Văn Dàn ý chi tiết!

thungan_dhqn

Thành viên thân thiết
Staff member
Thành viên thân thiết
Tham gia
14/1/2012
Bài viết
384
Đề: Phân tích tình huống truyện Vợ Nhặt

Mở bài:
“Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những gian khổ hi sinh...bước qua những ranh giới ấy” (Mùa lạc- Nguyễn Khải). đó là dư âm vang sâu trong tâm hồn người đọc mỗi khi đọc tác phẩm Vợ Nhặt, một thiên truyện ngắn đặc sawcsvowis tình huống truyện hấp dẫn, độc đáo mang đầy tính nhân đạo, được rút từ tập “ Con chó xấu xí” (1992).
Thân bài:
1. Giới thiệu chung:
• Tình huống truyện là diễn biến của sự việc, sự phức tạp của tình tiết, là cái éo le, nghịch lí ở đời.Tình huống càng lạ thì truyện càng hấp dẫn.
• ở Vợ Nhặt – đã xây dựng được 1 tình huống vừa lạ vừa éo le,không biết nên vui hay nên buồn, 1 tình huốngđem lại sự ngạc nhiên cho nhiều người.
2. Phân tích:
a. Tình huống truyện lạ, éo le:
Lạ :
• Tràng:
- chàng trai xấu xí: “2 mắt ti hí gà gà đắm vào bong chiều, bộ mặt thô kệch, lưng to bè như lưng gấu….”
- tính tình, hoàn cảnh cũng đặc biệt: là dân ngụ cư, sống trong túp lều rúm ró ,…, với bà mệ già
→ Tràng khó có thể lấy vợ thậm chí không thể lấy được vợ.
• Nhưng Tràng đã có vợ, hơn nũa là vợ nhặt, vợ theo hẳn hoi. Lạ hơn là lại lấy vợ ngay lúc đói khát. Cái chết đang treo lơ lửng trước mặt.

Éo le: hoàn cảnh lấy vợ đã tạo nên 1 tình huống tâm trạng éo le không biết nên vui hay buồn, mừng hay tủi.
• Cảnh đám cưới – hạnh phúc lớn nhất của đời người- lại diễn ra trong không khí của ranh giới giữa cái chết và cái sống, 1 không khí mà tưởng chừng như không còn có sự cách biệt của âm dương.
• Duyên cớ đưa họ đến với nhau cũng thật buồn: cái đói. Song dù sao họ cũng đã có vợ có chồng. nên ở đây không chỉ có buồn mà còn có cả hạnh phúc và hạnh phúc đang bước đầu đến với họ.
• Người mẹ chồng trong giây phút đón nhận nàng dâu mới cũng đan xen nhiều tâm trạng: vui, buồn, mùng , tủi. vui vì cuối cùng con trai mình cũng có vợ, buồn vì không hoàn thành trách nhiệm của 1 người mẹ: lo cưới vợ cho con.

b. Nổi lên trong tình huống độc đáo ấy là tâm trạng ngạc nhiên của nhiều người:
• Những người dân ngụ cư ngạc nhiên:
- họ đã quen với một anh tràng dáng người thô kệch, nụ cười “hềnh hệch”. Một chngf trai nghèo lại xấu tưởng chừng như không bao giờ có vợ. Vậy mà hôm nay đi bên cạnh lại là 1 người đàn bà rón rén, e thẹn → làm cả xóm ngạc nhiên: “ đúng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán”.
- Chính sự kiện lạ ấy đã đem đến 1 “ cái gì lạ lung tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát…..hẳn lên.” Cho đến khi có người nói :” giời đất này còn rước cái của nợ….qua được cái thì này không?” thì họ lại quay về với thực tại phũ phàng trước mắt.

• Chính Tràng cũng ngạc nhiên:
- “ trai làng ở góa còn đông
Cớ sao em lại lấy chồng ngụ cư?”
Ngày xưa,kiếp ngụ cư khổ nhục trăm bề, bị mọi dân chính gốc khinh rẻ, không ai gả con gái cho, vì như thế là vô phúc. Nhưng Tràng – một dân ngụ cư + xấu trai lại có vợ → tràng “ ngỡ ngàng”, “bây giờ hắn đã có vợ rồi đó ư?”…
-thật tội nghiệp cho những người nghèo. Cả đến trong khi hạnh phúc trong tay rồi mà không dám nắm giữ vẫn cứ phải ngạc nhiên.
• Bà cụ Tứ cũng ngạc nhiên:
Đã nhìn thấy người đàn bà lạ ngồi trên gi.ường của thằng con trai mình, lại chào mình bằng “ u”, vậy mà bà vẫn “ hấp háy” đôi mắt cố nhìn kĩ, cứ ngạc nhiên không hiểu chuyện gì đã xảy ra trong gia đình mình.→cái đói đã cướp đi sự nhạy cảm tinh tế của 1 người mẹ.
3. Nhận xét: Ý nghĩa của tình huống truyện.
• Giúp hiểu rõ nguyên nhân gây nên nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu. không chỉ gây ra cái đói, cái chết mà còn cướp đi nhân phẩm của 1 con người. tuy không trực tiếp miêu tả, lên án những tội ác của bọn phát-xít nhưng giá tri tố cáo ấy được thể hiện sâu sắc qua cốt truyện.
• Nhờ tình huống truyện , nhà văn đã đi sâu khám phá tận cùng thế giới nội tâm của nhân vật giúp người đọc cảm nhận sâu sắc những phẩm chất đẹp của người nông dân lương thiện và nó cũng tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
Kết bài:
Vói tình huống truyện đầy kịch tính, nhà văn đã thành công khi khắc họa nên hình ảnh người nông dân lương thiện ngày trước với những vất vả, cực nhọc, đặc biệt là của những người dân ngụ cư- sống tha phương cầu thực!
Truyện thể hiện giá trị hiện thực thông qua đó thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc.
 
Đề 2: phân tích chân dung tập thể anh hung trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn trung Thành


Mở bài:
• RXN- tác phẩm đậm chất sử thi.
• Một trong những yếu tố tạo nên chất sử thi đậm đàcủa tác phẩm là hình ảnh tập thể anh hung được khắc họa đậm nét.
Thân bài:
1. Giới thiệu chung:
• RXN – kể chuyện đánh giặc của 1 làng Tây Nguyên, nói rộng ra là của cả Tây Nguyên của nhân dân miền Nam, dân tộc.
• Mội người ai cũng hăng hái đánh giặc lập công….;mỗi sự tích anh hung ở đây đều mang tính tập thể.
• Thể hiện rõ tính chất toàn dân, toàn diện → ý đồ nghệ thuật của nhà văn khi xây dựng hình tượng rừng xà nu bao rùm tác phẩm.
• Đại diện tiêu biểu cho tập thẻ anh hung ấy là những ca nhân anh hung.
2. Các nhân vật anh hung tiêu biểu:
a. Anh Quyết:
• Là người của Đảng – giữ lửa & truyền lửa cách mạng ở TN, đem lại niềm tin cho dân làng đối với Đảng.
• Lời dặn của anh đã trở thành kim chỉ nam của dân làng XooMan.
• Anh đã bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ nối tiếp cách mạng.
b. Cụ Mết:
• Là già làng, đại diện cho truyền thống anh hung bất khuất của Tây Nguyên.
• Hình ảnh cụ Mết chống giáo đứng giữa sàn nhà đươi chân là xác 10 tên giặc → tạo nên 1 bức tranh đậm chất anh hung ca.
• Mỗi lời nói của cụ là một chân lí: “ Đảng còn, nuid nước này còn; đánh Mỹ phải đánh lâu dài; chúng nó cầm sung ình phải cầm giáo mác”.
c. Tnú:
• Lúc nhỏ, anh dũng bị bắt đốt 10 đầu ngón tay → thét lên → đồng khởi. Hành trình đau thương → anh dũng.
• Đặc tả đôi bàn tay.
d. Dít:
• Cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng nổ, nhưng có phần cứng nhắt, thương anh nhưng đòi bắt anh.
• Đặc tả hình ảnh đôi mắt ráo hoảnh, mở to (lúc nhỏ bị bắt ), cái gì đã tạo nên sự khác biệt như vậy→ nhà văn muốn nói :đứng trước phong ba bão tố dân tộc này muốn tồn tại thì phải giống như Thánh Gióng đã từng đứng lên đánh giặc Ân?
e. Bé Heng:
• Xuất hiện không nhiều nhưng để lại dấu ấn đậm trong lòng người đọc.
• Biểu hiện cho sự nối tiếp & trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Kết bài:
• Tác giả đã xây dựng thành công chân dung tập thể anh hungf.
• Tác phảm mang đậm chất sử thi.
 
Đề: Tính sử thi của tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.


Tính sử thi thể hiện ở những nội dung sau:
1. Đề tài:
Tính dử thi được biểu hiện trước hết ở những sự kiện có tính chất toàn dân liên quan đến vận mệnh cả cộng đồng.
Những chuyện xảy ra với dân làng XM hoàn toàn không có ý nghĩa cá biệt, mà là chuyện chung của Tây Nguyên, của miền Nam, của cả nước. Tình thế bị o ép đẫm máu của làng XM là bức tranh sinh động về đau thương của đồng bào miền Nam trong những ngày Mỹ Diệm lê áy chem. Khắp nơi theo luật 10/59.khi làng XM đồng khởi đứng lên chính là hình ảnh cả nước quyết tâm đứng lên đánh Mỹ & tin sẽ thắng Mỹ.
2. Hệ thống nhân vật:
• Tính sử thi còn thể hiện ở nghệ thuật xây dựng thành công 1 hình tượng, 1 tập thể anh hung – những anh hung đại diện cho cộng đồng, dân tộc. Bản trường ca của núi rừng Tây Nguyên không chỉ do riêng một người mà do tất cả mọi người viết ra : anh Quyết, cụ Mết, Tnú…→ Dĩ nhiên hình tượng văn học nào cũng là sự thống nhất giữa cái riêng và cái phổ quát nhưng ở rừng xà nu cảm hứng về cái chung đã mang tính chất chi phối.
• Không phải vô tình mà nhà văn xây dựng hệ thống các thế hệ nối tiếp nhau → thể hiện tính toàn dân, toàn diện. Tố Hữu đã phất hiện ra:
“ Lớp cha trước lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành
Nhả văn chú ý khai thác những nhân vật tiêu biểu mang những phẩm chất kì vĩ, mạnh mẽ :
- Cụ Mết sừng sững, uy nghiêm như cây đại cổ thụ.
- Tnu : gan dạ, dũng cảm cùng các thế hệ cha anh đánh giặc.
- Bé Heng : tiêu biểu cho sự nối tiếp trưởng thành.
3. Hình tượng rừng xà nu :
- Tính thống nhất ý chí chiến đấu & sự nối tiếp các thế hệ đứng lên cầm súng đánh giặc được thể hiện khái quát qua RXN hùng vĩ, bạt ngàn, ưỡn tấm ngực lớn che chở cho làng.
- Những cảnh « suốt đêm nghe cả rừng XCM ào ào rung động → khắc họa đậm nét không khí TN, không khí anh hùng ca.
4. Giọng điệu trần thuật :
1 biểu hiện nữa của tính sử thi là đã miêu tả các sự kiện, các nhân vật anh hùng từ cái nhìn chiêm ngưỡng khâm phục.
• Chỉ miêu tả những chi tiết có khả năng bộc lộ phẩm chất anh hùng của các nhân vật.
- Cụ Mết : chú ý đên giọng nói.
- Tnú : 1 cuộc đời trang trải trong chính thời hiện tại cũng đc lịch sử hóa, nhuốm màu huyền thoại. Anh trở thành niềm tự hào của làng, là 1 biểu tượng sống động của người anh hùng được mọi người noi theo.
5. Ngôn ngữ, giọng văn :
- Giọng văn tha thiết say mê trang trọng tạo nên chất thơ hùng tráng.
- Nó thấm đượm trong việc miêu tả thiên nhiên khiến rừng xà nuboongx thổi tới trong lòng người đọc 1 cảm giác say sưa.→ ta cũng bị cuống theo câu chuyện ko gì cưỡng nổi. Tưởng như mình đang bị thôi miên bởi giọng kể trầm lắng, tha thiết nhung rất hào hùng.

----------
 
Đề:
Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.Qua đó làm nổi rõ ý nghĩa điển hình cho số phận và con đường của dân làng Xô Man
.

Mở bài:
- Tây Nguyên kiêu hung, TN đầy ấn tượng trong con người VN xưa nay.
- RXN (1965) càng ttoo đậm hơn vẻ đẹp con người TN, đặc biệt là Tnú.
Thân bài:
I. Tnú:
1) Yêu nước, trung thành với cách mạng, gan góc, táo bạo,…
- Mở đầu câu chuyện về cuộc đời Tnú cụ Mết đã nhận xét: “ cha mẹ nó chết sớm…..sạch như nước suối làng ta” → sự thừa nhận của cộng đồng về phẩm chất tốt đẹp của Tnú.
- Ngay từ nhỏ Tnú đã được truyền ngọn lửa cách mạng. Dù nhỏ nhưng đã sớm tỏ ra gan góc táo bạo bất chấp sự vây lung khủng bố của kẻ thù ( chặt đầu những người đi nuôi cán bộ như Xút, bà Nhan ). Xung phong vào rừng nuôi giấu cán bộ Đảng – anh Quyết.
- Thông minh, nhanh ttris, gan dạ khi đi liên lạc cho anh Quyết thường cắt rừng mà đi….;khi bị bắt dù bị tra tấn dã man nhưng vẫn không chịu khai
2) con người trong sang,trunng thực, thẳng thắn.
- Quyết tâm học cái chữ để trở thành cán bộ giỏi thay cho anh Quyết
- Học chữ hay quên nên tự trừng phạt mình: đập đá vào đầu → hành động có vẻ trẻ thơ nhưng nó thể hiện ý chí quyết tâm sắt đá của người anh hung.
3) Là người trung thành với lí tưởng:
- luôn khắc cốt ghi tâm những lời dạy của anh Quyết.
- khi bị đốt 10 đầu ngón tay “ trời ơi! Cha mẹ ơi!....cháy ở bụng” nhưng anh ko kêu lên bởi anh Quyết đã dạy “ người cộng sản lo thèm kêu vang”.
4) Giàu lòng yêu thương:
- cả 3 năm đi bộ đội không nguôi nhớ bản làng. Nhớ nhất là tiếng chày giã gạo của người phụ nữ Strá, tiếng chày của mẹ, của Mai, của Dit,…
- tình cảm giành cho vợ con:
+ Về thăm làng, đi qua gốc cây nơi ghi dấu kỉ niệm tình yêu lần đầu gặp Mai, Tnú trợn mắt lên vì đau đớn, kỉ niệm cũ như vết dao cứa vào lòng.
+ Thấy vợ con bị tra tấn, đôi mắt của anh trở thành 2 cục lửa lớn, anh thét lên thành 1 tiếng dữ dội, nhảy bổ vào bọn lính để cứu vợ con với hai bàn tay trắng.
5) Vượt lên mọi đau đớn, số phận và bi kịc cá nhân:
- Vợ chết, 2 bàn tay bị đốt nhưng vẫn quyết tâm gia nhập bộ đội.
- Nhà văn đặc tả đoi bàn tay – đôi bàn tay nói lên số phận một con người.
- Cuộc đời bi tráng của Tnú đã làm sang tỏ 1 chân lý giản dị của cuộc sống, được cụ Mết truyền lại cho con cháu “ Tnu không cứu được vợ con……mình phải cầm giáo”. Đó là một chân lí nghiệt ngã nhưng tất yếu,. phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.
II. Nghệ thuật miêu tả nhân vật:
Nhà văn đã tạo nên 1 không khí trang nghiêm đạm đà màu sắc sử thi nhờ:
- Lời kể cuartacs giả hòa lẫn lời kể của cụ Mết & dòng hồi tưởng của Tnu 1 cách tự nhiên khiến cho 1 sự tích thời hiện đại bỗng được lịch sử hóa ngân hết cung bậc say mê hào hung của nó.
- Câu chuyện được kể lại trong không khí khá đặc niệt: ở giữa nhà Ưng bên bếp lử xà nu, trước sự im lặng của toàn thể dân làng → không khí trang nghiêm đậm màu sắc Tây Nguyên, màu sắc sử thi .
III. Ý nghĩa điển hình cho số phận và con đường của dân làng Xô Man.
- Bi kịch của Tnu không chỉ là của riêng của một con người ( đặc biệt mà không cá biệt). cả dân làng Xô Man đều chịu số phận đau thương như Tnu. Câu chuyện đau thương về cuộc đời riêng này mang ý nghĩa điển hình.
- Những phẩm chất đẹp đẽ của Tnu cũng mang ý nghĩa điển hình.
- Con đường đi cua dân làng không thể là con đường nào khác ngoài con đường đấu tranh giải phóng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Kết luận:
- Tnu là hiện thân của thế hệ thanh niên TN anh hung trong chống Mỹ.
- Xây dựng thành công , xuất sắc nhân vật Tnu là biểu hiện tài năng cùng với sự say mê, cảm hứng về TN của NTT.
 
×
Quay lại
Top