Đề cươg pháp luật (có đáp án) - trug cấp dược

lotcon94

Thành viên
Tham gia
12/1/2013
Bài viết
10
Câu 1: Bộ máy nhà nước Việt Nam gồm nhữg cơ quan nào? Trình bày nội dung của chế độ kinh tế 1992?
BỘ MÁY NHÀ NƯỚC BAO GỒM 4 CƠ QUAN:
- Cơ quan quyền lực nhà nước.: bao gồm: Quốc hội, ủy ban Thườg vụ Quốc hội, Hội đồg nhân dân các cấp.
- Cơ quan hành chính nhà nước: bao gồm: Chính phủ, các bộ, các ủy ban nhà nước, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp.
- Cơ quan xét xử: bao gồm: Tòa án Nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tòa án nhân dân huyện.
- Cơ quan kiểm sát: bao gồm: Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, viện kiểm sát quân sự các cấp.

NỘI DUNG CỦA CHẾ ĐỘ KINH TẾ 1992:
Chế độ kinh tế của Nhà nc’ ta đc xác địh là chế độ KT XHCN. Nhà nc’ xây dựg nền KT độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ độg hội nhập KT quốc tế “Nhà nc’ thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền KT thị trườg địh hướg XHCN”
Nhà nc’ ghi nhận sự tồn tại của ba hìh thức sở hữu là:
- Sở hữu toàn dân: là sở hữu trog đó nhân dân là chủ sở hữu đối với tài sản. Nhà nc’ là ng` đại diện cho nhân dân vì vậy sở hữu toàn dân còn gọi là sở hữu nhà nc’, nhữg gì thuộc sở hữu nhà nc’ đều đc sử dụg vào mục đích phục vụ nhân dân.
- Sở hữu tập thể: Là sở hữu của các hợp tác cã hoặc các hình thức KT tập thể ổn định do cá nhân, hộ gia đìh góp vốn, góp sức cùg hợp tác sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùg có lợi để thực hiện mục đích chug đc quy địh trog điều lệ.
- Sở hữu tư nhân: là hìh thức sở hữu cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mìh, trog đó có vốn , tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùg.
Trên cơ sở các hìh thức sở hữu cơ bản ở nc’ ta trog thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa XH hìh thàh nhiều thàh phần KT với nhữg hìh thức tổ chức kih doanh đa dạg, đan xen hỗn hợp, trog đó KT nhà nc’ giữ vai trò chủ đạo đó là:
- Thành phần kinh tế nhà nước
- Thành phần kinh tế tập thể
- Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân
- Thành phần kinh tế tư bản nhà nước.
- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Mỗi thàh phần KT có 1 vai trò nhất địh trog nền KT quốc dân. Nhà nước có chính sách nhất định đối với từg thàh phần KT để đảm bảo cho các thàh phần KT bìh đẳg tr’ PL, hợp tác cạh trah phát triển KT theo PL trog nền KT thị trườg, địh hướg XHCN.


Câu 2: Khái niệm tội phạm? Các dấu hiệu đặc trưng của tội phạm?
KHÁI NIỆM VỀ TỘI PHẠM:
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong bộ luật hình sự do người có trách nhiệm, năng lực hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến chế độ chính trị chế độ kinh tế nền văn hóa quốc phòng, an ninh trật tự an toàn xã hội quyền lợi ích hợp pháp của Tổ quốc xâm hại tính mạng, sức khỏi danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp của công dân, xâm hại những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

CÁC DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA TỘI PHẠM:
- Tính nguy hiểm cho xã hội của hàh vi phạm tội: Đây là dấu hiệu cơ bản, qan trọg nhất, quyết địh các dấu hiệu khác của tội phạm. Hàh vi nào đó sở dĩ bị quy địh trog luật hìh sự là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội.
- Tính trái pháp luật hìh sự của hàh vi: chỉ ng` nào phạm 1 tội đã đc Bộ luật Hìh sự quy địh mới phải chịu trách nhiệm hìh sự. Khôg thể coi 1 hàh vi nào đó là tội phạm nếu hàh vi đó khôg đc quy địh trog Bộ luật Hìh sự.
- Tíh có lỗi của chể thể phạm tội: Lỗi là thái độ chủ quan của con ng` đối với hàh vi nguy hiểm cho XH của mìh và đối với hậu quả của hàh vi đó thể hiện dưới dạg cố ý hay vô ý. Cố ý phạm tội xảy ra 2 trườg hợp: (1) ng` phạm tội nhận thức rõ hàh vi của mìh là nguy hiểm cho XH, thấy tr’ hậu quả của hàh vi đó và mog muốn cho hậu quả xảy ra. (2) ng` phạm tội nhận thức rõ hàh vi của mìh là nguy hiểm cho XH, thấy tr’ hậu quả của hàh vi đó có thể xảy ra, tuy khôg mog muốn nhưg vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Vô ý phạm tội là nhữg trườg hợp sau: (1)ng` phạm tội tuy thấy tr’ hàh vi của mìh có thể gây ra hậu quả nguy hại cho XH, nhưg cho rằg hậu quả đó sẽ khôg xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa đc. (2) ng` phạm tội khôg thấy đc hàh vi của mìh có thể gây hậu quả cho XH, mặc dù phải thấy tr’ và có thể thấy tr’ hậu quả đó.
- Tính phải chịu hìh phạt: bất kỳ hàh vi phạm tội nào cũg có thể phải chịu biện ơháp cưỡg chế nhà nc’, nghiêm khắc nhất là hìh phạt.


Câu 3: Khái niệm vi phạm hành chính? Các hình thức xử lý vi phạm hành chính? Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính?
KHÁI NIỆM VI PHẠM HÀNH CHÍNH:
- VPHC là hàh vi do cá nhân, tổ chức thực hiện 1 cách cố ý hoặc vo ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà khôg phải là tội phạm hìh sự theo quy địh của pháp luật phải bị xử phạt hàh chính.
- VPHC là 1 loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trog đời sóg XH. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so với tội phạm hìh sự nhưg VPHC là hàh vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, tập thể, lợi ích cá nhân cũg như lợi ích của toàn thể cộg đồg và là 1 trog nhữg nguyên nhân dẫn đến tìh trạg phạm tội.

CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ VPHC:
- Các hìh thức xử lý VPHC bao gồm các hìh thức xử phạt vi phạm hàh chíh và các biện pháp xử lý hàh chính khác.
+) Các hìh thức xử phạt VPHC và viện pháp khắc phục:
~ Xử phạt hàh chíh gờm cảnh cáo và phạt tiền
~ Xử phạt bổ sung gồm tước quyền sử dụg giấy phép, chứg chỉ hàh ngề, tịch thu tag vật, phươg tiện đc sử dụg để VPHC.
~ Trục xuất là hìh thức xử phạt đối với người nước ngoài có hàh vi VPHC. Trục xuất có thể đc áp dụg là hìh phạt chíh hoặc hìh phạt bổ sung.
~ Biện pháp khắc phục hậu quả.
+) Các biện pháp xử lý hàh chíh khác: chỉ đc áp dụg đối với các cá nhân là côg dân VN vi phạm PL về trật, ATXH nhưg chưa đến mức phải xử lý hìh sự. Bao gồm: ~ Giáo dục tại xã, phườg, thị trấn
~ Đưa vào trường giáo dưỡg
~ Đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh
~ Quản chế hàh chính.

CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ VPHC:
- Nguyên tắc pháp chế: Khôg 1 tổ chức và cá nhân nào bị xử lý VPHC ngoài nhữg căn cứ và thủ tục do PL quy địh. Chỉ nhữg cơ quan và người có thẩm quyền trog các cơ quan nhà nước mới có thẩm quyền xử lý VPHC. Quá trìh xử lý hàh chíh phải chịu sự kiểm tra giám sát của cơ qan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức XH, côg dân.
- Mọi vi phạm hàh chíh phải đc phát hiện kịp thời, xử lý côg minh theo đúg quy địh của PL.
Nguyên tắc côg bằg, bìh đẳg trog xử lý vi phạm: Khi xử lý phải căn cứ vào tíh chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm. Mọi hàh vi VPHC chỉ bị xử phạt 1 lần. Một ng` thực hiện nhiều vi phạm thì bị xử phạt về từg hàh vi. Nhiều ng` cùg thực hiện 1 hàh vi thì mỗi ng` vi phạm đều bị xử phạt.


Câu 4: Đặc điểm của quan hệ pháp luật lao động? Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động và người sử dụng lao động?
ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG:
Thứ nhất, quan hệ pháp luật lao động được thiết lập chủ yếu dựa trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động. Các bên tham gia phải là người trực tiếp giao kết và thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận. Trong quan hệ pháp luật lao động, người lao động phải tự mình hoàn thành công việc được giao dựa trên trình độ chuyên môn sức khỏe của mình. Nếu không có sức khỏe và trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của công việc thì người lao động không thể giao kết hợp đồng lao động được.
Pháp luật lao động quy định: công việc theo hợp đồng lao động phải do người giao kết thực hiện, không được giao cho người khác nếu không có sự đồng ý của người sử dụng lao động. Quy định này dựa trên cơ sở là việc thực hiện công việc không chỉ liên quan đến tiền lương, mà còn liên quan đến rất nhiều yếu tố khác như: các quyền về nhân thân, trách nhiệm nghề nghiệp v.v... .

Thứ hai, trong quan hệ pháp luật lao động, người sử dụng lao động có quyền tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát quá trình lao động của người lao động. Khi tham gia quan hệ pháp luật lao động, người lao động tự đặt hoạt động của mình vào sự quản lý của người sử dụng lao động, phải tuân thủ kỷ luật lao động, nội quy doanh nghiệp, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, phải chịu sự kiểm tra giám sát quá trình lao động của người sử dụng lao động. Bù lại sự lệ thuộc ấy, người lao động có quyền nhận được tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp cũng như các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội mà Nhà nước đã quy định.
Quyền này không có trong quan hệ dân sự (hay quan hệ dịch vụ), vì các bên trong quan hệ dịch vụ thường chỉ có liên quan đến nhau về kết quả lao động và tiền công.

Thứ ba, trong quá trình tồn tại, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật lao động thường có sự tham gia của đại diện tập thể lao động (tổ chức Công đoàn). Tùy từng trường hợp cụ thể mà xác định mức độ tham gia của công đoàn trong khuôn khổ quy định của pháp luật song sự tham gia đó là bắt buộc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động.

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG:
Y NGƯỜI LAO ĐỘG
1 - Quyền của người lao động
Trong quan hệ pháp luật lao động, người lao động có các quyền cơ bản sau đây:
- Được trả lương theo số lượng và chất lượng lao động;
- Được đảm bảo an toàn trong quá trình lao động;
- Được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
- Được nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận giữa các bên;
- Được thành lập hoặc gia nhập tổ chức Công đoàn;
- Được hưởng phúc lợi tập thể, tham gia quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, và theo nội quy lao động của đơn vị;
- Được đình công theo quy định của pháp luật.
2 - Nghĩa vụ của người lao động
Trong quan hệ pháp luật lao động, người lao động phải thực hiện các nghĩa vụ
cơ bản sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và chấp hành nội quy của đơn vị;
- Thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và chấp hành kỷ luật lao động;
- Tuân thủ sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động.

Y NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG:
1 - Quyền của người sử dụng lao động
Trong quan hệ pháp luật lao động, người sử dụng lao động có các quyền cơ bản sau đây:
- Quyền tuyển chọn, bố trí và điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, công tác;
- Quyền được cử đại diện để thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể;
- Quyền khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật;
- Quyền chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp luật định.


2 - Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
Trong quan hệ pháp luật lao động, người sử dụng lao động phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản sau đây :
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các thỏa thuận khác với người lao động;
- Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động và các điều kiện lao động khác;
- Đảm bảo kỷ luật lao động;
- Tôn trọng nhân phẩm và đối xử đúng đắn với người lao động, đồng thời phải quan tâm đến đời sống của họ và gia đình họ.

Câu 5:Anh (chị) hãy trình bày chức năng của nhà nước. Khái niệm nhà nước pháp quyền và những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền
a, Căn cứ vào phạm vi hoạt động chia chức năng của nhà nước thành 2 loại là: chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
*Chức năng đối nội:
-Bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn XH.
-Thực hiện và phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân, xây dựng nền dân chủ XHCN.
-Tổ chức và quản lý kinh tế.
- Tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ.
-Xây dựng và thực hiện các chính sách XH.
-Bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, tăng cường pháp chế XHCN.
*Chức năng đối ngoại:
-Bảo vệ Tổ quốc XHCN, bảo đảm khả năng quốc phòng, đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược.
-Củng cố và tăng cường tình hữu nghị, hợp tác truyền thống với các nước XHCN, các nước láng giềng, mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thoorcuar nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và cùng có lợi.
-Ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng, phong trào tiến bọ trên thế giới, tích cực góp phần đấu tranh vì một thế giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và phát triển.
b,Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước với sự phân công lao động khoa học, hợp lý giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có cơ chế kiểm soát quyền lực, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật nhà nước quản lý XH bằng pháp luật, pháp luật có tính khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cá vì lợi ích chính đáng của con người.
c,Những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền:
-Tổ chức nhà nước được thiết kế, hoạt động trên cơ sở pháp luật, bản than nhà nước cũng phải đặt mình trong khuôn khổ pháp luật.Hình thức tổ chức nhà nước được xây dựng trên cơ sở của sự phân công lao đông hợp lý giữa các loại cơ quan trong bộ máy nhà nước: lập pháp, hành pháp và tư pháp.Trong nhà nước pháp quyền phải hiện hữu một nền hành chính trong sạch, hiệu quả, phục vụ tốt những nhu cầu đa dạng, chính đáng của các cá nhân, tổ chức.
-Một hình thức tổ chức nhà nước mà pháp luật có vị trí,vai trò xã hội to lớn, là phương tiện điều chỉnh quan trọng hàng đầu đối với các quan hệ xã hội, là công cụ của nhà nước và toàn xã hội. Nhấn mạnh đến vị trí vai trò của pháp luật, song nhà nước pháp quyền không loại trừ đạo đức.
-Pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải thực sự vì con người-giá trị cao quý nhất. Theo đó pháp luật là công cụ ghi nhận các quyền con người, quy định cơ chế bảo đảm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của công dân.Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ của nhà nước, cá nhân và tổ chức, không có ngoại lệ nào.


Câu 6:Anh (chị) hãy trình bày đặc trưng và vai trò của pháp luật
a,Đặc trưng của pháp luật:
-Tính quy phạm phổ biến: tính quy phạm của pháp luật mang tính phổ biến, là khuôn mẫu chung cho tất cả mọi người và được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian rộng lớn.
-Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
+Nội dung của các quy tắc , khuôn mẫu pháp luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ trong các điều khoản.
+Nội dung của các quy tắc, khuôn mẫu pháp luật được thể hiện trong các hình thức xác định: hiến pháp, bộ luật,đạo luật…
-Tính bắt buộc chung:
+Việc tuân theo các quy tắc pháp luật không phụ thuộc vào ý thích chủ quan của mỗi người, bất kỳ ai cũng phải tuân theo quy tắc pháp luật.
+Nếu ai đó không tuân theo các quy tắc pháp luật thì tùy mức độ vi phạm mà nhà nước tác động phù hợp để đảm bảo thực hiện đúng các quy tắc ấy.
+Tính quyền lực của nhà nước là yếu tố không thể thiếu, đảm bảo cho pháp luật được tôn
trọng và thực hiện.
b,Vai trò của pháp luật :
*Vai trò của pháp luật đối với sự lãnh đạo của đảng cầm quyền:
-Pháp luật là phương diện thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành
những quy định cụ thể trong nội dung pháp luật.
-Pháp luật là công cụ chuyển tải đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống.
-Pháp luật là phương tiện phân định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với vai trò tổ chức,
quản lý, điều hành của nhà nước.
*Vai trò của pháp luật đối với nhà nước: pháp luật là công cụ, phương tiện để xây dựng,
hoàn thiện bộ máy nhà nước và tổ chức quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội.
*Vai trò của pháp luật đối với quyền làm chủ của nhân dân: pháp luật ghi nhận, thể chế
hóa quyền làm chủ của nhân dân. Quy định quyền, nghĩa vụ trách nhiệm của các chủ thể
trong xã hội, nhất là các cơ quan cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực hiện, bảo vệ
quyền làm chủ của nhân dân …..
*Vai trò của pháp luật đối với kinh tế:
-Pháp luật tạo cơ sở pháp lý để nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh
tế bảo đảm phát triển kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường định
hướng XHCN.
-Pháp luật có những quy định bảo đảm phát triển kinh tế thị trường nhưng phải giữ vững
được đọc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững mục tiêu và con đường đi lên
CNXH;bảo đảm lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
-Để nền kinh tế phát triển bền vững, pháp luật phải có các quy định đảm bảo phát triển
kinh tế trên cơ sở nội lực, tăng trưởng trên cơ sở phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ
môi trường……….
Pháp luật tạo môi trường pháp lý thuận lợi nhằm huy động mọi tiềm năng của các thành
phần kinh tế, tăng nhanh quy mô và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để xây
dựng cơ sở vật chất của CNXH: pháp luật khẳng định quyền tự do kinh doanh. Quy định
quyền và nghĩa vụ, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư, các doanh
nghiệp….
*Vai trò của pháp luật đối với văn hóa, tư tưởng:
-Bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp của nền văn hóa truyền thống, xây dựng nền văn
hóa mới XHCN bảo đảm phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc:pháp
luật có các quy định khuyến khích giữ gìn phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa
truyền thống…
-Có vai trò quan trọng trong việc định hình hệ tư tưởng của xã hội, xác lập thế giới quan
khoa học, các tư tưởng và giá trị của loài người tiến bộ, tác động mạnh mẽ đối với sự
hình thành, phát triển và biến đổi tư tưởng.
*Vai trò của pháp luật đối với đạo đức: có mối quan hệ chặt chẽ, tác động ảnh hưởng lẫn
nhau đối với đạo đức: pháp luật và đạo đức đều có chức năng điều chỉnh xã hội. Pháp
luật có các quy định nhằm bảo vệ và phát triển đạo đức mới ngăn chặn, lên án và xử lý
những hành vi vi phạm đạo đức, sự thoái hóa biến chất về đạo đức.
*Vai trò của pháp luật trong đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật bảo đảm
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội:
-Pháp luật là công cụ sắc bén đủ hiệu lực và sức mạnh để đấu tranh phòng chống có hiệu
quả đối với tội phạm vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
-Pháp luật xác định những hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội, phân định hành
vi nguy hiểm phải bị xử lý hành chính và hành vi nguy hiểm nào là tội phạm phải bị xử
lý bằng hình phạt quy định trong Bộ luật hình sự.

Câu 7: Anh (chị) hãy trình bày khái niệm pháp chế XHCN. Các nguyên tắc và biện pháp
tăng cường pháp chế XHCN
*Khái niệm: Pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ đặc biệt của đời sống chính trị-xã hội,
trong đó nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật.Các cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vụ vũ trang
nhân dân: các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; các thành viên của các tổ chức và
mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh,triệt để
và chính xác; mọi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật.
*Các nguyên tắc tăng cường pháp chế XHCN:
-Nguyên tắc bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và luật:
+Khi ban hành các văn bản dưới luật không được trái Hiến pháp và luật. Hiến pháp và
các đạo luật luôn giữ thứ bậc cao nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật.
+Trong tổ chức và thực hiện pháp luật phải coi trọng hiến pháp và luật.Nếu có nhiều văn
bản quy định khác nhau về một vấn đề thì phải làm theo Hiến pháp và văn bản luật.
-Nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc: cơ sở của tính
thống nhất của pháp chê XHCN chính là sự thống nhất nội tại cao của hệ thống pháp
luật XHCN mà cơ sở sâu xa của nó là sự thống nhất lợi ích của đông đảo nhân dân lao
động trong những quan hệ kinh tế XHCN.Chúng ta hiểu tính thống nhất của pháp chế
XHCN là sự thống nhất cả ở việc lập pháp, cả ở việc đưa pháp luật vào cuộc sống cũng
như việc kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật. Sự thống nhất này có tính toàn quốc, tránh sự
cục bộ, bản vị, địa phương.
-Nguyên tắc bắt buộc chung đối với mọi chủ thể không có ngoại lệ:
+Trong chế độ phong kiến trước kia, luôn tồn tại một bộ phận con người đứng trên pháp
luật, pháp luật không thể hiện được vai trò, giá trị xã hội của nó.
+Xây dựng và hoàn thiện pháp chế XHCN đòi hỏi mọi chủ thể trong xã hội đều bình
đẳng trước pháp luật.Thực hiện nguyên tắc này không những đòi hỏi người dân làm
đúng pháp luật mà quan trọng hơn là sự đòi hỏi cơ quan, công chức nhà nước gương mẫu
thực hiện pháp luật.
+Sự bắt buộc này còn được thực hiện bổn phận theo pháp luật cũng như việc chịu trách
nhiệm pháp lý của các chủ thể.Bất cứ cơ quan nào, cá nhân nào dù ở bất cứ cương vị nào
khi vi phạm pháp luậtđều bị xử lý theo pháp luật. Không cho phép tồn tại một “vùng
cấm” nào trong xã hội.
*Biện pháp tăng cường pháp chế XHCN:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật: pháp luật là cơ sở của pháp chế, có pháp luật thì mới có
pháp chế.Một hệ thống pháp luật thể hiện ở tính toàn diện,tính đồng bộ, tính phù hợp và
kỹ thuật pháp lý cao. Cần quán triệt nguyên tắc pháp chế, tức là toàn bộ từ quá trình từ
dự kiến xây dựng pháp luật đến soạn thảo, ban hành đều phải đúng thẩm quyền, đúng
trình tự, thủ tục luật định.
-Tích cực tổ chức đưa pháp luật vào cuộc sống:
+Cần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để mọi người nắm được các quy định, hiểu được
lợi ích của việc làm theo pháp luật và e ngại những chế tài mà nhà nước dự định áp dụng
nếu vi phạm xảy ra, từ đó điều chỉnh hành vi của mình theo những yêu cầu của pháp
luật.
+Có kế hoạch cụ thể và các điều kiện vật chất cần thiết để thực hiện pháp luật.
+Hình thành các cơ quan làm việc tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện
pháp luật.
+Cần quan tâm việc xây dựng đội ngủ cán bộ, công chức nhà nước có đạo đức, có chuyên
môn hiểu biết và tôn trọng pháp luật.
-Giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật:
+Cần có sự giám sát, kiểm tra thường xuyên để phát hiện kịp thời các vướng mắc các hành vi vi phạm để xử lý đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật.
+Kiểm tra việc thực hiện pháp luật mà phát hiện những quy định không phù hợp để kiến nghị sửa đổi,bổ sung tránh độ chênh giữa tính hợp pháp và tính hợp lý trong hành vi của các chủ thể trong xã hội.
+Hoạt động giám sát, kiểm tra, xử lý cần phải tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.


Câu 8: Anh (chị) hãy trình bày quyền và nghĩa vụ của công dân quy định trong Hiến pháp 1992 .
-Các quyền về chính trị : công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với các cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân; công dân từ đủ 18 tuổi trở lên được quyền bầu cử, từ đủ 21 tuổi trở lên được ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức cá nhân .
-Các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội: Quyền lao động; quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; quyền học tập; quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác; quyền thừa kế; quyền được bảo vệ sức khỏe; quyền được xây dựng nhà ở; quyền bình đẳng nam nữ; quyền được bảo hộ về hôn nhân và gia đình; quyền nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp; quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe; quyền được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập; quyền được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ...
- Các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân : Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật, quyền tự do đi lại và cư trú trong nước, ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bất khả xâm phạm về th.ân thể; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
-Các nghĩa vụ cơ bản của công dân được bao gồm: nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng; nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích; nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
 
×
Quay lại
Top