Cung Khôn Ninh - 'tử địa' các hoàng hậu Trung Quốc

ngominhquynh

If you rest, you rust
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2013
Bài viết
1.764
Mặc dù tên gọi mang hàm nghĩa bình yên, tuy nhiên, cung Khôn Ninh (Khôn mang ý nghĩa chỉ nữ giới, còn Ninh là bình yên) song dường như nơi ở của các vị hoàng hậu trong cả hai triều đại Minh và Thanh lại không hề bình yên chút nào.


Giới sử học đã thống kê và thấy rằng, gần như tất cả các bà Hoàng hậu vào ở trong cung Khôn Ninh đều có kết cục không mấy tốt đẹp. Vì thế, từ lâu, nơi đây vẫn được gọi là “tử địa” của các bà Hoàng hậu trong Tử Cấm Thành…

Được xây dựng từ năm 1420, tức năm Vĩnh Lạc thứ 18 triều Minh, tới nay, cung Khôn Ninh đã trải qua 2 triều đại với lịch sử tồn tại hơn 500 năm. Đây là một trong ba cung trong Tử Cấm Thành.

Cùng với cung Càn Thanh, Khôn Ninh là một trong số những cung điện chủ yếu của hoàng cung. Tuy nhiên, nếu như cung Càn Thanh là là biểu trưng cho dương tính, nơi ở dành cho hoàng đế thì cung Khôn Ninh đại diện cho âm tính, nơi ở dành riêng cho các hoàng hậu.

Lần giở chính sử, các nhà nghiên cứu thấy rằng, trong 277 năm thống trị của nhà Minh, những hoàng hậu đầu tiên sống trong cung Khôn Ninh đều có số phận vô cùng bi thảm, chẳng được hưởng phú quý như thầy tướng số đã dự đoán, cũng chẳng hạnh phúc viên mãn như những gì người dân vẫn hằng tưởng tượng.

Bi kịch tương tự cũng diễn ra với các hoàng hậu đầu của vua triều Thanh - triều đại kéo dài 296 năm trong lịch sử phong kiến. Bất luận là sống trong cung Hách Đồ A Lạp Hãn tại Hưng Kinh (nay thuộc tỉnh Liêu Ninh), cung Thanh Ninh tại hoàng cung Thịnh Kinh, hay cung Khôn Ninh tại hoàng cung Bắc Kinh, cuộc đời họ cũng chẳng sáng sủa gì.

16 hoàng hậu triều Minh

Người đứng đầu trong danh sách chính là Mã Hoàng hậu, người vợ cả của Hoàng đế Chu Nguyên Chương. Mã thị là người Túc Châu, tức thành phố Túc Châu, tỉnh An Huy ngày nay. Do mẹ mất sớm, cha của Mã thị đã gửi con gái mình cho một người bạn là Quách Tử Hưng nhờ nuôi dưỡng. Khi Chu Nguyên Chương còn là thuộc hạ dưới quyền của Quách, thấy Chu Nguyên Chương có tương lai, Quách đã gả Mã thị cho họ Chu.

Sau khi, khi cuộc khởi nghĩa thành công, Chu Nguyên Chương xưng đế đã lập Mã thị lên làm Hoàng hậu, gọi là Mã Hoàng hậu. Mã thị vốn là một phụ nữ lớn lên ở nông thôn, không được học hành, tuy nhiên, kinh qua khổ nạn và những năm tháng chiến tranh, Mã thị nổi tiếng là người nhân từ, có trí tuệ và thích đọc sách.

Do vậy, Mã Hoàng hậu đã giúp Chu Nguyên Chương quản lý hậu cung rất chỉn chu. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là Chu Nguyên Chương sống tới 71 tuổi còn Mã thị chỉ thọ được 51 tuổi đã qua đời. Điều đó có nghĩa là bà sống ít hơn chồng tới 20 năm.

Tới thời Kiến Văn Đế Chu Doãn Văn, bà hoàng hậu đầu tiên cũng mang họ Mã. Mã hoàng hậu ban đầu là hoàng thái tôn phi (vợ cả của cháu nội hoàng đế). Sau đó, khi Chu Doãn Văn lên ngôi, gọi là Kiến Văn Đế thì Mã thị được sắc phong làm hoàng hậu. Tuy nhiên, ngay trong năm Kiến Văn thứ nhất, Yên Vương Chu Đệ đã dấy binh chống lại Chu Doãn Văn.

cs06021414.jpg

Khôn Ninh Cung

Cuộc chiến kéo dài 3 năm thì kết thúc với phần thắng thuộc về phía Chu Đệ. Cả Chu Doãn Văn lẫn Mã hoàng hậu đều bị giết chết. Năm đó, Kiến Văn Đế mới 26 tuổi, trong khi Mã Hoàng hậu chỉ mới 22. Có thể nói, Mã hoàng hậu đã trở thành vật hy sinh trong cuộc đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực trong hoàng thất triều Minh.

Sau khi lật đổ Chu Doãn Văn, Chu Đệ tự mình lên ngôi làm hoàng đế, tự xưng là Vĩnh Lạc Đế. Từ một kẻ phản nghịch, Chu Đệ trở thành vị hoàng đế quyền lực thống trị triều Minh trong suốt mấy chục năm. Tuy nhiên, điều đáng nói là Từ hoàng hậu, vợ cả của Chu Đệ vẫn không thoát được số phận bi kịch giống như hai bà hoàng hậu họ Mã.

Từ hoàng hậu là con gái của Đại tướng quân, Trung Sơn Vương Từ Đạt. Ban đầu, Từ thị chỉ là Yên Vương phi nhưng sau đó, Chu Đệ đoạt ngôi báu, trở thành hoàng đế, Từ thị nghiễm nhiên cũng trở thành hoàng hậu.

Khi Chu Đệ dời đô từ Nam Kinh về Bắc Kinh, xây dựng Tử Cấm Thành thì Từ hoàng hậu đã mắc bạo bệnh mà qua đời ngay trước khi bà chuyển tới sống ở cung Khôn Ninh. Năm đó, Từ thị mới 46 tuổi. Sau khi bà chết, người ta chôn bà ở Trường Lăng, mộ trong số 13 lăng mộ ở Bắc Kinh. Từ Hoàng hậu là một người thông minh, hiền thục, biết giữ các nguyên tắc, tiếc thay bà chưa kịp ở trong cung Khôn Ninh đã phải về nơi suối vàng.

Tới thời Tuyên Đức Đế Chu Thiêm Kỳ, hoàng hậu là Hồ thị vốn là người Tề Ninh, tỉnh Sơn Đông “không có tội gì nhưng vẫn bị phế truất”. Vì sao Hồ hoàng hậu lại bị phế truất? Sử sách chép rằng, lúc bấy giờ, Tôn Quý phi rất xinh đẹp nên được Chu Thiêm Kỳ sủng ái, trong khi đó, Hồ hoàng hậu vào cung đã lâu mà không sinh được con, th.ân thể lại thường hay ốm yếu, bệnh tật.

Chính vì vậy, Tuyên Đức Đế do Tôn Quý phi xúi giục đã ra lệnh cho Hồ hoàng hậu viết sớ xin từ vị, lui về ở tại Cung Trường An rồi sắc phong cho Tôn thị làm quý phi. Hồ hoàng hậu sau khi viết sớ bị phế, vì quá buồn tủi và u uất nên chẳng bao lâu sau mắc bệnh mà chết.

Tới thời Cảnh Thái Đế Chu Kỳ Ngọc, có hoàng hậu là Uông thị. Uông thị vốn là người Bắc Kinh, nổi tiếng xinh đẹp nhưng vì ngang ngược với hoàng đế nên cũng bị phế truất. Sử sách chép rằng, lúc bấy giờ, Kháng Phi, một người vợ của Cảnh Thái Đế sinh được một hoàng tử, gọi là Chu Kiến Tề.

Cảnh Thái Đế vốn rất sủng ái Kháng Phi, do vậy muốn phế truất Chu Kiến Thâm để lập Kiến Tề lên làm thái tử. Uông hoàng hậu nhất định không đồng ý, còn nổi khùng trách móc hoàng đế. Cảnh Thái Đế tức giận bèn ra lệnh phế truất Uông hoàng hậu, lập Kháng Phi lên thay.

Khi Anh Tông được khai phục ngai vàng, Uông hoàng hậu còn bị đuổi ra khỏi cung rồi tịch biên gia sản. Uông hoàng hậu những ngày sau đó sống trong cảnh buồn bã u uất nên chẳng bao lâu sau thì mắc bệnh mà qua đời.

Ngô hoàng hậu thời Thành Hóa Đế Chu Kiến Thâm cũng chịu số phận tương tự. Ngô thị vốn là người Bắc Kinh, cũng rất xinh đẹp, tuy nhiên, lúc bấy giờ, hoàng đế Chu Kiến Thâm mặc dù cưới Ngô thị về làm hoàng hậu song lại chỉ sủng ái Vạn Quý phi, người lớn hơn mình tới 17 tuổi. Vạn thị vốn chẳng phải là một mỹ nữ được tuyển vào cung mà là vú nuôi ở bên cạnh Chu Kiến Thâm từ khi ông ta còn là thái tử.

Đến khi lớn lên, Chu Kiến Thâm càng ngày càng quyến luyến Vạn thị nên mới quyết định đưa Vạn thị vào hậu cung của mình, phong làm quý phi. Một người được cưới hỏi chính thức, được phong làm hoàng hậu như Ngô thị đương nhiên không thể chịu đựng được cảnh một mụ già hơn mình cả hai chục tuổi lại cướp mất chồng mình nên đã tìm cớ đánh cho Vạn thị một trận.

Chuyện Ngô thị với tư cách là bà chủ hậu cung tìm cớ đánh một quý phi là chuyện bình thường. Tuy nhiên, người ta thường nói rằng, “đánh chó phải xem mặt chủ”, Ngô thị đánh Vạn Quý phi tại sao không xem mặt chủ nhân của Vạn thị là ai? Vì vậy, chuyện này khiến Chu Kiến Thâm vô cùng tức giận và kết quả của cơn thịnh nộ ấy là Ngô thị bị phế truất.

Trương hoàng hậu, vợ của Hoằng Trị Đế Chu Hựu Đường, người Hưng Tế (nay là huyện Thanh, tỉnh Hà Bắc) mặc dù là hoàng hậu, song chồng bà qua đời khi mới 36 tuổi. Vì vậy, mới ngoài 20 tuổi, Trương thị đã trở thành một quả phụ. Cuộc đời tuy xa hoa nhưng khó có thể nói là viên mãn được. Hạ hoàng hậu, vợ của Chu Hậu Chiếu cũng chịu số phận tương tự. Chu Hậu Chiếu ở ngôi chẳng được bao lâu thì qua đời, thọ 31 tuổi. Hoàng đế qua đời, hoàng hậu đương nhiên trở thành góa phụ, sống một đời buồn tủi trong chốn hậu cung.

Số phận của Trần hoàng hậu, vợ của Gia Tĩnh Đế Chu Hậu Thông càng thê thảm hơn. Trần hoàng hậu là con của Trần Vạn Ngôn, một vị quan nổi tiếng đương triều. Trần Vạn Ngôn là người Hà Bắc. Trần Vạn Ngôn từ nhỏ đã ham đọc sách, lòng nuôi kinh bang tế thế, song thi mãi không đâu, tới năm 50 tuổi vẫn chưa có công danh danh.

Tới năm Gia Tĩnh thứ nhất, tức năm 1522, nhờ con gái là Trần Liên được tuyển vào cung rồi được sắc phong làm hoàng hậu, Trần Vạn Ngôn mới được Gia Tĩnh Đế phong làm Hồng Lư Thị Khanh, sau đó được thăng chức làm Trung quân Đô đốc phủ.

Tiếp đó, bất chấp sự phản đối của quần thần, Gia Tĩnh Đế lại phong cho Trần Vạn Ngôn làm Thái Hòa Bá (bổng lộc hàng ngàn thạch mỗi năm, con cháu được kế thừa tước vị), quyền lực có thể nói là không ai có thể sánh bằng. Tuy nhiên, Trần Liên vào cung từ năm Gia Tĩnh thứ nhất thì đến năm Gia Tĩnh thứ 7 đã mắc bệnh qua đời. Nhà họ Trần cũng bắt đầu sa sút. Ít lâu sau, Trần Vạn Ngôn cũng qua đời, tuy nhiên, con cháu không được kế thừa tước vị.

Tới Lý hoàng hậu, vợ của Long Khánh Đế Chu Tải Hậu mặc dù sinh được con trai, tuy nhiên, mới 4 tuổi đã qua đời. Bản thân Lý hoàng hậu mắc bệnh qua đời trước khi chồng lên ngai báu, hưởng thọ chỉ hơn 20 tuổi. Tước vị hoàng hậu của bà cũng là sau khi chết mới được phong. Vì vậy, tiếng là Hoàng hậu, song Lý Hoàng hậu chưa từng một ngày được hưởng thụ cuộc sống sung sướng của một hoàng hậu.

Vương hoàng hậu, vợ của Vạn Lịch Đế Chu Dực Quân, mặc dù là hoàng hậu song lại không hề được hoàng đế để mắt tới. Sử chép, lúc bấy giờ, người Vạn Lịch Đế sủng ái chính là Trịnh Quý phi. Tuy nhiên, không giống như những bà hoàng hậu khác, ghen ghét ra mặt hoặc tìm cách hại những đối thủ của mình, Vương hoàng hậu không những phải nén sự uất giận vào bên trong mà lúc nào cũng phải tươi cười. Cũng có lẽ vì thế, chẳng bao lâu sau thì Vương hoàng hậu cũng mắc bệnh mà qua đời, cả đời không hề có con.

Quách hoàng hậu, vợ của Thái Xương Đế cũng chết từ trước khi chồng mình được ngồi lên ngai báu. Chính vì thế, tước hiệu hoàng hậu thực tế là được phong khi bà đã qua đời từ lâu. Tới Trương hoàng hậu, vợ của Thiên Khải Đế Chu Do Hiệu số phận càng bi thảm.

Cả đời Trương thị không có con trai, chồng lại chết từ năm mới 23 tuổi, vì vậy, chưa đầy 20 tuổi, Trương thị đã trở thành góa phụ trong chốn cung cấm lạnh lẽo. Tới khi Lý Tự Thanh đem quân khởi nghĩa đánh vào hoàng cung của nhà Minh, Trương hoàng hậu vì quá lo sợ đã treo cổ tự vẫn. Cuộc đời có thể nói là cực kỳ bi kịch.

Như vậy, 15 bà hoàng hậu kể trên, không có vị nào có kết cục tốt đẹp. Tuy nhiên, triều Minh có tới 16 vị hoàng đế, vậy số phận của bà hoàng hậu cuối cùng ra sao? Xin thưa, cũng không kém phần bi kịch. Vị hoàng hậu cuối cùng của triều Minh là Chu Hoàng hậu, vợ cả của Sùng Trinh Đế, ông vua cuối cùng của triều đại này.

Vào năm 1644, khi quân Lý Tự Thành kéo vào Bắc Kinh, Sùng Trinh Đế quyết định treo cổ tự vẫn. Trước khi chết, Sùng Trinh ra lệnh cho tất cả phi tần, con cái của mình “tự vẫn vì đất nước”. Chu hoàng hậu, vợ cả của Sùng Trinh do vậy đã treo cổ tự sát ngay tại cung Khôn Ninh. Như vậy, có thể nói, cả 16 bà hoàng hậu của triều Minh, không ai có số phận tốt đẹp cả. Vậy còn triều Thanh, triều đại thay thế vương triều Minh thì số phận của các bà Hoàng hậu ra sao?


12 vị hoàng hậu triều Thanh

Hoàng hậu Diệp Hách Na La thị, vợ cả của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, người được coi là vị hoàng đế đầu tiên của triều Thanh qua đời năm 29 tuổi, bỏ lại chồng và bầy con thơ. Sử sách chép rằng, trước khi Diệp Hách Na La thị mắc bệnh nặng, muốn gặp mặt mẹ ruột lần cuối.

Lúc bấy giờ, mối quan hệ giữa bộ tộc Kiến Châu và bộ tộc Diệp Hách rất căng thẳng vì thế, Nỗ Nhĩ Cáp Xích không thể đưa vợ về bộ tộc Diệp Hách để thăm mẹ mà phái người tới mời mẹ vợ tới bộ tộc của mình để thăm con gái. Tuy nhiên, anh trai của Diệp Hách nhất định từ chối, không cho mẹ mình đi. Diệp Hách Na La thị sau đó đã qua đời trong sự dằn vặt của bệnh tật và nỗi nhớ thương mẹ.

Tới Hoàng Thái Cực, ông vua đã góp phần rất lớn cho việc xây dựng vương triều nhà Thanh có Hoàng hậu là Bác Nhĩ Tề Cát Đắc thị. Bác Nhĩ Tề là người phụ nữ tài trí, một mình quản lý rất tốt hậu cung. Trong Thanh Ninh cung (hậu cung của Hoàng đế nhà Thanh trước khi chiếm Trung Nguyên) có 4 vị phi tần thì 2 vị là cháu của Bác Nhĩ Tề.

Thế lực của Bác Nhĩ Tề trong chính quyền nhà Thanh lúc bấy giờ có thể nói là vô cùng lớn. Tuy nhiên, khi mới 52 tuổi, Hoàng Thái Cực đột ngột qua đời. Kể từ đó, Bác Nhĩ Tề phải sống trong cảnh bị ghẻ lạnh cho tới cuối đời.

Tới đời vua thứ ba nhà Thanh, hoàng hậu cũng là người họ Bác Nhĩ Tề Cát Đắc. Bác Nhĩ Tề Cát Đắc thị cũng nổi tiếng là người thông minh và xinh đẹp, tuy nhiên, cuối cùng lại bị phế truất. Vào năm Thuận trị thứ 8, tức năm 1651, Bác Nhĩ Tề Cát Đắc thị được phong làm hoàng hậu.

Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau đó, Bác Nhĩ Tề Cát Đắc đã bị phế truất. Năm đó, Thuận Trị đế mới 16 tuổi, do vậy, chắc chắn, Bác Nhĩ Tề Cát Đắc hoàng hậu tuổi chưa tới 15. Kể từ lúc đó cho tới khi cuối đời, bà hoàng hậu này đã phải sống những ngày tháng buồn tủi.

Hách Xá Lý hoàng hậu là vợ của hoàng đế Khang Hy, vị vua thứ 4 của triều nhà Thanh. Ông nội của bà là Hách Xá Lý là Sách Ni, từng là quan phụ chính đại thần còn cha là Cát Bố Lạt cũng từng giữ chức Lãnh thị vệ nội đại thần. Mặc dù sinh ra trong một dòng họ có thế lực và được tuyển làm Hoàng hậu một cách dễ dàng, tuy nhiên, ngay trong ngày sinh đứa con đầu lòng, Hách Xá Lý đã qua đời. Năm đó, bà mới 22 tuổi.

Ung Chính hoàng đế có hoàng hậu là Ô La Na La thị. Khi Ung Chính lên ngôi vào năm 1723, bà được sắc phong làm hoàng hậu. Tuy nhiên, mới hưởng thụ cuộc sống của hoàng hậu được vỏn vẹn 9 năm, tới năm 1731, Ô La Na La thị đã mắc bệnh qua đời, tuổi mới ngoài 20.

Phú Sát hoàng hậu là vợ Càn Long, số phận cũng rất bi thảm. Sử chép, vào năm Càn Long thứ 13, tức năm 1748, sau khi tuần thú Giang Nam, trên đường quay trở về thì Phú Sát đột ngột qua đời. Về cái chết của bà hoàng hậu này, chính sử ghi rất mơ hồ. Có sách chép khi đi tới Đức Châu, chuẩn bị lên thuyền thì hoàng hậu qua đời.

Có sách lại chép, hoàng hậu Phú Sát qua đời khi đã lên thuyền. Cũng có sách lại chép, thực tế hoàng hậu Phú Sát đã nhảy xuống sông tự sát. Dẫu sự thực ra sao thì kết cục cũng chỉ có một, bà hoàng hậu của Càn Long đã chết khi tuổi đời mới 37.

Tới thời vua Gia Khánh, hoàng hậu là Hỷ Tháp Lạp thị được sắc phong làm hoàng hậu chưa đầy 2 năm thì qua đời, hoàn toàn chưa kịp hưởng nhưng vinh hoa phú quý của ngôi vị hoàng hậu. Trong khi đó, Gia Khánh hoàng đế, chồng bà thì sống thọ hơn bà tới 24 năm. Vợ của Đạo Quang Đế là Nữu Hộ Lộc thị cũng sống chưa tới 30 tuổi, vẫn chưa kịp được sắc phong làm hoàng hậu thì đã qua đời. Sau khi Nữu Hộ Lộc thị qua đời mới được sắc phong làm hoàng đế.

Hoàng hậu Tát Khắc Đạt, vợ của hoàng đế Hàm Phong cũng mới được sắc phong làm vợ cả được 2 năm, chưa kịp lên làm hoàng hậu thì Tát Khắc Đạt đã qua đời, thọ chưa tới 20 tuổi. Sau đó, khi Hàm Phong lên ngôi bà mới được truy phong làm hoàng hậu. Vợ của Đồng Trị hoàng đế là A Lỗ Đắc do chống đối với Từ Hy Thái hậu đã bị bà Thái hậu này ép phải thắt cổ mà chết.

Đến thời vua Quang Tự, hoàng hậu là Diệp Hách Na La thị sau khi kết hôn với Quang Tự, hai vợ chồng sống chẳng ngày nào được hòa thuận. Sau đó không bao lâu, Quang Tự bị giảm long trong cung rồi chết năm mới 38 tuổi. Năm đó, Diệp Hách Na La thị cũng mới chỉ 41 tuổi. Sau đó, Diệp Hách Na La thị phải một mình chăm sóc hoàng đế Phổ Nghi một thân một mình bươn trải. Được 5 năm thì bà mất, hưởng thọ chỉ 46 tuổi.

Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, cũng là Hoàng đế cuối cùng của lịch sử phong kiến Trung Quốc có hoàng hậu là Quách Bố La thị. Tuy nhiên, trên thực tế, vào thời điểm thành hôn, Phổ Nghi đã không còn là hoàng đế nữa mà là một người dân thường. Do vậy, cuộc sống của Quách Bố La thị hoàn toàn không được sung sướng như những người tiền nhiệm của mình.
 
Lịch sử Việt Nam thì không rõ nhưng lịch sử Trung Quốc thì hiểu rất rõ..
 
×
Quay lại
Top