Cuộc thi góc nhìn Môi Trường Tháng 6 + T.7 - Nước

gracefulkitten

Vừa già vừa lười !!!!
Thành viên thân thiết
Tham gia
30/5/2010
Bài viết
2.305
Nước !
Bạn có bao giờ tự hỏi nước quan trọng như thế nào đối với bạn và đối với mọi cuộc sống trên trái đất ko ?
Xin trả lời rằng sự sống trên trái đất bắt nguồn từ trong nước và đều phụ thuộc vào Nước
Nước là thành phần quan trọng của các tế bào và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản
Nước còn là nguồn năng lượng sạch của nhân loại khi sử dụng sức nước tạo nên điện – nguồn năng lượng quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế của quốc gia , của thế giới
Và bạn có biết hơn 70% trái đất bao phủ bởi nước , nhưng trong số hết 97,4 % là nước mặn trong các đại dương ; 2,6 % còn lại là nước ngọt ở dạng băng tuyết ở hai cực và trên các ngọng núi ; chỉ có 0,3% là nước ngọt chúng ta có thể sử dụng được:KSV@02:
Nhưng , nguồn nước sử dụng của chúng ta càng ngày càng khan hiếm do biến đổi khi hậu , do ô nhiễm môi trường và do cả sự bùng nổ dân số…:KSV@17:
Vậy theo cách nhìn của bạn với môi trường bạn hãy cho mọi người biết về quan điểm của bạn về sự ảnh hưởng của nước , sự ô nhiễm nước đối với đời sống con người , đóng góp những giải pháp nhằm giúp ta có thể làm sạch nguồn nước hay là những kinh nghiệp trong đời sống của bạn để tiết kiệm nguồn nước sạch
KSV.ME-kenhsinhvienwaterprevie.jpg

:KSV@10: Cuộc thi Góc nhìn môi trường tháng 6-Cuộc thi Góc nhìn môi trường do CLB KSV vì Trái Đất Xanh tổ chức chính thức bắt đầu từ tháng 6/2011, với chủ đề trong tháng này là NƯỚC. Hy vọng rằng sẽ nhận được những bài viết tâm huyết của các bạn trong chủ đề này. :KSV@10:
Bắt đầu từ bây giờ, topic này sẽ là nơi để các thí sinh nộp bài dự thi. Xin nhắc lại, bài dự thi cần ghi rõ:
- tác giả
- tên tác phẩm
- nguồn gốc (nếu là tác phẩm sưu tầm)

Thời hạn nộp bài là từ ngày 1 đến ngày 25 hàng tháng.
Sau đó sẽ là thời gian BGK chấm bài và công bố kết quả vào tháng sau
.:KSV@06::KSV@06::KSV@06:

Lưu ý: đề nghị các bạn không spam trong topic này.

Thân Grace
 
vnGreener:
Bài viết: Báo động về nguồn nước toàn cầu .
Nguồn gốc: sưu tầm từ Báo điện tử ĐCS Việt Nam.


Nuoc3.jpg


Nước bao gồm cả nước ngọt và nước mặn, là nhu cầu thiết yếu đối với sản xuất và cuộc sống. Nước do thiên nhiên ban tặng, là nguồn tài nguyên vô tận và quốc gia nào cũng có. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế và xã hội, gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu... khiến nguồn "vàng trắng" trở thành một vấn đề báo động toàn cầu.

Nhiều quốc gia, kể cả một số nước thuộc vùng nhiệt đới, thiếu nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt. Không ít nước rất khốn khổ vì quá nhiều nước, như lũ lụt, lở đất... Có những lúc, tại một số nước trong khi vùng này bị khô hạn, vùng khác phải lo thoát nước đi. Kinh tế, đời sống và xã hội phát triển thì nhu cầu về nước càng nhiều. Trong khi, nguồn nước bị ô nhiễm ngày càng nguy hiểm. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm đảo lộn việc "phân phối" nguồn nước tự nhiên. Nước biển dâng cao do băng tan đe doạ các vùng ven biển, thậm chí "xóa sổ" một số quốc đảo. Những tai nạn trong khai thác dầu khí, vận tải... trên biển gây ô nhiễm nước biển. Những cơn "hồng thủy", "thủy triều đen", "thủy triều đỏ" xuất hiện nhiều hơn và tác hại của chúng nghiêm trọng hơn. Ðây đó đã xảy ra mâu thuẫn và xung đột tranh giành nguồn nước. Khoa học kỹ thuật hiện đại tạo ra những nguồn năng lượng thay cho than đá và dầu mỏ... nhưng chưa tìm ra chất gì sử dụng thay nước ngọt. Một số quốc gia giàu có đã xây dựng nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt nhưng cũng chỉ ở mức độ giới hạn vì vô cùng tốn kém.

Trước tình trạng đó, chính phủ nhiều nước kêu gọi tiết kiệm nước, sử dụng và khai thác nước hợp lý. Công nghệ xử lý nước thải được quan tâm nhiều hơn. Liên hợp quốc tổ chức "Tuần Nước Thế giới" từ ngày 5 đến 11-9 hằng năm. Năm nay, nhân dịp sự kiện này, tại Thủ đô Xtốc-khôm của Thụy Ðiển, hơn 2.500 chuyên gia về nước từ 130 quốc gia trên toàn cầu tham dự các hội thảo, tọa đàm và hoạt động xoay quanh chủ đề "Thách thức của việc bảo đảm chất lượng nước", tập trung tìm phương cách đối phó với tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng, đang tác hại ngày càng nhiều đến chất lượng nước trên hành tinh

Ban tổ chức Tuần Nước Thế giới năm nay cảnh báo, do tác động của dân số gia tăng và tăng trưởng kinh tế, nước đang ngày càng bị lạm dụng. Quá trình đô thị hóa, hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và biến đổi khí hậu càng ngày càng gây áp lực nặng nề lên khối lượng và chất lượng nguồn nước. Theo Viện Nước quốc tế Xtốc-khôm (SIWI), cơ quan tổ chức sự kiện này, tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang gia tăng ở mọi nơi trên Trái đất, với trung bình mỗi ngày khoảng hai triệu tấn chất thải sinh hoạt bị đổ ra sông, hồ và biển. Nghiêm trọng nhất là tại các nước đang phát triển, có đến 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước, khiến nguồn nước cho sinh hoạt con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tại một số nước, có tới một nửa số bệnh nhân phải vào điều trị tại bệnh viện là do không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp vì thiếu nước và các bệnh liên quan đến nước. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm.

lua89101.jpg

Tại các diễn đàn ở Xtốc-khôm, đại diện nhiều nước châu Phi báo động về thảm cảnh khan hiếm nước tại lục địa này. Nguồn nước ở đây vừa rất thiếu, lại rất thừa và bị ô nhiễm nặng nề do rác thải và sử dụng các chất hóa học vô tội vạ. Rất nhiều nước lãng phí nguồn tài nguyên này do không có khả năng và kế hoạch "tích trữ nước".

Tổ chức FAO cảnh báo, trong 15 năm tới sẽ có gần hai tỷ người phải sống trong tình trạng bị thiếu nước. FAO đã kêu gọi cộng đồng quốc tế sử dụng an toàn nguồn nước thải của các đô thị cho nông nghiệp. Nghiên cứu của FAO cho biết, đã có 50 nước trên thế giới sử dụng nước thải qua xử lý để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vì nó vừa giải quyết được nạn ô nhiễm ở các đô thị, vừa giúp nông dân tránh được chi phí khai thác nước ngầm, còn nguồn chất hữu cơ có trong nước thải có thể giúp giảm chi phí về phân bón, điển hình là ở Tây Ban Nha và Mê-hi-cô.


Nhieu-nuoc-chau-Phi-thieu-nuoc-ngot-tram-trong_Tin180.com_001.jpg

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo về vấn đề này với nhan đề "Giữ gìn nước cho tất cả mọi người", trong đó kêu gọi cộng đồng thế giới quản lý tốt hơn các nguồn nước trước nguy cơ khan hiếm nước trên toàn cầu. Báo cáo của WB nhấn mạnh, các nguồn nước phục vụ sinh hoạt của con người và sản xuất nông nghiệp đang bị giảm nghiêm trọng. Hiện có một phần sáu số dân thế giới không được tiếp cận nguồn nước sạch và 30% không được tiếp cận các điều kiện vệ sinh cơ bản. Vì vậy, các nước cần thông tin và được thông tin tốt hơn về các nguồn nước quốc gia và quốc tế để quản lý các nguồn nước tốt hơn trên phạm vi quốc gia và toàn cầu. Nếu tình hình này không thay đổi, hơn một tỷ người trên thế giới sẽ lỡ cơ hội được hưởng các lợi ích của Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.

Theo (cpv.org.vn)
 
Dương Oanh
Bài viết:Tài nguyên nước mặt Việt Nam và những thách thức trong tương lai.
Nguồn:sưu tầm từhttps://tnmt.danang.gov.vn/default.aspx?id_NgonNgu=VN&id_ThucDon_Sub=165&TinChinh=0&id_TinTuc=344&TrangThai=BanTin&ViTriMenu=


Tài nguyên nước mặt Việt Nam và những thách thức trong tương lai

PGS, TS Trần Thanh Xuân .
Viện Khí tượng Thuỷ văn - Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển. Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết. Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Do đó, tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển. Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết. Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Do đó, tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.

Trong bài báo này xin giới thiệu về tiềm năng tài nguyên nước mặt của nước ta và những thách thức của nó trong tương lai.

Tài nguyên nước mặt
Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia là tổng của lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và lượng dòng chảy được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa).
Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng 847 km3, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km3 chiếm 60% và dòng chảy nội địa là 340 km3, chiếm 40%.
Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng.
Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3, chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó đến hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 - 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%), các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%).
Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là phần lớn nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở nước ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km3, 88%). Nếu chỉ xét thành phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh thổ nước ta, thì hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3 km3) chiếm 23,9%, sau đó đến hệ thống sông Mê Kông (53 km3, 15,6%), hệ thống sông Đồng Nai (32,8 km3, 9,6%).

Những thách thức trong tương lai
Sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội trong thế kỷ 21 sẽ làm gia tăng mạnh nhu cầu dùng nước và đồng thời tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước. Tài nguyên nước (xét cả về lượng và chất) liệu có đảm bảo cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội trong hiện tại và tương lai của nước ta hay không? Đây là một vấn đề lớn cần được quan tâm. Dưới đây xin nêu một số thách thức chủ yếu.
Trước hết, sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch cho ăn uống và lượng nước cần dùng cho sản xuất. Đồng thời, tác động của con người đến môi trường tự nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng sẽ ngày càng mạnh mẽ, có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng.
Ở nước ta, mức bảo đảm nước trung bình cho một người trong một năm từ 12.800 m3/người vào năm 1990, giảm còn 10.900 m3/người vào năm 2000 và có khả năng chỉ còn khoảng 8500 m3/người vào khoảng năm 2020. Tuy mức bảo đảm nước nói trên của nước ta hiện nay lớn hơn 2,7 lần so với Châu Á (3970 m3/người) và 1,4 lần so với thế giới (7650 m3/người), nhưng nguồn nước lại phân bố không đều giữa các vùng. Do đó, mức bảo đảm nước hiện nay của một số hệ thống sông khá nhỏ: 5000 m3/người đối với các hệ thống sông Hồng, Thái Bình, Mã và chỉ đạt 2980 m3/người ở hệ thống sông Đồng Nai. Theo Hội Nước Quốc tế (IWRA), nước nào có mức bảo đảm nước cho một người trong một năm dưới 4000 m3/người thì nước đó thuộc loại thiếu nước và nếu nhỏ hơn 2000 m3/người thì thuộc loại hiếm nước. Theo tiêu chí này, nếu xét chung cho cả nước thì nước ta không thuộc loại thiếu nước, nhưng không ít vùng và lưu vực sông hiện nay đã thuộc loại thiếu nước và hiếm nước, như vùng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận, hạ lưu sông Đồng Nai. Đó là chưa xét đến khả năng một phần đáng kể lượng nước được hình thành ở nước ngoài sẽ bị sử dụng và tiêu hao đáng kể trong phần lãnh thổ đó.
Hơn nữa, nguồn nước sông tự nhiên trong mùa cạn lại khá nhỏ chỉ chiếm khoảng 10 - 40% tổng lượng nước toàn năm, thậm chí bị cạn kiệt và ô nhiễm, nên mức bảo đảm nước trong mùa cạn nhỏ hơn nhiều so với mức bảo đảm nước trung bình toàn năm.

Nhu cầu dùng nước tăng lên mạnh mẽ
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng dân số, nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp sẽ tăng lên mạnh mẽ trong tất cả các vùng. Theo kết quả đánh giá năm 1999, tổng lượng nước cần dùng của cả nước chiếm khoảng 8,8% tổng lượng dòng chảy năm tương ứng với tần suất 75%, tăng lên tới 12,5% vào năm 2000 và 16,5% vào khoảng năm 2010. Tổng lượng nước dùng để tưới cho cây trồng khá lớn, từ 41 km3 (chiếm 89,8%) năm 1985, tăng lên 46,9 km3 (năm 1990) và 60 km3 năm 2000 (chiếm 85%). Lượng nước cần dùng trong mùa cạn rất lớn, nhất là lượng nước dùng cho nông nghiệp. Tổng lượng nước cần dùng trong mùa cạn năm 2000 đạt tới 70,7 km3, chiếm khoảng 42,4% tổng lượng nước có khả năng cung cấp trong mùa cạn (bao gồm nước sông, nước dưới đất và nước do các hồ chứa điều tiết), hay 51% tổng lượng dòng chảy mùa cạn tương ứng với tần suất 75%. Vào khoảng năm 2010, tổng lượng nước cần dùng trong mùa cạn có thể tới 90 km3, chiếm khoảng 54% tổng lượng nước có thể cung cấp hay 65% tổng lượng dòng chảy trong mùa cạn tương ứng với tần suất 75%. Đặc biệt, ở không ít vùng và lưu vực sông, lượng nước cần dùng có thể gấp vài lần tổng lượng nước có thể cung cấp, tức là chẳng những vượt quá xa ngưỡng lượng nước cần có để duy trì sinh thái mà còn không có nguồn nước tại chỗ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.

Cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước.
Như trên đã nêu, sự gia tăng dân số và các hoạt động của con người sẽ ngày càng tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên nói chung và môi trường nước nói riêng. Những hoạt động tự phát, không có quy hoạch của con người như chặt phá rừng bừa bãi, canh tác nông lâm nghiệp không hợp lý và thải chất thải bừa bãi vào các thuỷ vực... đã và sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, làm cho nguồn nước bị cạn kiệt, bị ô nhiễm, hạn hán có khả năng càng khốc liệt. Nguy cơ thiếu nước sạch càng trầm trọng, nhất là vào mùa cạn ở các vùng mưa ít.

Tác động của biến đối khí hậu toàn cầu
Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước. Theo đánh giá bước đầu, vào khoảng năm 2070, với kịch bản nhiệt độ không khí tăng thêm 2,5 - 4,50C, lượng dòng chảy sông ngòi cũng sẽ biến đổi tuỳ theo mức độ biến đổi của lượng mưa, nếu lượng mưa giảm 10% thì dòng chảy năm có thể giảm 17 - 53% đối với kịch bản nhiệt độ không khí tăng 2,50C và giảm 26 - 90% với kịch bản nhiệt độ không khí tăng 4,50C. Mức độ biến đổi mạnh nhất xẩy ra ở Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Ngoài ra, trái đất nóng lên sẽ làm cho nước biển có thể dâng cao thêm 0,3 - 1,0 m và do đó nhiều vùng thấp ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và ven biển Trung Bộ sẽ bị ngập chìm trong nước biển. Nếu nước biển dâng 1 m, diện tích ngập lụt là 40.000 km2, chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, 1700 km2 vùng đất ngập nước cũng bị đe doạ và 17 triệu người sẽ chịu hậu quả của lũ lụt.
Cuối cùng, sự cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước cũng như sự khan hiếm nguồn nước sẽ càng trầm trọng nếu không có các biện pháp quản lý tốt tài nguyên nước. Cũng vì lẽ đó mà người ta cho rằng, khủng hoảng nước hiện nay không chỉ do nước quá ít không đủ để thoả mãn nhu cầu của con người mà còn do sự quản lý nguồn nước quá kém gây nên hàng tỷ người và môi trường gánh chịu hậu quả.
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 5/3/2003 được thảo luận tại diễn đàn thế giới lần thứ 3 về nước, tổ chức tại Kyoto (Nhật Bản) từ ngày 16-23/3/2003 cho thấy, nguồn nước sạch toàn cầu đang cạn kiệt một cách đáng lo ngại do sự bùng nổ dân số, tình trạng ô nhiễm môi trường cùng với nhiệt độ trái đất nóng lên sẽ làm mất đi khoảng 1/3 nguồn nước sử dụng trong 20 năm tới. Hiện nay đã có khoảng 12.000 km3 nước sạch trên thế giới bị ô nhiễm, hàng năm có hơn 2,2 triệu người chết do các căn bệnh có liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm và điều kiện vệ sinh nghèo nàn.

Tóm lại, khan hiếm và thiếu nước là mối đe doạ rất nghiêm trọng đối với sự tồn tại của con người trong tương lai. Vì lẽ đó, cần có các giải pháp quản lý, khai thác và bảo vệ tốt tài nguyên nước. Trước hết, cần phải củng cố, bổ sung mạng lưới điều tra quan trắc tài nguyên nước, bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất, cả lượng và chất, hình thành mạng lưới quan trắc điều tra tài nguyên nước thống nhất trong phạm vi cả nước, tiến hành kiểm kê đánh giá tài nguyên nước trong các lưu vực sông, các vùng và toàn lãnh thổ. Trên cơ sở kiểm kê đánh giá tài nguyên nước và cân bằng kinh tế nước mà xây dựng chiến lược, chính sách phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia nói chung và cho các lưu vực nói riêng. Cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật Tài nguyên Nước và đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng Tài nguyên Nước Quốc gia và Ban quản lý lưu vực các sông.

 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
vote cho mọi ng thấy nha :D hãy tham gia nếu [you] yêu môi trường ;)
 
Sự sống có thể tồn tại được nếu thiếu nước hay không?

Nước thì dường như xuất hiện ở khắp nơi trừ bề mặt sa mạc, thế nhưng đã có ai thử tưởng tượng xem nếu tự nhiên nước biến mất khỏi Trái Đất thì liệu mọi sự sống trên Trái Đất này có còn tồn tại hay không? Câu trả lời của NASA là không. Điều này được thể hiện rất rõ trong cách mà NASA đang đi tìm dấu vết của sự sống tại các hành tinh khác : tìm dấu vết của nước.
3627223621_30ae6b9709.jpg
Theo Carl Pilcher, một trong những thành viên đứng đầu Viện sinh vật học vũ trụ (Astrobiology) của NASA, có hai lý do chính để NASA tập trung vào tìm kiếm nước khi tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh. Lý do thứ nhất, cho đến giờ nước là chất lỏng duy nhất mà chúng ta chắc chắn rằng nó có khả năng hỗ trợ sự sống. Thứ hai, nước được tạo ra từ hai nguyên tố : Hydrogen là nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ và Oxygen, nguyên tố phổ biến thứ ba trong vũ trụ. Như vậy rõ ràng nước có thể xuất hiện ở nhiều nơi trong vũ trụ và có thể là khởi đầu của sự sống ngoài hành tinh.
Một vài chất lỏng khác cũng có tiềm năng để hỗ trợ sự sống như là Ammonia lỏng (NH3) có trên bề mặt của mặt trăng Titan xoay quanh sao Thổ (Saturn) hay Acid Sulfuric (H2SO4) có trong bầu khí quyển của sao Kim (Venus). Một vài các hợp chất hữu cơ như Methan lỏng (CH4) tồn tại trong các hồ của sao Titan cũng có thể đóng vai trò thay thế được cho nước. Thậm chí cũng có khả năng rằng các khí Hydrogen và Nitrogen lỏng cũng có thể thay thế cho nước, tuy vậy các khí này chỉ tồn tại ở dạng lỏng trong điều kiện nhiệt độ rất thấp và với nhiệt độ thấp như vậy thì các phản ứng hóa học lại rất khó có thể xảy ra.
Nhìn chung, cho tới nay nước vẫn là môi trường số một để phát triển và duy trì sự sống. Với các bằng chứng mới nhất về nước trên Mặt Trăng, nước trên sao Hỏa thì chúng ta có thể hy vọng rằng Trái Đất sẽ không phải là hành tinh duy nhất trong vũ trụ có sự sống.


Read more: Sự sống có thể tồn tại được nếu thiếu nước hay không? — Có thể bạn chưa biết...

Under Creative Commons License: Attribution Non-Commercial

https://facts.baomoi.com/2011/02/23/s%E1%BB%B1-s%E1%BB%91ng-co-th%E1%BB%83-t%E1%BB%93n-t%E1%BA%A1i-d%C6%B0%E1%BB%A3c-n%E1%BA%BFu-thi%E1%BA%BFu-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-hay-khong/
 
28_DOOL_090228_K1_1.jpg


Sinh viên và Nước


Nước quan trọng như thế nào ai cũng biết.Bạn là sinh viên hãy đứng ở góc độ sinh viên để xét xem thái độ đối với nước của bạn thế nào nhé.Còn tôi, tôi sẽ kể cho các bạn nghe một vài ví dụ về cách đối xử của các bạn sinh viên trong những thói quen sinh hoạt hằng ngày.Năm nhất tôi ở trọ, bà chủ nhà cho đám sinh viên chúng tôi dùng nước giếng mỗi đứa phải đóng 15k/ tháng chứ không phải xài bao nhiêu trả bấy nhiêu.Cách đây ba năm như thế cũng là mắc nên đứa nào đứa nấy giặt đồ, nấu ăn, tắm rửa là dùng cho thả ga cho bõ tức, cứ xả nước tràn trề lênh láng mới thôi.Năm hai, vào kí túc xá cũng chẳn mấy ai để ý đến việc tiết kiệm nước, sử dụng nước đúng đắn, vẫn cứ thói quen phung phí cho nước là tài nguyên sẵn có chả việc gì phải tiết kiệm.Chính suy nghĩ làm nên hành động, rồi từ hành động tất yếu dẫn đến thói quen, cứ cái đà này liệu nguồn nước chúng ta đang sử dụng không cạn kiệt được sao?Tôi thiết nghĩ giá mà các bạn sinh viên cũng tiết kiệm nước như tiết kiệm tiền thì tốt biết bao.Hãy nghĩ xem sinh viên thuộc lớp người tri thức mà còn có thái độ như vậy thì những người không được học hành đến nơi đến chốn như chúng ta sẽ đối xử với Nước ra sao? Chỉ những hành động nhỏ cũng cho người khác thấy bạn là người có văn hóa hay không đấy, hãy hành động sao cho xứng là student đáng iu hiện đại nhé!:KSV@03:
 
Vậy giúp mình nha,cảm ơn nhiều.
https://image.diaoconline.vn/ChuyenDe/2009/02/28_DOOL_090228_K1_1.jpg
 
Ô nhiễm môi trường biển, ven bờ do các hoạt động hàng hải




gửi bởi KD NAELTECH



Ô nhiễm môi trường biển, ven bờ do các hoạt động hàng hải
và công nghiệp đóng tàu thủy
Việt Nam có vùng biển rộng lớn, bờ biển dài trên 3.200km và hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển và vùng bờ, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn trong quản lý và bảo vệ môi trường biển. Hàng loạt các vấn đề môi trường ven biển nói chung và môi trường nước nói riêng đang là những thách thức đối với sự phát triển của đất nước. Trong đó, các hoạt động hàng hải, đóng tàu đã góp phần gây nên ô nhiễm.
Tập đoàn Vinashin hiện có hơn 40 đơn vị thành viên. Vinashin sẽ thông qua các hình thức liên doanh và hợp tác với nước ngoài nhằm nâng cao năng lực cho các nhà máy đóng tàu để đóng các tàu có tính năng kỹ thuật cao phục vụ ngành dầu khí và quốc phòng, sản xuất thép đóng tàu, chế tạo và lắp ráp các loại máy thủy, thiết bị phụ tùng phục vụ công nghiệp tàu thủy nhằm gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong đóng tàu.
Những năm gần đây, Vinashin đã thành công trong việc đóng hàng loạt các tàu trọng tải lớn, Dự báo đến 2010, Việt Nam có thể trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp đóng tàu tiên tiến trong khu vực.
Phần lớn các nhà máy đóng tàu lớn đều nằm dọc ven biển miền Bắc,Trung, Nam. Bên cạnh đó, một loạt các dự án đang triển khai để phục vụ công nghiệp đóng tàu đặc biệt là Cụm công nghiệp tàu thủy Cái Lân, gồm: Nhà máy nhiệt điện công suất 39 MV giai đoạn1, nhà máy cán nóng thép tấm công suất 250.000T/năm, nhà máy cán thép cường độ cao 250.000T/năm, công trình xếp dỡ và bảo quản nguyên vật liệu (hệ thống cầu tàu, kho chứa dầu FO, bãi chứa vật liệu). Tất cả hoạt động hàng hải và các nhà máy đóng tàu đã góp phần tạo thêm ô nhiễm môi trường vùng biển và ven bờ.
Ô nhiễm của hoạt động hàng hải và công nghiệp đóng tàu gây ra chủ yếu là ô nhiễm nguồn nước do dầu và ô nhiễm trầm tích do lắng đọng các kim loại nặng. Bờ biển Việt Nam được phân ra 3 vùng nhạy cảm và đây cũng là điểm nóng của ô nhiễm biển ven bờ đó là: Vùng biển Hạ Long-Hải Phòng, vùng Đà Nẵng-Dung Quất và vùng Gành Rái-Vũng Tàu.
Tỷ lệ ô nhiễm biển ven bờ do dầu từ hoạt động hàng hải chiếm khoảng 48% do các tàu không có két chứa dầu bẩn, 35% do các sự cố đâm va 13% do sự cố tràn dầu. Theo số liệu ước tính của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì hoạt động hàng hải đã gây ô nhiễm tại vùng biển nước ta từ các nguyên nhân: do Súc rửa hầm hàng 46%, từ nước la-canh, ba-lát 22%, từ sự cố nhận dầu 3%, từ tràn dầu 24% và các nguyên nhân khác là 3%.
Theo thống kê số liệu quan trắc tại khu vực các sông thuộc khu vực Hạ Long-Hải Phòng, nồng độ dầu trong nước trung bình 0,26mg/l, tại khu vực Vũng Tàu - Đà Nẵng nồng độ dầu trong nước trung bình 0,29mg/l. Tại Bà Rịa-Vũng Tàu nồng độ dầu trong nước dao động trong khoảng 0,14 đến 0,52mg/l đều vượt giới hạn Tiêu chuẩn Việt Nam. Nhìn chung, chất lượng nước biển ven bờ chỉ đạt được mức B và C theo TCVN 5943-1995. Như vậy, ô nhiễm dầu trong nước sẽ hủy diệt các loài cá, tôm thủy sinh và sinh vật đáy, và nghiêm trọng hơn là khi hàm lượng dầu trong nước cao hơn 0,2mg/l sẽ không dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt được.
Trong 5 năm 2001-2005, đội tàu biển Việt Nam đã tăng thêm 366 tàu với trọng tải 1.269.001T, tăng 50,97% về số lượng và 68,72% về trọng tải. Theo Viện Chiến lược và phát triển GTVT, dự báo đến năm 2010 tổng trọng tải đội tàu biển Việt Nam là 3.040.374 DWT, đến năm 2020 là 4.711.180 DWT. Để đáp ứng nhu cầu phát triển đội tàu trong nước và xuất khẩu, nhiều nhà máy đóng tàu lớn đã được nâng cấp mở rộng và trang bị công nghệ hiện đại và - điều này cũng làm gia tăng ô nhiễm môi trường biển và ven bờ.
Quy trình công nghệ và chất thải trong đóng tàu biển
TT
Nguyên vật liệu đầu vào
Các giai đoạn công nghệ
Chất thải gây ô nhiễm

1. Sắt, thép, gỗ vật liệu phụ, que hàn, hơi hàn dầu mỡ, điện năng
Gia công khung sườn, kết cấu phân tổng đoạn. Bảo dưỡng thiết bị máy móc
Khí thải độc, hơi hàn, vụn kim loại, thiếc hàn khi hàn cắt. Gỗ vụn, dầu thải

2.Thiết bị phụ tùng máy móc
Lắp ráp máy tời neo lái, hệ đường ống, hệ bơm
Vật liệu phụ, dầu thải, khí độc hại hàn cắt

3Cát (hạt kim loại, hóa chất) sơn, dung môi, điện năng
Phun cát làm sạch kết cấu vỏ tàu. Sơn toàn tàu
Hơi sơn, bụi sơn , bụi cát, rỉ kim loại, chất hóa học của sơn dầu thải

4Gỗ, dầu mỡ
Hạ thủy
Gỗ vụn, dầu mỡ thải

5Dầu mỡ, xăng, vật liệu phụ
Lắp ráp máy động lực, căn chỉnh
Dầu mỡ thải

6Các vật liệu phụ
Hoàn thiện
Chất thải rắn, dầu thải

7Xăng dầu
Thử tại chỗ, tại bến
Khí thải, dầu thải

8Xăng dầu
Thử đường dài
Khí thải, dầu thải

9.Vật liệu phụ
Hoàn thiện. Nghiệm thu bàn giao
Chất thải rắn, dầu thải
Từ quy trình đóng mới tàu biển cho thấy ô nhiễm chủ yếu là kim loại nặng dưới dạng bột ô xít như ôxít chì Pb3O4, Pb2O3, PbCrO3, bột ôxít đồng, bột ô xít kẽm, Fe2O3, TiO2, ZnCrO3; các loại sơn xenlulo( -C3H7O2(OH-)2, sơn epoxy (-CHOCH-), sơn formandehyd fenol (-C6H5O-), sơn alkyd dầu (-CHO-) gây ô nhiễm môi trường. Trong quy trình công nghệ đóng tàu, nhiên liệu xăng dầu sử dụng khá nhiều, gây ra lượng dầu thải tương đối lớn trong các công đoạn thi công. Tất cả các kim loại nặng: Zn, Cu, Hg, Cr đều có trong nước và trầm tích, đó là những kim loại có độc tính cao, rất bền vững và có tính tích động trong cơ thể sinh vật biển, tăng dần theo chuỗi thức ăn và tác động xấu đến sinh trưởng của chúng cũng như sức khỏe con người. Những chất thải nói trên gây ô nhiễm chủ yếu cho vùng nước mặt biển ven bờ, ô nhiễm dầu và ô nhiễm trầm tích (kim loại nặng) tại các khu vực có nhà máy đóng tàu và bến tàu. Những chất thải này làm thay đổi tính chất hóa lý của nước, ảnh hưởng trực tiếp tới động thực vật và thủy sinh biển và ven bờ cũng như gây trở ngại cho sự phát triển một số ngành công nghiệp biển, đặc biệt là công nghiệp làm muối, nuôi trồng thủy sản và khai thác du lịch ven bờ biển
Bảo vệ môi trường biển đến nay đã trở thành vấn đề sống còn và bức thiết, nhất là đối với những quốc gia có bờ biển dài. Hiện nay, ô nhiễm môi trường biển, đặc biệt là ô nhiễm nước biển do dầu là một vấn đề lớn gây hậu quả nghiêm trọng. Việc ngăn ngừa giảm thiểu tác động này đang là vấn đề cần phải đặt ra nhằm nâng cao chất lượng sống cho cư dân vùng duyên hải, đồng thời làm cho các nhà đầu tư có cách nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này, từ đó có những đà tư thích đáng cho các dự án trong ngành đóng tàu thủy. Áp dụng các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến trong đóng tàu và lắp đặt các thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm trên các con tàu nhằm khắc phục giảm thiểu ô nhiễm do các hoạt động hàng hải và đóng tàu thủy gây ra là thiết thực góp phần bảo vệ môi trường biển và ven bờ.​
Tham khảo nguồn: ThS. NGUYỄN HỮU NHẬT
Trung tâm Môi trường – Viện KHCN GTVT
 
Nước – cùng khám phá.




KSV.ME-55179705hanhdtthalongba.jpg


Bạn đã bao giờ khám phá nét đẹp của Nước chưa ? Hãy vào đây cùng tôi trải nghiệm những điều thú vị về Nước nhé !

Nước - khái niệm mà chúng ta được học khi còn ngồi ghế nhà trường là một hợp chất hóa học gồm hai phân tử hiđro kết hợp với một phân tử ôxi có vai trò quan trọng trong các phản ứng hóa học và chuyển hóa các chất.

Nước - ở đâu ? Nước có mặt ở tất cả mọi nơi, không có nơi nào không chứa nước.Nước ở trên trời, ở dưới đất,ở đại dương xanh thẳm,ở sông, ở biển, ở trong thân cây, ở trong tất cả những vật chứa nó kể cả bức tường nhà hay trong không khí mà chúng ta hít thở hằng ngày nữa..đủ thấy nước nhiều đến thế nào.

KSV.ME-013doby.jpg


Nước – giá trị vô cùng : Nước không chỉ sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày, cung cấp sự sống cho chúng ta quan trọng chẳng kém không khí mà ta hít thở mỗi ngày! Nước là nguồn sống của sinh vật sống dưới nước như hải sản, sinh vật thủy sinh và tất cả mọi loài thực vật và động vật. Nước còn đem lại nguồn lợi lớn về thủy điện cung cấp hàng tỷ KW điện cho chúng ta sử dụng, bạn biết một ngày không có điện thì bạn và gia đình khổ sở thế nào rồi đấy!
Nước quan trọng như thế và một khi nguồn nước bị ô nhiễm thì sự ảnh hưởng của nó cũng nhiều như tầm quan trọng của nó vậy.

Nước - đến với ta từ những bài học vỡ lòng về tình yêu quê hương đất nước, bổn phận và trách nhiệm của ta đối với Tổ Quốc thiêng liêng. Và từ lúc ấy hai từ “ Đất Nước” sao thân thương trìu mến đến thế.Năm điều Bác Hồ dạy: Một- Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào/ Hai- Học tập tốt, lao động tốt...như vẫn còn vang đâu đây. Nước bao gồm tất thảy những gì thuộc về một quốc gia, là giang sơn gấm vóc,là toàn thể dân tộc Việt Nam, là chính bạn chính tôi cũng thuộc Nước.

KSV.ME-70810lut1.jpg


Nước - với tôi còn là những kỉ niệm đẹp của thời ấu thơ. Là trưa hè nóng bức bì bõm tập bơi trên sông ngày nào nứơc tươi mát mềm mại che chở cho lũ nghịch ngợm chúng tôi, thế mà đến những mùa lụt nước ào ào dữ dội cuốn đi bao nhiêu nhà cửa ruộng vườn, cả những quyển sách nhỏ bé, cái bút chì thân thương nhất cũng mang đi. Còn nhớ cả những lúc trời không mưa thuận gió hòa cùng chị hai đi tát từng gàu nước cứu nguy cho đồng ruộng...

Nói về chủ đề Nước quả là vô kể và trên đây là tất cả những gì hiểu biết của tôi về nước, bạn góp ý cùng chia sẽ những thú vị về Nước với tôi nữa nhé! Bạn có thấy chút thú vị chút nào không và nó có đủ khiến bạn yêu nước và có hành động thiết thực bảo vệ nguồn nước cho chính chúng ta, cho đất nước Việt Nam thân yêu!
 
"Nước – cùng khám phá."
:KSV@07:HAY QUÁ cái đáng để đọc là chính ở nhận thức, suy nghĩ của người viết. như vậy nó đễ LAN TRUYỀN & CẢM NHẬN hơn là những con số thống kê khô khan ở tận đâu đâu. nên viết những gì thực tế sảy ra xung quanh mình.
mình xin chấm cho bạn một phiếu. :KSV@10:
các bái dự thi ngoài nêu lên được thực trạng về tài nguyên nước, các bạn lên lồng ghép những suy nghĩ, tình cảm. để bài viết gây được hiệu úng lan chuyền nhắc nhở mọi người cùng có ý thức bảo vệ tài nguyên nước.
 
×
Quay lại
Top