Đau dạ dày thường đau ở những vị trí nào?

quoctoan96

Thành viên
Tham gia
21/12/2018
Bài viết
0
Có rất nhiều người lầm tưởng bị đau dạ dày khi cảm thấy đau bụng dữ dội, tuy nhiên việc đau dữ dội cũng không phải là nguyên nhân đau dạ dày mà nó có thể là đau bụng bình thường do ăn uống không hợp vệ sinh, do căng thẳng,... đối với đau dạ dày sẽ có những vị trí đau bụng riêng biệt để có thể nhận biết. Vậy đau dạ dày thường đau những vị trí nào?

Khi đau dạ dày sẽ đau ở những vị trí nào?
Việc “tự làm bác sĩ” của bản thân mình rất quan trọng. Bạn có thể tìm hiểu các kiến thức từ sách báo, tạp chí bạn có thể tự phán đoán ra căn bệnh của mình và trả lời các câu hỏi của bác sĩ chính xác, giúp bác sĩ chẩn đoán dễ dàng hơn căn bệnh mà bạn mắc phải.

Xem thêm: Viêm loét dạ dày hành tá tràng

Đối với đau dạ dày thì tùy từng vị trí đau khác nhau trên vùng bụng sẽ tương ứng với một bệnh lý dạ dày khác nhau.

Đau vùng thượng vị
Vị trí đau dạ dày này thường gặp trên nhiều bệnh nhân bị bệnh. Đây là vị trí nằm trên rốn và dưới mỏm xương ức. Có người chỉ đau tức, có người đau bỏng rát, có người lại đau âm ỉ. Cơn đau có thể lan ra sau lưng hoặc lan lên ngực. Cơn đau tăng lên khi ăn các loại thức ăn cay, nóng, chua,... hay uống rượu, các loại đồ uống chứa cồn, chứa gas,... Thậm chí khi họ phải làm việc căng thẳng thì cơn đau cũng nặng lên. Người bệnh có thể ợ chua, ợ nóng, nóng rát phần bụng trên,...

Đau ở vùng thượng vị có thể là triệu chứng của đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng nhưng cũng có thể là dấu hiệu của thoát vị ở vùng thượng vị, viêm tụy hoặc sỏi mật.

20171109_101431_051945_dau-da-day-nen-lam-.max-1800x1800.jpg


Đau phần giữa bụng
Phần bụng giữa tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa nên các triệu chứng đau ở vùng bụng này tương đối khó chẩn đoán vì có thể nhầm lẫn giữa loét dạ dày với viêm tụy, đường ruột bị nhiễm trùng, bệnh viêm ruột thừa mới chớm, viêm ở phần hang vị dạ dày.

Bác sĩ khi đó thường dựa vào kiểu đau và tần suất đau để chẩn đoán bệnh và phân biệt vị trí đau dạ dày này với các bệnh khác. Nếu bạn bị đau quặn bụng, có thể kèm theo miệng nôn trôn tháo, chỉ 1, 2 ngày rồi hết ngay thì đó có thể chỉ là triệu chứng thể hiện bạn bị ngộ độc thực phẩm mà thôi. Nếu bạn đau vùng bụng xung quanh rốn rồi lan xuống vùng bụng dưới bên phải, buồn nôn, sốt nhẹ, khi dùng tay ấn vùng đau sẽ thấy đau nhói, cơn đau càng ngày càng nặng thì có thể ban bị viêm ruột thừa. Còn khi bạn xuất hiện đau nhiều lần tại vùng bụng này, đi kèm với khó tiêu hóa thức ăn, đầy bụng, buồn nôn, ợ chua, những cơn đau âm ỉ hoặc quặn thắt, đau dù no hay đói thì rất có khả năng đó là biểu hiện của bệnh dạ dày. Hãy đến bệnh viện để bác sĩ khám và cho nội soi dạ dày để biết chính xác nhất tình hình bệnh tật của bạn.

Cần chú ý các cơn đau gây ra do đau dạ dày ở vùng bụng này thường xuất hiện ở vùng giữa chứ ít khi nghiêng về bên phải bụng hay trái bụng. Cơn đau nghiêng về bên phải bụng có thể là do sỏi thận, nhiễm trung đường tiểu, táo bón hoặc thoát vị thắt lưng. Còn cơn đau nghiêng về bên trái bụng có thể là do sỏi thận, bệnh đại tràng, táo bón hoặc viêm ruột.

Dấu hiệu và triệu chứng
Hầu hết, bệnh viêm dạ dày sẽ được cải thiện nhanh sau điều trị.

- Cảm giác cồn cào hoặc đau rát (khó tiêu) ở bụng trên, một số người mô tả như có vị chua hoặc nóng rát dạ dày. Ăn có thể gây nặng hơn hoặc cải thiện được những khó chịu.

- Buồn nôn.

- Nôn.

- Chán ăn.

- Ợ hoặc chướng bụng

- Cảm giác đầy vùng bụng trên sau khi ăn.

Ở phần lớn các trường hợp, các dấu hiệu và triệu chứng viêm dạ dày là tương đối nhẹ và trong thời gian ngắn. Đặc biệt cần lưu ý, viêm dạ dày có thể gây xuất huyết dạ dày, nhưng ít khi nặng trừ khi cũng bị loét niêm mạc dạ dày. Dấu hiệu xuất huyết dạ dày bao gồm nôn ra máu (có thể giống màu bã cà phê), và phân có máu (thường màu đen hoặc như hắc ín).

Khi viêm dạ dày xảy ra đột ngột được gọi là viêm dạ dày cấp. Trong giai đoạn cấp của bệnh, viêm dạ dày gây buồn nôn và đau hoặc khó chịu vùng bụng trên. Đối với những bệnh nhân vị viêm dạ dày tiến triển từ từ được gọi là viêm dạ dày mạn, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể khác với dấu hiệu và triệu chứng của viêm dạ dày cấp. Bạn có thể đau âm ỉ vùng bụng trên, cảm giác đầy bụng và chán ăn sau vài miếng ăn. Với nhiều người, viêm dạ dày mạn thực sự không có dấu hiệu và triệu chứng nào.

20171109_101526_671923_bestie-viem-da-day-.max-1800x1800.jpg


Phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày
- Dùng 3,4 quả đu đủ tươi ép lấy nước, chia làm 3 lần uống. Uống trước khi ăn 30. Ăn tới mấy chục quả đu đủ thì có thể khỏi hẳn.

- Ngâm rau thơm vào rượu vang theo tỉ lệ 1:1 vào bình. Đóng kín bình ngâm trong vòng 6 ngày xong đó lấy ra uống sáng, trưa, tối. Uống liền trong 3 tháng là khỏi bệnh. Nếu ngâm rau thơm vẫn còn xanh thì ăn vào càng tốt.

- Mật ong 0.5 kg đun bằng lửa nhỏ. Vừa đun vừa khuấy cho tới khi mật ong có bọt màu vàng sậm, cho 1.5 lạng bột mì và khuấy đều, thêm 2 lang bột soda cho tới khi tan bọt là được. Đổ ra chai, uống 3 lần trước lúc ăn cơm 20’ mỗi lần uống 1 thìa. Cách này dùng để chữa viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày

- Một quả Tim lơn thái mỏng 3-4 mm, rắc đều bột hạt tiêu trắng lên miếng tim đã thái,. Sau đó hấp vào nổi cơm, ăn vào buổi sáng khi đói bụng. Mỗi ngày 1 quả. Cứ như vậy 7 ngày sẽ khỏi. Cách này chữa viêm dạ dày

- Khoai tây gọt bỏ vỏ, ép lấy nước, rồi đun sôi lên uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 thìa trước bữa ăn. Uống liên tục trong 3 đến 4 tuần sẽ trợ giúp chữa trị loét dạ dày và hành tá tràng

Lưu ý các biện pháp trong khi điều trị bệnh thì người bệnh nên kiêng các đồ ăn chua, cay, các thức uống có cồn.

Cách phòng tránh và điều trị
- Không nên uống cafe, các chất kích thích

- Không uống bia rượu

- Không nên ăn đồ lạnh

- Không nên ăn đồ cay, đồ chua , các chất tạo lên axit

- Nên ăn theo bữa và không để bụng quá đói hoặc quá no

- Không được tập thể dục sau khi vừa ăn xong

- Không nên vừa ăn xong đã nằm, mà nên đợi 10 phút

- Nên mát xa vùng bụng trước khi ngủ

Như vậy, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những vị trí mà bạn dễ dàng nhận biết mình đang bị đau dạ dày để có biện pháp điều trị cũng như chế độ ăn uống phù hợp để bệnh giảm đi.
 
×
Quay lại
Top