Con người sẽ phải ăn sâu bướm và bọ xít trong tương lai

Thoi Gian

Không có tuổi.
Thành viên thân thiết
Tham gia
17/2/2014
Bài viết
525
Khi dân số tiếp tục nhích gần hơn tới mốc 8 tỷ người, thực phẩm trở nên khan hiếm và nhiều chuyên gia khẳng định rằng chẳng bao lâu nữa, con người sẽ phải ăn các món từ côn trùng.

Một nhóm sinh viên Đại học McGill, Montreal đã giành được giải thưởng Hult năm 2013 nhờ sáng chế sản xuất bột giàu protein làm từ côn trùng. Nhóm sinh viên này đã được thưởng 1 triệu đô la để bắt đầu chế tạo ra thứ mà họ gọi là Bột Năng lượng (Power Flour). “Chúng tôi sẽ bắt đầu với châu chấu,” trưởng nhóm Mohammed Ashour nói.

Đầu năm nay, Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) công bố bản báo cáo có tựa đề “Những côn trùng có thể ăn được: Triển vọng tương lai cho thực phẩm và an toàn thực phẩm.” Bản báo cáo liệt kê chi tiết những lợi ích môi trường và sức khỏe từ một chế độ ăn uống bổ sung các chất từ côn trùng. Chế độ ăn uống này còn được gọi là chế độ ăn côn trùng (entomophagy).

Dưới đây là danh sách 7 côn trùng sẽ sớm trở thành món ăn phổ biến trong tương lai, theo tổng hợp từ các tài liệu của FAO và một số nguồn tin khác.

1. Sâu bướm Mopane

con-trung-1-1.jpg

Một con sâu bướm Mopane (tên khoa học là Imbrasia belina) trên cành cây Mopane, loài cây có lá hình cánh bướm.

Sâu bướm Mopane - giai đoạn ấu trùng của bướm hoàng đế (Imbrasia belina) – rất phổ biến ở Nam Phi. Thu hoạch sâu bướm Mopane là một ngành công nghiệp hái ra tiền trong khu vực này, doanh thu lên tới hàng triệu đô mỗi vụ. Công việc chung của phụ nữ và trẻ em nơi đây chính là thu thập các con côn trùng béo mẫm.

Theo cách chế biến truyền thống, sâu bướm được đun sôi trong nước muối, sau đó phơi khô, sản phẩm có thể để vài tháng mà không cần làm lạnh. Đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong thời gian đói kém. Sâu bướm còn chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn thịt bò. Trong khi 100g thịt bò khô chứa 6mg sắt, hàm lượng sắt trong một gói 100g sâu mopane lên tới 31mg, cao hơn gấp 5 lần. Theo tổ chức FAO, sâu bướm cũng là nguồn cung cấp phong phú các chất kali, natri, canxi, phốt pho, magiê, kẽm, mangan và đồng.

2 . Châu chấu

con-trung-2-1.jpg

Châu chấu rang (chapulines) là một đặc sản ở khu vực miền nam Mexico.

Chapulines là châu chấu thuộc chi Sphenarium, và được ăn rộng rãi trên toàn miền nam Mexico. Châu chấu được rang với tỏi, nước chanh, và muối, thêm một chút tương guacamole hay bột ớt khô, ăn rất giòn và ngậy. Châu chấu là một nguồn giàu protein, nghiên cứu cho thấy loài này có chứa hơn 70% protein.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng thu lượm châu chấu Sphenarium là một biện pháp thay thế hấp dẫn cho việc phun thuốc trừ sâu trong các đồng cỏ linh lăng và các cây trồng khác. Việc làm này không chỉ loại bỏ các mối hiểm họa môi trường do phun thuốc trừ sâu, mà còn cung cấp thêm cho người dân địa phương một nguồn dinh dưỡng và thu nhập từ việc bán châu chấu.

Châu chấu rang cũng là một món ăn rất thịnh hành trên thị trường Việt Nam ngày nay.

3. Mọt gỗ witchetty grub

con-trung-3-1.jpg


Đây là một món ăn phổ biến của những thổ dân Úc. Khi ăn sống, loài ấu trùng này có hương vị như quả hạnh đào, khi được nướng chín tái trong than nóng, da của chúng xoăn giòn, mùi thơm như mùi thịt gà quay. Mọt gỗ chứa rất nhiều các axit oleic, một chất béo omega- 9 không bão hòa đơn lành mạnh. Các ấu trùng được thu hoạch từ dưới lòng đất, nơi chúng sống nhờ vào các rễ cây bạch đàn và cây keo đen.

4. Mối

con-trung-4-1.jpg


Nếu muốn thoát khỏi những con mối mọt hàng ngày gặm nhấm sàn nhà của bạn, chỉ cần áp dụng phương pháp của dân Nam Mỹ và châu Phi: tận dụng nguồn dinh dưỡng phong phú của loài côn trùng này bằng cách chiên, phơi khô, hoặc hấp mối trong lá chuối .

Mối chứa tới 38% protein, và một loài mối đặc biệt của Venezuela, có tên là Syntermes aculeosus, chứa 64% protein. Mối cũng rất giàu sắt, canxi, axit béo thiết yếu và các axit amin như tryptophan.

5. Đuông dừa

con-trung-5-1.jpg

Đuông dừa (tên khoa họcRhynchophorus ferrugineus), một loài ấu trùng được bán nhiều trên thị trường Heho, là một món ăn của đông đảo người dân Đông Nam Á.

Sâu Đuông không có chân, màu vàng nhạt, phình to ở phần giữa thân, đầu màu nâu đỏ, rộng khoảng 5cm, dài 10cm, có thể dùng làm món chiên hoặc ăn sống.

Một báo cáo năm 2011 từ Tạp chí Khoa học Côn trùng phát hiện ra rằng sâu Đuông là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời của kali, kẽm, sắt và phốt pho, cũng như một số axit amin và axit béo lành mạnh.
Từ lâu món Đuông dừa đã trở thành một đặc sản du lịch ở Việt Nam. Đến miền Nam Việt Nam, bạn có thể được thưởng thức món đuông với nhiều cách chế biến phong phú: đuông ngâm nước mắm, đuông lăn bột chiên bơ, đuông rang muối, đuông nướng, đuông luộc nước dừa, đuông hấp xôi, cháo đuông.

6. Bọ xít

con-trung-6-1.jpg

Bọ xít được tiêu thụ trên khắp châu Á, Nam Mỹ và châu Phi. Loài côn trùng này là một nguồn dinh dưỡng quan trọng cung cấp protein, chất sắt, kali và phốt pho.

Vì bọ xít có mùi hôi rất khó chịu, người ta thường bỏ đầu và rút ống tiết dịch của bọ xít ra trước khi ăn sống. Ngoài ra, bọ xít cũng có thể làm món nướng, hoặc ngâm trong nước cho chúng tiết hết mùi hôi, rồi phơi khô và thưởng thức. Nước ngâm bọ xít - thứ nước chứa các chất độc hại tiết ra - có thể được tận dụng như một loại thuốc trừ sâu để trừ khử bọn mối mọt đục gỗ nội thất.

7. Mọt bột

con-trung-7-1.jpg

Bánh mọt bột được phục vụ trong căng tin của
Bộ Nông nghiệp, Tài nguyên và Chất lượng thực phẩm tại Hà Lan.

Ấu trùng của loài mọt bột thuộc bộ Cánh cứng (tên khoa học Tenebrio Molitor) là một trong những loài côn trùng được tiêu thụ ở phương Tây. Chúng được nuôi tại Hà Lan để làm thức ăn cho con người cũng như … gia súc. Loài này phát triển mạnh trong khí hậu ôn đới.

Mọt bột rất giàu giá trị dinh dưỡng, cung cấp nhiều đồng, natri, kali, sắt, kẽm và selen. Mọt bột cũng có thể ngang hàng với thịt bò về hàm lượng protein, nhưng có lượng chất béo lành mạnh không bão hòa cao hơn.

(ST)
 
giờ đang có những người coi đó là đặc sản -__-
 
:Conan04: không món nào mình có thể ăn được :puke!:KSV@19:
 
Có thể mình sẽ ăn được con mối, zì mình nghĩ nó giống con kiến, tại zì lúc trc mình có nuốt phải con kiến trong ly sữa -_-
 
Chưa tới lúc đó đâu, chuột vẫn còn nhiều mà :KSV@05:
 
×
Quay lại
Top