Đền thờ Vua Solomon có phải là một địa điểm có thật?

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Nhiều nhà khảo cổ đã săn đón bằng chứng nhằm ủng hộ hoặc bác bỏ những câu chuyện cổ trong Kinh thánh về Israel. Nhưng Ngôi đền Thứ nhất ở Jerusalem – và người đã xây dựng nên nó, vua Solomon – vẫn còn khuất sau tấm màn bí ẩn.

Kinh thánh chép rằng, đền thờ vua Solomon là ngôi đền đầu tiên được tộc người Israel xây dựng nhằm tôn vinh vị thần của họ. Người ta truyền tai nhau rằng đó là nơi người Do thái cất giữ Hòm Chứng Ngôn chứa đựng Mười Điều Răn. Nhưng đền thờ Solomon có thực sự là một địa điểm có thật?

Ảnh: VDWimages - Shutterstock

Ảnh: VDWimages - Shutterstock

Vua David, Vua Solomon và Đền thờ Thứ nhất

Solomon là con trai của Vua David, người đã giết Goliath trong Kinh thánh. Truyền thuyết kể rằng khi David băng hà, Solomon đã kế vị ngôi vương và khối gia sản kếch xù của tiên đế. Trong vòng chỉ 4 năm, Solomon đã tập trung nguồn lực và xây dựng nên Đền thờ Thứ nhất.

Mọi thứ những sử gia biết về ngôi đền được gọi là “Đền thờ Thứ nhất” này đều đến từ Kinh thánh. May mắn thay, nó cung cấp một mô tả chi tiết đáng kinh ngạc về kiến trúc đền thờ Vua Solomon – bao gồm kích thước được xem là chính xác của nó. Theo Kinh thánh, ngôi đền được xây dựng từ các khối đá được khai thác một cách tinh xảo, với mái nhà và nội thất được lát ván gỗ xa hoa. Solomon đã dùng vàng nguyên chất để phủ lên thánh điện bên trong ngôi đền, nơi đây cũng được đặt một cặp tượng vàng minh thần - nhân sư cao 4.5m để trấn giữ Hòm Chứng Ngôn.

Tuy nhiên chưa một khối đá nào từ kiến trúc này được tìm thấy, mặc cho hơn một thế kỷ tìm kiếm mối liên hệ giữa bản văn Kinh thánh và bằng chứng tại địa điểm khai quật. Các nhà khảo cổ học vẫn tay trắng hoàn tay không.

Điều đó thật đáng ngạc nhiên khi xem xét quy mô của đế chế được coi là của Solomon. Đền thờ Thứ nhất hoàn thành năm 957 trước Công nguyên, theo văn tự của Kinh thánh. Theo niên đại lịch sử cổ đại, nó rơi vào giai đoạn sau Cuộc chiến thành Troy huyền thoại vài thế kỷ và trước sự thành lập La Mã thần thoại hai thế kỷ. Và theo Kinh thánh, Đền thờ Thứ nhất đã tồn tại khoảng 400 năm trước khi vua Babylon là Nebuchadnezzar phá huỷ nó và lưu đày người Do Thái. Mãi đến thế kỷ thứ 6 Đền thờ Thứ hai mới hoàn thiện, khi người Do Thái được phép trở về quê nhà.

Dù đã bị phá huỷ, cũng dễ hiểu lý do tại sao các nhà khảo cổ lại mong đợi tìm thấy được tàn tích từ một kiến trúc lớn và lâu đời như thế.

Một bản sao văn tự từ các mảnh vỡ tấm bia Tel Dan được ghép lại. Ảnh: Wikimedia Commons

Một bản sao văn tự từ các mảnh vỡ tấm bia Tel Dan được ghép lại. Ảnh: Wikimedia Commons

Tấm bia Tel Dan

Kinh thánh mô tả Solomon là một người cai trị khôn ngoan và nhà kiến tạo vĩ đại vào thời cực thịnh của vương quốc Israel. Kinh thánh cũng thuật rằng ông có một cung điện hào nhoáng, một đại quân đoàn và một đế chế bao hàm toàn cõi Israel. Tuy nhiên không một bằng chứng khảo cổ nào cho thấy Solomon từng tồn tại cả. Mặc dù sống vào thời các thầy thông giáo có khả năng đã viết Kinh thánh rồi, nhưng không một khắc ghi nào mang tên ông trong khắp vùng đất rộng lớn. Điều này khiến các nhà khảo cổ không rõ liệu vị vua thứ ba của Israel có thật hay không, hay lại giống với các người cai trị huyền thoại khác của lịch sử, từ Vua Arthur của Đại quốc Anh đến Romulus, người được cho là đã thành lập nên La Mã.

Sẽ thật tốt nếu các nhà khảo cổ tìm thấy một số bằng chứng đương đại về sự tồn tại của Solomon không chỉ trong Kinh thánh. Một phát hiện như thế có thể giúp củng cố toàn bộ câu chuyện trong Kinh thánh. Một dấu hiệu hy vọng tiềm năng đã xuất hiện vào năm 1993. Khi các nhà nghiên cứu đang khai quật tại Tel Dan ở miền bắc Israel, nhà khảo cổ Gila Cook của Đại học Hiệp hội Hebrew đã bắt gặp một tảng đá lớn dày đặc chữ viết Aram – một nhánh cổ xưa của tiếng Hebrew. Văn tự trên tảng đá, ngày nay gọi là tấm bia Tel Dan, ghi rằng một vị vua người Aram từng có xung đột với các vị vua Israel và tuyên bố chiến thắng “Gia tộc David”. Tấm bia Tel Dan có niên đại khoảng hơn một thế kỷ sau khi Vua Solomon băng hà; tuy nhiên nó đã cung cấp vài bằng chứng cho thấy David có lẽ là một nhân vật có thật. Các nhà khảo cổ vẫn tiếp tục đào bới địa điểm này cho đến ngày nay.

Và trong một thập kỷ qua, một ít manh mối tiềm năng thú vị khác đã bắt đầu lộ diện.

Năm 2010, một nhóm các nhà khảo cổ dẫn đầu bởi Eliat Mazar từ Đại học Hebrew của Jerusalem đã phát hiện một đoạn tường cực lớn khi đang khai quật tại khu vực lâu đời nhất Jerusalem nhằm tìm kiếm cung điện Vua David. Phát hiện tại đó được gọi là Ophel, bao gồm một phần tường dài khoảng 64m, hoàn chỉnh với một cổng chòi, tháp góc và một kiến trúc hoàng gia. Các đặc điểm quá lớn ấy đã khiến các nhà nghiên cứu tin chắc nó chỉ là một phần của một công trình kiến trúc đồ sộ thật sự. Xác định niên đại của địa điểm ấy gây ra nhiều tranh cãi, nhưng một số niên đại cacbon phóng xạ đã định vị địa diểm này vào khoảng đâu đó giữa triều đại của Solomon. “Đây là lần đầu tiên một kiến trúc từ thời ấy được tìm thấy có thể tương quan với các ghi chép về công trình của Solomon ở Jerusalem,” Mazar nói.

Các nhà nghiên cứu khác thì không chắc chắn như vậy.

Di sản Thế giới Tel Megiddo từng là một thành bang quan trọng của vương quốc Israel cổ đại. Các nhà khoa học đã cho khai quật mở rộng khu vực này nhằm tìm kiếm các dấu vết thời Vua Solomon trị vì. Cho đến nay, người ta chỉ tìm được bằng chứng của các thời đại sau đó. Ảnh: Avram Graicer.

Di sản Thế giới Tel Megiddo từng là một thành bang quan trọng của vương quốc Israel cổ đại. Các nhà khoa học đã cho khai quật mở rộng khu vực này nhằm tìm kiếm các dấu vết thời Vua Solomon trị vì. Cho đến nay, người ta chỉ tìm được bằng chứng của các thời đại sau đó. Ảnh: Avram Graicer.

Đột kích Đền thờ Solomon

Các nhà khảo cổ vẫn tìm kiếm ngày này qua ngày khác, và thậm chí từng tuyên bố đã phát hiện các dấu vết của một Israel hùng cường thời vua Solomon. Vào thời điểm gần một thế kỷ trước, các nhà khai quật đã phát hiện thấy những chuồng ngựa của Solomon tại Megiddo, trọng tâm của chuyện kể trong Kinh thánh về Armageddo. Kinh thánh thuật rằng Megiddo và hai thành bang khác từng là cư xá của người chăn ngựa và bầy ngựa cho các cỗ xe huyền thoại của ông. Tuy nhiên, các cuộc khai quật trong những năm gần đây không tìm được bất kỳ bằng chứng nào về xương ngựa hay các dấu tích rõ nét khác về đội kỵ binh.

Trên thực tế, cho đến nay không hề có dấu vết gì về Israel của Solomon.

Các nhà nghiên cứu khác đã tìm kiếm các hầm mỏ huyền thoại của Solomon. Điều này là tối quan trọng để đảm bảo tài sản và khoáng vật quý cần thiết cho việc thi công Đền thờ Thứ nhất. Nhiều người vẫn hoàn tay không. Nhưng trong nghiên cứu công bố năm 2017, các nhà khảo cổ cho rằng họ đã tìm thấy bằng chứng về việc khai thác mỏ đồng thời xưa trên diện rộng ở một vùng lân cận Jordan. Quãng thời gian này dường như trùng khớp nhau, và nếu Israel nắm quyền khu vực này thời ấy, thì có lẽ nó là nguồn cung khoáng vật và của cải then chốt.

Ngoài các phát hiện khảo cổ, các sử gia Kinh thánh đã tìm thấy các nguyên do khác để nghi ngờ truyền thuyết về Solomon.

Với những kẻ tay bơ, văn tự chứa nhiều tuyên bố tuyệt vời. Kinh thánh cho biết trong suốt cuộc đời mình, Solomon đã cưới 700 người vợ và 300 tì thiếp, một con số quá sức tưởng tượng. Người ta truyền tai nhau rằng một trong các người vợ đó là “con gái của Pharaoh”. Tuy nhiên, ghi chép phía Ai Cập lại không lưu giữ một cuộc hôn nhân như vậy. Và một số học giả nói rằng các pharaoh nổi tiếng là không muốn gả con gái vì sợ mất quyền lực.

Nhưng có lẽ kết luận đáng nghi ngại nhất là việc Solomon có 1400 cỗ xe, cho thấy một quân đoàn đủ lớn mạnh để sánh vai với các nền văn minh lớn khác. Bỏ qua việc thiếu bằng chứng hữu hình về những chuồng ngựa của Solomon, một dòng khắc chiến thắng trận mạc và bản thân Kinh thánh đã xác nhận Pharaoh Shishak của Ai Cập đã chinh phạt được Israel, cướp phá Jerusalem và đánh cắp mọi châu báu của Đền thờ Thứ nhất chỉ 5 năm sau khi Solomon băng hà. Tốc độ của chiến dịch cho thấy đó là một chiến thắng dễ dàng, điều dường như khó xảy ra nếu đế chế Israel cổ đại thời đó thật sự nắm giữ sức mạnh quân sự như vậy.

Những tuyên bố thổi phồng ấy đã thôi thúc một số học giả Kinh thánh cho rằng sức mạnh của Solomon được thêu dệt nên bởi các sử gia sau đó nhiều thế kỷ như một cách để đặt nền văn minh của họ ngang hàng với các đế quốc khác.


Dự án “Sàng lọc Núi Đền” đã sử dụng hàng trăm ngàn tình nguyện viên trong nhiều năm trời để phân loại đống đổ nát tìm lại được từ một kế hoạch thi công trên Núi Đền. Ảnh: Wikimedia Commons

Dự án “Sàng lọc Núi Đền” đã sử dụng hàng trăm ngàn tình nguyện viên trong nhiều năm trời để phân loại đống đổ nát tìm lại được từ một kế hoạch thi công trên Núi Đền. Ảnh: Wikimedia Commons

Bằng chứng khảo cổ đối với lịch sử Kinh thánh

Sau cùng, trở ngại lớn nhất để tìm đền thờ Vua Solomon cũng chính là nguyên nhân cốt lõi tại sao nó lại thú vị với chúng ta ngay từ đầu. Vương quốc Israel cuối cùng sẽ tái định hình văn hoá và tôn giáo thế giới. Và Núi Đền ở Jerusalem cổ, là nhà của cả Đền thờ Thứ nhất và Đền thờ Thứ hai, có lẽ là địa điểm linh thiêng nhất ngự tại nơi gọi là Đất Thánh. Trong hàng nghìn năm, những người đứng đầu tôn giáo người Do Thái, Hồi giáo và Cơ đốc giáo đã xây dựng nên các kiến trúc mới trong khu vực này, chôn vùi thánh địa cũ bởi các thánh địa mới.

Các tín đồ Cơ đốc giáo tin rằng chúa Jesus đã đến viếng thăm Núi Đền, sau đó hồi hương về Đền thờ Thứ hai, và chỉ trích các nhân vật tôn giáo ngày trước được cho là đã dự đoán địa điểm này sẽ bị phá huỷ. Và trong tín ngưỡng Hồi giáo, Núi Đền là nơi Ngôn sứ Muhammad đã thăng thiên. Nó cũng là nơi nhà thờ Mái Vòm Đá vẫn còn tồn tại, một trong những toà kiến trúc Hồi giáo lâu đời nhất trên thế giới, được xây dựng trên Đền thờ Thứ hai nhiều thế kỷ sau, khi đền thờ bị người La Mã phá huỷ vào năm 70 sau Công nguyên.

Nếu bất kỳ tàn tích nào về đền thờ Vua Solomon vẫn còn tồn tại, thì chúng đã bị vùi sâu dưới nhiều lớp lịch sử mang tính chính trị. Tất cả hoạt động và lịch sử tôn giáo đan xen đã khiến việc khai quật nơi đây là bất khả.

Lạ thay, vấn đề hóc búa này cũng đưa ra một cuộc thám hiểm khảo cổ trên diện rộng duy nhất từng được cho phép. Cuối những năm 1990, Waqf, tổ chức tín thác Hồi giáo chịu trách nhiệm giám sát các thánh địa Hồi giáo trên Núi Đền, đã bắt đầu thi công một nhà thờ mới rộng lớn tại Chuồng ngựa của Solomon. (Địa điểm này thật sự có thể tồn tại hàng thế kỷ sau cái chết của Solomon và dược dùng để nuôi ngựa trong thời thập tự chinh.) Thay vì nhận sự cho phép cần thiết và thực hiện một cuộc khai quật khảo cổ được yêu cầu, Waqf chỉ đơn giản sử dụng thiết bị hạng nặng để san phẳng các kiến trúc cổ và loại bỏ lượng lớn đất bụi. Trong nhiều năm trước sự kiện này, những vụ xả súng thậm chí đã nổ ra sau khi người Palestine cho rằng các vụ đào bới của chính quyền người Do Thái đã làm hư hại nhiều thánh địa Hồi giáo. Dù điều gì đã khơi mào động thái trắng trợn này, thì hàng tá các xe tải chở nguyên liệu khảo cổ phong phú này đã đến bãi rác, trộn lẫn chúng với rác thải ngày nay. Các nhà khảo cổ, nhờ vào sự phản đối kịch liệt của công chúng, đã tìm cách đem vài trăm xe tải chở vật liệu đến vườn quốc gia để kiểm tra. Từ đó, dự án Sàng lọc Núi Đền đã dựa vào hàng trăm ngàn tình nguyện viên, bao gồm cả nhiều du khách, để đào xới vào đất bụi.

Dự án Sáng lọc Núi Đền đã khám phá được một số hiện vật có thật đầu tiên được biết đến là có từ thời Đền thờ Thứ nhất. Khám phá của họ bao gồm một dấu triện Hebrew với những cái tên ít được biết đến hơn có trong Kinh thánh, cũng như xương động vật và đồ gốm. Nhiều đất bụi vẫn còn chưa sàng lọc, nhưng các bằng chứng cho đến nay cũng gợi ý cho nhiều phát hiện rõ ràng hơn. Dù cho sự thật về Đền thờ Solomon có là gì, thì nó đã bị vùi sâu dưới Núi Đền, và có lẽ sẽ không bao giờ được nhìn thấy ánh sáng nữa.


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Discover Magazine)
 
×
Quay lại
Top