Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói giá hợp lý

lenguyen9x

Thành viên
Tham gia
4/6/2018
Bài viết
0
Qua bài viết này Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin cụ thể về việc thành lập doanh nghiệp trọn gói để khách hàng tham khảo

Thành lập doanh nghiệp trọn gói là các công việc từ những bước đầu tiên đến khi công ty đi vào hoạt động hợp pháp có thể liệt kê gồm một số công việc cụ thể như sau: Chuẩn bị các thông tin, điều kiện thanh lap doanh nghiep, hoàn thiện các thủ tục xin cấp đăng ký kinh doanh cho công ty, các thủ tục về thuế, bảo hiểm … cho doanh nghiệp mới thành lập.

Để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động nhanh và đạt được hiệu quả cao nhất doanh nghiệp nên thực hiện việc hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp theo phương thức trọn gói. Qua bài viết này Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin cụ thể về việc thành lập doanh nghiệp trọn gói.

Quy trình thành lập doanh nghiệp trọn gói gồm các bước:

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Một số các thông tin buộc các bạn phải tìm hiểu và cung cấp:
– Lựa chọn loại hình doanh nghiệp: Đối với mỗi loại hình công ty, chủ sở hữu là cá nhân, tổ chức sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Do đó, quý khách hàng hãy xem xét dựa trên định hướng phát triển của công ty để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Hiện tại theo quy định của Luật Doanh nghiệp có 5 loại hình pháp lý để các bạn lựa chọn cho phù hợp với mục đích, chiến lược khởi nghiệp, cụ thể:
+ Doanh nghiệp tư nhân;
+ Công ty TNHH một thành viên;
+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
+ Công ty cổ phần;
+ Công ty hợp doanh.
– Lựa chọn tên công ty và tiến hành tra cứu tên công ty để xác định được tên công ty của mình dự kiến đăng ký không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn. Để tra cứu tên công ty bạn có thể truy cập vào website của “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.
– Chuẩn bị nơi đặt trụ sở của công ty, đảm bảo địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
– Xác định mức vốn điều lệ của công ty
– Xác định người đại diện theo pháp luật của công ty và xác định chức danh của người đại diện theo pháp luật
– Xác định các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, dự kiến kinh doanh theo bảng mã ngành nghề kinh tế Việt Nam
– Chuẩn bị bản sao chứng minh dân dân hoặc hộ chiếu của các thành viên công ty là cá nhân
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 2: Soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Để thành lập doanh nghiệp bạn phải soạn 01 bộ hồ sơ thành lập công ty bao gồm các giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty
– Danh sách thành viên/ cổ đông công ty (phụ thuộc vào loại hình công ty lựa chọn)
– Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu công ty, các thành viên trong công ty
– Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
– Bản sao chứng minh nhân dân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập công ty

>> Xem thêm : đăng ký khuyến mại

Bước 3: Ký và nộp hồ sơ hành lập doanh nghiệp

Sau khi soạn xong hồ sơ sẽ tiến hành ký các giấy tờ trong hồ sơ đã chuẩn bị ở Bước 2 và tiến hành việc Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/ Thành Phố nơi công ty đặt trụ sở chính

Bước 4: Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Người nộp hồ sơ sẽ trực tiếp đến bộ phận một cửa xếp giấy hẹn và nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Đặt con dấu pháp nhân công ty và công bố mẫu dấu của doanh nghiệp

Cung cấp 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị khắc dấu để tiến hành khắc dấu cho công ty. Sau khi có con dấu sẽ tiến hành công bố mẫu dấu này.

Bước 6: Các thủ tục về thuế và đặt in hóa đơn sau khi thành lập doanh nghiệp

– Doanh nghiệp mua chữ ký số, Nộp tờ khai lệ phí môn bài, Nộp lệ phí môn bài
– Làm hóa đơn điện tử (nếu doanh nghiệp có nhu cầu xuất hóa đơn): Hiện nay theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ –CP Quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp thành lập từ ngày 01/11/2018 trở đi hoặc doanh nghiệp thành lập trước thời điểm này mà chưa làm hóa đơn giấy, nếu co nhu cầu sử dụng hóa đơn thì sẽ tiến hành làm hóa đơn điện tử.“Hóa đơn điện tử có giá trị giống như hóa đơn giấy”.

– Kê khai và nộp thuế GTGT: Theo quy định tại TT 93/2017 TT-BTC có hiệu lực từ 05/11/2017 doanh nghiệp không phải chuyển đổi việc kê khai GTGT giữa phương pháp trực tiếp và khấu trừ bằng việc nộp mẫu 06/GTGT mà sẽ chọn lựa phương pháp kê khai bằng việc báo cáo trong quý đầu tiên (quý doanh nghiệp được cấp phép hoạt động )
– Khai Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp:
+ Doanh nghiệp mới thành lập : Nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý
+ Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính theo quý : chậm nhất là ngày thứ 30 của quý sau.
– Khai Thuế Thu Nhập Cá Nhân: Trong trường hợp trong tháng hoặc quý không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không phải kê khai.

Bước 7: Thủ tục về bảo hiểm (áp dụng cho doanh nghiệp phát sinh lao động)

Để công việc của các bạn thuận lợi từ những bước đầu tiên hãy để Luật Hùng Sơn giúp bạn thực hiện công việc này với sự chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực Doanh Nghiệp chúng tôi đảm bảo sẽ mang lại sự tư vấn và kết quả hài lòng cho các bạn. Bên cạnh đó, Luật Hùng Sơn sẽ luôn đồng hành cùng các bạn và trợ giúp pháp lý cho công ty của các bạn trong xuyên suốt quá trình hoạt động.
 
×
Quay lại
Top