Để giảm bớt những lo lắng khi nói trước đám đông

benhi2311

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/7/2011
Bài viết
165
Hãy Chuẩn bị, chuẩn bị, và chuẩn bị. Bạn không bao giờ có thể chuẩn bị nhiều hơn mức bạn cần cho một buổi thuyết trình thành công. Nắm rõ và thông suốt về bài thuyết trình có thể giúp bạn tăng thêm tự tin cũng như giảm bớt nỗi sợ hãi và lo lắng của bạn. Sự chuẩn bị không chỉ bao gồm những gì bạn sẽ nói, mà còn gồm cả như thế nào và tại sao bạn sẽ trình bày những điều đó. Đây là một số mẹo giúp bạn có được một bài trình bày thật hiệu quả.

2-300x200.jpg



● Mở đầu thật tự tin


Phần mở đầu của bạn sẽ tạo ấn tượng đầu tiên với người nghe. Hãy hiểu rõ đối tượng và mục đích của bài thuyết trình. Tìm hiểu những gì họ mong đợi từ phần trình bày của bạn và những gì có thể họ đã biết về chủ đề. Hãy xem làm thế nào bạn có thể thu hút sự chú ý của người nghe. Nếu bạn cần phải cung cấp những tin không hay, hãy xem thử làm cách nào để kết nối được với người nghe ngay từ ban đầu. Cần chuẩn bị tốt cho phần mở đầu vì nó sẽ là nền tảng cho toàn bộ bài trình bày của bạn.

● Tập trung vào một vài điểm chính

Nắm thật chắc những điểm chính của bài nói. Điều này sẽ giúp giảm bớt lo lắng và tăng thêm sự tự tin cho bạn. Viết ra những khái niệm then chốt trên slide, trên tờ giấy ghi chú, hoặc dùng những phương pháp nhớ như là “Stacking” để bạn nhớ được những điểm chính trong bài. Tránh cố gắng học thuộc lòng bài thuyết trình vì điều đó sẽ làm phần trình bày của bạn nghe có vẻ cứng nhắc, cũng như không thoải mái và tự nhiên.

● Đưa ra bằng chứng để chứng minh những ý kiến của bạn

Đưa ra bằng chứng để chứng minh cho những luận điểm chính của bạn. Việc sử dụng bằng chứng hỗ trợ sẽ làm cho những ý kiến của bạn trở nên thuyết phục người nghe hơn và đây cũng là cái để bạn giải thích đầy đủ hơn ý kiến mà bạn đưa ra.

● Kết thúc bài thuyết trình bằng một hành động

Đây sẽ là ấn tượng cuối cùng đọng lại nơi người nghe về bạn cũng như bài thuyết trình của bạn. Quan trọng là phải xem mục đích của bài trình bày là gì và đưa ra một kết thúc hợp lý. Nhấn mạnh những điều then chốt, hoặc những cái mà bạn muốn người nghe có được sau khi nghe bạn trình bày. Điều này dẫn đến một tóm tắt có nội dung hoàn chỉnh và bảo đảm rằng họ sẽ có hướng đi rõ ràng.

● Nhớ rằng bạn không cô đơn

Hầu hết mọi người đều có một sự lo lắng nào đó khi trình bày. Những người không cảm thấy một chút áp lực nào khi thuyết trình có vẻ như không đề cao khán giả của mình lắm. Thay thế những suy nghĩ tiêu cực đã đi vào tiềm thức của bạn bằng những xác nhận tích cực từ chính bản thân cũng như những người khác.

● Hãy là một người bình thường

Hãy cho phép bản thân phạm sai lầm. Đừng cố gắng làm một người thuyết trình hoàn hảo. Hãy kể những câu chuyện từ những kinh nghiệm của riêng bạn. Một cuộc trò chuyện lúc nào cũng tốt hơn một bài diễn văn một chiều.

● Yêu cầu ý kiến phản hồi

Hãy chấp nhận và tiếp thu một cách chân thành những lời khen mà bạn nhận được. Nhắc nhở bản thân về những điều mình đã làm tốt hơn là những điều chưa tốt. Tập trung cải thiện chỉ một hoặc hai khuyết điểm quan trọng cho lần trình bày tiếp theo, chứ không phải mười hay hai mươi cái.

● Chuẩn bị cho thành công trong tương lai

Hãy xem mỗi bài thuyết trình là một cơ hội để phát triển. Tận hưởng những kinh nghiệm mà bạn có được. Hãy nhìn nhận mỗi bài thuyết trình như là một cơ hội để tăng sự tự tin và kỹ năng cho những lần tiếp theo.

Bài viết gốc: https://dacnhantam.com.vn/2011/01/0...iam-bot-nhung-lo-lang-khi-noi-truoc-dam-dong/

 
×
Quay lại
Top