Độc đáo nơi học trò vác mái chèo đi học

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Những học trò nhỏ ở thôn Xuân Lũng, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn hàng ngày đi học mang theo mái chèo dùng để vượt dòng Kỳ Cùng đến trường. Đây cũng là con đường hầu như năm nào cũng lấy đi mạng sống của người dân.

Thôn Xuân Lũng đông dân nhất, nghèo nhất và đi lại khó khăn nhất trong các thôn bản thuộc xã Bình Trung. 65 hộ dân người Nùng ở Xuân Lũng đi lại bằng cách duy nhất là vượt con sông Kỳ Cùng hung dữ, đây là con sông duy nhất bắt nguồn từ Việt Nam và chảy sang Trung Quốc và có độ dốc rất cao, nước chảy xiết.

Phó chủ tịch xã Bình Trung, Vi Văn Biên là người Xuân Lũng cũng hàng ngày phải đi lai qua dòng Kỳ Cùng cho biết từ khi anh sinh ra đến nay đã 50 tuổi người dân vẫn phải dùng bè mảng để đi lại, giao dịch với bên ngoài thôn bản.

Năm 2006 chính quyền huyện Cao Lộc đã xây cho thôn một cây cầu bê tông để bà con tiện đi lại nhưng từ khi đập Khánh Khê (Xã Khánh Khê) được xây dựng thì chỉ 2 tháng mùa khô là sử dụng được, cây cầu hầu như chìm sâu dưới nước quanh năm. Dòng Kỳ Cùng vào mùa lũ thêm hung dữ và hầu như năm nào cũng lấy một vài mạng người.

Xuân Lũng có gần 50 chiếc bè ghép lại bằng những thân tre được chằng khóa vào các bụi tre ven dòng Kỳ Cùng. Gần như mỗi hộ sở hữu một chiếc bè và con em các hộ dân nơi đây tự chèo bè vượt sông đi học. Ngoài chiếc cặp sách, những học sinh nơi đây còn phải vác theo chiếc mái chèo đến trường.

Dù đã nhiều người mất mạng, dù dòng Kỳ Cùng vào mùa lũ, nước xiết đặc biệt nguy hiểm nhưng không có bất cứ phương tiện cứu sinh nào được sử dụng khi đi bè.


doc-dao-noi-hoc-tro-vac-mai-cheo-di-hoc.jpg

Học trò thôn Xuân Lũng đi học ngoài chiếc cặp sách, chiếc ghế còn phải mang theo mái chèo để vượt sông.
doc-dao-noi-hoc-tro-vac-mai-cheo-di-hoc.jpg

Mỗi chiếc bè đều có xích, khóa để tránh nhầm lẫn và phòng bị trôi mất.
doc-dao-noi-hoc-tro-vac-mai-cheo-di-hoc.jpg

Tất cả bè đều được xích, khóa cẩn thận vào bụi tre ven sông.
doc-dao-noi-hoc-tro-vac-mai-cheo-di-hoc.jpg

Hầu hết những nữ sinh THPT đều tự chèo bè qua sông khá thuần thục.
doc-dao-noi-hoc-tro-vac-mai-cheo-di-hoc.jpg

Không có bất cứ phương tiện cứu sinh nào được sử dụng trên những chiếc bè ở Xuân Lũng.
doc-dao-noi-hoc-tro-vac-mai-cheo-di-hoc.jpg

Trừ cấp Tiểu Học, tất cả học sinh học THPT đều phải sang học bên trường THPT Khánh Khê (Xã Khánh Khê, huyện Văn Quan) bên kia dòng Kỳ Cùng.
doc-dao-noi-hoc-tro-vac-mai-cheo-di-hoc.jpg

Vi Minh Tuyến, học sinh lớp 1B, trường Tiểu học Khánh Khê cũng hàng ngày phải sang sông đi học do trường TH bên thôn Văn Lũng quá ít học sinh ở độ tuổi này (chỉ có 3 học sinh) nên các em được gửi sang Khánh Khê học.
doc-dao-noi-hoc-tro-vac-mai-cheo-di-hoc.jpg

Giờ đến trường những chiếc bè nối đuôi nhau sang sông.
doc-dao-noi-hoc-tro-vac-mai-cheo-di-hoc.jpg

doc-dao-noi-hoc-tro-vac-mai-cheo-di-hoc.jpg

Là con trai nên lúc nào Vi Tiến Tùng, học sinh lớp 7B trường THPT Khánh Khê cũng là người chèo bè đưa các bạn nữ sang sông.
doc-dao-noi-hoc-tro-vac-mai-cheo-di-hoc.jpg

Phó chủ tịch xã Bình Trung, ông Vi Văn Biên nhà ở thôn Xuân Lũng hàng ngày cũng phải chèo bè đi làm. Giờ đi làm trùng với giờ đến trường của các cháu, ông Biên luôn là người đưa các học sinh sang sông.
doc-dao-noi-hoc-tro-vac-mai-cheo-di-hoc.jpg

Chiếc mái chèo khá hữu dụng khi lên, xuống bờ sông rất trơn trượt. Không ít học sinh trượt ngã sũng nước phải quay trở về nhà thay quần áo để tiếp tục đến trường.
Theo Kenh14
 
×
Quay lại
Top