Đỗ Nhật Nam: Cậu bé “n trong 1”

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Xuất hiện hằng ngày trong chương trình “Chúc bé ngủ ngon” của VTV3, nhưng ít người biết Nam “mập”, cậu bé lém lỉnh trong chương trình lại là một dịch giả xuất sắc ở tuổi lên 7! Tháng 4-2006, chuẩn bị vào lớp 1, Đỗ Nhật Nam được bố mẹ cho đi học thêm tiếng Anh. Khi ấy, lớp học đã khai giảng được vài tháng. Nam vào lớp, cô giáo hỏi còn ngơ ngác, vậy mà chỉ một tháng sau em đã trở thành người học giỏi nhất lớp.
Chưa vào lớp 1 đã nhận chứng chỉ ĐH Cambridge
Ba tháng sau đó, em thi đỗ chứng chỉ Starter của ĐH Cambridge với điểm số tuyệt đối. Chị Hồ Điệp, mẹ của Nhật Nam, cho biết ngay khi còn chưa đầy tuổi Nam đã sớm bộc lộ năng khiếu ngôn ngữ của mình. Em có thể nói hoàn chỉnh cả câu mà không hề vấp như các bé khác, phản xạ rất tốt. Vào lớp 1, bằng cách tự nghe băng, tìm hiểu qua internet rồi tự làm bài tập, Nhật Nam đã hoàn thành chứng chỉ Mover cũng của ĐH Cambridge với số điểm tuyệt đối 15/15.
Hè 2008, để thử Nam, một giảng viên Trường ĐH Ngoại thương đã bấm giờ cho em làm bài thi tiếng Anh theo đề thi ĐH khối D. Kết quả, bài làm của Nam đạt 8 điểm. Thích thú vì khả năng của Nam, trong một dịp gặp gỡ tình cờ, một giảng viên của Trung tâm Anh ngữ London đã gặp mẹ Nam để mời em đến học tại Trung tâm Anh ngữ London. Thế là ngoài giờ lên lớp hằng ngày ở Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, Nam mang sách cặp đến trung tâm Anh ngữ London học lớp TOEIC.
Hỏi Nam, lý do gì mà em đam mê tiếng Anh như vậy, em cười, nói rất già dặn, “vì nhờ có tiếng Anh mà con được biết đến một nền văn hóa mới và có thể làm quen với những bạn bè mới”. Bí quyết học tiếng Anh của Nam cũng rất đơn giản, đó là thích học, từ đó tự nghiên cứu tìm hiểu, nghe băng đĩa và... dạy cho mẹ học!
Dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam
Chị Hồ Điệp tâm sự, trong gia đình chị, Nam không bị coi là trẻ con mà bình đẳng như bố mẹ. Cậu bé có thể tâm sự với bố như một người bạn và trở thành giáo viên tiếng Anh của mẹ. Tối tối, hai mẹ con tổ chức một lớp học tiếng Anh trong gia đình. Trong lớp học này, mẹ (giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) phải chào con “Good evening teacher”, cả buổi học, “thầy” và “trò” chỉ nói chuyện bằng tiếng Anh.


62251175-6-Do-Nhat-Nam-1.jpg



Đỗ Nhật Nam ở tuổi lên 7 đã dịch hoàn chỉnh một cuốn sách, sắp xuất bản​
Để chuẩn bị cho buổi học kéo dài 30 phút, hằng ngày Nam đều lên mạng internet tìm tài liệu soạn bài giảng cho mẹ. Những buổi học đó không chỉ giúp mẹ học tốt mà kiến thức của con cũng tăng lên rất nhiều. Chị Điệp cho biết Nam vừa kết thúc thi TOEIC tại Trung tâm Anh ngữ London với điểm số đạt được là 650. Nghỉ ngơi một thời gian, kế hoạch tiếp theo của Nam là đi học tiếp một khóa IELTS nữa.
Say mê tiếng Anh nên Nam rất thích đọc sách tiếng Anh. Gần Trường ĐH Sư phạm có showroom của Thái Hà Books, lúc nào rảnh rỗi, chị Điệp lại đưa con đến đó đọc sách. Thay vì chọn sách tiếng Việt như phần đông độc giả trẻ khác, Nam lại chọn sách tiếng Anh và đưa ra những bình luận ngộ nghĩnh.
Sự lựa chọn của Nam được các biên tập viên của Thái Hà Books rất chú ý. Bắt đầu được thử bằng những bản dịch không quá phức tạp, Nam làm các cô chú biên tập rất hài lòng vì bé dịch ngon lành cả những từ khó trong khoa học. Tuy có vẻ như “mạo hiểm”, nhưng chính sự nhí nhảnh, trong veo của Nam đã khiến lãnh đạo Công ty Sách Thái Hà quyết định đặt hàng em dịch cuốn Sun up, Sun down - The story of day and night (Mặt trời mọc, mặt trời lặn- Câu chuyện của ngày và đêm).
Và đáp lại sự tin tưởng ấy, bản dịch của Nam có thể coi là tuyệt vời đối với một cậu bé 7 tuổi. Cuốn sách với những câu chuyện về tia tử ngoại, về sự nhỏ bé của mặt trăng và về bao nhiêu tỉ năm nữa thì mặt trời sẽ biến mất... qua bản dịch của Đỗ Nhật Nam sẽ được Thái Hà Books xuất bản trong những ngày tới. Sau cuốn sách đầu tiên, dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam cũng đã kịp thời ký hợp đồng dịch thêm 3 cuốn sách nữa với Thái Hà Books.
Ước mơ của tuổi lên 7
Mới 7 tuổi nhưng Nam trả lời câu hỏi tương lai muốn trở thành người như thế nào một cách rất hồn nhiên: “Con có nhiều ước muốn lắm. Đôi khi con muốn trở thành một nhà khoa học nghiên cứu về trái đất, có lúc lại ước trở thành một nhà ngoại giao hay một giám đốc”. Thế nhưng cái vẻ hồn nhiên ấy ngay lập tức bị che mờ bởi một cách nói rất “cụ non”. “Dù sao tương lai ấy vẫn còn xa cô ạ.
Bây giờ con có nhiều việc lắm. Quan trọng nhất là phải học thật tốt ở trường. Sau đó, ngoài dịch sách còn phải dành thời gian dạy tiếng Anh cho các bạn nhỏ nằm điều trị dài ngày tại viện Nhi Trung ương”- Nam nói. Nam “mập” cũng là nhân vật không thể thiếu trong chương trình “Chúc bé ngủ ngon” đang phát hằng ngày trên VTV3.
Chưa hết, bé còn làm MC cho chương trình “Quả chuông nhỏ và Trò chuyện cùng bé” trên sóng VTV2 của Đài Truyền hình Việt Nam. Nhìn vào thời khóa biểu của Nam, có thể người lớn còn thấy... mệt, nhưng Nam thì lại rất hào hứng và khi bắt tay vào làm việc gì, cậu bé này cũng đều rất say mê. Đúng là cậu bé “n trong 1”!
Xếp hình và tư duy “ông cụ non”
Không chỉ giỏi toán, tiếng Việt, tiếng Anh, Nam còn một niềm say mê nữa là chơi xếp hình. Lịch trình hằng ngày của bé bắt đầu bằng việc dậy sớm ăn sáng cùng bố mẹ rồi lên xe của trường đi học. 16 giờ tan lớp, tranh thủ về nhà làm hết bài tập cô giao trong buổi chiều, rồi phụ mẹ nấu cơm. Buổi tối, Nam đọc sách tiếng Anh, soạn bài giảng cho mẹ, dịch sách. Thay vì dành thời gian nghỉ ngơi cho trò chơi điện tử như nhiều trẻ khác, Nam thích thư giãn bằng những bộ xếp hình bởi “xếp hình giúp con có thể tưởng tượng thoải mái.
Con thích lắm”. Bộ xếp hình mà Nam đặc biệt thích chính là trò chơi xếp hình Trí Uẩn. Chỉ bằng 7 miếng ghép gỗ, em có thể ghép được rất nhiều hình khối sống động rất thân thuộc với người Việt Nam. Đây cũng chính là bộ xếp hình thuần Việt Nam đã được Bác Hồ đặt tên mà mỗi lần đi công tác nước ngoài, Bác thường mang tặng bạn bè quốc tế. Qua thời gian, nhiều người đã quên mất trò chơi Trí Uẩn, nhưng Nam thì lại rất say mê thích thú. Chính sự linh hoạt của các trò trơi xếp hình đã giúp em rất nhiều trong việc tìm tòi, suy nghĩ và có một tư duy khoa học như “ông cụ non”.
 
Cậu bé tuyệt vời, Mình rất phục khả năng Tiếng Anh của Nam, nó làm mình cảm thấy xấu hổ quá vì mình cũng thích TA nhưng toàn học trước quên sau, chỉ có hát TA theo ca sĩ là giỏi, hehe
 
×
Quay lại
Top