đề cương ôn tập vật lý

khacthua

***HÒA-CỎ DẠI***
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/1/2011
Bài viết
275
1
DẠNG BÀI TẬP VÀ CÂU HỎI LÝ THUYẾT HỌC PHẦN VẬT LÝ 1
ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
1. Thành lập các công thức tính vx, vy, x, y theo thời gian và phương trình quỹ đạo của chất điểm
chuyển động ném xiên. Biết vận tốc đầu của chất điểm là vo, góc ném là  , hệ quy chiếu như hình vẽ, gốc
thời gian lúc bắt đầu ném.
2. Nêu ý nghĩa, đặc điểm và biểu thức tính của các đại lượng: Vận tốc, gia tốc, gia tốc tiếp tuyến và
gia tốc pháp tuyến.
3. Chứng minh rằng với một vật được ném lên từ mặt đất dưới góc  so với phương ngang thì tỷ số
giữa độ cao cực đại ymax và tầm xa xmax được xác định bằng ymax/xmax = 1/4tg. Với  bằng bao nhiêu thì
ymax = xmax.
4. Một vật được ném lên từ mặt đất với vận tốc đầu v0 hợp với phương ngang một góc . Hãy xác
định:
a. Khoảng thời gian chuyển động của vật.
b. Chiều cao cực đại, tầm xa.
c. Phương trình quỹ đạo.
d.Gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến của vật tại thời điểm t.
5. Người ta hướng một nòng súng theo phương ngang về tâm một bia đặt cách nó 150m, phương của
nòng súng và tâm của tấm bia trên cùng một phương song song với mặt đất. Người ta cho súng nhả đạn với
vận tốc đầu 450m/s.
a. Viên đạn sẽ chạm nơi nào trên tấm bia.
b. Cần phải nghiêng nòng súng so với phương ngang một góc bao nhiêu để viên đạn đến tâm bia.
6. Từ một đỉnh tháp cao 20m, người ta ném một hòn đá theo phương nằm ngang với vận tốc ban đầu
v0 = 10m/s. Xác định gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến của hòn đá sau khi ném 1s.
7. Hai vật 1 và 2 chuyển động đều với vận tốc lần lượt là v1 và v2 dọc theo hai đường thẳng vuông góc
nhau và cùng hướng về giao điểm O của hai đường thẳng ấy. Tại thời điểm t = 0, hai vật cách O lần lượt là
d1 và d2. Sau thời gian bao lâu khoảng cách hai vật là cực tiểu? Tính khoảng cách cực tiểu ấy.
8. Bạn ném một quả bóng về phía trước với tốc độ 35m/s và với góc 300 so với phương ngang. Tường
cách nơi quả bóng rơi tay 20m.
a. Hỏi quả bóng ở trong không khí bao lâu trước khi chạm tường?
b. Khi va chạm với tường quả bóng có đi qua điểm cao nhất của quỹ đạo không?
9. Một chất điểm chuyển động nhanh dần đều trên cung tròn AB có bán kính R = 1260m, độ dài cung
s = 1300m.Vận tốc của chất điểm tại A là 36km/h, thời gian chuyển động trên cung tròn là 50s. Tính gia
tốc tiếp tuyến, gia tốc pháp tuyến và gia tốc toàn phần của chất điểm khi nó tới điểm B.
10.Từ độ cao h=25m, một vật được ném lên với vận tốc ban đầu v0=20 2 m/s theo phương hợp với
phương ngang một góc  =450.
a. Xác định thời gian rơi và tầm bay xa của vật.
b. Tính độ cao cực đại của vật và bán kính cong của quỹ đạo tại vị trí đó. Lấy g = 10m/s2.
ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM + VẬT RẮN
1. Phát biểu và viết biểu thức định lý động lượng của chất điểm.
Định nghĩa lực thế. Nêu các tính chất cơ bản của trường lực thế. Chứng minh trường trọng lực là trường
lực thế, chứng minh trường tĩnh điện là trường lực thế.
2. Thành lập và phát biểu định lý động năng cho một vật chuyển động tịnh tiến. Vận dụng: Một vật có
khối lượng m =10kg bắt đầu trượt từ đỉnh của một con dốc cao h = 20m xuống. Khi tới chân dốc, vật có
vận tốc 15m/s. Tính công của lực ma sát.
3. a.Phát biểu định luật bảo toàn động lượng cho một hệ chất điểm
b. Hai vật có khối lượng 8kg và 4kg chuyển động trên trục Ox ngược chiều nhau với vận tốc 11m/s
và 7m/s. Sau khi va chạm hai vật dính vào nhau. Tính vận tốc của hệ sau
khi va chạm. Tính độ biến thiên động năng của hệ.
4. a. Phát biểu và viết biểu thức định lý Huyghens-Steiner về mômen
quán tính của vật rắn.
b. Một thanh thẳng đồng chất có chiều dài l=1m, quay quanh trục
cố định nằm ngang đi qua một đầu của thanh. Lúc đầu thanh ở vị trí nằm
ngang, sau đó được thả nhẹ ra. Tìm gia tốc góc của thanh lúc nó đi qua vị
trí làm với phương thẳng đứng một góc  =300, lấy g=10m/s2 (hình vẽ).
2
5. Khảo sát chuyển động của một số hệ cơ học như hình vẽ sau:
m2
m1
M
F


m
m0
M A B
 
m2
m1
M
m1
m2
m1
m2
F
3
6. Từ điểm A có độ cao h = 3,2m, người ta thả một vật có khối lượng
m1 = 3kg có thể trượt không ma sát trên đường cong ABC như hình vẽ.
Tại điểm B, nó va chạm hoàn toàn đàn hồi với một vật nằm yên có khối
lượng m2 = 5kg. Xác định vận tốc hai vật ngay sau va chạm.
7. Một vật có khối lượng M = 1kg
được treo bởi một sợi dây không khối
lượng có chiều dài l = 0,5m. Một hòn đá
có khối lượng m = 20g bay theo phương
ngang va chạm với vật M (hình vẽ), sau va chạm hai vật dính vào nhau.
Biết vận tốc hòn đá ngay trước va chạm là v0 = 100m/s.
a. Tính độ cao h mà hai vật đạt được.
b. Góc hợp bởi dây treo và phương
thẳng đứng khi hai vật đạt độ cao cực đại.
8. Một vật có khối lượng m được kéo
trên mặt phẳng nghiêng với vận tốc không đổi bởi một sợi dây (hình vẽ). Góc
hợp bởi mặt phẳng ngang và mặt phẳng nghiêng là  . Hệ số ma sát giữa vật
m và mặt nghiêng là k. Xác định góc  hợp bởi sợi
dây và mặt phẳng nghiêng để lực căng dây là nhỏ nhất.
Tính giá trị lực căng dây đó.
9. Cho một vật A có khối lượng 0,2kg được cột vào đầu của một sợi dây mảnh
có chiều dài 1,5m, đầu kia của sợi dây được buộc cố định vào điểm O để tạo thành
một con lắc. Vật A bắt đầu chuyển động từ vị trí nằm ngang. Tại vị trí thấp nhất của
quỹ đạo, A chạm vào B có khối lượng 0,3kg,
ban đầu nằm yên trên một mặt phẳng trơn
nhẵn (hình vẽ). Coi va chạm là hoàn toàn đàn
hồi, tính vận tốc của các vật A và B ngay sau
khi va chạm.
10. Một vật trượt từ độ cao h theo mặt nghiêng AB (hợp với mặt
ngang một góc  như hình vẽ) rồi đi tiếp trên mặt phẳng ngang một
đoạn BC thì dừng lại. Biết BC = d. Hãy tính hệ số ma sát giữa vật và
mặt đường (theo d, h,  và g), gia tốc chuyển động của vật trên hai đoạn AB
và BC. Biết hệ số ma sát giữa vật và hai mặt AB, BC là như nhau.
11. Một vật bắt đầu trượt không ma sát từ đỉnh một bán cầu tâm O bán
kính R xuống dưới (hình vẽ). Hãy xác định độ cao h (so với đỉnh bán cầu) ở
vị trí mà tại đó vật bắt đầu rời khỏi bán cầu.
12. Một chất điểm có khối lượng m=50g bay theo phương ngang với vận
tốc v0=10m/s tới va chạm đàn hồi với một khối đá rất cứng có dạng
hình nêm có khối lượng M=4kg (hình vẽ). Khối đá này có thể trượt
không ma sát trên mặt phẳng ngang. Sau va chạm chất điểm bay
theo phương thẳng đứng. Xác định vận tốc của chất điểm và hòn đá
ngay sau khi va chạm.
13. Người ta bắn một viên đạn có khối lượng m = 10g vào trong một
vật có khối lượng M = 2kg ban đầu nằm yên ở mép của một cái bàn có
độ cao h = 1m. Sau khi va chạm viên đạn vẫn còn nằm trong vật và toàn
bộ vật và viên đạn rơi cách chân bàn một đoạn l = 2,7m. Xác định vận
tốc của viên đạn ngay trước khi va chạm. Lấy g = 9,8m/s2.
TRƯỜNG TĨNH ĐIỆN
1. Phát biểu và viết biểu thức định lý Ostrogradsky – Gauss (O-G) cho điện trường tĩnh.
2. Chứng minh trường tĩnh điện là trường lực thế.
3. Thiết lập mối quan hệ giữa véctơ cường độ điện trường và điện thế.
4. Xác định véctơ cường độ điện trường và điện thế của điện trường trong một số trường hợp sau:
Vật mang điện hình cầu (tích điện mặt, tích điện khối)
Dây dẫn tích điện thẳng dài vô hạn
Vật mang điện hình trụ tròn dài vô hạn (tích điện mặt, tích điện khối)
h
A m1
m2
B C
m
M
h
l
O


m
F
O
A
B
R
O
M
v
0 v
V
4
Mặt phẳng tích điện rộng vô hạn
Đoạn dây dẫn tích điện dài L (khảo sát tại điểm nằm trên đường kéo dài của dây và trên đường
trung trực của đoạn dây)
Vòng dây tròn (khảo sát tại tâm và điểm nằm trên trục vòng dây)
Cung dây tròn góc 
Hệ điện tích điểm (nguyên lý chồng chất điện trường)
5. Tính hiệu điện thế giữa hai mặt phẳng song song rộng vô hạn tích điện đều; giữa hai mặt trụ tích
điện dài vô hạn.
6. Tính công của lực điện trường khi điện tích điểm dịch chuyển trong điện trường do:
Hệ điện tích điểm gây ra
Vật mang điện hình cầu gây ra
Dây dẫn tích điện dài vô hạn gây ra
7. Tính lực tác dụng của điện trường lên điện tích điểm đặt trong điện trường.
8. Tính thế năng của điện tích điểm trong điện trường do hệ điện tích điểm gây ra.
TỪ TRƯỜNG
1. Khảo sát sự tương tác giữa hai dây dẫn song song, dài vô hạn, cách nhau một khoảng d có dòng
điện chạy qua. Xét trường hợp hai dòng điện chạy cùng chiều.
2. Phát biểu và viết biểu thức của định lý Ampere về dòng toàn phần. Vận dụng: Xác định véctơ
cường độ từ trường trong lòng ống dây hình xuyến có N vòng dây. Biết cường độ dòng điện qua vòng dây
là I, bán kính đường lõi của hình xuyến là R.
3. Áp dụng định lý Ampere để xác định véctơ cảm ứng từ tại điểm N do một dòng điện thẳng, dài vô
hạn có cường độ I sinh ra. Cho khoảng cách từ điểm N đến dòng điện là R.
4.
a. Phát biểu và viết biểu thức định lý Gauss cho từ trường.
b. Cho một khung dây hình vuông ABCD trong có dòng điện I1 = 10A,
được đặt cách một dây dẫn thẳng dài vô hạn trong có dòng điện I2 = 30A. Khung
ABCD và dây cùng nằm trên một mặt phẳng (hình vẽ). Mỗi cạnh khung dài
a = 2cm và khoảng cách giữa AD và dây là d = 1cm. Tính từ thông gởi qua
khung ABCD. Cho 7
0   4.10 H / m,  1.
5. Xác định véctơ cảm ứng từ do dòng điện chạy trong dây dẫn gây ra tại O
 
×
Quay lại
Top