ĐIỀU CẦN BIẾT KHI THI CÔNG MÁI TÔN DÂN DỤNG CHỐNG TỐC MÁI NGÀY MƯA BÃO

capdienthoai

Thành viên
Tham gia
6/5/2017
Bài viết
0
Giữ cho nhà khỏi tốc mái tôn là việc làm cần thiết trước mùa mưa bão của người dân vùng biển. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các cách thi công mái tôn dân dụng https://tonkinh.com/thi-cong-lap-dat-lam-mai-ton.html chống tốc mái của người dân vùng biển.

Trên dải đất hình chữ S thân thương của chúng ta, trời đã ban tặng cho con người những món quà vô giá mà chúng ta hay gọi bằng cụm từ “rừng vàng biển bạc”. Tuy nhiên, người dân cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại bởi thời tiết khắc nghiệt, đó là hạn hán, bão lũ, sóng thần, động đất…Và chúng ta buộc phải tìm mọi cách khắc phục để sinh tồn. Một trong những cách đó chính là làm thể nào để thi công mái tôn dân dụng không bị tốc mái.

3.jpg


1. Vít chặt hệ thống mái vào khung nhà

Việt Nam giờ hiện đại hơn ngày xưa rất nhiều nên việc thay đổi từ viên ngói sang mái tôn cũng không có gì lạ. Mái tôn nhẹ, dễ trôi nước, khắc phục được tình trạng vỡ ngói gây dột trong nhà. Tuy nhiên, do tôn nhẹ nên dễ bị gió bão tốc bay. Bởi vậy, để cố định tôn trước khi bão đến, bạn cần vít chặt hệ thống mái vào khung nhà. Để tấm lợp tôn mạ màu không bị gió làm lật.

Đã có rất nhiều trường hợp nhiều gia đình chủ quan không cố định mái đúng cách nên các mảnh vỡ đã đâm thủng tấm lợp, thậm chí gió vào nhà gây ảnh hưởng tới cấu trúc nhà, phá hỏng đồ đạc và ảnh hưởng tới tính mạng con người. Bởi vậy, mái tôn ở những khu vực gió lớn cần được gắn với khung nhà bằng loại đinh vít chắc chắn.

2. Cố định các góc mái nhà

Khoảng cách giữa các ốc vít phụ thuộc vào sức mạnh và thiết kế thi công mái tôn https://tonkinh.com/can-luu-y-gi-khi-thiet-ke-thi-cong-mai-ton-san-thuong.html dân dụng của mái lợp. Nói chung, khoảng cách các đinh vít nên gần mép của tấm lợp. Ngoài ra tất cả các cạnh của mái lợp như dọc theo các góc nhà cần được bao phủ với một tấm kim loại bảo vệ bởi thì gió mới không thể làm làm mái tốc được.

Đối với các tòa nhà nằm gần biển, nên sử dụng loại bu lông ốc vít bằng inox SUS 304 để chống ăn mòn hiệu quả.

- Khoảng cách giữa các xà gồ phụ thuộc vào vật liệu mái (do nhà cung cấp sản phẩm hướng dẫn). Kích thước xà gồ phụ thuộc vào khoảng cách giữa các vì kèo và vật liệu xà gồ. (do cán bộ kỹ thuật hướng dẫn)

- Số lượng vít bắt tôn tại vị trí thanh xà gồ cuối cần được tăng thêm (5 vít/m dài).

- Cần có liên kết tấm phủ nóc nhà và tấm phủ góc đầu hồi nhà.

3. Sử dụng nẹp

6.jpg


Sử dụng nẹp thép thông thường (40×4). Khoảng cách giữa các thanh nẹp chống bão L <=2,5m. Loại nẹp chống bão này thông dụng, dễ thi công nhưng có nhược điểm ngăn rác chảy theo mái ( như lá cây...). Vì vậy cần phải thường xuyên vệ sinh bề mặt mái.

4. Dùng ke

Để tăng tiết diện liên kết giữa mái và xà gồ có thể sử dụng sản phẩm ke chống bão. Loại ke này có độ bền cao, chịu được sức gió bão giật cấp 10-12... Sản phẩm có nhiều loại phụ thuộc vào các hình dạng của sóng tôn. Khi bắn lên mái tôn, diện tích của ke được trùm lên toàn bộ sóng dương và một phần sóng âm của hai tấm tôn và được định giữ chặt thành một khối: Ke chống bão, tôn lợp và xà gỗ. Nhờ vậy ke chống bão làm tăng độ khít giữa điểm giao phối của hai tấm tôn làm cho gió không luồn vào, giữ chắc mái tôn với xà gỗ không bị bay, không bị xé khi có gió bão giật cấp 10- 12.

5. Dùng bao cát

Ngoài những cách trên, bạn có thể dùng bao cát nặng để đè lên mái tôn

Hằng năm những ngôi nhà gần miền biển phải hứng chịu hàng trăm cơn mưa và nhiều cơn bão. Chính vì vậy, để ngôi nhà luôn mới, mái bền đẹp, bạn cần nắm giữ được các cách thi công mái tôn dân dụng mà tonkinh.com đã đưa ra trong bài viết này nhé.

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN QUANG NAM PHÁT

Địa chỉ: Mỹ Nội, Bắc Hồng, Đông Anh, Hà Nội

Hotline: 0913.519.866

Email: lelam1368@gmail.com

Website: tonkinh.com
 
×
Quay lại
Top