Cuộc cách mạng robot đã đổ bộ

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Máy móc giờ đây có thể thực hiện mọi loại công việc: Dọn dẹp cửa hàng lớn, tuần tra biên giới và giúp đỡ trẻ tự kỷ. Nhưng liệu máy móc có cải thiện cuộc sống của chúng ta?

Với bàn tay cầm nắm chắc chắn nhưng uyển chuyển, robot tại Phòng thí nghiệm Robot học và Sinh học của Đại học Kỹ thuật Berlin có thể hái hoa bằng ngón tay khí nén của mình. Các tiến bộ gần đây đã đưa robot đạt đến ngưỡng bắt chước được khả năng của loài người. ẢNH CHỤP BỞI SPENCER LOWELL
Với bàn tay cầm nắm chắc chắn nhưng uyển chuyển, robot tại Phòng thí nghiệm Robot học và Sinh học của Đại học Kỹ thuật Berlin có thể hái hoa bằng ngón tay khí nén của mình. Các tiến bộ gần đây đã đưa robot đạt đến ngưỡng bắt chước được khả năng của loài người.
ẢNH CHỤP BỞI SPENCER LOWELL


Nếu bạn giống phần lớn mọi người, có thể bạn chưa bao giờ trực tiếp nhìn thấy một con robot. Nhưng sẽ sớm thôi.

Tôi thì đã gặp rồi, vào một ngày đẹp trời đầy gió tháng Giêng vừa qua, trên thảo nguyên gần biên giới Colorado với Kansas, trong công ty của một thanh niên 31 tuổi ốm như que tăm đến từ San Francisco tên là Noah Ready-Campbell. Trải dài đến tận chân trời phía nam, các tua bin gió đứng lộn xộn như một đạo quân câm lặng khổng lồ có ba cánh tay sáng loáng. Trước mặt tôi là cái hố để làm móng cho một tua bin gió khác nữa.

Chiếc máy xúc Caterpillar 336 đang đào cái hố ấy, có đường kính 19 mét, thành hố dốc lên một góc 34 độ và mặt đáy sâu 3 mét gần như bằng phẳng một cách hoàn hảo. Máy xúc Cat đổ đống đất đào lên ở nơi không ngáng đường; và sẽ đổ một đống mới nữa khi cần thiết. Mỗi lần móc đất, đào đất, đưa lên, xoay qua và thả xuống của cỗ máy 41 tấn đó đều đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ và khả năng phán đoán nhịp nhàng. Ở Bắc Mỹ, thợ lái máy xúc có tay nghề kiếm được 100.000 đô mỗi năm.

Nhưng vị trí ấy trong chiếc máy xúc này lại không có ai. “Người lái” nằm trên nóc cabin. Nó không có tay; ba sợi cáp đen ngoằn nghèo nối trực tiếp nó với hệ thống điều khiển của máy xúc. Nó cũng không có mắt hay tai, mà sử dụng tia laser, GPS, máy quay và cảm biến giống con quay hồi chuyển để tính toán phương hướng của đồ vật trong không gian nhằm giám sát hoạt động của máy xúc. Ready-Campbell, đồng sáng lập của công ty Built Robotics đặt tại San Francisco, bước đi thình thịch qua đám bụi thô, trèo lên máy xúc, rồi nâng nắp mái của một chiếc xe chở hành lý sang trọng. Bên trong là sản phẩm của công ty anh, một thiết bị nặng 90 kg làm thay công việc của con người.

“Đây là nơi AI hoạt động,” anh nói, chỉ vào bộ bảng vi mạch, dây nhợ và hộp kim loại của thiết bị: Cảm biến cho biết vị trí, máy ảnh để quan sát, bộ điều khiển để gửi lệnh đến máy xúc, bộ truyền tin giúp con người kiểm soát và bộ xử lý nơi trí tuệ nhân tạo, hay AI, ra quyết định như một người lái bằng xương bằng thịt. “Các máy tính nhận phản hồi từ cần điều khiển và bàn đạp trong cabin sẽ truyền đi tín hiệu điều khiển.”


Một số nhà nghiên cứu robot cho rằng người ta thấy thoải mái hơn với những robot có vẻ ngoài giống như Curi. Nếu robot nhìn quá giống con người, sự chấp nhận của họ có thể tụt hẳn xuống “thung lũng kỳ lạ,” một thuật ngữ của Masahiro Mori miêu tả cảm giác của chúng ta khi robot không giống một cỗ máy cao cấp mà giống một con người bị giảm cấp hoặc giống một xác chết hơn.
Một số nhà nghiên cứu robot cho rằng người ta thấy thoải mái hơn với những robot có vẻ ngoài giống như Curi. Nếu robot nhìn quá giống con người, sự chấp nhận của họ có thể tụt hẳn xuống “thung lũng kỳ lạ,” một thuật ngữ của Masahiro Mori miêu tả cảm giác của chúng ta khi robot không giống một cỗ máy cao cấp mà giống một con người bị giảm cấp hoặc giống một xác chết hơn.

Các nhà nghiên cứu robot khác thì tạo ra robot con người giống thật, như Harmony, một cái đầu biết nói và biểu lộ cảm xúc được gắn vào búp bê tình dục bằng silicon và thép được sản xuất bởi Abyss Creations ở San Marcos, California.
Các nhà nghiên cứu robot khác thì tạo ra robot con người giống thật, như Harmony, một cái đầu biết nói và biểu lộ cảm xúc được gắn vào búp bê t.ình d.ục bằng silicon và thép được sản xuất bởi Abyss Creations ở San Marcos, California.

Khi còn nhỏ, tôi đã ao ước lớn lên sẽ gặp được một chú robot. Tôi hằng mong nó sẽ hành động và có ngoại hình giống hệt con người như C-3PO trong Star Wars. Nhưng không phải vậy, robot ngoài đời thực được chế tạo trong các nhà máy lại rất khác. Ngày nay, hàng triệu robot công nghiệp đó bắt vít, hàn, sơn và làm nhiều công việc khác theo dây chuyền lắp ráp lặp đi lặp lại. Nhà nghiên cứu robot Andrea Thomaz tại Đại học Texas gọi chúng là những gã khổng lồ “im ru và vũ phu”, thường được giăng rào để giữ an toàn cho công nhân.

Thiết bị của Ready-Campbell không giống vậy (dù máy xúc Cat đã dán bên hông dòng chữ “THẬN TRỌNG. Thiết bị robot di chuyển không báo trước”). Và dĩ nhiên nó cũng không giống C-3PO. Thiết bị đó là một loại robot mới, khác xa con người nhưng vẫn thông minh, thành thạo và cơ động. Những thiết bị này từng rất hiếm, được thiết kế để “sống” và làm việc với những người chưa bao giờ gặp robot, và đang dần dần đi vào sinh hoạt hằng ngày.

Năm 2020, robot đã biết kiểm kê hàng hoá và lau sàn ở Walmart. Robot xếp sản phẩm lên giá và lấy hàng trong kho đem gửi. Robot cắt xà lách, thu hoạch táo và thậm chí là quả mâm xôi. Robot giúp trẻ tự kỷ giao tiếp và nạn nhân đột quỵ cử động lại được tay chân. Robot tuần tra biên giới và tấn công mục tiêu thù địch, như trong trường hợp của máy bay không người lái Harop của Israel. Robot cắm hoa, thực hiện nghi lễ tôn giáo, diễn hài độc thoại và làm bạn tình.


Công nghệ mới giúp robot đương đầu với sự thay đổi liên tục và những hình thù nhiều góc cạnh mà con người gặp phải khi làm việc. Về ẩm thực, robot cộng tác (cobot) được phát triển bởi Tập đoàn RT biết sử dụng thị giác và các thuật toán nâng cao, cũng như cánh tay biết cầm nắm để xếp thịt gà vào hộp thức ăn.
Công nghệ mới giúp robot đương đầu với sự thay đổi liên tục và những hình thù nhiều góc cạnh mà con người gặp phải khi làm việc. Về ẩm thực, robot cộng tác (cobot) được phát triển bởi Tập đoàn RT biết sử dụng thị giác và các thuật toán nâng cao, cũng như cánh tay biết cầm nắm để xếp thịt gà vào hộp thức ăn.

Đó là trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra. Theo nhiều khảo sát trên thế giới, ý tưởng thay thế con người bằng robot đa số không được tán thành, đột nhiên lại có vẻ sáng suốt về mặt y tế, nếu không muốn nói là rất cần thiết hiện nay.

Robot giờ đây đi giao thức ăn ở Milton Keynes, khuân vác hàng tiếp tế trong một bệnh viện ở Dallas, khử trùng phòng ốc của bệnh nhân ở Trung Quốc và châu Âu, và lang thang trong công viên ở Singapore nhắc nhở người đi đường duy trì giãn cách xã hội.

Mùa xuân vừa rồi, giữa tình cảnh sụp đổ kinh tế toàn cầu, công ty chế tạo robot mà tôi liên hệ từ năm 2019 lúc bắt tay vào viết bài báo này, đã nói rằng họ đang nhận ngày càng nhiều hơn, chứ không hề ít hơn, các đơn hàng từ nhiều khách hàng tiềm năng. Đại dịch đã khiến nhiều người nhận ra “tự động hoá sẽ trở thành một phần của công việc,” Ready-Campbell trò chuyện với tôi hồi tháng 5. “Động lực trước đây là hiệu quả và năng suất, nhưng giờ đã có thêm động lực khác, đó là sức khoẻ và an toàn.”

Ngay cả trước khi cuộc khủng hoảng do COVID tiếp thêm động lực cho tự động hoá, những xu hướng công nghệ vẫn đang tăng tốc chế tạo robot có thể du nhập vào đời sống. Các bộ phận cơ khí trở nên nhẹ hơn, rẻ hơn và chắc chắn hơn. Ngành điện tử tích hợp sức mạnh điện toán nhiều hơn vào các thiết kế vỏ nhỏ hơn. Những đột phá công nghệ cho phép kỹ sư lắp đặt công cụ xử lý thông tin mạnh mẽ vào cơ thể robot. Truyền tin số tốt hơn cho phép họ cất giữ “bộ não” robot trong một chiếc máy tính đặt ở nơi khác, hoặc kết nối một robot đơn với hàng trăm robot khác, cho phép chúng chia sẻ trí tuệ tập thể, như của tổ ong.

Môi trường làm việc trong tương lai “sẽ là hệ sinh thái giữa loài người và robot làm việc cùng nhau để tối đa hoá hiệu suất,” Ahti Heinla, đồng sáng lập nền tảng Skype gọi điện qua internet, giờ là đồng sáng lập kiêm giám đốc công nghệ của Starship Technologies, cho biết. Robot giao hàng 6 bánh tự hành của hãng đang lăn bánh quanh khu vực Milton Keynes và các thành phố khác ở châu Âu và Hoa Kỳ.


Robot kiểm kê hàng hoá và dọn dẹp tại các cửa hiệu lớn. Chúng tuần tra biên giới, thực hiện các nghi lễ tôn giáo và giúp đỡ trẻ em tự kỷ.

“Chúng ta đã dần quen với việc mang theo bên mình trí tuệ của máy móc,” Manuela Veloso nói, cô là nhà nghiên cứu robot AI tại Đại học Carnegie Mellon, Pittsburgh. Cô cầm trên tay chiếc smartphone. “Giờ đây chúng ta sẽ phải làm quen với trí tuệ có cơ thể biết di chuyển không cần ta mang theo.”

Bên ngoài văn phòng, các “cobot” (robot cộng tác) của nhóm cô đi loanh quanh trên hành lang, hướng dẫn khách đến thăm và giao nhận văn thư. Chúng trông giống những chiếc iPad trên kệ trưng bày có bánh xe. Nhưng chúng biết tự di chuyển, còn biết bắt thang máy khi cần (chúng kêu bíp và loé đèn yêu cầu lịch sự với người gần đó để ấn nút thang máy giúp).

“Rồi chúng ta sẽ sở hữu những cỗ máy sinh vật nhân tạo. Đó là thực tế tất yếu sẽ diễn ra và trở thành một phần của sinh hoạt hằng ngày,” Veloso nói. “Khi bạn bắt đầu chấp nhận robot như một loài thứ ba cùng với thú cưng và con người, bạn phải đồng cảm với chúng.”

Tất cả chúng ta phải tìm ra cách. “Mọi người phải hiểu rằng đây không phải là khoa học viễn tưởng; không phải là việc sẽ xảy ra trong 20 năm nữa,” Veloso cho biết. “Nó đã bắt đầu xảy ra rồi.”

Vidal Pérez thích người đồng nghiệp mới này của anh.


Robot ANYmal có thể leo cầu thang, bước đi uyển chuyển trên các mảnh vỡ hoặc bò qua không gian hẹp, đang tung tăng trên đường phố gần văn phòng công ty ANYbotics, Zurich, Switzerland. Khác với robot có bánh xe, thiết bị có chân như ANYmal có thể đi đến hầu hết mọi nơi, kể cả những nơi con người không đặt chân tới được, như những khu vực bị ô nhiễm chất thải phóng xạ hoặc hoá chất.
Robot ANYmal có thể leo cầu thang, bước đi uyển chuyển trên các mảnh vỡ hoặc bò qua không gian hẹp, đang tung tăng trên đường phố gần văn phòng công ty ANYbotics, Zurich, Switzerland. Khác với robot có bánh xe, thiết bị có chân như ANYmal có thể đi đến hầu hết mọi nơi, kể cả những nơi con người không đặt chân tới được, như những khu vực bị ô nhiễm chất thải phóng xạ hoặc hoá chất.

Suốt 7 năm làm việc cho Taylor Farms ở Salinas, California, chàng thanh niên 34 tuổi này đã dùng con dao dài 18 cm để thu hoạch xà lách. Khom lưng lên xuống, anh cắt bắp xà lách romaine hoặc xà lách Mỹ, cắt bỏ những lá hư, rồi quẳng vào thùng.

Tuy nhiên từ năm 2016, robot đã làm thay công việc này. Cỗ máy thu hoạch dài 8,5 mét giống máy kéo di chuyển đều đặn xuống những dãy rau trong làn khói mù sương từ tia nước áp suất cao được sử dụng để cắt bắp xà lách mỗi khi cảm biến của máy phát hiện ra. Xà lách thu hoạch được cho lên một băng chuyền dốc mang lên bệ máy thu hoạch. Tại đó, một nhóm khoảng 20 công nhân sẽ phân loại xà lách vào thùng.

Tôi gặp Pérez vào một hôm sáng sớm tháng 6/2019, khi anh đang ngồi nghỉ trên cánh đồng xà lách romaine rộng 22 mẩu Anh trồng riêng cho khách hàng bán đồ ăn nhanh và bách hoá. Cách đó vài trăm yard, một nhóm thợ cắt xà lách khác khom xuống những cái cây, con dao xẹt qua khi họ làm việc theo phương thức cũ thời chưa có robot.

“Như này tiện hơn, vì anh sẽ mệt hơn rất nhiều nếu cắt xà lách bằng dao so với cái máy đó,” Pérez chia sẻ. Cưỡi trên robot, anh xoay các thùng trên băng chuyền. Không phải công nhân nào cũng thích hệ thống mới này, anh nói. “Một số người muốn giữ cách cũ. Số khác thì trở nên chán ngán với việc chỉ đứng trên máy, vì họ đã quen đi lại suốt trên cánh đồng.”


Giáp robot, hay khung xương ngoài, có thể mang lại lợi ích cho một số người – sự kết hợp của máy cảm biến, máy vi tính và động cơ. Những cánh tay gắn móc, đang được kỹ sư Fletcher Garrison của Sarcos Robotics mặc trên người, có thể nhấc vật nặng tới 91 kg, có khả năng hỗ trợ nhân viên xách hành lý ở sân bay.
Giáp robot, hay khung xương ngoài, có thể mang lại lợi ích cho một số người – sự kết hợp của máy cảm biến, máy vi tính và động cơ. Những cánh tay gắn móc, đang được kỹ sư Fletcher Garrison của Sarcos Robotics mặc trên người, có thể nhấc vật nặng tới 91 kg, có khả năng hỗ trợ nhân viên xách hành lý ở sân bay.

Yukio Taguchi, bệnh nhân bại liệt 59 tuổi, đang mặc HAL (Hybrid Assistive Limb – Chân hỗ trợ kết hợp) được phát triển bởi Cyberdyne. Taguchi từng là vận động viên lướt sóng và trượt tuyết trong hơn 30 năm. Hậu chấn thương tuỷ sống, ông bắt đầu tập luyện với HAL hai lần một tháng tại Trung tâm Tsukuba Robocare ở Tsukuba, Nhật Bản.
Yukio Taguchi, bệnh nhân bại liệt 59 tuổi, đang mặc HAL (Hybrid Assistive Limb – Chân hỗ trợ kết hợp) được phát triển bởi Cyberdyne. Taguchi từng là vận động viên lướt sóng và trượt tuyết trong hơn 30 năm. Hậu chấn thương tuỷ sống, ông bắt đầu tập luyện với HAL hai lần một tháng tại Trung tâm Tsukuba Robocare ở Tsukuba, Nhật Bản.

Cầm nắm đồ vật và thao tác với chúng là những kỹ năng quyết định đối với robot làm việc chung với con người. Tay con người nhạy cảm hơn và nhanh nhẹn hơn tay robot, nhưng máy móc đang cải tiến. Sử dụng ngón tay bơm căng khí nén để bắt chước cảm giác mềm mại của bàn tay người, robot này của Đại học Kỹ thuật Berlin có thể cầm lên một quả táo.
Cầm nắm đồ vật và thao tác với chúng là những kỹ năng quyết định đối với robot làm việc chung với con người. Tay con người nhạy cảm hơn và nhanh nhẹn hơn tay robot, nhưng máy móc đang cải tiến. Sử dụng ngón tay bơm căng khí nén để bắt chước cảm giác mềm mại của bàn tay người, robot này của Đại học Kỹ thuật Berlin có thể cầm lên một quả táo.

Taylor Farms là một trong những công ty nông nghiệp lớn đầu tiên ở California đầu tư trồng trọt bằng robot. “Chúng ta đang trải qua một thay đổi thế hệ… trong nông nghiệp,” chủ tịch Mark Borman của Taylor Farms California nói trong lúc lái chiếc bán tải ra khỏi cánh đồng. Khi những công nhân lớn tuổi nghỉ việc, những người trẻ sẽ không chịu làm các công việc chân tay. Sự chuyển mình trên toàn cầu hướng tới hạn chế di cư xuyên biên giới do nỗi sợ COVID-19 cũng không giúp ích được gì. Nông nghiệp trên thế giới đang được robot hoá, Borman nói. “Chúng tôi đang tăng trưởng, nhưng lực lượng lao động lại đang thu hẹp, vì vậy robot mang đến cơ hội tốt cho cả hai.”

Năm ngoái tôi nghe hoài điệp khúc từ những người sử dụng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, sản xuất và chăm sóc sức khoẻ rằng: Chúng tôi giao việc cho robot vì không thể tìm ra người làm.

Tại trang trại điện gió ở Colorado, các giám đốc điều hành đến từ công ty Mortenson, một công ty xây dựng đặt tại Minneapolis đã thuê robot của hãng Built từ năm 2018, nói về tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng công nhân có tay nghề trong ngành công nghiệp của họ. Robot của Built đã đào 21 móng nền tại trang trại điện gió.

“Công nhân lái máy xúc sẽ nói những câu đại loại như, Ồ, hây, sát thủ việc làm đã xuất hiện rồi,” Derek Smith nói, ông là quản lý đổi mới tinh gọn của Mortenson. “Nhưng sau khi họ thấy robot loại bỏ được nhiều công việc lặp đi lặp lại mà họ thì vẫn còn nhiều việc phải làm, chuyện sẽ chóng thay đổi thôi.”

Khi robot máy xúc hoàn thành việc đào đất, một người lái máy ủi san phẳng đất đá và tạo những đường dốc. “Về phần việc này, chúng tôi có 229 nền móng, mỗi cái cơ bản đều có cùng thông số kỹ thuật,” Smith nói. “Chúng tôi muốn loại bỏ những công việc lặp đi lặp lại. Thế thì công nhân lái máy xúc mới tập trung vào những công việc liên quan đến ‘nghệ thuật’ nhiều hơn được.”

ngm-2009-Rise-Machines-Hand_primary_ai2html-desktop-medium.jpg


Cơn sóng mất việc do đại dịch đã không thay đổi triển vọng này, các công ty chế tạo robot và người dùng từng nói với tôi. “Ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp rất cao, anh cũng không thể chỉ búng tay lấp đầy được những vị trí cần kỹ năng chuyên môn cao, vì chúng tôi không có nhân viên đã qua đào tạo,” Ben Wolff, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Sarcos Robotics cho biết.

Công ty đặt tại Utah này sản xuất giáp robot, gọi là khung xương ngoài, tiếp thêm sức mạnh và tính chính xác từ máy móc cho cử động của công nhân. Hãng hàng không Delta đã bắt đầu thử nghiệm một thiết bị của Sarcos với những thợ cơ khí máy bay khi đại dịch cản trở việc di chuyển bằng đường hàng không.

Khi tôi tiếp xúc với Wolff mùa xuân vừa rồi, anh rất hứng khởi. “Có chút trì trệ trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn chúng tôi dự kiến sẽ có nhiều mối làm ăn hơn.”

Phần lớn những ông chủ hiện đang tìm cách giảm bớt tiếp xúc giữa các nhân viên, và một thiết bị giúp một người làm công việc của hai người có thể giúp ích. Wolff chia sẻ với tôi, từ khi đại dịch bắt đầu, Sarcos đã chứng kiến một cú nhảy vọt về đơn đặt hàng, có cả các công ty nằm ngoài dự kiến của anh. Ví dụ, một công ty điện tử lớn, một công ty dược phẩm, một công ty đóng gói thịt. Công ty điện tử và chế tạo dược phẩm muốn di chuyển hàng cung cấp nặng ký bằng ít người hơn. Công ty đóng gói thịt thì quan tâm đến việc lượng công nhân đông đúc của mình đứng xa nhau ra.


Bàn tay RBO 3 sử dụng khí nén trong các ngón tay silicon. Khi cầm một quả táo, bông hoa hay bàn tay người, các ngón tay sẽ tự nhiên tạo thành hình dạng của vật được cầm nắm. Tính vật lý của tình huống quyết định tính linh động. Ngành “robot học mềm” này đã tiếp cận tới thiết kế có thể tạo ra những cỗ máy rẻ hơn, linh động hơn mà con người ưa chuộng. “Người ta thấy thoải mái hơn với bàn tay robot giống của con người,” nhà nghiên cứu robot Steffen Puhlmann cho biết.

Bàn tay RBO 3 sử dụng khí nén trong các ngón tay silicon. Khi cầm một quả táo, bông hoa hay bàn tay người, các ngón tay sẽ tự nhiên tạo thành hình dạng của vật được cầm nắm. Tính vật lý của tình huống quyết định tính linh động. Ngành “robot học mềm” này đã tiếp cận tới thiết kế có thể tạo ra những cỗ máy rẻ hơn, linh động hơn mà con người ưa chuộng. “Người ta thấy thoải mái hơn với bàn tay robot giống của con người,” nhà nghiên cứu robot Steffen Puhlmann cho biết.

Giờ đây trong một thế giới e sợ tiếp xúc con người, sẽ không dễ gì để lấp đầy vị trí công việc chăm sóc trẻ em hoặc người già. Nhà khoa học máy tính và robot học tại Đại học Califonia phía nam, Maja Matarić đang phát triển “robot hỗ trợ xã hội” – máy móc hỗ trợ xã hội thay vì lao động chân tay. Ví dụ, một trong những dự án của phòng thí nghiệm của cô là robot huấn luyện hướng dẫn người dùng cao tuổi thói quen tập thể dục, sau đó khuyến khích những người này ra ngoài đi bộ.

“Robot sẽ nói, ‘Tôi không thể ra ngoài, nhưng bạn có thể đi bộ rồi về kể lại tôi nghe chứ?” Matarić nói. Robot này có đầu bằng nhựa trắng, thân và cánh tay đặt trên một giá đỡ kim loại xoay. Nhưng cảm biến và phần mềm sẽ giúp nó thực hiện công việc mà một người huấn luyện sẽ làm. Chẳng hạn, nó sẽ nói “Cong cẳng tay trái của bạn vào trong một chút” trong buổi tập, hoặc “Làm tốt lắm!” sau khi tập xong.

Chúng tôi dạo quanh phòng thí nghiệm, một mạng lưới những người trẻ trong các buồng ngăn, đang cải tiến các công nghệ có thể khiến robot giúp duy trì giao tiếp trong một nhóm hỗ trợ, hoặc đáp lại theo cách khiến người khác cảm thấy như đang được đồng cảm. Tôi hỏi Matarić liệu người ta có bao giờ thấy rùng rợn trước ý nghĩ một cỗ máy đang trông chừng ông mình không.

“Chúng tôi sẽ không thay thế nhân viên chăm sóc,” cô nói. “Chúng tôi chỉ đang lấp đầy vị trí trống. Con cái đã trưởng thành không thể ở đó với cha mẹ già được. Những người làm điều dưỡng ở đất nước này lại không được trả lương cao và không được coi trọng. Trước khi tình trạng đó thay đổi, thì việc sử dụng robot là giải pháp chúng tôi sẽ phải làm.”

Nhiều ngày sau chuyến viếng thăm phòng thí nghiệm của Matarić, ở một thế giới khác cách 20 dặm về phía nam của trường đại học đó, hàng trăm công nhân khuân vác đang biểu tình phản đối robot. Đây là khu vực San Pedro thuộc Los Angeles, nơi những cần trục công-ten-nơ giắt ngang khung cảnh những kho bãi, cầu cảng và những con phố dân cư khiêm tốn. Nhiều thế hệ người dân sống trong cộng đồng khắng khít này đều làm khuân vác trên cầu cảng. Thế hệ hiện tại không thích kế hoạch đưa robot khuân hàng đến trạm vận chuyển lớn nhất cảng biển, mặc dù những cỗ máy như vậy đã phổ biến ở nhiều bến cảng trên khắp thế giới, kể cả những khu vực khác của Los Angeles.


Các kỹ sư thiết kế tạo hình robot theo nhiệm vụ của chúng và nhu cầu của người làm việc cùng. Thiết bị HRP-5P cao 175 cm, nặng 101 kg này được phát triển tại Viện Khoa học và Công nghệ Công nghiệp Tiên tiến Quốc gia Nhật Bản, có hai tay, hai chân và đầu, chịu được tải nặng ở công trường xây dựng và xưởng đóng tàu.
Các kỹ sư thiết kế tạo hình robot theo nhiệm vụ của chúng và nhu cầu của người làm việc cùng. Thiết bị HRP-5P cao 175 cm, nặng 101 kg này được phát triển tại Viện Khoa học và Công nghệ Công nghiệp Tiên tiến Quốc gia Nhật Bản, có hai tay, hai chân và đầu, chịu được tải nặng ở công trường xây dựng và xưởng đóng tàu.

Trái lại, robot an ninh SQ-2 không có tay chân và lặng lẽ khiêm tốn với chiều cao chỉ nhỉnh hơn 122 cm một chút và nặng 65 kg. Hình thể của robot này chứa máy quay 360 độ, hệ thống lập bản đồ laze và một máy tính cho phép nó tự tuần tra.
Trái lại, robot an ninh SQ-2 không có tay chân và lặng lẽ khiêm tốn với chiều cao chỉ nhỉnh hơn 122 cm một chút và nặng 65 kg. Hình thể của robot này chứa máy quay 360 độ, hệ thống lập bản đồ laze và một máy tính cho phép nó tự tuần tra.

Những công nhân khuân vác ấy không hề cổ hủ, Joe Buscaino, đại diện cho San Pedro trong Hội đồng Thành phố Los Angeles, cho biết. San Pedro đã trải qua những biến động kinh tế trước đây, khi ngành đánh cá, ngành đóng hộp và đóng tàu bùng nổ rồi vỡ nợ. Buscaino chia sẻ với tôi, vấn đề của robot là mấy ông chủ đưa chúng vào cuộc sống của những công nhân quá nhanh.

“Nhiều năm trước, cha tôi đã thấy trước ngành cá sẽ chóng tàn, vậy nên ông kiếm việc trong một tiệm bánh,” anh nói. “Ông đã đổi nghề được. Nhưng quá trình tự động hoá có khả năng giành lấy công việc chỉ trong một đêm.”

Các nhà kinh tế học rất phản đối về mức độ và tốc độ robot sẽ ảnh hưởng đến việc làm trong tương lai. Nhưng nhiều chuyên gia lại cùng đồng tình về nhận định: Một số công nhân sẽ phải mất một khoảng thời gian trầy trật để thích nghi với robot.

“Bằng chứng khá rõ ràng là chúng ta có rất rất nhiều công việc sản xuất và lắp ráp cần ít công nhân hơn trong những ngành đang sử dụng robot,” Daron Acemoglu, nhà kinh tế học tại MIT nghiên cứu tác động của robot và quá trình tự động hoá khác cho biết. “Điều đó không có nghĩa là công nghệ trong tương lai không thể tạo ra việc làm. Nhưng quan niệm cho rằng chúng ta sẽ sử dụng công nghệ tự động hoá trái, phải và trung tâm cũng như tạo ra nhiều việc làm là một tưởng tượng lừa dối và sai lầm có chủ đích.”

Vì các nhà đầu tư, nhà nghiên cứu và doanh nhân khởi nghiệp quá lạc quan, nên nhiều người như Buscaino lo ngại về một tương lai đầy robot. Họ sợ robot sẽ không những đảm nhận công việc lặt vặt mà còn là toàn bộ công việc, hoặc ít nhất là phần việc thử thách, đáng kính và được trả công hậu hĩnh. (Quá trình sau đã đủ nhiều đến nỗi các nhà kinh tế học đặt cho nó cái tên: “giảm kỹ năng.”) Nhiều người cũng sợ robot sẽ khiến công việc căng thẳng hơn, thậm chí có thể nguy hiểm hơn.


Robot Pound do Kawada Robotics chế tạo đang giúp lắp ráp máy đổi tiền tại nhà máy Glory ở Kazo, Nhật Bản. Mỗi con robot là một thành viên trong nhóm gồm con người và robot làm việc cùng nhau để tạo ra sản phẩm.
Robot Pound do Kawada Robotics chế tạo đang giúp lắp ráp máy đổi tiền tại nhà máy Glory ở Kazo, Nhật Bản. Mỗi con robot là một thành viên trong nhóm gồm con người và robot làm việc cùng nhau để tạo ra sản phẩm.

Beth Gutelius, nhà quy hoạch đô thị và kinh tế học tại Đại học Illinois ở Chicago đã nghiên cứu ngành công nghiệp kho bãi, kể tôi nghe về một kho hàng cô đã đến thăm sau khi người ta đưa robot vào sử dụng. Robot nhanh chóng chuyển hàng cho con người đóng gói, giúp công nhân khỏi đi lại nhiều. Nó cũng khiến họ cảm thấy vội vã và không có dịp trò chuyện với người khác.

Những ông chủ nên nhớ rằng loại áp lực lên nhân viên này “là không lành mạnh, là có thật, và có tác động lên phúc lợi của công nhân,” nhà dịch tễ học Dawn Castillo chuyên quản lý nghiên cứu robot nghiệp vụ tại Viện An toàn và Sức khoẻ Nghề nghiệp Quốc gia ở CDC cho biết. Trên trang web của mình, Trung tâm Nghiên cứu Robot Nghiệp vụ dự đoán các ca tử vong liên quan đến robot “có thể tăng theo thời gian.” Vì cứ mỗi năm trôi qua, lại có nhiều robot hơn xuất hiện ở nhiều nơi hơn, và vì robot đang làm việc trong các môi trường mới, nơi chúng tiếp xúc với những người không biết gì và những tình huống mà kỹ sư thiết kế ra chúng chưa hẳn đã lường trước được.

Ở San Pedro, sau khi Buscaino thắng cuộc bỏ phiếu ở hội đồng thành phố nhằm chặn đứng kế hoạch tự động hoá, Hiệp hội Bờ biển và Kho bãi Quốc tế đã đàm phán một thoả thuận mà chủ tịch chi nhánh địa phương của hiệp hội gọi là “vừa ngọt vừa đắng” với Maersk, tập đoàn Đan Mạch điều hành bến cảng container. Công nhân khuân vác đồng ý chấm dứt cuộc chiến chống lại robot, đổi lại 450 thợ cơ khí phải được đào tạo “nâng cao kỹ năng” làm việc với robot. 450 công nhân khác sẽ được “đào tạo lại” để làm những công việc mới sử dụng nhiều công nghệ.

Tất cả việc đào tạo lại đó sẽ hiệu quả ra sao, đặc biệt là đối với những công nhân tuổi trung niên, vẫn còn cần phải quan sát thêm, Buscaino nói. Một người bạn của anh là thợ cơ khí, có kiến thức về ô tô và xe tải nên đã có được vị trí tốt để học hỏi thêm kỹ năng bảo trì robot. Mặt khác, “em rể Dominic của tôi, hiện đang làm công nhân khuân vác, lại không biết cách làm việc với robot. Và nó 56 rồi.”

Tính đến năm nay, thuật ngữ “robot” đã tròn 100 tuổi. Nó được nhà văn người Séc Karel Čapek sáng tạo ra trong một vở kịch đã trở thành hình mẫu cho giấc mơ và cả ác mộng về những cỗ máy thế kỷ. Những con robot trong vở kịch đó, R.U.R., có vẻ ngoài và hành động giống như con người, làm mọi công việc của con người, và quét sạch loài người trước khi vở kịch hạ màn.


Robot phụ việc có nhiều hình dạng. Tại công ty Fluidics Instruments ở Eindhoven, Netherlands, một nhân viên đang làm việc với 7 cánh tay robot để lắp ráp các bộ phận của lò đốt dầu và lò đốt khí. Giống với các robot công nghiệp truyền thống, những cobot (robot cộng tác) này cũng hiệu quả và chính xác, có thể sản xuất 1.000 vòi phun mỗi giờ. Nhưng khác với những cỗ máy già cỗi, chúng thích ứng nhanh với thông số kỹ thuật thay đổi hoặc với công việc mới.
Robot phụ việc có nhiều hình dạng. Tại công ty Fluidics Instruments ở Eindhoven, Netherlands, một nhân viên đang làm việc với 7 cánh tay robot để lắp ráp các bộ phận của lò đốt dầu và lò đốt khí. Giống với các robot công nghiệp truyền thống, những cobot (robot cộng tác) này cũng hiệu quả và chính xác, có thể sản xuất 1.000 vòi phun mỗi giờ. Nhưng khác với những cỗ máy già cỗi, chúng thích ứng nhanh với thông số kỹ thuật thay đổi hoặc với công việc mới.

Tại bệnh viện tim Medical City ở Dallas, các y tá làm việc với robot Moxi, được chế tạo để học và sau đó thực hiện những công việc giúp y tá tránh tiếp xúc bệnh nhân, như lấy vật tư, giao mẫu phòng thí nghiệm và vứt túi vải bẩn.
Tại bệnh viện tim Medical City ở Dallas, các y tá làm việc với robot Moxi, được chế tạo để học và sau đó thực hiện những công việc giúp y tá tránh tiếp xúc bệnh nhân, như lấy vật tư, giao mẫu phòng thí nghiệm và vứt túi vải bẩn.

Kể từ đó, robot giả tưởng từ phim “Kẻ huỷ diệt” đến “Nhóc Astro” của Nhật Bản hay những người máy từ Star Wars đã có sức ảnh hưởng lớn đến kế hoạch chế tạo robot. Chúng cũng định hình những kỳ vọng của công chúng về việc robot là gì và có thể làm được gì.

Tensho Goto là sư thầy thuộc trường phái Rinzai của Thiền tông Nhật Bản. Là một nhà sư giàu sức sống với phong thái tươi vui, thầy Goto gặp tôi trong một gian phòng trang nhã và bình đạm tại Kodai Tự, ngôi chùa từ thế kỷ 17 ở Kyoto, nơi ông làm trụ trì. Ông toát lên vẻ truyền thống, dù đã ôm mộng robot suốt nhiều năm. Giấc mộng ấy bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước, khi ông đọc về trí tuệ nhân tạo và mơ màng nghĩ đến việc tái sinh chính Đức Phật bằng silicon, nhựa và kim loại. Với phiên bản người máy của những bậc thánh nhân, ông nói, Đức Phật có thể “nghe trực tiếp ý nguyện của họ.”

Tuy nhiên, khi ông bắt đầu hợp tác với những nhà nghiên cứu robot tại Đại học Osaka, thực tế về robot đã dội nước lạnh vào giấc mộng robot ấy. Ông hiểu được rằng “với công nghệ AI ngày nay, việc tạo ra trí tuệ của con người đã là điều bất khả, nói gì đến những bậc thánh nhân đã đạt đến giác ngộ.” Nhưng giống như nhiều nhà nghiên cứu robot, ông vẫn không bỏ cuộc, thay vào đó là chấp nhận những thứ khả dĩ ngày nay.

Nằm ở đầu kia của gian phòng tường trắng trong khuôn viên ngôi chùa là một hoá thân bằng kim loại và silicon của Kanno, vị thần trong Phật giáo Nhật Bản hiện thân cho lòng từ bi và độ lượng. Trong nhiều thế kỷ, những ngôi chùa và đền thờ đã dùng những pho tượng để thu hút ánh nhìn và khiến họ tập trung vào các giáo lý của Đức Phật. “Giờ đây, lần đầu tiên một pho tượng biết cử động,” Goto nói.

Robot đó tên là Mindar, chuyên đọc những bài thuyết pháp được ghi âm trước bằng giọng nữ mạnh mẽ không giống con người, nhẹ nhàng huơ tay và quay đầu qua lại để quan sát khán giả. Khi bắt gặp ánh mắt Mindar, bạn sẽ cảm thấy gì đó, nhưng đó không phải trí thông minh của cô. Mindar không có AI. Thầy Goto hy vọng điều đó sẽ dần thay đổi, pho tượng biết cử động của ông sẽ có khả năng trò chuyện với mọi người và trả lời các câu hỏi về Phật giáo.


Robot cầu thủ bóng đá đã tham gia sân đấu từ năm 1996 như một phần của giải đấu quốc tế Robo-Cup. Thi đấu robot theo đội với nhau trong các giải vô địch địa phương, khu vực và thế giới vừa để giao lưu vừa để các nhà nghiên cứu robot trên thế giới học hỏi, mặc dù con người vẫn sẽ giỏi môn thể thao này hơn trong nhiều thập kỷ tới. Trong ảnh, Ishan Durugkar, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành khoa học máy tính tại Đại học Texas, đang chuẩn bị cho đội bóng robot UT Austin Villa của trường mình ra tập luyện.
Robot cầu thủ bóng đá đã tham gia sân đấu từ năm 1996 như một phần của giải đấu quốc tế Robo-Cup. Thi đấu robot theo đội với nhau trong các giải vô địch địa phương, khu vực và thế giới vừa để giao lưu vừa để các nhà nghiên cứu robot trên thế giới học hỏi, mặc dù con người vẫn sẽ giỏi môn thể thao này hơn trong nhiều thập kỷ tới. Trong ảnh, Ishan Durugkar, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành khoa học máy tính tại Đại học Texas, đang chuẩn bị cho đội bóng robot UT Austin Villa của trường mình ra tập luyện.

Bên kia Thái Bình Dương, trong một ngôi nhà bình dân ở vùng ngoại ô yên tĩnh của San Diego, tôi hẹn gặp người đàn ông đang tìm cách cung cấp loại trải nghiệm thân mật khác với robot. Nghệ nhân Matt McMullen là CEO của công ty Abyss Creations, chuyên sản xuất búp bê t.ình d.ục kích thước người thật. McMullen lãnh đạo một nhóm gồm những lập trình viên, chuyên gia nghiên cứu robot, chuyên gia hiệu ứng đặc biệt, kỹ sư và nghệ nhân, cùng chế tạo ra những robot bầu bạn có khả năng hấp dẫn trái tim, khối óc và bộ phận sinh dục.

Công ty đã chế tạo ra RealDoll có bộ da bằng silicon, khung xương bằng thép hơn một thập kỷ nay. Chúng được bán với giá khoảng 4.000 đô la. Nhưng ngày nay, với 8.000 đô la trả thêm, khách hàng chỉ nhận được một cái đầu robot đầy thiết bị điện tử hỗ trợ thể hiện nét mặt, giọng nói và trí tuệ nhân tạo, có thể được thiết lập thông qua ứng dụng trên smartphone.

Giống với Siri hay Alexa, AI của con búp bê RealDoll hiểu được người dùng thông qua những lệnh và câu hỏi đưa ra. Cho đến hiện tại, từ cổ trở xuống RealDoll vẫn là một con búp bê – tay và chân nó chỉ cử động khi người dùng điều khiển chúng.

“Hiện chúng ta không có trí tuệ nhân tạo thực sự nào giống với khối óc con người,” McMullen thừa nhận. “Nhưng tôi nghĩ chúng ta sẽ làm được. Đó là điều tất yếu.” Anh không chút ngờ vực về thị trường ở đó. “Tôi nghĩ robot có ngoại hình giống con người có thể mang lại lợi ích rất nhiều,” anh nói.

Chúng ta đã và đang gắn bó với những con robot có ngoại hình không giống mình chút nào.


Đây không phải khoa học viễn tưởng. Không phải chuyện viễn vông sẽ xảy ra 20 năm nữa. Mà nó đã bắt đầu xảy ra.
NHÀ NGHIÊN CỨU ROBOT AI MANUELA VELOSO, ĐẠI HỌC CARNEGIE MELLON

Các đơn vị quân đội đã tổ chức tang lễ cho robot dò mìn bị nổ tung trong lúc thực thi nhiệm vụ. Các y tá trong bệnh viện trêu chọc robot đồng nghiệp của họ. Nhiều người trong các thí nghiệm đã từ chối “phản bội” đồng đội robot của họ. Khi robot trở nên giống người thật hơn, người ta có khi sẽ dành cho chúng tình cảm và niềm tin còn nhiều hơn nữa, hoặc có thể là quá nhiều. Sức ảnh hưởng của robot trong tưởng tượng khiến người ta nghĩ rằng những cỗ máy có thật ngày nay tài giỏi hơn rất nhiều so với thực tế. Các chuyên gia bảo tôi, muốn thích ứng tốt với sự hiện diện của chúng, ta phải bắt đầu từ những kỳ vọng thực tiễn.

Robot có thể được lập trình hoặc được huấn luyện để làm một công việc đã được định nghĩa rõ ràng – như đào móng, thu hoạch xà lách – tốt hơn hoặc ít nhất là nhất quán hơn con người. Nhưng không một con robot nào có thể sánh ngang khả năng của khối óc con người vốn có thể làm nhiều công việc khác nhau, đặc biệt là những việc không lường trước. Chưa một con robot nào làm chủ được lý trí.

Robot ngày nay cũng không thể sánh bằng đôi tay con người, Chico Marks, giám đốc kỹ thuật sản xuất tại nhà máy ô tô Subaru ở Lafayette, Indiana cho biết. Nhà máy này, giống như nhiều nhà máy sản xuất ô tô khác, đã sử dụng robot công nghiệp đạt chuẩn hàng thập kỷ qua. Giờ đây nhà máy đang dần trang bị thêm những loại robot mới, cho những công việc như di chuyển xe tự hành chuyên chở các bộ phận quanh nhà máy. Marks chỉ tôi xem một bó dây điện luồn lách qua phần uốn cong gần cửa sau một chiếc ô tô tương lai.

“Lắp đặt một bộ dây dẫn vào xe không phải công việc thích hợp cho tự động hoá,” Marks nói. “Việc đó cần bộ não con người và cảm nhận xúc giác để biết dây dẫn đang đặt đúng nơi và được kết nối.”

Chân robot cũng không khá khẩm hơn. Năm 1996, Veloso là một phần của thử thách tạo ra robot chơi đá bóng giỏi hơn con người vào năm 2050. Cô là thành viên của nhóm nghiên cứu năm đó đã tạo ra giải đấu RoboCup để thúc đẩy quá trình tiến bộ. RoboCup ngày nay là truyền thống rất được yêu thích đối với các kỹ sư ở một số châu lục, nhưng không ai, gồm cả Veloso, kỳ vọng robot có thể chơi đá bóng giỏi hơn con người trong một sớm một chiều.

“Cơ thể chúng ta phức tạp như một cái máy, có điên không cơ chứ,” cô nói. “Chúng ta rất giỏi xử lý trọng lực, đối phó với các lực tác động khi đi lại, bị đẩy và giữ thăng bằng. Sẽ mất nhiều năm nữa robot đi hai chân mới có thể đi lại thuần thục như con người.”


Được “điều khiển từ xa” qua máy tính, smartphone hoặc thậm chí chỉ bằng mắt thường, robot tìm đường trong những không gian có con người đã mở rộng cơ hội cho người khuyết tật. Dù khả năng vận động bị giới hạn bởi chứng rối loạn thần kinh-cơ, nhưng Nozomi Murata, 34 tuổi, vẫn làm thư ký trong một văn phòng ở Tokyo thông qua robot OriHime do OryLab chế tạo. Cô điều khiển robot từ nhà mình ở một nơi khác trong thành phố.
Được “điều khiển từ xa” qua máy tính, smartphone hoặc thậm chí chỉ bằng mắt thường, robot tìm đường trong những không gian có con người đã mở rộng cơ hội cho người khuyết tật. Dù khả năng vận động bị giới hạn bởi chứng rối loạn thần kinh-cơ, nhưng Nozomi Murata, 34 tuổi, vẫn làm thư ký trong một văn phòng ở Tokyo thông qua robot OriHime do OryLab chế tạo. Cô điều khiển robot từ nhà mình ở một nơi khác trong thành phố.

Tại thành phố Minato thuộc Tokyo, robot OriHime điều khiển từ xa của Murata đang chào người phát minh ra nó, Kentaro Yoshifuji, đồng sáng lập kiêm CEO của công ty chế tạo robot OryLaboratory. Yoshifuji tạo ra thiết bị xoa dịu nỗi cô đơn bằng cách cung cấp cho mọi người một phương tiện robot để kết nối trực tiếp với người khác.
Tại thành phố Minato thuộc Tokyo, robot OriHime điều khiển từ xa của Murata đang chào người phát minh ra nó, Kentaro Yoshifuji, đồng sáng lập kiêm CEO của công ty chế tạo robot OryLaboratory. Yoshifuji tạo ra thiết bị xoa dịu nỗi cô đơn bằng cách cung cấp cho mọi người một phương tiện robot để kết nối trực tiếp với người khác.

Robot sẽ không trở thành con người nhân tạo. Chúng ta cần thích nghi với chúng, Veloso nói, như với một loài khác, và phần lớn các công ty chế tạo robot đang làm việc cật lực để tạo ra những con robot hiểu được cảm xúc con người. Ở trang trại điện gió, tôi đã học được rẳng việc “nảy” gàu xúc có răng cưa của máy xúc cỡ lớn vào mặt đất là dấu hiệu của người lái thiếu kinh nghiệm. (Cú xóc nảy lên có thể gây thương tích cho người ngồi trong cabin.) Nhưng với robot máy xúc, cú nảy không hề hấn gì. Tuy nhiên công ty Built Robotics đã thay đổi thuật toán robot để tránh giật nảy, vì trong mắt người chuyên nghiệp nó trông rất tệ. Mortenson cũng muốn các công nhân của hai “loài” hoà hợp với nhau.

Không chỉ có con người thay đổi khi robot đi vào hoạt động. Borman cho biết, Taylor Farms đang nghiên cứu một loại xà lách mới có bắp tròn như bóng đèn với thân dài hơn. Hương vị và cảm giác sẽ không khác biệt; nhưng hình dáng đó giúp robot dễ thu hoạch hơn.

Công ty Bossa Nova Robotics chế tạo robot đi dạo trong hàng ngàn cửa hàng ở Bắc Mỹ, gồm cả 500 cửa hàng Walmart, quét các kệ hàng để theo dõi hàng tồn. Các kỹ sư của công ty không biết robot của họ sẽ trông thân thiện và dễ tiếp cận thế nào. Kết quả là, nó trông như máy điều hoà di động có gắn kính tiềm vọng cao 2 mét, không có mắt mũi gì.

“Robot là công cụ,” Sarjoun Skaff, đồng sáng lập kiêm giám đốc công nghệ của Bossa Nova giải thích. Anh và các kỹ sư khác muốn khách mua sắm và công nhân thấy thích thú với cỗ máy này, nhưng đừng thích nhiều quá. Nếu quá công nghiệp và quá lạ lẫm thì khách mua sắm sẽ chạy mất. Còn nếu quá thân thiện thì người ta sẽ tán gẫu và chơi đùa với chúng, làm công việc trì trệ. Về lâu dài, Skaff bảo tôi, robot và con người sẽ tuân theo “một tập hợp chung các quy ước tương tác con người-robot”, giúp con người biết “cách thấu hiểu công việc robot đang làm và cách cư xử với nó.” Nhưng hiện tại, công ty chế tạo robot và dân thường đang cảm nhận theo cách của mình.

ngm-2009-Rise-Machines-Timeline_primary_ai2html-desktop-small.jpg


Ngoại ô Tokyo, tại nhà máy Glory chuyên sản xuất máy đếm tiền, tôi dừng lại ở một điểm làm việc nơi một nhóm 9 thành viên đang lắp ráp máy đổi tiền xu. Một tờ giấy ép nhựa in hình và tên của 3 phụ nữ, 2 đàn ông và 4 robot.

Những con robot 2 cánh tay trắng sáng loáng, trông hơi giống con cháu của tủ lạnh và WALL·E, được đặt tên theo các loại tiền tệ. Khi tôi quan sát nhóm thoăn thoắt ráp nối các bộ phận cho máy đổi tiền xu, một con robot tên là Đô La cần được giúp đỡ đôi ba lần, có một lần là khi nó không thể lột mặt sau của một nhãn dán ra. Đèn đỏ gần điểm làm việc của nó bật sáng, và rồi có người nhanh chóng rời vị trí của mình trên dây chuyền chạy đến để khắc phục sự cố.

Đô La có các máy ảnh trên “cổ tay”, nhưng nó cũng có một cái đầu với hai mắt là máy ảnh. “Về mặt ý tưởng, đây là một robot nhân hình,” quản lý Toshifumi Kobayashi giải thích. “Vậy nên nó mới có đầu.”

Chi tiết nhỏ đó không lập tức thuyết phục được người ta, Shota Akasaka, trưởng nhóm trẻ trung và hay cười cho biết. “Tôi không chắc lắm nó sẽ có thể làm được công việc của con người, sẽ vặn được một chiếc đinh ốc,” anh nói. “Nhưng khi tôi thấy chiếc đinh ốc ấy được vặn vào chỉnh chu, tôi nhận ra chúng ta đã ở buổi bình minh của kỷ nguyên mới.”

Trong phòng hội nghị phía đông bắc Tokyo, tôi biết được cảm giác làm việc với robot theo cách gần gũi nhất: mặc nó vào.


Robot thu hoạch do Abundant Robotics phát triển sử dụng lực hút để thu hoạch táo trong vườn cây ăn quả ở Grandview, Washington. Robot ngày càng có thể làm được những công việc đồng áng từng đòi hỏi sự khéo léo và tính chính xác từ đôi tay con người. Đó là một lợi ích cho các trang trại đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân công.
Robot thu hoạch do Abundant Robotics phát triển sử dụng lực hút để thu hoạch táo trong vườn cây ăn quả ở Grandview, Washington. Robot ngày càng có thể làm được những công việc đồng áng từng đòi hỏi sự khéo léo và tính chính xác từ đôi tay con người. Đó là một lợi ích cho các trang trại đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân công.

Tại vườn ươm Waalzicht ở Poederoijen, Netherlands, 3 con robot này do tập đoàn ISO chế tạo mỗi giờ trồng được 18.000 gốc hoa vừa đâm chồi, được giám sát chỉ với một công nhân con người.
Tại vườn ươm Waalzicht ở Poederoijen, Netherlands, 3 con robot này do tập đoàn ISO chế tạo mỗi giờ trồng được 18.000 gốc hoa vừa đâm chồi, được giám sát chỉ với một công nhân con người.

Tại trang trại Henri Willig ở Katwoude, Netherlands, một con bò cái quyết định đi vào robot Lely Astronaut A4. Khi con bò bước lên, robot sẽ quét cổ nó và thết đãi một bữa nếu bò cái đến kỳ vắt sữa (nếu không, bò cái sẽ không nhận được gì và đi tiếp). Cỗ máy vắt sữa tự động. Những người nông dân giám sát quá trình sản xuất và hướng dẫn robot thông qua bảng điều khiển cảm ứng.
Tại trang trại Henri Willig ở Katwoude, Netherlands, một con bò cái quyết định đi vào robot Lely Astronaut A4. Khi con bò bước lên, robot sẽ quét cổ nó và thết đãi một bữa nếu bò cái đến kỳ vắt sữa (nếu không, bò cái sẽ không nhận được gì và đi tiếp). Cỗ máy vắt sữa tự động. Những người nông dân giám sát quá trình sản xuất và hướng dẫn robot thông qua bảng điều khiển cảm ứng.

Khung xương ngoài, do công ty Cyberdyne của Nhật Bản sản xuất, gồm hai ống trắng nối nhau ôm lấy lưng tôi, một dây nịt ngang thắt lưng và hai dây đai trên đùi. Cảm giác như bị buộc vào chiếc dù nhảy hay cưỡi ngựa trong công viên giải trí. Tôi khom người nhấc lên một thùng nước nặng 18 kg lẽ ra đã làm tổn thương thắt lưng mình. Nhưng thay vào đó, máy tính trong hai ống đã dùng sự thay đổi vị trí để suy ra rằng tôi đang nhấc một đồ vật và động cơ khởi động để hỗ trợ tôi. (Những người dùng sau này còn phải đeo các điện cực để thiết bị có thể đọc tín hiệu mà bộ não của họ gửi đến cơ bắp.)

Robot này được thiết kế chỉ để hỗ trợ cơ lưng; khi tôi ngồi xổm và dồn sức vào hai chân, như cách bạn nên làm, thiết bị không giúp ích gì nhiều. Tuy vậy, khi hoạt động, nó dường như là một trò ảo thuật – tôi cảm thấy sức nặng, nhưng sau đó thì không còn nữa.

Cyberdyne nhìn thấy thị trường rộng lớn trong lĩnh vực phục hồi chức năng y tế; công ty cũng sản xuất đôi chân khung xương ngoài, đang được sử dụng để giúp bệnh nhân khôi phục chức năng của đôi chân. Đối với nhiều sản phẩm của công ty, “một thị trường khác sẽ dành cho công nhân, để họ có thể làm việc lâu hơn và không gặp rủi ro chấn thương,” người đại diện của Cyberdyne, Yudai Katami cho biết.

Sarcos Robotics, một công ty sản xuất khung xương ngoài khác, cũng đang suy nghĩ theo hướng tương tự. Theo CEO Wolff, mục đích của thiết bị là “giúp con người năng suất hơn để họ có thể bắt kịp với máy móc tự động hoá.”


Robot có thể thực hiện những công việc được định nghĩa rõ ràng, nhưng không một con robot nào làm chủ được khả năng làm việc đa nhiệm hay dùng lý trí của con người.

Liệu chúng ta có thích nghi với máy móc nhiều hơn chúng thích nghi với ta không? Có thể chúng ta buộc phải vậy. Các nhà nghiên cứu robot luôn mơ về những cỗ máy giúp cuộc sống trở nên tốt hơn, nhưng các công ty đôi lúc ưu tiên lắp ráp những robot không như mơ. Rốt cuộc, robot không cần được trả tiền nghỉ mát hay bảo hiểm y tế. Hơn nữa, nhiều quốc gia nhận nhiều tiền thuế từ người lao động, trong khi lại khuyến khích tự động hoá bằng giảm thuế và các ưu đãi khác. Do đó các công ty tiết kiệm chi tiêu bằng cách cắt giảm nhân sự và tuyển thêm robot.

“Bạn sẽ nhận nhiều trợ cấp để lắp đặt trang thiết bị, đặc biệt là trang thiết bị số và robot,” Acemoglu nói. “Vậy nên điều đó khuyến khích các doanh nghiệp chọn máy móc chứ không chọn con người, ngay cả khi máy móc chẳng tối ưu hơn.” Robot cũng thú vị hơn so với chỉ có mỗi con người.

Có một “tinh thần chung đặc biệt trong số nhiều nhà công nghệ và nhà quản lý cho rằng con người thật rắc rối,” Acemoglu cho biết. Có cảm giác “Bạn không cần họ. Họ hay mắc lỗi. Họ hay đòi hỏi. Hãy chọn tự động hoá.”

Sau khi Noah Ready-Campbell quyết định chọn robot làm công trình, cha của anh là Scott Campbell đã dành hơn 3 giờ đồng hồ trên xe ôn tồn hỏi anh liệu đây có thật sự là một ý hay. Bản thân Campbell cha từng làm trong ngành xây dựng, hiện đang đại diện cho thành phố St. Johnsbury trong đại hội đồng bang Vermont. Ông đã sớm tin vào công việc của con trai mình, nhưng các cử tri của ông lo ngại về robot, không phải chỉ vì kinh tế. Có thể một ngày nào đó tất cả công việc của chúng ta sẽ được trao cho robot, thậm chí là công việc của mục sư hoặc “mại dâm”. Nhưng các cử tri của Campbell lại muốn gìn giữ cho nhân loại những công việc khiến con người cảm thấy có giá trị.


Robot Mindar, hoá thân của thần Kannon, vị thần của từ bi và độ lượng trong Phật giáo Nhật Bản, đang đứng đối diện sư thầy Tensho Goto của Kodai Tự ở Kyoto, Nhật Bản. Mindar được một nhóm nghiên cứu robot của Đại học Osaka chế tạo, đứng đầu là Hiroshi Ishiguro. Mindar có thể đọc thuộc lòng thuyết pháp của Đức Phật.
Robot Mindar, hoá thân của thần Kannon, vị thần của từ bi và độ lượng trong Phật giáo Nhật Bản, đang đứng đối diện sư thầy Tensho Goto của Kodai Tự ở Kyoto, Nhật Bản. Mindar được một nhóm nghiên cứu robot của Đại học Osaka chế tạo, đứng đầu là Hiroshi Ishiguro. Mindar có thể đọc thuộc lòng thuyết pháp của Đức Phật.

“Điều quan trọng của một công việc không phải là bạn sẽ nhận được gì, mà là bạn sẽ trở thành người thế nào khi làm công việc đó,” Campbell nói. “Tôi cảm thấy nó cực kỳ đúng. Đó mới là điều quan trọng nhất khi làm một việc gì đó.”

Một thế kỷ sau lần ôm mộng ra mắt đầu tiên, robot giờ đây đang khiến cuộc sống dễ dàng hơn và an toàn hơn cho nhiều người. Những công ty cũng đang sản xuất chúng giống robot hơn một chút. Đối với họ, đó là một phần thu hút người khác.

“Hiện tại, mọi công trường xây dựng đều khác nhau, và mỗi người điều phối đều là một nghệ nhân,” Gaurav Kikani, phó chủ tịch phụ trách chiến lược, vận hành và tài chính của Built Robotics cho biết. Những người điều phối thích tính đa dạng; ông chủ thì không. Họ tiết hiệm thời gian và tiền bạc khi biết một công việc nào đó luôn được thực hiện giống hệt nhau và không phụ thuộc vào quyết định cá nhân nào. Dù công trường xây dựng sẽ luôn cần khả năng thích nghi và khéo léo của con người, nhưng “với robot, chúng tôi nhìn thấy cơ hội để chuẩn hoá thực hành và tạo ra hiệu quả cho những công việc thích hợp với chúng,” Kikani nhận định.

Vào những khoảnh khắc khi một người phải quyết định nên ưu tiên ai, tự thân công nghệ không có câu trả lời. Dù robot có tiến bộ xa đến thế nào, vẫn có một việc mà chúng sẽ không giúp chúng ta giải quyết được: Quyết định cách thức, thời gian và nơi chốn sử dụng chúng.


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo National Geographic)
 
×
Quay lại
Top