Côn Sơn - Kiếp Bạc

hatthoc30

Đang từng ngày lớn lên
Thành viên thân thiết
Tham gia
9/12/2010
Bài viết
2.416
Sơ lược
Côn Sơn –Kiếp Bạc là hai tích lịch sử nổi tiếng của huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa Côn Sơn tọa lạc trên xã Cộng Hòa, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng- Kỳ Lân cách Hà Nội khoảng 70km. Chùa là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm thời Trần được trùng tu mở rộng năm 1304 và được Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp vào hạng quốc gia.

Còn đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo là nơi thờ phụng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Cái tên Kiếp Bạc là ghép từ tên của hai vùng Vạn Yên(làng Kiếp) và Dược Sơn(làng Bạc). Vị trí của đền rất đặc biệt là nằm gần Lục Đầu Giang là nơi hội tụ của sáu con sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính của con sông Thái Bình. Đền cách Hà Nội khoảng 80km theo quốc lộ số 1 đến Bắc Ninh rẽ sang đường quốc lộ số 18 và cách chùa Côn Sơn khoảng 5km.

Côn Sơn-Kiếp Bạc từ lâu đã in sâu vào trong tìm thức của người dân yêu lịch sử Việt Nam và ngày nay nơi đây đã trở thành thắng cảnh du lịch nổi tiếng của tỉnh Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói chung.

Click vào đây để ẩn bản đồ Côn Sơn - Kiếp Bạc
Map data ©2011 Google - Terms of Use
Map
Satellite
Hybrid
Đi đâu, chơi gì?
Chùa Côn Sơn hay còn gọi là chùa Hun, xưa là một công trình kiến trúc vĩ đại gồm 385 pho tượng, từng là quần thể nguy nga với 83 gian, gạch đỏ, ngói để men màu. Đến nay chùa vẫn giữ lại được những ngọn đá chạm cánh sen và một số ngói mũi hài đời Trần. Chùa là nơi tu hành của Quốc sư Huyền Quang- vị tổ thứ ba của Thiền Phái Trúc Lâm. Trước sân chùa có một cây cổ thụ 600 tuổi làm tăng thêm vẻ trang nghiêm và uy nghi của chùa.
chua-con-son.jpg

Chùa Côn Sơn

Phía sau chùa là khu mộ tháp Đăng Minh Bảo Tháp, được xây dựng toàn bằng đá xanh cao 3 tầng, bên trong đặt xá lợi và tượng của Huyền Quang. Dưới chân Đăng Minh bảo tháp là Giếng Ngọc mà người xưa tương truyền giếng này là con mắt của con Kỳ Lân. Nước trong giếng được chùa dùng để cúng lễ của chùa. Từ chùa Côn Sơn leo khoảng 600 bậc thang đá là tới đỉnh Côn Sơn cao 200m, trên đỉnh có một phiến đá khá rộng gọi là Bàn Cờ Tiên, nơi đây có một cái am nhỏ gọi là Am Bạch Vân hình chữ Công với tám mái chảy, có lan can xung quanh.

Đến chùa, du khách có dịp xem lại bút tích của vua Trần Duệ Tông được khắc trên tấm bia có ba chữ “Thanh Hư động”. Đây là một di sản quý giá nhất của chùa. Bia được đạt trên lưng một con rùa. Kế bên là cũng là một di sản không kém phần quan trọng của chùa là bia đá sáu mặt với tên gọi là Côn Sơn Thiên Tư Phúc Tự.
thanh_hu_dong.jpg


Bút tích của vua Trần Duệ Tông-ba chữ “Thanh Hư động”

Bên suối Côn Sơn có phiến đá gọi là Thạch Bàn mà xưa Nguyễn Trãi đã ngồi nơi đây là thơ. Đi về phía hạ nguồn, theo ven suối Côn Sơn du khách sẽ thấy được đền thờ Nguyễn Trãi là một quần thể kiến trúc khá đẹp gồm cầu đá, cổng đá, tam quan, điện thờ,…Ngoài ra, còn có đền thờ vị thần Trần Nguyên Hãn và đền Trần Nguyên Đán ở thượng nguồn suối.
dentho-nguyentrai.jpg

Đền thờ Nguyễn Trãi

Ở Côn Sơn, mỗi năm đều diễn ra hai lễ hội lớn: Hội Xuân và Hội Thu. Hội Xuân là hội chùa Côn Sơn là để kỷ niệm ngày mất của Thiền sư Huyền Quang diên ra vào ngày 16 cho đến ngày 22 tháng giêng. Còn Hội Thu sẽ được tổ chức từ ngày 16 đến ngày 20 tháng tám âm lịch để tưởng niệm vị anh hùng Nguyễn Trãi. Du khách tham gia lễ hội sẽ được chơi những trò vui dân gian rất đặc sắc.

Cách chùa Côn Sơn không xa là di tích Kiếp Bạc. Xung quanh khu vực đền là một thung lũng trù phú ba dãy núi Rồng hình tay ngai vói hai nhánh Nam Tào và Bắc Đẩu. Cổng đền rất lớn, đồ sộ gồm ba cổng ra vào, trên cổng có khắc bốn chữ “ Hưng thiên vô cực”, dưới có năm chữ “Trần Hưng Đạo Vương từ”.

den-kiep-bac-2.jpg

Cổng đền Kiếp Bạc

Bên trong chùa có 3 tòa điện lớn: tòa điện phía ngoài thờ Phạm Ngũ Lão, ở chính giữa thờ Hưng Đạo Vương, điện thứ ba là thờ phu nhân Đạo Vương là công chúa Thiên Thành và hai cô con gái là Nhị vị Vương Cô. Trong đền còn có 7 pho tượng bằng đồng và 4 vị thờ các con trai của ông cùng với hai gia tướng.

den-kiep-bac.jpg

Đền Kiếp Bạc

Du khách tham quan khu vực gần đền sẽ thấy một quả núi nhỏ có tên Viên Lăng, cây cối mọc um tùm.

Từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hằng năm, ở Kiếp Bạc có diễn ra hội đền Kiếp Bạc(còn gọi là hội Tháng Tám Kiếp Bạc). Lễ hội là để tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo Vào những ngày đầu tháng cho đến cuối tháng giêng hằng năm, chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc đã đón rất nhiều khách phương xa đến đây thăm viếng, tham gia lễ hội cúng chùa đền.
 
Nhà mình gần đấy.

:(

Đúng là thời xăng tăng giá , cái gì cũng thu vé , giá vé ngày càng cao ;))
 
Côn sơn toàn chùa với cổng với đền khá chán chỉ thích hợp với người có tín ngưỡng
 
×
Quay lại
Top