Đàn ông t.ình d.ục đàn bà tình yêu [TRANG HẠ]

quanghuy_htc

Thành viên
Tham gia
10/3/2011
Bài viết
1
Đàn ông đàn bà chinh chiến với nhau từ phòng khách tới phòng ăn vào tận phòng ngủ, mà trong cuộc chiến đấy, một người thắng nghĩa là cả hai người đều thua. Yêu nhau, chung sống, hôn nhân là những kết nối giữa đàn ông đàn bà, bản chất mang nhiều khuôn mặt, có khía cạnh thú vị mà không hề thi vị, cũng có khía cạnh hài hước nhưng chua chát vì… đời quá, thật quá và sốc quá!
1. Đàn ông t.ình d.ục đàn bà tình yêu
Đó là lý do vì sao nhiều người đàn ông tôi quen đã trốn tránh hôn nhân. Rất đơn giản, đàn ông quan tâm tới những thứ khác hẳn người phụ nữ. Mà trong thực tế, hôn nhân chưa hẳn là cách duy nhất đảm bảo thỏa mãn t.ình d.ục. Đàn ông có câu cửa miệng là, không lẽ vì muốn uống sữa mà phải tậu cả con bò? “Ăn bánh trả tiền” vốn là khái niệm mà xuất xứ hoàn cảnh hình như… gần với nam giới hơn cả, báo chí Việt Nam dùng từ ấy cho đàn ông hình như cũng nhiều hơn. Còn với phụ nữ, hôn nhân lại là thứ duy nhất đảm bảo cho tình yêu của nàng. Nếu không tới được cái đích ấy, phụ nữ sẵn sàng gọi người đàn ông là “kẻ lợi dụng”, thậm chí đổi họ cho chàng, thành họ Sở.
Có người nói với tôi rằng, đàn ông thích vài loại phụ nữ khác nhau, ví dụ như phụ nữ xinh đẹp hoàn hảo, phụ nữ hài hước, phụ nữ độc lập và thông minh. Nhưng thích nhất lại là dạng phụ nữ “mẹ kiêm gái điếm”. Tức là nói trắng ra, các chàng thích được chăm sóc dịu dàng âu yếm trong phòng ăn và thích được sòng phẳng, được vô điều kiện trong phòng ngủ. Trong khi rất nhiều người đẹp, sau khi trở thành vợ, đã lập tức biến mình thành “mẹ kiêm bà chủ”, vừa muốn nắm giữ người đàn ông về tinh thần tình cảm vừa muốn sở hữu người đàn ông về vật chất – bao gồm chàng, thời gian của chàng và những tài sản mà chàng có. Nhiều phụ nữ không chịu thừa nhận rằng xét từ khía cạnh nhu cầu của cá nhân, hôn nhân thực chất là người đàn bà tìm “đại gia” hay “nhà đầu tư” có cam kết đầu tư trường kỳ cho suốt đời mình, còn đàn ông tìm một “gái bao” trọn đời không bị chia sẻ. Chồng đâu có muốn dùng hôn nhân để rước về cho mình một chủ nhà băng kiêm một con thú cưng, đại loại thuộc họ nhà mèo, phải chăm sóc “nó” nhưng “nó” thích thì nó mới tới cọ cọ vào tay mình âu yếm, còn lúc mình h.am m.uốn mà “nó” không thích, gọi kiểu gì nó cũng làm lơ!
Vì thế, mối quan hệ giữa đàn ông và đàn bà phức tạp ngay cả từ trước khi họ quyết định cưới nhau, và ngày càng rối ren sau khi họ lỡ ký hôn thú. Bởi họ diễn giải mọi hành vi dưới hai góc độ khác biệt hoàn toàn. Bởi t.ình d.ục và tình yêu can thiệp vào mọi tiểu tiết giữa họ. Nếu chồng hôn vợ một cái, chắc hẳn lúc đó chàng đang hứng khởi hoặc bột phát, còn phụ nữ tự dưng chạy tới hôn chồng, nó chẳng biểu lộ tình yêu hay t.ình d.ục, nó chỉ cho thấy là người vợ ấy đang ấp ủ một âm mưu nào đó. Cho nên chỉ trước tuổi bốn mươi, đàn bà mới nghĩ đến việc đổi chồng. Còn sau tuổi bốn mươi, đàn ông lại bắt đầu nghĩ tới chuyện đổi vợ. Bữa trước ngồi nhậu nhẹt với mấy quý ông thành đạt, các chàng đang ngấp nghé hoặc vừa qua tuổi bốn mươi công nhận rằng, bây giờ cái gì đàn ông bốn mươi hạnh phúc nhất? Đó là được thăng chức, được lên lương, và vợ chết! Lăng kính t.ình d.ục đã khiến tất thảy các ông ngồi quanh bàn đặc sản tiệc thú rừng cá bể hôm đó cười rộ lên rồi ngẫm nghĩ và… gật gù!
2. Kết nối bởi tiền
Có người đàn bà (tôi cho là) bất hạnh cả đời không tự kiếm được đồng nào, mà dân gian gọi là đàn bà “vượng phu ích tử thành ra lại được nhờ chồng!”. Nhưng bất hạnh hơn là người đàn bà cả đời không được cầm một đồng nào của đàn ông, có khi lại toàn phải nai lưng ra làm dành tiền ra cho giai, cho chồng, cho con trai. Cho nên, chẳng đơn giản là việc tiền chuyển từ ví người này sang ví người khác, mà việc tiêu tiền cũng nói về những ràng buộc giữa đàn bà và đàn ông nhiều hơn ta tưởng.
Đàn bà ở tiệm ăn không ngó tới hóa đơn tính tiền, hẳn là người yêu của chàng. Còn đàn ông không ngó hóa đơn tính tiền, hẳn là chưa trở thành người yêu của nàng. Có được nhau rồi, đàn ông để vợ trả tiền, tất nhiên. Nhưng đàn bà để chồng trả tiền và còn bình phẩm việc đó thì ắt vợ ấy chẳng còn yêu chồng nữa, Và khi sợi dây tình cảm không còn, sợi dây tài chính trở nên lạnh lùng và đầy lý lẽ.
(Còn trong trường hợp thấy cả đàn ông đàn bà đều tranh nhau trả tiền, có khả năng lớn là họ đang làm tình nhân nồng nàn, hoặc đều đang ngoại tình cũng rất nồng nàn.)
Trong thực tế, quá nhiều người đã không bỏ được nhau vì tiền. Hoặc bỏ nhau rồi vẫn sống chung trong một mái nhà, chỉ vì tiền. Dù sợi dây t.ình d.ục tình yêu đã cắt đứt.
Tôi có một người quen, vào thời điểm chuẩn bị ly hôn, đã bị vợ chuyển toàn bộ tài sản của gia đình sang tên những người khác, như sở hữu công ty, sở hữu dây chuyền sản xuất, sở hữu một trường học nhỏ, kể cả cái xe máy vài chục triệu cũng chuyển nhượng sang người thân bên ngoại. Không hiểu sao ông chồng không hề cảnh giác gì với triệu chứng nguy hiểm của vợ. Người chồng vào lúc được nhận tờ đơn ly hôn trong tay, mới biết kể cả con cái cũng đã được vợ thu xếp “sơ tán” về nơi an toàn cách đó vài nghìn cây số. Sau mười năm hôn nhân bỗng dưng được trả lại tự do thời trai trẻ, không biết nên khóc hay cười. Còn người vợ trẻ nói rất thẳng thừng, rằng: “Nếu không giải thoát tiền trước, chắc tôi không thể “giải thoát” chính tôi ra khỏi cuộc hôn nhân này!”.
Người thường sẽ bảo, vợ này mưu mô chỉ yêu tiền.
Tôi thì an ủi anh bạn, nếu còn chấp nhận sống chung, tức cô ấy đang sống chung với tiền chứ đâu phải với anh. Vậy người còn không tiếc, tiếc tiền mà chi? Một mối quan hệ tiền bạc thuần chất như vậy còn thua kém cả một con buôn ngoài chợ, vợ như vậy còn thua một đối tác làm ăn. Vì đối tác làm ăn chỉ lo kiếm lợi từ mình, chứ đâu quản việc mình s.ex cùng ai, đâu cướp con mình?
Tôi có một anh bạn khác, mất người yêu cũng chỉ vì thế. Không phải vì anh không có tiền, mà anh ấy đã quyết định để lại toàn bộ gia sản lớn cho vợ con, để tay trắng ra đi, để được đến với cô người yêu mới. Kết quả, cô bồ này khóc lóc và bỏ rơi anh ngay, như thể anh đã cướp mất của cô cả một tương lai đề huề nhà cửa xe cộ. Ngồi trong quán cà phê cuối năm, trên con đường đi kiếm nhà thuê, một thân một mình, anh bạn tôi nói, ngờ đâu tình yêu mang khuôn mặt ấy. Ngần này tuổi đầu rồi, cứ tưởng tình yêu đích thực là điều quan trọng nhất giữa một người đàn ông và một người đàn bà, hóa ra tình yêu không thì chẳng đủ!
3. Phía sau những ràng buộc êm ái
Những mối quan hệ kéo dài một thời gian thường đi vào ổn định. Đàn ông thất bại thường khoe vợ, còn đàn bà thành công là những đàn bà có thể khoe chồng. Nhiều người yêu nhau lâu quá quên cả cưới. Nhiều người cưới nhau lâu quá đã quên cả yêu nhau.
Và phía sau những ràng buộc êm ái đó, là những nỗi niềm. Muốn nhìn khuôn mặt thật của đàn bà, chỉ cần đợi sau khi họ tẩy trang, lau son phấn, cởi trang sức và quần áo thời trang. Còn muốn nhìn khuôn mặt thật của đàn ông, phải đợi tới sau khi chia tay nhau.
Đàn ông tử tế hay không, chia tay rồi đàn bà mới biết.
Có một câu chuyện hài hước thế này, đàn ông lái xe lỡ phạm luật giao thông, đàn bà ngồi bên sẽ cãi nhau với cảnh sát, và ông chồng phải can. Còn lỡ người lái xe là đàn bà, hẳn khi cảnh sát tới phạt, đàn bà sẽ cãi nhau với đàn ông, còn ông cảnh sát lại đứng bên cạnh khuyên giải. Bản chất hôn nhân cũng thế, khi đàn ông sai lầm, họ sẽ cán ga phóng tiếp, lỡ có bồ sẽ bỏ đi luôn cùng tình nhân, thẳng thắn chấp nhận vé phạt cũng không đôi co nhiều. Còn đàn bà mắc lỗi sẽ vội vàng đạp cái thắng của đời mình, nhưng lại tiếp tục tìm mọi lý lẽ. Có người nói là vì con, vì gia đình, vì chồng, có người cho rằng bản chất đàn bà là vậy, cho nên nếu họ lãng đãng với ai, nếu họ đi về một hướng khác, đó là lỗi của người đàn ông chứ chẳng phải của kẻ thứ ba nào.
Có nhiều kịch bản cho các cuộc chia tay giữa đàn ông và đàn bà. Nhưng một khi sợi dây tình yêu – t.ình d.ục – tiền bạc không đủ sức níu kéo hai người, hẳn họ chia tay là bởi cú đấm cuối cùng: Không thỏa mãn được thể diện của nhau. Và cũng vì thế, sau phút chia tay, họ cần gì giữ gìn tiếp hình tượng của người kia. Có thể nói xấu, có thể tham gia chương trình truyền hình thực tế để tố cáo vợ cũ / chồng cũ. Việt Nam mình hay có trò nghệ sĩ đưa tình nhân cũ vợ cũ và chồng cũ lên báo chí để tương nhau vỡ đầu. Những người tự trọng hẳn đã im lặng cho đến sau này. Không phải vì họ không biết đau đớn hay không bị mất mát.
Tôi có một anh bạn cũ, hai vợ chồng chia tay nhau trong êm đẹp và vào lúc hãy còn hạnh phúc. Chỉ vì họ biết, quãng đời tiếp theo sẽ không hạnh phúc nữa, không hợp nhau nữa, mục đích hôn nhân bắt đầu khác nhau, nên chia tay sớm sẽ tốt hơn. Và nỗi đau khổ của họ không phải vì chia tay nhau mà vì phải cố gắng kiếm một cái cớ nào đó để giải thích cho đồng nghiệp và mọi người. Và người vợ – sắp trở thành vợ cũ – nói với chồng – sắp trở thành chồng cũ – rằng: Hay mình giả vờ đánh chửi nhau thật to, rượt nhau trong ngõ, rồi anh giả vờ uống rượu say be bét về khuya, để mình còn ly hôn cho nó hợp lý? Hay em giả vờ đi ngoại tình bị anh đánh ghen?
Rốt cuộc, hai vợ chồng đành bó tay bởi họ không làm nổi điều gì đi ngược lại lòng tự trọng và sự tử tế của bản thân. Họ không tìm được cớ để giải thích với cả thế giới về sự chia tay êm đẹp của họ.
Họ thành miếng mồi của thị phi trong một thời gian dài.
Nói cho cùng, tử tế hay không tử tế, đàn ông đàn bà rời nhau ra, vẫn còn lại khoảng trống trong đời họ. Đó là khoảng trống mà vì nó họ đã từng gắn kết cùng nhau, cùng s.ex, cùng yêu, cùng tiêu tiền và cùng cãi vã.



--------------------------------------------------------------------------------
www.sieuthicomputer.com.vn
 
×
Quay lại
Top