Động cơ Tuabin điện gió: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động

heveda

Công ty TNHH Heveda
Tham gia
13/7/2018
Bài viết
0
Năng lượng điện gió đang ngày càng được xã hội đón nhận bởi nguồn năng lượng sạch và thân thiện với môi trường. Năng lượng gió là nguồn năng lượng sạch và vô tận. Đây là điều tiên quyết đem lại lợi thế của năng lượng gió so với các nguồn năng lượng hóa thạch vốn có hạn. Vậy động cơ Tuabin điện gió là gì? Chúng có cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao?

Động cơ Tuabin điện gió là gì?

Cũng giống như cối xay, tuabin điện gió là một thiết bị cơ khí khá đơn giản. Và chúng cũng có cấu tạo cũng không quá phức tạp. Cơ chế hoạt động của loại động cơ này, chính là dựa vào các luồng không khí môi trường. Động cơ tuabin điện gió có thể giúp chúng ta giảm đi rất nhiều chi phí tiền điện hàng tháng.

Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu và pháp triển các loại động cơ tuabin gió thế hệ mới. Đặc biệt, với công nghệ ngày càng phát triển. Việc tiếp hành nghiên cứu, thử nghiệm và sử dụng các hệ thống điện gió với cánh quạt ngày càng lớn sẽ không xa. Có thể nói, tỉ lệ sản sinh ra điện của tuabin điện gió sẽ thuận với tỉ lệ độ lớn của cánh quạt. Hiểu một cách đơn giản là: cánh quạt càng lớn thì khả năng sản sinh điện, phát huy tác dụng của tuabin điện gió càng cao.

tuabin-dien-gio.jpg

Cấu tạo động cơ Tuabin điện gió thông thường

Động cơ Tuabin điện gió được xem như một chiếc máy phát điện sử dụng sức gió. Chúng bao gồm nhiều thành phần khác nhau - Trong đó, chi tiết quan trọng nhất vẫn là chiếc motor điện một chiều. Thiết bị này sẽ dùng cánh quạt cùng với nam châm có độ để đón lấy gió. Ngoài ra, còn các bộ phần khác không kém phần quan trọng. Và chắc chắn rằng, không thể nào thiếu được bộ phận nào nếu như ta muốn tuabin hoạt động một cách bình thường.

  • Anemometer: Bộ đo lường tốc độ gió. Chúng có trách nhiệm truyền dữ liệu của tốc độ gió đi tới bộ phận điểu khiển.
  • Blades: Đây là cánh quạt, khi gió thổi sẽ tạo lực vào cánh quạt. Làm quay trục của động cơ tuabin và sau đó là dẫn tới các chuyển động liên hoàn của hệ thống tuabin điện gió.
  • Brake: Bộ h.ãm (hay còn được gọi là phanh), chúng dùng để dừng hoạt động motor trong trường hợp khẩn cấp.
  • Rotor: Bộ phận này bao gồm các cánh quạt và trục.
  • Controller: Bộ điều khiển.
  • Gear box: Bộ phận hộp số. Trong bộ phần này, phần bánh răng của hệ thống sẽ được nối với trục tốc độ cao và trục tốc độ thấp. Bánh răng này không thể thiếu và chúng khá đắt tiền.
  • Generator: Bộ phận máy phát để phát ra nguồn điện.
  • High – speed shaft: Là trục chuyển động tốc độ cao của một máy phát.
  • Low – speed shaft: Ngược với High – speed shaft đó là trục chuyển động tốc độ thấp.
  • Nacelle: Đây là phần vỏ của động cơ. Bao gồm lớp vỏ bọc ngoài và vỏ của Rotor. Được dùng để làm lớp bảo vệ, che chở cho các thành phần chi tiết cấu tạo bên trong của động cơ.
  • Pitch: Đây là bộ phận giữ cho rotor có thể tạo ra điện khi chúng quay trong gió.
tuabin.jpg
 
×
Quay lại
Top