Sử Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 11 học kì 2

Linh Nhi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2015
Bài viết
1.309
Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 11 học kì 2 tài liệu ôn tập môn Lịch sử lớp 11 rất tốt để tự hệ thống kiến thức, kiểm tra trình độ bản thân, giúp các bạn có được kiến thức cơ bản và nâng cao chắc chẳn nhất với Lịch sử lớp 11 học kì 2 và sự tự tin cao nhất khi bước vào các kì thì cuối học kì 2 môn Lịch sử lớp 11.

(Trích một phần tài liệu)

BÀI 19: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC
(TỪ 1858 ĐẾN TRƯỚC 1873)

1. Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà Nẵng? Chúng đã bị thất bại ra sao?

  • Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.
  • Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế,buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.
Đà Nẵng còn là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ. Vì vậy, sáng ngày 1/9/1858 từ các tàu neo đậu ở cửa biển Đà Nẵng, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nã đại bác lên bờ, rồi cho quân đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân, dân xây dựng phòng tuyến liên trù dài 3 km để chặn giặc ngay tạI cửa biển. Nhân dân còn dùng cột tre thùng gỗ đựng đầy đất đá lấp sông Vĩnh Điện để chặn tàu chiến địch. Nhân dân vùng ven biển kiên cường chống trả quân xâm lược, khiến địch thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh. Tây Ban Nha nản chí bỏ cuộc. Pháp phải thay đổi kế hoạch. Tháng 2/1859 quay mũi tấn công vào Gia Định để thực hiện âm mưu mới “chinh phục từng gói nhỏ”.

2. Vì sao đầu năm 1859 Pháp lại đánh vào Gia Định mà không đánh ra Bắc Kì?

  • Gia Định xa TQ sẽ tránh đựơc sự can thiệp của nhà Thanh.
  • Xa kinh đô Huế, sẽ tránh được sự tiếp viện của của triều đình Huế.
  • Chiếm được GĐ coi như chiếm được kho lúa gạo của triều dình Huế, gây khó khăn cho triều đình.
  • Đánh xong GĐ, sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia và làm chủ lưu vực sông Mê-Kông.
  • Pháp phải hành động gấp, vì: TB Anh sau khi chiếm Singapo và Hương Cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn.
(Vì tất cả những lí do trên, Pháp quyết định đánh chiếm Gia Định (17-2-1859)).

3. Hoàn cảnh ra đời và nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất(1862)? Em đánh giá như thế nào về Hiệp ước Nhâm Tuất, về triều đình Nguyễn qua việc kí kết Hiệp ước này?

a. Hoàn cảnh ra đời:

  • 23/2/1861 tấn công & chiếm được đồn Chí Hoà.
  • Thừa thắng P chiếm 3 tỉnh miền Đông NK Định Tường (12/4/1861), Biên Hoà (18/12/1861), Vĩnh Long (23/3/1862)
(Triều đình nhà Nguyễn chủ động kí Hoà ước Nhâm Tuất 5/6/1862.

b. Nội dung:

  • Triều đình nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền đông NK (GĐ, ĐT, BH); Bồi thường 20 triệu quan…
  • Triều đình mở các cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt và Quảng Yên; cho thương nhân Pháp & Tây Ban Nha tự do buôn bán.
  • Pháp trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình, với điều kiện triều đình chấm dứt các hoạt động chống P ở 3 tỉnh miền Đông.
c. Đánh giá:

  • Đây là 1 hiệp ước mà theo đó VN phải chịu nhiều thiệt thòi, vi phạm chủ quyền lãnh thổ của VN.
  • Hiệp ước chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng TD Pháp.
3. Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì có điểm gì mới?

Những nét mới:

  • Độc lập với triều đình.
  • Vừa chống Pháp vừa chống Phong Kiến (…)
  • Gặp nhiều khó khăn do thái độ không hợp tác của triều đình.
Trên đây là một phần tài liệu, các bạn có thể tham khảo thêm các phần khác bằng cách tải bản đầy đủ một cách hoàn toàn miễn phí tại phần đính kèm bên dưới.
Chúc các bạn học tốt :)


 

Đính kèm

  • De-cuong-on-tap-mon-lich-su-lop11-hoc-ki2.pdf
    492,5 KB · Lượt xem: 223
×
Quay lại
Top