Đêm nay hiện tượng "song kiếm hợp bích": siêu Mặt trăng + mưa sao băng

Pagodasto

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/6/2013
Bài viết
12.016
Cùng hiểu hơn về hai hiện tượng kỳ thú siêu Mặt trăng và mưa sao băng sắp diễn ra vào ngày mai.

Vào đêm nay - rạng sáng ngày 11/8 (giờ Việt Nam) tới đây, chúng ta sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ thú - siêu Mặt trăng và sao băng Perseids.

Đây được coi là hai hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong năm nay khi Mặt trăng sẽ sáng và to nhất trong năm do tiến lại gần Trái đất nhất. Cùng với đó, trận mưa sao băng Perseids cũng là một trong những trận sao băng lớn và rực rỡ nhất của năm 2014.

Chúng ta cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh ghi lại hiện tượng thiên văn kỳ thú này và hiểu hơn về siêu Mặt trăng cũng như sao băng Perseids qua chùm ảnh dưới đây.

110502moon01_f61b4-00962.jpg

Siêu Mặt trăng xảy ra khi trăng tròn/ trăng non ở vào vị trí gần Trái đất nhất của nó (cận điểm) trên quỹ đạo hình elip quanh hành tinh chúng ta. Siêu Mặt trăng lần này sẽ sáng hơn 30% và to hơn 14% so với Mặt trăng lúc bình thường.

6-jpg-66b09.jpg

Siêu Mặt trăng mọc ngay bên cạnh Đền Poseidon ở Cape Sounion, phía Đông Nam Athens, Hy Lạp.

Điểm đáng chú ý nhất của sự kiện lần này chính là thời điểm trăng tròn và thời điểm Mặt trăng đạt vị trí cận điểm trên quỹ đạo quanh Trái đất gần như cùng lúc (chỉ cách nhau 20 phút).

37-jpg-66b09.jpg


Cụ thể, vào lúc 0h44' (giờ Việt Nam) ngày 11/8, Mặt trăng sẽ di chuyển tới vị trí gần Trái đất nhất năm 2014 với khoảng cách 356.896km và 20 phút sau đó, vào lúc 1h09', trăng sẽ tròn (fullmoon).

supermoon5-66b09.jpg


Theo các chuyên gia, những lần trăng tròn trước cũng được gọi là siêu trăng nhưng khoảng cách lớn hơn và thời điểm giữa lúc cận điểm và lúc trăng tròn cũng cách nhau khá lớn, không cùng lúc như hiện tượng xảy ra vào rạng sáng 11/8 này. Ước tính, phải đến ngày 28/9/2015, Mặt trăng mới tiến gần đến Trái đất với khoảng cách tương tự - 356.896km.
IMG_1793-cbb18-4c57e.jpg

Tại Việt Nam, trong điều kiện ít mây mù, trời quang đãng, bạn hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng được khoảnh khắc Mặt trăng sáng và to nhất trong năm này. Do khoảng cách quá xa nên chúng ta không dễ dàng cảm nhận được sự khác biệt về độ lớn của Mặt trăng.
Perseids-meteor-shower-ti-012-7fa7d.jpg

Sau khi chiêm ngưỡng hiện tượng siêu Mặt trăng, chúng ta lại có cơ hội được ngắm nhìn trận mưa sao băng Perseids - một trong những trận mưa sao băng được đón chờ nhất trong năm.

Diễn ra từ khoảng 17/7 - 24/8 hàng năm, mưa sao băng Perseids thường đạt cực điểm vào khoảng giữa tháng 8. Cụ thể, mưa sao băng Perseids sẽ đạt cực điểm vào rạng sáng ngày 12, 13/8/2014.
perseids-2013-meteor-shower-mojave_70305_600x450-f24fb.jpg

Đây được coi là một trong những trận sao băng lớn, rực rỡ nhất năm với nhiều sao băng rất sáng (fireballs) cùng mật độ 60 - 80 vệt/giờ. Trong điều kiện lý tưởng, bạn có thể chứng kiến sao băng rơi với mật độ lên tới 100 vệt/giờ.

mua-sao-bang-Perseid2-8b9ed.jpg

Trận mưa sao băng này có nguồn gốc từ Sao chổi 109P/Swift-Tuttle, với chu kỳ 133 năm. Hình ảnh một vệt sao băng Perseids 2012 rất sáng, được chụp tại đảo Isola D’elba, Ý.
meteorshower2-617x416-077d4.jpg

Do nằm ở bán cầu Bắc nên Việt Nam là một trong những nước có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn độc đáo này. Thời điểm và vị trí thích hợp nhất để quan sát trận mưa sao băng này ở Việt Nam là nhìn theo hướng Đông Bắc, khoảng sau 1h sáng ngày 12/8, 13/8.

your-photos-perseid-meteor-shower-2013-rattlesnake-lake_70387_600x450-92a2c-fe16e.jpg


Mưa sao băng không có nghĩa là "sao bay như mưa", ở một trận sao băng có mật độ khá lớn như Perseids, những vệt sáng có thể xuất hiện cách nhau một vài phút, đôi khi bầu trời sẽ "lặng thinh" một lúc lâu nhưng có lúc xuất hiện liên tục 2- 3 vệt.

650x366_08081347_meteor-00962.jpg

Tuy nhiên, thời điểm mưa sao băng Perseids năm nay lại trùng gần với dịp trăng tròn cận điểm hay siêu trăng diễn ra vào rạng sáng 11/8 nên làm cản trở không nhỏ tới việc quan sát của người yêu thiên văn.

Theo các chuyên gia, Mặt trăng sáng, lại có vị trí khá gần với chòm sao Perseus nên ánh trăng sẽ làm mờ một phần bầu trời xung quanh, gây khó khăn đáng kể cho việc quan sát sao băng.

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: EarthSky, Space...



Kênh 14
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Là séo ? 11/8: Mặt Trăng gằn và tròn.
12/8,13/8: Mưa sao băng.
Sao nói là "hiện tượng song kiếm đêm nay" :-?
 
Là séo ? 11/8: Mặt Trăng gằn và tròn.
12/8,13/8: Mưa sao băng.
Sao nói là "hiện tượng song kiếm đêm nay" :-?
dem nay...ma k...sang mai
khoang tam 1h30 se chung kien 1 luc ca 2 hien tg mat trang to nhat va hien tuong mua sao bag
nen la hien tuong kep ay ma...
 
nghe nói 11/8 vừa có siêu mặt trăng vừa có trăng tròn
đêm 12/8 rạng sáng 13/8 mới có mưa sao băng
cái tiêu đề sai từa lưa hột dưa =))
 
có thật hả để tôi xem :D
 
sherry2111 Định mệnh nó đã thế =)) Mà ra đi cô =)) Có cướp thì cướp cô thôi =))
 
×
Quay lại
Top