campagna nói.
- Không đâu. - Max trả lời.
Chiếc xe Jeep ở góc gara, phía trước vẫn còn vết sứt mẻ và có vài vết nhựa cây xanh đã khô.
- Tôi chưa có thời gian sửa lại nó, - người thợ máy giải thích.
Max đi vòng quanh chiếc Jeep, xem xét nó.
- Hệ thống phanh đã bị phá hoại ra sao? - Anh ta hỏi.
Người thợ máy kêu lên:
- Jésus! Ông, cũng nói vậy sao? - Một chút giận dữ trong giọng anh ta. - Đã hai mươi lăm năm qua tôi làm thợ máy, thưa ông. Tôi đã đích thân kiểm tra cái xe Jeep nầy. Lần cuối cùng có người đụng đến hệ thống phanh là trước khi nó rời khỏi nhà máy.
- Ai đó đã phá hoại hệ thống phanh. - Max nói.
- Bằng cách nào? - Người thợ máy lắp bắp.
- Tôi còn chưa biết, nhưng tôi sẽ biết. - Max cam đoan với ông ta với vẻ tin tưởng. Anh nhìn lại chiếc xe lần cuối rồi quay gót ra khỏi gara.
Cảnh sát trưởng Luigi Ferraro nhìn thám tử Bruno Campagna và hỏi:
- Anh đã làm gì với anh ta?
- Tôi chẳng làm gì cả. Tôi đưa anh ta đến gara, anh ta tỏ ra lố bịch với người thợ máy rồi anh ta nói muốn đi dạo một mình.
Kỳ quặc!
o O o
Max đứng trên bờ, nhìn ra mặt nước xanh thẫm của biển Tyrrhenie mà không hề thấy gì. Anh ta đang tập trung tư tưởng, đầu óc bận rộn ghép các mảnh vỡ vào với nhau. Cũng như đang chơi trò ghép hình khổng lồ. Mọi việc luôn ăn khớp nếu ta biết nó phù hợp ở chỗ nào.
Chiếc xe Jeep là một phần nhỏ nhưng rất quan trọng của trò chơi lắp ghép nầy. Hệ thống phanh của nó đã được thợ máy lão luyện kiểm tra. Max không có lý do gì để nghi ngờ sự thành thật hay tay nghề của họ. Nên anh ta chấp nhận sự thật rằng hệ thống phanh của chiếc xe Jeep đã không bị phá hoại. Vì Elizabeth đã lái chiếc xe Jeep và có ai đó muốn nàng phải chết, nên anh ta cũng chấp nhận luôn sự thật hệ thống phanh đã bị phá hoại. Không có cách nào để thực hiện việc đó. Nhưng có một người làm được. Max đang phải đối phó với một kẻ khôn ngoan. Chuyện nầy càng làm cho sự việc thêm phần hấp dẫn.
Max bước xuống bãi cát, ngồi lên một tảng đá, nhắm mắt lại và bắt đầu tập trung tư tưởng lần nữa, chăm chú vào các mảnh vụn, đổi chỗ, tháo ra lắp vào các mảnh của trò ghép hình.
Hai mươi phút sau mảnh cuối cùng đã được lắp vào đúng chỗ. Max mở mắt ra và nghĩ một cách thán phục. Hoan hô! Mình phải gặp cái người đã nghĩ ra trò nầy.
Sau đó, thám tử Max đã đến xem xét hai địa điểm, một ở ngoài Olbia và một ở trên núi. Rồi anh ta đáp chuyến máy bay chiều trở về Zurich.
Hạng vé bình dân.
 
CHƯƠNG 37
Đội trưởng lực lượng bảo vệ của Roffe và các con nói với Elizabeth: "Chuyện xảy ra quá nhanh, thưa cô Roffe. Chúng tôi không thể làm gì khác được. Cho đến khi các thiết bị chữa cháy hoạt động thì cả phòng thí nghiệm đã không còn gì nữa. Người ta đã tìm thấy phần còn lại của cái xác Emile Joeppli bị cháy ra tro. Không thể biết được công thức của ông bị lấy đi khỏi phòng thí nghiệm trước hay sau vụ nổ.
Elizabeth hỏi:
- Toà nhà phát triển có canh gác hai bốn trên hai bốn, phải không?
- Vâng, thưa cô. Chúng tôi…
- Ông đã phụ trách lực lượng bảo vệ bao lâu rồi?
- Năm năm. Tôi…
- Ông bị sa thải.
Ông ta định nói gì đó để phản đối, nhưng lại đổi ý.
- Vâng, thưa cô.
- Lực lượng của ông có bao nhiêu người?
- Sáu mươi lăm.
- Sáu mươi lăm người! Và họ không thề cứu Emile Joeppli. Tôi sẽ gửi giấy báo trước cho họ hai mươi tư tiếng! - Elizabeth nói. - Tôi muốn tất cả bọn họ ra khỏi đây.
Ông ta nhìn nàng một lúc.
- Cô Roffe, cô có nghĩ như thế là công bằng không?
Nàng nghĩ đến Joeppli, và công thức vô giá đã bị đánh cắp, đến cái máy ghi âm cài đặt trong văn phòng nàng đã bị nghiền nát dưới gót giầy.
- Đi đi - Elizabeth nói.
Trong suốt từng phút của buổi sáng hôm ấy, nàng cố gắng xua đuổi khỏi đầu hình ảnh cái xác cháy ra tro của Emile Joepli cùng căn phòng thí nghiệm đầy những con thú bị thiêu chết. Nàng cố không nghĩ đến thiệt hại của tập đoàn về việc công thức đó bị đánh cắp. Có khả năng một công ty đối thủ sẽ được cấp bằng sáng chế và Elizabeth không thể làm được gì hết. Đó là một khu rừng rậm. Khi các đối thủ nghĩ bạn đang yếu ớt, họ sẽ tiến lên để giết bạn. Nhưng chuyện nầy lại không phải do các đối thủ làm ra. Mà là một người bạn. Một người bạn chết người.
Elizabeth sắp xếp cho một đội bảo vệ chuyên nghiệp thế chỗ ngay lập tức. Nàng sẽ cảm thấy an toàn hơn với những người xa lạ quanh mình.
Nàng gọi điện cho bệnh viện Internationale ở Brussel để hỏi thăm tình hình của bà Van den Logh, phu nhân của vị bộ trưởng người Bỉ. Họ cho nàng biết bà ta vẫn chưa qua khỏi trạng thái hôn mê. Họ không biết liệu bà ta có sống nổi hay không.
Elizabeth đang nghĩ đến Emile Joeppli, em bé tóc đen và bộ trưởng phu nhân thì Rhys bước vào. Anh nhìn vào mặt nàng và nhẹ nhàng nói:
- Tồi tệ đến thế sao?
Nàng gật đầu, khổ sở.
Rhys đến bên nàng và nhìn nàng kỹ hơn. Trông nàng thật mệt mỏi, suy sụp. Anh tự hỏi nàng còn có thể chịu đựng thêm bao lâu nữa. Anh đặt tay lên tay nàng và dịu dàng hỏi:
- Anh có thể giúp em được chuyện gì không?
Mọi chuyện, Elizabeth nghĩ. Nàng vô cùng cần đến Rhys. Nàng cần sức mạnh, sự giúp đỡ và tình yêu của anh. Mắt họ gặp nhau và nàng sẵn sàng ngả vào vòng tay anh, kể cho anh nghe mọi chuyện, đã và đang xảy ra.
Rhys nói:
- Không có tin gì mới về bà Van den Logh sao?
Một khoảnh khắc trôi qua.
- Không, - Elizabeth trả lời.
Anh hỏi tiếp:
- Em chưa nhận được cú điện nào về bài báo đăng trên Wall Street Journal à?
- Bài báo gì?
- Em chưa xem nó sao?
- Chưa.
Rhys gọi về văn phòng lấy một bản copy. Bài báo liệt kê tất cả những rắc rối gần đây của Roffe và các con, nhưng chủ đề chính của nó là tập đoàn nầy đang cần một người có kinh nghiệm để điều hành. Elizabeth đặt tờ báo xuống.
- Chuyện nầy nguy hiểm thế nào?
Rhys nhún vai. - Thiệt hại thì đã có rồi. Họ chỉ thuật lại mà thôi. Chúng ta đang mất dần đi rất nhiều thị trường. Chúng ta…
Hệ thống liên lạc nội bộ réo chuông. Elizabeth nhấn nút.
- Vâng!
- Herr Juhus Badrutt ở đường dây số hai, cô Roffe. Ông ấy nói có chuyện gấp.
Elizabeth nhìn Rhys. Nàng đã hoãn lại cuộc gặp với các chủ ngân hàng. - Nối dây cho tôi. - Nàng cầm ống nghe lên.
- Xin chào Herr Badrutt.
- Chào cô. - Ở bên kia, giọng nói có vẻ khô khan và cáu kỉnh.
- Chiều nay cô có rảnh không?
- Vâng, tôi… - Tốt. Bốn giờ thuận tiện cho cô chứ?
Elizabeth lưỡng lự.
- Vâng. Bốn giờ!
Có tiếng khô khan lào xào qua ống nói và Elizabeth nhận ra Herr Badrutt đang đằng hắng:
- Tôi rất tiếc khi nghe chuyện của Joeppli, - ông ta nói.
Tên của Joeppli không được đề cập đến trong các bài báo về vụ nổ.
Nàng chậm rãi gác máy, nhận thấy Rhys đang quan sát mình.
- Cá mập ngửi thấy máu, - Rhys nói.
o O o
Điện thoại gọi đến suốt cả buổi chiều hôm đó. Alec gọi:
- Elizabeth, cháu đã xem báo sáng nay chưa?
- Rồi ạ, - Elizabeth trả lời - Tờ Wall Street Journal đã phóng đại sự việc lên.
Im lặng một lát rồi Alec nói tiếp:
- Chú không nói về tờ Wall Street Journal. Mà tờ Financial Times cũng có một bài viết dài về Roffe và các con. Nội dung không được tốt lành gì cho lắm. Chuông điện thoại của chú không ngừng reo. Chúng ta đang bị huỷ bỏ nhiều vụ quan trọng. Chúng ta phải làm sao bây giờ?
- Cháu sẽ gọi điện lại cho chú, Alec. - Elizabeth hứa.
Ivo gọi đến.
- Carissima, chú nghĩ tốt nhất là cháu nên chuẩn bị đón nhận một cú sốc.
- Cháu đã chuẩn bị, -Elizabeth gượng gạo nghĩ. - Là gì vậy?
Ivo nói:
- Một bộ trưởng người Italia bị bắt vài giờ trước vì nhận hối lộ.
Elizabeth có cảm giác bất ngờ về những điều đang xảy ra.
- Chú nói tiếp đi.
Giọng Ivo hơi có vẻ gì như xin lỗi.
- Đó không phải lỗi của chúng ta, - Ivo nói, - Ông ta tham lam và bất cẩn. Họ bắt ông ta ở phi trường, khi đang lén mang tiền ra khỏi Italia. Họ đã lần ra nguồn gốc số tiền đó là từ chúng ta.
Thậm chí Elizabeth đã chuẩn bị tinh thần nàng cũng thấy bị sốc vì không tin nổi.
- Tại sao chúng ta lại hối lộ ông ta?
Ivo nói, cố ra vẻ tự nhiên:
- Như thế chúng ta mới kinh doanh được ở Italia. Đó là một cách sống ở đây. Tội của chúng ta không phải là hối lộ cho ông bộ trưởng, Cara - mà là để bị lộ chuyện nầy ra.
Nàng dựa lưng vào ghế, đầu óc quay cuồng.
- Bây giờ thì chuyện gì đang xảy ra?
- Chú khuyên cháu rằng chúng ta nên gặp gỡ các công ty luật càng nhanh càng tốt! - Ivo nói - Đừng lo. Ở Italia chỉ có người nghèo mới phải đi tù thôi.
Charles gọi điện từ Paris, giọng ông tràn đầy lo lắng. Giới truyền thông Pháp nhất loạt đăng đầy các bài báo về Roffe và các con. Charles giục Elizabeth bán tập đoàn trong lúc nó vẫn còn danh tiếng.
- Các khách hàng của chúng ta đang mất niềm tin, - Charles nói. - Không có họ thì cũng không còn tập đoàn!
Elizabeth nghĩ về các cú điện thoại, các ông chủ ngân hàng, các ông chú họ, và giới truyền thông. Quá nhiều chuyện đang xảy ra quá nhanh chóng, Ai đó đang làm cho chúng xảy ra. Nàng phải tìm ra kẻ đó.
Cái tên vẫn còn trong sổ điện thoại riêng của Elizabeth. Maria Martinelli. Nó mang lại một ký ức về cô gái Italia chân dài, cao lớn, người đã là bạn học của Elizabeth ở Thuỵ Sĩ. Thỉnh thoảng họ vẫn liên lạc với nhau. Maria đã trở thành người mẫu và cô ta viết thư cho Elizabeth rằng cô ta đã hứa hôn với một ông chủ báo Italia ở Milan. Elizabeth phải mất đến mười lăm phút mới tìm thấy Maria. Sau những màn xã giao thông thường, Elizabeth nói vào điện thoại.
- Cậu vẫn hứa hôn với ông chủ báo đấy chứ?
- Dĩ nhiên. Vào giây phút mà Tony ly dị, chúng tớ sẽ lập tức làm đám cưới.
- Tớ muốn cậu giúp tớ một chuyện, Maria.
- Nói đi.
o O o
Gần một giờ sau Maria Martinelly gọi lại.
- Tớ đã có thông tin mà cậu cần đây. Ông chủ ngân hàng bị bắt về tội lén đưa tiền ra khỏi Italia đã bị bẫy. Tony nói là có người đã mật báo với cảnh sát biên giới.
- Anh ấy có biết tên người mật báo ấy không?
- Ivo Palazzi.
o O o
Thám tử Max Hornung đã có một khám phá đầy thú vị: Anh ta không chỉ biết được vụ nổ ở Roffe và các con đã được tính toán kỹ lưỡng mà còn biết được nó được gây ra bởi một loại chất nổ tên là Rylar X, sản xuất riêng cho quân đội và không cung cấp thêm cho ai khác. Điều làm Max bận tâm là Rylar X được sản xuất ở một trong những nhà máy của Roffe và các con. Chỉ cần gọi một cú điện thoại là biết ngay nhà máy nào.
Nhà máy ở ngoại ô Paris.
o O o
Đúng bốn giờ chiều Herr Julius Badrutt co thân hình gầy nhẳng trong ghế và nói thẳng:
- Tôi càng muốn giúp đỡ cô bao nhiêu, cô Roffe, thì tôi lại e rằng trách nhiệm của tôi với các bạn hùn vốn càng thêm lớn.
Đó là một cách phát biểu, Elizabeth nghĩ, mà các ông chủ ngân hàng thường dùng với các bà goá con côi trước khi họ thu văn tự cầm cố thế nợ. Nhưng lần nầy nàng đã chuẩn bị đối phó với Herr Badrutt.
- Hội đồng quản trị của tôi đã yêu cầu tôi thông báo với cô rằng ngân hàng của chúng tôi đòi Roffe và các con phải trả các món nợ ngay lập tức.
- Tôi đã được nói là tôi có chín mươi ngày mà! - Elizabeth nói.
- Thật không may, chúng tôi cảm thấy tình huống đã thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Tôi cũng thông báo cho cô rằng các ngân hàng khác đang giao dịch với cô cũng sẽ có quyết định như vậy.
Một khi những ngân hàng từ chối giúp nàng, sẽ không còn cách nào giữ cho tập đoàn như cũ.
- Tôi rất tiếc phải thông báo cho cô một tin không hay như vậy, cô Roffe, nhưng tôi cảm thấy rằng tôi nên nói riêng với cô.
- Ông biết đấy, rằng Roffe và các con vẫn còn là một tập đoàn có thế lực và giàu có.
Herr Julius Badrutt gật đầu.
- Dĩ nhiên. Đây là một tập đoàn vĩ đại.
- Nhưng các ông vẫn không chịu cho chúng tôi thêm thời gian.
Herr Badrutt nhìn nàng một lát, rồi nói:
- Ngân hàng nghĩ các vấn đề của cô có thể giải quyết được, cô Roffe. Nhưng… - Ông ta do dự.
- Nhưng ông không nghĩ rằng bất cứ ai cũng có thể giải quyết được?
- Tôi e rằng như thế. - ông ta đứng dậy.
- Thế nếu có ai đó khác làm chủ tịch của Roffe và các con thì sao? - Elizabeth hỏi.
- Ông lắc đầu. - Chúng ta đã thảo luận về các khả năng có thể. Chúng tôi không cảm thấy có ai khác trong hội đồng quản trị hiện nay có khả năng toàn diện để giải quyết…
Nàng nói:
- Tôi đang nghĩ đến Rhys Williams.
 
CHƯƠNG 38
Viên cảnh sát Thomas Hiller thuộc đội cảnh sát đường thuỷ khu vực sông Thames đang trong tình trạng cực kỳ thảm hại. Anh ta vừa buồn ngủ vừa đói, vừa khao khát t.ình d.ục, vừa ướt nhoe nhoét, và anh ta không thể quyết định được đâu là sự khốn khổ nhất của anh ta.
Anh ta buồn ngủ vì cô vợ chưa cưới Flo đã bắt anh ta phải thức suốt đêm chiến đấu, anh ta đói bởi vì khi cô ta ngừng quát tháo anh cũng là lúc anh đã trễ giờ làm, và anh ta không có thời gian để ăn một miếng nhỏ, anh ta khao khát t.ình d.ục vì cô ta đã không cho anh ta đụng vào người và anh ướt nhoe nhoét bởi vì chiếc tàu cảnh sát dài có chín mét mà anh ta đang dùng được thiết kế cho công việc, không có tiện nghi và cơn gió đã hắt mưa vào tạn căn buồng lái nhỏ nơi anh ta đang đứng. Vào những ngày thế nầy thì chẳng thấy được gì và cũng chẳng có gì mà làm cả.
Đội sông Thames quản lý năm mươi tư dặm đường sông từ nhánh sông Dartford đến cầu Stained, và thường thì cảnh sát viên Hiller cũng thích công việc tuần tiễu.
Nhưng không phải cái lúc anh ta thảm hại thế nầy.
Mẹ kiếp tất cả đám đàn bà? Anh ta nghĩ đến Flo đang nằm trên gi.ường, trần truồng như nhộng, bộ ngực phập phồng như khi cô ta quát tháo anh. Anh ta liếc nhìn đồng hồ. Chỉ nửa tiếng nữa là cuộc tuần tra khốn nạn nầy kết thúc. Con thuyền rẽ về hướng quay lại bến tàu Waterloo. Vấn đề duy nhất của anh ta bây giờ là quyết định xem phải làm việc nào trước: Ngủ, ăn, hay nhảy lên gi.ường với Flo. Có lẽ phải làm ba việc một lúc, anh ta nghĩ. Anh ta dụi mắt để cố tránh cơn buồn ngủ, quay ra nhìn con sông đục ngầu, nước đang dâng cao do cơn mưa.
Nó như hiện ra lờ mờ từ trong chốn hư không. Trông nó như một con cá trắng lớn trôi lềnh bềnh, bụng ngửa lên trời, và ý nghĩ đầu tiên của Hiller: Nếu chúng ta kéo nó lên boong, chúng ta sẽ không tài nào chịu được mùi hôi thối. Nó ở cách mạn thuyền phải khoảng mười mét và con thuyền đang chạy xa dần nó. Nếu anh ta mở mồm, con cá chết tiệt nầy sẽ làm trì hoãn việc hết phiên trực của anh ta. Họ sẽ phải dừng lại và móc lấy nó, rồi hoặc kéo theo tàu thuyền hoặc lôi nó lên boong. Bất kỳ họ làm việc gì thì cũng làm chậm trễ việc anh đến với Flo. Được, anh ta không phải báo chuyện nầy. Chuyện gì nếu anh ta không thấy nó? Chuyện gì nếu…? Họ đang đi xa dần.
Cảnh sát viên Hiller nói to:
- Trung sĩ, có một con cá nổi trên mặt nước ở hai mươi độ phía mạn phải thuyền. Trông nó như một con cá mập lớn.
Động cơ Diezel một trăm mã lực bỗng nhiên thay đổi nhịp và con tàu bắt đầu chậm lại. Trung sĩ Gaskins bước đến bên anh ta.
- Nó ở đâu? - ông ta hỏi.
Hình dạng lờ mờ đã biến mất, chìm trong cơn mưa.
- Nó ở đằng kia.
Trung sĩ Gaskins lưỡng lự. Ông ta cũng đang nóng lòng muốn về nhà. Ông ta cũng muốn lờ đi con cá chết tiệt.
- Nó lớn đến mức gây nguy hiểm cho thuyền bè sao? - ông ta hỏi.
Cảnh sát viên Hiller cố gắng kiềm chế và chịu thua.
- Vâng. - Anh ta nói.
Và thế là chiếc thuyền tuần tra quay lại và từ từ hưóng về nơi mà vật thể được trông thấy lần cuối.
Nó lại thình lình hiện ra, gần như ở phía dưới mũi tàu, và cả hai cùng đứng yên, nhìn nó chằm chằm.
Đó là cái xác của một cô gái tóc vàng.
Cô ta trần truồng, ngoại trừ một dải ruybăng đỏ chói quấn quanh cái cổ sưng vù lên.
 
CHƯƠNG 39
Vào lúc mà cảnh sát viên Hiller và trung sĩ Gaskins vớt xác cô gái lên khỏi sông Thames thì cách đó mười dặm về phía bên kia của London, thám tử Max Hornung đang bước vào phòng tiếp tân bằng đá cẩm thạch xám - và - trắng của New Scotland Yard. Chỉ cần bước qua cánh cổng huyền thoại cũng đã mang lại cho anh ta cảm giác tự hào. Tất cả bọn họ đều là một phần của đại đoàn thể. Anh ta rất thích thú với địa chỉ điện tín của Scotland Yard: HANDCUFFS (1).
Max rất thích tiếng Anh. Vấn đề duy nhất của anh ta bây giờ là liệu họ có đủ khả năng để giao tiếp với anh ta hay không. Người Anh nói tiếng mẹ đẻ của mình một cách rất kỳ lạ.
Người cảnh sát ngồi sau bàn tiếp tân hỏi:
- Tôi có thể giúp gì cho ông.
Max quay sang anh ta.
- Tôi có một cuộc hẹn với thanh tra Davidson.
- Xin ông cho biết tên?
Max nói, chậm rãi và rõ ràng:
- Thanh tra Davidson.
Người cảnh sát nhìn anh ta nói với vẻ thú vị.
- Tên ông là thanh tra Davidson?
- Tên tôi không phải là thanh tra Davidson. Tên tôi là Max Hornung.
Người cảnh sát nói với vẻ xin lỗi:
- Xin lỗi thưa ông, nhưng ông có nói được chút ít tiếng Anh không?
Năm phút sau Max đã ngồi trong văn phòng của thanh tra Davidson, một người đàn ông trung niên cao lớn với khuôn mặt hồng hào và hàm răng vàng khấp khểnh. Đúng là "type" dân Anh điển hình, Max vui sướng nghĩ.
- Qua điện thoại, ông nói rằng ông rất hứng thú với thông tin về Sir Alec Nichols với tư cách là người bị tình nghi trong một vụ giết người.
- Ông ta là một trong nửa tá.
Thanh tra Davidson nhìn anh ta chằm chằm.
- Ngón chân thiếu của ông ta bị đông lạnh à?
Max thở dài. Anh ta nhắc lại những gì mình vừa nói, chậm rãi và cẩn thận.
- À - Viên thanh tra suy nghĩ một lát. - Để tôi cho anh biết tôi sẽ phải làm gì. Tôi sẽ chuyển anh qua Phòng lưu trữ hồ sơ tội phạm C-4. Nếu họ không có tài liệu gì về ông ta, chúng ta sẽ thử ở C-11 và C-13, tình báo hình sự.
Tên của Sir Alec Nichols không hề có trong bất cứ một hồ sơ nào. Nhưng Max biết anh ta có thể lấy được tài liệu cần thiết ở đâu.
o O o
Sáng sớm hôm ấy Max đã điện thoại cho một số giám đốc làm việc trong City, trung tâm tài chính của London.
Phản ứng của họ rất giống nhau. Khi Max xưng tên, tất cả bọn họ đều tỏ ra lo lắng, vì tất cả những người làm kinh doanh trong City đều có một cái gì đó phải giấu diếm, và danh tiếng của Max Hornung như một vị thần trả thù trong giới tài chính đã vang lừng khắp bốn bể. Lúc Max thông báo rằng anh ta đang truy tìm thông tin về một người nào khác, họ đã hăng hái hợp tác với anh ta.
Max bỏ ra hai ngày để viếng thăm các ngân hàng và công ty tài chính, các tổ chức định giá tín dụng và văn phòng thống kê nhân khẩu. Anh ta không có hứng thú nói chuyện với những người ở những chỗ đó, anh ta chỉ có hứng thú trò chuyện với các máy điện toán của họ.
Max là một thiên tài về việc sử dụng máy điện toán. Anh ta có thể ngồi trước máy và sử dụng nó như một nghệ sĩ bậc thầy. Bất kể máy dùng ngôn ngữ nào Max cũng am hiểu. Anh ta đã dùng máy kỹ thuật số và các máy ngôn ngữ cấp thấp cũng như cấp cao. Anh tá nắm vững các loại FORTRAN và FORTRAN IV, IBM 307 s khổng lồ và PDP 10 s và 11 s và ALGOL 68.
Anh ta thành thạo COBOL, được lập trình cho kinh doanh, BASIC, được cảnh sát sử dụng, APL tốc độ cao được thiết kế riêng cho đồ thị và đồ hoạ. Max cũng nói chuyện được với LISP và APT, rồi cả PL-1. Anh ta cũng nắm được mã nhị phân, hỏi các đơn vị số học và đơn vị CPV, và các máy in tốc độ cao trả lời các câu hỏi của anh ta với tốc độ 1100 dòng một phút.
Những chiếc máy tính khổng lồ đã thu hút tin tức như những chiếc máy bơm tham lam, tích trữ lại, phân tích chúng, ghi nhớ chúng và bây giờ chúng đang tuôn vào tai Max, thì thầm những điều bí mật mà chúng đã giấu kỹ trong căn hầm có điều hoà nhiệt độ.
Không có gì là bất khả xâm phạm, không có gì là an toàn cả. Trong một nền văn minh như ngày nay, sự riêng tư chính là một sự lừa dối, là chuyện hoang đường Mọi công dân đều bị vạch trần, những điều bí mật sâu kín nhất cũng bị phơi bày, chờ bị xem xét.
Mọi người bị ghi vào hồ sơ nếu có số An ninh xã hội, số bảo hiểm, bằng lái xe hay tài khoản ngân hàng.
Họ được ghi vào danh sách nếu họ đóng thuế hoặc rút bảo hiểm thất nghiệp hoặc phúc lợi xã hội. Tên của họ được lưu giữ trong các máy điện toán nếu họ được một chương trình y tế bảo trợ, đã ký giấy cầm cố nhà, sở hữu một chiếc xe hơi hoặc xe đạp hay có tiền tiết kiệm hay tài khoản ký gửi. Các máy điện toán biết tên của họ nếu họ đã ở trong bệnh viện hay đang phục vụ trong quân ngũ, có giấy phép câu cá hay săn bắn, đã nộp đơn xin cấp hộ chiếu, hoặc điện thoại, hoặc điện, nếu họ đã kết hôn hoặc ly dị hoặc mới chào đời.
Nếu một người biết xem ở đâu và nếu như người đó kiên nhẫn, tất cả sự thật sẽ phơi bày trước mắt.
Max Hornung và các máy điện toán có một sự hoà hợp tuyệt vời. Chúng không cười nhạo giọng nói của Max, cách mà anh ta nhìn, hoặc hành động hoặc trang phục của anh ta. Đối với các máy điện toán thì Max là một người khổng lồ. Chúng kính nể sự thông minh của anh ta, tôn thờ anh ta, yêu quý anh ta. Chúng hạnh phúc được tiết lộ những bí mật của chúng cho anh ta, chia sẻ những câu chuyện nhí nhố thú vị của chúng về những kẻ khờ khạo đã tự mình tìm đến cái chết. y như cuộc nói chuyện phiếm của hai người bạn cũ.
- Hãy nói về Sir Alec Nichols, - Max nói.
Máy điện toán bắt đầu. Chúng cho Max một bức phác hoạ chính xác về Sir Alec, vẽ bằng các con số, mã nhị phân và biểu đồ. Trong vòng hai giờ Max đã có bức tranh ghép của nhà tài chính nầy.
Nhiều bản sao các biên nhận ngân hàng và các tấm séc bị huỷ bỏ cùng các hoá đơn thanh toán đang trải ra trước mắt anh ta. Điều băn khoăn đầu tiên của Max là một loạt các tấm séc với số tiền lớn, tất cả đều ký cho "Người cầm phiếu" - được trả tiền bởi Sir Alec Nichols. Số tiền nầy đã đi đâu? Max nhìn xem có khoản nào chi cho các công việc kinh doanh hay chi tiêu cá nhân hoặc đóng thuế không. Nhưng không hề. Anh ta quay trở lại với bản liệt kê các khoản chi lần nữa! Một tấm séc cho White s Club, một hoá đơn ở chợ thịt, chưa thanh toán… một chiếc áo ngủ ở tiệm John Bates… Guinea… một hoá đơn khám răng chưa thanh toán… Anabella… một chiếc áo dài vải Challis của tiệm Saint-Laurent ở Paris… một hoá đơn từ White Elephant, chưa thanh toán… một biên lai thuế John Windham, tiệm làm đầu… chưa thanh toán… bốn áo dài của Yves Saint-Laurent. Rive Gauche… tiền công của gia nhân.
Max hỏi máy điện toán ở Trung tâm cấp bằng lái xe.
Khẳng định, Sir Alec sở hữu một chiếc Bentley và một chiếc Morris.
Có cái gì đó sai lầm. Không hề có hoá đơn của thợ máy. Max cho máy điện toán kiểm tra lại bộ nhớ.
- Không có một hoá đơn nào như thế tồn tại trong vòng bảy năm qua.
- Chúng ta quên cái gì chăng? Máy điện toán hỏi.
- Không, Max trả lời. Bạn không hề quên.
Sir Alec không dùng đến thợ máy. Ông tự sửa các xe hơi của mình. Một người có khả năng cơ khí như thế sẽ không gặp khó khăn gì khi gây sự cố cho một thang máy hoặc một chiếc xe Jeep. Max Hornung nghiền ngẫm những hình vẽ khó hiểu mà các bạn anh ta đang bày ra trước mặt với sự hăng say của một nhà Ai Cập học đang phiên dịch một tổ hợp chữ tượng hình vừa mới được khám phá. Anh ta còn tìm thấy thêm nhiều bí mật khác nữa. Sir Alec đang chi tiêu rất nhiều, nhiều hơn cả số thu nhập của ông ta.
Lại một đầu mối khác.
Các bạn bè của Max trong City có những mối quan hệ trong rất nhiều khu vực. Trong vòng có hai ngày Max biết thêm rằng Sir Alec đang mượn tiền của Tod Michaels, chủ nhân một câu lạc bộ ở Soho.
Max quay sang máy điện toán của Sở Cảnh sát và đưa ra vài câu hỏi. Chúng lắng nghe, và chúng trả lời. Vâng, chúng tôi đã có thông tin của Tod Michaels cho ông. Đã từng bị buộc nhiều tội, nhưng chưa bao giờ bị kết án. Bị tình nghi dính vào các vụ tống tiền, buôn ma tuý, mại dâm và cho vay nặng lãi.
Max đi đến Soho và hỏi thêm nhiều vấn đề. Anh ta phát hiện ra Sir Alec Nichols không hề cờ bạc. Nhưng vợ ông thì có.
Khi Max kết thúc, trong đầu Max không còn nghi ngờ gì về việc Sir Alec đang bị tống tiền. Ông ta có nhiều hoá đơn chưa thanh toán, ông ta cần tiền gấp. Ông ta có cổ phần trị giá hàng triệu đô la nếu chúng được bán đi.
Sam Roffe đã chặn đường ông ta, và bây giờ là Elizabeth.
Sir Alec Nichols có động cơ giết người.
Max kiểm tra Rhys Williams. Các máy đã cố hết sức nhưng kết quả thu được chẳng có bao nhiêu.
Máy điện toán thông báo rằng Rhys Williams là đàn ông, sinh ra tại xứ Wales, ba mươi tư tuổi, chưa kết hôn. Một giám đốc của Roffe và Các con. Lương tám mươi nghìn đô la một năm, cộng cả tiền thưởng. Một tài khoản tiết kiệm với số dư hai mươi lăm nghìn bảng, một tài khoản séc với số dư trung bình tám trăm bảng.
Có một tủ sắt ký gửi ở Zurich, chứa những gì không biết. Có vô số thẻ mua hàng trả chậm và bằng thẻ tín dụng. Phần lớn các món hàng mua như thế là dành cho đàn bà. Rhys Williams không có hồ sơ phạm tội. Anh ta đã làm cho Roffe và các con được chín năm.
- Không đủ, Max nghĩ. Gần như không đủ. Dường như Rhys Williams đã lẩn trốn sau các máy điện toán.
Max nhớ người đàn ông đã tỏ ý che chở thế nào khi anh ta hỏi chuyện Elizabeth sau đám tang của Kate Erling. Ai đã khiến anh ta phải bảo vệ cho Elizabeth? Hay là bản thân anh ta?
Sáu giờ chiều hôm đó Max đặt một chỗ trên chuyến bay bình dân của hãng Alitalia tới Rome.
Chú thích
(1) Handcuffs: còng số tám
 
CHƯƠNG 40
Ivo Palazzi đã bỏ ra gần mười năm để cẩn thận và khéo léo xây dựng một cuộc sống hai mặt phức tạp mà thậm chí ngay cả những người thân cận nhất cũng không thể hiểu được.
Max Hornung và các người bạn điện toán của anh ở Rome phải mất gần trọn một ngày gởi. Max liên tục thảo luận với máy điện toán ở Anagrafe Building, nơi cất giữ các con số thống kê nhân khẩu và dữ liệu hành chính của thành phố, và anh ta viếng thăm máy điện toán ở SIO, đến gặp các máy điện toán ở ngân hàng. Tất cả đều chào đón Max.
Kể cho tôi nghe về Ivo Palazzi, Max nói.
Rất vui, chúng tôi trả lời.
Cuộc nói chuyện bắt đầu.
Một hoá đơn tạp phẩm của Amici… một hoá đơn thẩm mỹ viện Sergio ở Via Condoitti… một bộ comlê xanh của Angelo… hoa của tiệm Carducci… hai chiếc váy dạ hội của Irene Galitzine… giầy của hiệu Gucci… một cái ví hiệu Pucci… một số hoá đơn vật dụng…
Max vẫn tiếp tục đọc những gì được in ra, phân tích, tìm hiểu chúng. Có cái gì đó sai lầm. Học phí cho những sáu đứa trẻ.
- Bạn có lầm lẫn không? Max hỏi.
- Xin lỗi. Lầm lẫn nào?
Các máy điện toán ở Angrafe nói với tôi rằng Ivo Palazzi được đăng ký là bố của ba đứa con. Bạn xác định là có sáu khoản học phí à?
- Đúng vậy.
Bạn nói rằng địa chỉ của Ivo Palazzi ở Olgiata?
- Đúng vậy!
- Nhưng Ivo Palazzi đang trả tiền thuê nhà cho một căn hộ ở Via Montemigllais!
- Đúng.
- Vậy là có hai Ivo Palazzi?
- Không. Chỉ có một người. Hai gia đình. Ba đứa con gái với vợ ông ta. Ba đứa con trai với Donatella Spolini.
Trước khi Max kết thúc, anh ta còn biết được các sở thích của cô nhân tình của Ivo, tuổi tác, tên người làm đầu, tên những đứa con ngoài giá thú của Ivo.
Anh ta cũng biết rằng Simonetta tóc vàng, còn Donatella tóc nâu. Anh ta biết được hai người mặc áo dài cỡ bao nhiêu, nịt ngực cỡ bao nhiêu, giầy cỡ nào và giá cả của chúng ra làm sao. Có nhiều điều khiến Max phải để ý trong các khoản chi tiêu. Số tiền thì không lớn nhưng chúng nổi bật lên như ngọn đèn hiệu. Có một tấm ngân phiếu thanh toán cho một chiếc máy tiện, một phi cơ và một lưỡi cưa. Ivo Palazzi thích làm việc bằng đôi tay của mình. Max nghĩ về việc một kiến trúc sư có thể biết đôi điều về thang máy.
Gần đây Ivo Palazzi đã đệ đơn vay ngân hàng một khoản tiền lớn, máy điện toán thông báo cho Max.
- Ông ta có nhận được tiền không?
- Không. Ngân hàng yêu cầu phải có cả chữ ký của vợ ông ta. Ông ta đã rút đơn.
- Cám ơn.
Max lên xe bus đi tới trung tâm khoa học cảnh sát ở EUR, nơi có một máy điện toán khổng lồ được đặt trong căn phòng hình tròn rộng lớn.
- Ivo Palazzi có hồ sơ phạm tội không? Max hỏi.
- Có Ivo Palazzi từng bị kết án bạo hành ở tuổi hai mươi ba. Nạn nhân phải vào bệnh viện. Còn Palazzi phải ngồi tù hai tháng.
- Còn gì nữa không?
- Ivo Palazzi có tình nhân ở Via Montemignaio.
- Cám ơn. Tôi biết.
- Có vài báo cáo của cảnh sát về những lời phàn nàn của hàng xóm.
- Phàn nàn về cái gì?
- Gây ồn ào. Đánh nhau, la hét. Có một đêm cô ta đập vỡ tất cả bát đĩa. ch.uyện ấy có quan trọng không?
- Rất quan trọng, Max nói. Cám ơn.
Như vậy Ivo Palazzi rất nóng nảy. Và Donatella Spolini cũng rất nóng nảy. Phải chăng đã có chuyện gì xảy ra giữa cô ta và Ivo? Có phải cô ta đang dọa lột mặt ông ta? Đó là lý do tại sao ông ta phải bất thình lình đi vay ngân hàng một số tiền lớn? Một người như Ivo Palazzi sẽ bảo vệ hôn nhân, gia đình, lối sống của mình đến đâu?
Có một khoảng cuối cùng thu hút sự chú ý của Max. Ivo Palazzi được trả một món tiền lớn từ ban tài chính thuộc Sở Cảnh sát an ninh Italia. Đó là phần thưởng, là phần trăm của số tiền tìm thấy trên người viên chủ ngân hàng định mang tiền ra khỏi Italia mà Ivo đã mật báo. Nếu Ivo đã cần tiền đến thế, thì có việc gì ông ta không dám làm để có tiền?
Max chia tay với các máy điện toán và đáp chuyến bay trưa của hãng Air France đi Paris.
 
×
Quay lại
Top