Đậu – nguồn thực phẩm không thể thiếu trong “thực đơn vàng”

Trần Quang Linh

Vui buồn lẫn lộn.
Thành viên thân thiết
Tham gia
10/3/2014
Bài viết
245
Hãy thường xuyên bổ sung đậu vào bữa ăn. Tất cả các loại đậu đều có chỉ số đường huyết (Glycemic Index, GI) thấp.

Đậu gà
Là nguồn thực phẩm giàu protein, nhưng cũng thiếu một vài axit amin quan trọng giống như nhiều loại đậu khác. Do đó, tốt nhất là kết hợp với các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật và ngũ cốc nguyên hạt (như cơm, bánh mì…) nhằm cân đối axit amin ăn vào.
Khoáng chất: kali, canxi, ma-giê, sắt, mangan, kẽm, selen; các vitamin nhóm B, folate (B9) và vitamin e.

Đậu nành
Chứa tất cả các axit amin thiết yếu, do đó được xem là có chất lượng dinh dưỡng tương đương với thịt. Ngày nay, đậu nành được đưa vào nhiều loại thực phẩm chức năng để tận dụng nhiều tính năng có lợi cho sức khỏe. Ăn 60g đậu nành/ngày (cung cấp khoảng 45mg isoflavone) sẽ giúp làm chậm tiến trình lão hóa.
Khoáng chất: canxi, kali, ma-giê, sắt, kẽm, mangan, selen; các vitamin nhóm B và folate (B9).

Đậu lăng
Là nguồn cung cấp dồi dào các hợp chất oestrogen bao gồm isoflavone và lignan. Ngoài ra, đậu lăng đỏ cũng cung cấp một lượng nhỏ sắc tố carotenoid.
Khoáng chất: kali, ma-giê, sắt, đồng, kẽm, selen; các vitamin nhóm B.

Đậu tây
Loại có màu sẫm nhất cung cấp nhiều hoạt chất chống oxy hóa nhất. Đậu tây giàu protein, được xem là phần chính trong khẩu phần ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Trung và Nam Mỹ. Kết hợp ăn 5 phần cơm với 1 phần đậu sẽ bổ sung đầy đủ các axit amin.
Khoáng chất: kali, canxi, ma-giê, sắt, kẽm, selen; folate (B9).

Đậu xanh
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học Kentucky ở Lexington (Mỹ), ăn một chén cháo đậu xanh mỗi ngày trong 3 tuần có thể hạ thấp 20% lượng cholesterol, giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp.
Khoáng chất: kali; tiền vitamin A, các vitamin nhóm B và vitamin e.

song-vui.jpg

Nguồn sách: Sống Sống Khỏe Tươi Trẻ Mỗi Ngày
 
Ăn các loại đậu rất tốt, mỗi tội là ít cách chế biến quá
 
×
Quay lại
Top