Đọc ngay bài viết này để hiểu "một mình" khác "cô đơn" như thế nào!

Violet SR

Nothing
Thành viên thân thiết
Tham gia
12/12/2015
Bài viết
3.620
660x380_bestie-niem-tin-vao-cs-4-20160828132935.jpg


Cho dù bạn có “một mình” hay “nhiều mình” đi nữa thì bạn luôn tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời mình là ở đâu?

Cả hai từ trên đều diễn tả gần như giống nhau, chỉ hơi khác một chút, “một mình” là trạng thái, thường là sự lựa chọn chủ động, còn “cô đơn” lại là một loại cảm giác.

bestie-nhung-dieu-lam-nen-con-gai-4-20160828133106.jpg



Bạn vẫn có thể cảm thấy cô đơn ngay cả khi ở giữa đám đông tiệc tùng, trong gia đình hay thậm chí trong vòng tay người yêu. Cảm giác khó chịu đó tự nhiên ùa tới, bạn chẳng hề mong muốn và hoàn toàn bị động. Trong nền văn hóa “con đàn, cháu đống" như ở các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì việc bạn không có nổi một người bên cạnh xem như là “một thất bại thảm hại”. Bố mẹ lo lắng, ông bà thì gây áp lực, còn bạn bè thì nghĩ thầm hoặc xì xào sau lưng: “chắc có vấn đề tâm sinh lý không bình thường”. Mọi người tự đánh đồng những kẻ thích một mình với những tính từ không mấy tốt đẹp cho lắm.

Sài Gòn có gần 10 triệu dân, trong đó nữ nhiều hơn nam. Thử hỏi, trong bối cảnh phần trăm tìm được người thương khó khăn như thế, ảm đạm như thế, vì sao nhiều người chọn cho mình lối thoát thà “đơn thân, một mình” còn hơn đi cùng với người không phù hợp? Nhưng những lựa chọn can đảm như vậy gần như là “xa xỉ phẩm” trong xã hội hiện nay. Khi ấy, chúng ta phải đối mặt với những ánh nhìn soi mói, thương hại, những câu hỏi chất vấn của gia đình. Có thể nói đây là sự kì thị đối với người độc thân. Và vì sợ bị “kì thị” nên chúng ta luôn tìm cách thể hiện cho người khác thấy chúng ta hạnh phúc thế nào trên mạng xã hội, chúng ta giàu có và tận hưởng cuộc sống ra sao... Dù cho bạn có bao nhiêu bạn trên facebook, bao nhiêu contacts trong điện thoại, bao nhiêu con số trong tài khoản ngân hàng cũng không chắc bảo vệ bạn khỏi cảm giác cô đơn.

bestie-phu-nu-lac-quan-7-20160828133140.jpg



Chúng ta nghĩ mình cá tính, độc nhất và xứng đáng được hạnh phúc nhưng chúng ta lại sợ hãi việc ở một mình và luôn đánh cược hạnh phúc của mình trên tay kẻ khác. Một điều đáng ngạc nhiên là sự cô đơn giúp ta kết nối với mọi người tốt hơn. Đôi khi không tìm được câu trả lời cho những mưu cầu hạnh phúc ở người khác, chúng ta buộc phải quay về bản ngã bên trong con người mình. Khi đã hiểu thấu nội tâm của bản thân, bạn sẽ không còn sợ phải một mình nữa. Sự tồn tại của bạn không nhất thiết phải có được công nhận từ đám đông thị phi. Một mình làm bạn với chính bản thân là cách bạn nuôi dưỡng tâm hồn mình để kết nối với những tâm hồn đồng điệu khác. Nếu bạn không biết mình muốn đến đâu thì con đường nào cũng như nhau. Nếu bạn không biết mình muốn gì cần gì ở người kia, thì đi với ai, yêu ai hay lấy ai cũng đâu còn quan trọng?

Sự khác biệt giữa “cô đơn” bị động và “một mình” chủ động chính là những ảnh hưởng không chỉ tâm lý mà còn trên cơ thể con người. Trong khi việc một mình nuôi dưỡng nội tâm sâu sắc của bạn thì cảm giác “cô đơn” bị động được các nhà khoa học cho là nguyên nhân gây ra các ảnh hưởng chết người liên quan đến bệnh tim mạch và mất trí nhớ.

Cho dù bạn là người theo lí tưởng hướng ngoại (extrovert - dễ gần, yêu thích những thứ bên ngoài bản thân như môi trường vật chất, xã hội) hay theo chủ nghĩa sức mạnh nội tâm (introvert - hướng nội, khép kín, ít nói, nhút nhát) thì bạn cũng cần một sự can đảm nhất định để vượt qua rào cản tâm lý của bản thân, vượt qua sự thiếu tự tin trong môi trường ít quen thuộc để khám phá chính con người mình - đó mới là đích đến của hạnh phúc tự thân.

Mỹ Lan
 
×
Quay lại
Top