Dáng Núi Hồn Rừng - Nguyễn Trọng Văn

Miêu 苗

Thành viên cấp 2
Tham gia
11/3/2019
Bài viết
3
Nhà báo Nguyễn Trọng Văn

Tôi chợt được nghe câu thơ mà nhà thơ Quang Dũng đã viết trong bài thơ Tây Tiến nổi tiếng suốt từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp cho tới tận bây giờ. Hì. Ấy là tôi đâu có bàn có luận về bài thơ ấy. Đó là câu trả lời mà tôi nghe được trong một chiều hè xứ Thanh nắng nóng. Khi ấy tôi vừa đặt ba lô xuống gi.ường và quay sang hỏi cậu thanh niên có gương mặt bầu bậu đang ngồi trên gi.ường bên cạch chăm chú đọc cuốn sách gì đó “Cháu đến từ đâu?”. “Mường Lát hoa về trong đêm hơi". Chú có nhớ câu thơ đó không?. Tôi nhíu mày và hiểu ra.

Thú thực sắp xếp của Ban tổ chức “Cuộc gặp Cộng tác viên và Phát động giai đoạn 2 Cuộc thi Văn học trẻ năm 2018” do Tạp chí Xứ Thanh tổ chức đã vô tình cho một cộng tác viên già là tôi và một văn bút trẻ là cậu thanh niên tới nhận phòng nghỉ trước tôi độ nửa tiếng được quen nhau. Tôi cười “Cháu tên là gì?”. “Lâu Văn Mua” cậu chàng phải nhắc đi nhắc lại tới bốn lần tôi mới định hình rõ ràng về cái tên của cậu. “Mua đang đọc cuốn gì đó?” tôi hỏi tiếp và nghển cổ hóng mắt về cuốn sách. Lâu Văn Mua ngượng nghịu “Chú có hay đọc thơ của người viết trẻ không?”. Tôi đáp nhanh “Thi thoảng. Nếu không phiền thì Mua cho chú mượn đọc tí…Ái chà “Tôi bay vào mắt em” tên tập thơ ấn tượng lắm, nhà xuất bản Văn học năm 2017 kia đấy. Tập thơ đầu tay của cháu à?”. Mua đỏ mặt bẽn lẽn như con gái.

“Giống như một chiếc váy bướm/một điệu nhảy xung quanh/chu vi của ngọn lửa ngọn đuốc/như trên phụ đề/tại matinees nước ngoài, đôi mắt của tôi/trên của em là mê/như van nài violon khóc/giọng nói của em tìm thấy con đường/để tâm hồn sâu sắc nhất của tôi/như crème brulee kéo dài/trên lưỡi của tôi, tôi muốn/hương vị nhiều hơn của những nụ hôn của em/…Và tình yêu của em giống như/mềm như lụa/đỏ trên hoa hồng/và ngọt ngào/là vĩnh cửu/khi trái tim tôi thổn thức”. Xưa nay hễ có tác giả thơ nào là người dân tộc thiểu số thì điều dĩ nhiên là thơ của họ đều in đậm phong cách dân tộc cùng dấu ấn miền núi. Đọc thơ của Lâu Văn Mua lại khác, ngoài nét trẻ trung, sự mạnh bạo và khá thoáng đạt về ngôn từ ra, dường như còn thấy lấp ló đâu đó hình như là một ý nghĩ kiểu “nổi loạn” của tác giả là muốn “thoát” khỏi cái “khuôn khổ dân tộc và miền núi” xưa nay. Thơ Lâu Văn Mua đã tự do hơn trong truyền tải thông điệp và cũng tự do hơn bởi những suy nghĩ chỉ có ở những người trẻ tuổi. “Trong vòng tay của em, một thế giới của ân sủng/tôi biết rằng tôi đã tìm thấy vị trí của tôi/nụ cười tuyệt vời của em, âm thanh giọng nói của em/nó được hoàn toàn rõ ràng, tôi không có sự lựa chọn….”

Sinh năm 1992, quê ở bản Pù Toong, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát tận miền tây Thanh Hóa. Cậu con trai út trong một gia đình người Mông có tới 10 người con sau khi tốt nghiệp Đại học Văn hóa thể thao du lịch Thanh Hóa, khoa Văn hóa Thông tin, lại quyết định trở về quê để…. sáng tác tự do. Thực ra thì mấy năm trọ học ở thành phố Thanh Hóa cậu sinh viên Lâu Văn Mua đã kịp có cho mình một “gia tài văn chương” nho nhỏ. Trong đám sinh viên trẻ tỉnh Thanh đã “nổi lên” cây bút thơ Lâu Văn Mua. Cậu đã trình làng báo văn nghệ tỉnh nhà, ra mắt báo văn nghệ tỉnh bạn như: Lạng Sơn, Hải Phòng, Nam Định và tận thành phố Hồ Chí Minh. Giọng thơ Lâu Văn Mua là lạ đã dành được sự quan tâm của các báo. Tạp chí Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng nhiều lần đăng thơ của Mua.

Vốn liếng thơ phú cùng văn bằng cử nhân như vậy có lẽ cũng đủ cho Lâu Văn Mua “xin” được một chân công việc nếu không ở tỉnh thì cũng ở huyện. Vậy mà Mua lại chọn một lối đi không giống ai? Tôi ngả người vươn vai sau khi đã đọc một xong mấy bài thơ trong tập “Chú nói thật nhé. Ngày xưa các cụ đã có câu: Lập thân tối hạ kỵ văn chương đó sao?”. Chưa trả lời ngay, Lâu Văn Mua bước đi bước lại trong phòng, một cách biểu lộ sự chín chắn mỗi khi ăn nói rất hiếm thấy ở những người trẻ tuổi.



Nhà thơ Lâu Văn Mua



Thì ra ở câu chuyện này hình như có tí chút tạm gọi là “tự ái” cũng được hay gọi là “hiếu thắng” cũng được. Lâu Văn Mua cho hay cậu đến với thơ chỉ vì một lẽ là ở Thanh Hóa hiện nay chưa có một ai là người dân tộc Mông làm thơ cả khi mà người Mông ở các tỉnh khác như Lào Cai chẳng hạn đều có những nhà thơ nhà văn làm rạng danh quê hương làng bản của họ. Hơn nữa việc nghiên cứu văn hóa dân tộc Mông Thanh Hóa lại đang khuyết đang trống nên cậu rất mong muốn làm công việc đó. Hơn hai trăm năm định cư trên đất Xứ Thanh hiện người Mông Thanh Hóa sống ổn định ở 46 bản. Huyện Mường Lát có số người Mông sống đông nhất. Đấy cũng là thuận lợi để việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở Thanh Hóa được khai triển. Ngồi nói chuyện với tôi cây bút thơ trẻ Lâu Văn Mua không ngại gần gật đầu khi tôi cười nói đùa “Đúng là cái lý người Mông” và động viên cậu “Tương lai gần sẽ có nhà thơ kiêm nhà nghiên cứu văn hóa người Mông tên là Lâu Văn Mua”.
Bên ngoài nắng chưa muốn dịu. Tôi có cảm tưởng như câu chuyện của chàng trai trẻ Lâu Văn Mua như một luồng gió mới thổi tới xua đi phần nào không khí ong ong. Đời sống văn nghệ nước ta mấy năm gần đây đã khích lệ nhiều người trẻ tuổi dấn thân vào sự nghiệp văn học đầy khó khăn nhất là trong thời buổi cơ chế thị trường. Trường hợp của Lâu Văn Mua ngoài chung “trào lưu” ấy ra còn cho thấy một bản lĩnh, một lựa chọn rất đáng trân quý.

“Ai lên Mường Lát quê tôi/ quanh quanh đồi núi xanh xanh đồng rẫy/Qua đỉnh Lột Cột rừng già rừng non gió mát/Cây đa cổng trời/ Lên nơi đây rượu Ngu rượu Cần đón chào/ Lên với suối Sim thượng nguồn sông Mã/ Nghe tiếng khèn tiếng Khặp thiết tha/Tiếng Cồng tiếng Trống quê ta/ Cùng điệu Gậy Tiền, điệu Xào Xạc, điệu Giao duyên/ Cùng với những chàng trai cô gái: Thái, Mông, Dao, Mường…chung nhịp đập/Với chĩnh rượu mời chưa nhìn đã say…”. Những vần thơ mộc mạc nói về quê hương đất nước còn hơn cả vạn lời ngợi ca. Lâu Văn Mua đã cho thấy đâu đó cái nhìn đầy chất nhân văn về xứ sở mình sinh sống. Cái nhìn chất chứa. Cái nhìn tự hào như đưa ra một dự báo về một nhà nghiên cứu văn hóa miền núi Thanh Hóa nói chung, nhà nghiên cứu văn hóa Mông Thanh Hóa nói riêng.

Bên cạnh thể thơ tự do với mảng đề tài viết về tình yêu đôi lứa, viết về tình yêu quê hương làng bản ra thì cây bút trẻ Lâu Văn Mua lại cũng rất “có duyên” với thể thơ Haiku đến từ xư sở hoa anh đào. Mua cho hay cậu tình cờ đọc thơ Haiku trên mạng và thấy hay hay nên cũng thử làm thơ Haiku. Những bài thơ Haiku được cậu viết ra cứ tưởng sẽ xa rời cái tôi, xa rời truyền thống, xa rời mảnh đất sinh thành vậy mà không thế. Những bài thơ Haiku như: “Đêm xuân trong giấc mơ của tôi/Tỉnh táo và mỉm cười” hay “Cây keo ốm yếu/Cố dâng lên trời/Mấy cành lưa thưa” hoặc như “Mảnh vụn cầu vồng/Ẩn bên trong màu đỏ đu đủ/Giọt sương buổi sáng” đều là những câu thơ tuy làm theo thể thơ Nhật Bản nhưng nó vẫn cho ta thấy thấp thoáng đâu đó hình ảnh trầm mặc như dáng núi mà không khí tươi khỏe bởi hồn rừng của làng của bản.

Lâu Văn Mua khoe “Cháu tham gia Câu lạc bộ Haiku Việt Hà Nội từ năm 2016. Năm đó cháu được nhà thơ Đinh Nhật Hạnh, Chủ tịch câu lạc bộ phát hiện từ những bàithơ cháu đăng lên Facebook của mình. Mừng nhất là cháu được chọn in 5 bài thơ Haiku trong tập thơ Haiku chọn lọc do nhà xuất bản Hải Phòng ấn hành đầu năm nay”. Rồi Mua thật thà hỏi nhỏ “Chú có làm thơ Haiku không?”. Tôi ỡm ờ đánh trống lảng. Quả tình thơ Haiku tôi cũng có thi thoảng gọi là “chơi chơi” chứ làm thật thì chưa nghĩ tới.Phải nói khi nghe những câu thơ HaiKu của Lâu Văn Mua tôi mới ớ ra “thể thơ có góc gác từ nước ngoài hoàn toàn có thể Việt hóa được một khi những câu thơ đó xuất phát từ chính bản thân mình, xuất phát từ chính cuộc sống và từ chính nơi mình đang sống”. Và tôi muốn mượn câu thơ của cây bút trẻ người dân tộc Mông tên là Lâu Văn Mua, câu thơ như một lời khẳng định về sự lựa chọn đường đi của mình, câu thơ Mua đã viết trong bài thơ “Tình yêu của đời tôi” để làm câu kết cho bài viết này “Một niềm đam mê xuyên thấu/ Sâu thẳm như một con dao/ Tôi hạnh phúc, tôi tìm thấy em/ Tình yêu của đời tôi”

Nguyễn Trọng Văn
 
×
Quay lại
Top