Con người làm hỏng môi trường từ 6.000 năm trước

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Sự thay đổi mang tính bước ngoặt của hệ sinh thái trên Trái đất bắt đầu cách đây 6.000 năm khi con người gia tăng các hoạt động săn bắn, sử dụng đất nông nghiệp, dùng lửa, thuần dưỡng động vật và định canh, định cư.


15.jpg


Người Ai Cập cổ đại canh tác nông nghiệp từ hàng nghìn năm trước.
Ảnh: Morrowlife

Thay đổi quy luật tồn tại 300 triệu năm

Khó tưởng tượng một thế lực nào đủ sức thay đổi các quy luật tự nhiên vốn đã tồn tại trên Trái đất trong hơn 300 triệu năm. Tuy nhiên, một nghiên cứu ở Mỹ có tên “Đánh giá những thay đổi của tổ chức động, thực vật trong 307 triệu năm qua” đã cho thấy một sự thật: Môi trường sống trên Trái đất đã bị con người biển đổi từ 6.000 năm trước

Để đi đến kết luận kể trên, TS Kathleen Lyons cùng cộng sự tại Bảo tàng Quốc gia lịch sử tự nhiên Mỹ đã phải nghiên cứu hơn 359.000 hóa thạch và các loài động vật hiện đại ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Phi. Họ nhận ra rằng, tuy phần lớn các loài phân bố một cách ngẫu nhiên ở các khu vực trên Trái đất song vẫn tồn tại một nhóm các loài có mối quan hệ đặc biệt với nhau. Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ: Trong một môi trường có xuất hiện loài này thì chắc chắn loài kia cũng góp mặt.

Ví dụ như loài voi và hươu cao cổ thường sống cùng khu vực vì chúng có chung một môi trường sống; hay sư tử và ngựa vằn có quan hệ mật thiết giữa kẻ săn mồi và con mồi (nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại).

Qua nghiên cứu, thống kê, các nhà khoa học phát hiện ra rằng trong khoảng hơn 300 triệu năm, số cặp loài động vật có quan hệ đặc biệt như trên cùng tồn tại trong một môi trường lớn hơn rất nhiều so với hiện nay. Cụ thể, từ kỷ Than đá (khoảng 359,2 ± 2,5 triệu năm trước) đến đầu thế Holocene (11.700 năm trước), trung bình khoảng 64% số loài động vật có mối quan hệ đặc biệt với nhau.

Tuy nhiên, 6.000 năm trước đây, khi con người bắt đầu gia tăng các hoạt động như săn bắn, sử dụng đất nông nghiệp, dùng lửa, thuần dưỡng động vật và định canh, định cư thì đã có sự thay đổi lớn xảy ra. Theo các nhà khoa học, lúc này chỉ có 37% các cặp loài có quan hệ đặc biệt với nhau.
Họ kết luận, các loài động vật trở nên tách biệt với nhau hơn, nghĩa là nơi tìm thấy một loài thì ít khả năng tìm thấy loài kia. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đã có rất nhiều cặp loài động vật nằm trong mối quan hệ đặc biệt với nhau suốt 300 triệu năm. Những mối quan hệ đó đã biến mất hoàn toàn, các loài sống hoàn toàn tách biệt trong khoảng 6.000 năm trở lại đây, khi nhân loại gia tăng các hoạt động của mình.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy con người có ảnh hưởng lớn đến môi trường trong một thời gian dài và bắt đầu định hình lại hệ sinh thái trên Trái đất từ khoảng 6.000 năm trước. Chúng ta đang sống trong nhiều khu vực có những loài động vật khác nhau cùng tồn tại. Khi các loài này không còn xuất hiện trong những khu vực đó nữa tức là chúng không thể sinh tồn ở những nơi con người đang sống. Điều đó có nghĩa là các loài động vật dễ bị tuyệt chủng hơn, bởi có ít các mối quan hệ giữa chúng. Và bởi vì phạm vi địa lý của chúng nhỏ hơn, mức độ đa dạng của chúng gần như chắc chắn cũng sẽ ít hơn”

Tiến sỹ Lyons kết luận.

Con người làm thay đổi hệ sinh thái ra sao?

Có 5 thay đổi quan trọng trong hoạt động của con người được các nhà nghiên cứu coi là nguyên nhân chính dẫn đến những biến đổi của hệ sinh thái. Đầu tiên là sự gia tăng săn bắn trong thời kỳ đồ đá mới, khi con người sử dụng các dụng cụ bằng đá để bắt các con mồi ngày càng lớn hơn. Tiếp đến là sự thay đổi trong việc sử dụng đất nông nghiệp, bắt đầu từ khu vực Trung Đông rồi lan đến các nơi khác trên thế giới như châu Âu và Bắc Mỹ…

Sự thuần dưỡng động vật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi môi trường sinh thái. Việc con người tăng cường sử dụng lửa, lấy lửa để đốt rừng, tăng diện tích đất nông nghiệp hoặc sử dụng nó như là một vũ khí quan trọng trong hoạt động săn bắn… cũng tác động lớn đến môi trường.

Cuối cùng, tập quán định canh, định cư đã tạo ra các rào cản, thu hẹp môi trường sống của động vật. Con người - cả vô tình và cố ý - đã đẩy các loài động vật vào những môi trường mới.

Tiến sỹ Cindy Looy - một nhà sinh học tại Đại học California Berkeley, thành viên nhóm nghiên cứu - cho biết:

“Sự suy giảm của các loài cùng cặp loài trong thế Holocen nhiều khả năng gây ra bởi sự gia tăng quy mô dân số của con người và là kết quả của việc sử dụng đất, canh tác nông nghiệp”.

Trong khi đó, nhận xét trên tạp chí Nature, tiến sỹ Gregory Deitl - một chuyên gia đầu ngành của Viện Nghiên cứu cổ sinh vật học tại Ithaca, New York (Mỹ) - cho biết, nghiên cứu này đã nêu bật sự nguy hiểm của việc sử dụng thông tin quá khứ như một thước đo để dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai.

Ông Gregory Deitl cho biết.

“Tôi đánh giá cao nghiên cứu này. Nó cho thấy nếu quá khứ và hiện tại là khác biệt, việc sử dụng quá khứ để dự đoán những sự thay đổi về hệ sinh thái rồi đặt ra các biện pháp ứng phó là không chuẩn xác. Chúng ta không thể sử dụng quá khứ như là một chỉ dẫn cho tương lai không chắc chắn”


Theo Khoa học & Phát triển
 
@ly quoc Đâu phải "chửi" họ đâu huynh, nghe vậy nặng quá. Chỉ là thấy con người xưa lẫn nay phần lớn chỉ vì mục đích và yêu cầu của cuộc sống mà gây tổn hại môi trường như vậy có đáng không
 
@Miko chan Thật ra họ làm nhưng không nghĩ tác hại...chỉ vì sinh tồn mà thôi, con người ngày nay biết đó là hại nhưng họ vẫn làm chỉ vì lợi nhuận cá nhân.
 
Vơn đúng rồi ạ
Anh đăng nhiều bài thú vị và bổ ích thế này chắc giống từ điển di động lắm :D
 
Hồi xưa phá ít, bây giờ con người ngày càng phá mạnh hơn
 
@kenzu9 ngày xưa phá xong còn thời gian nó khôi phục lại, chứ giờ thì trụi luôn.
 
@ly quoc Với tốc độ phá hoại thế này thì cũng không đảm bảo đâu :))trước tớ đọc 1 bài báo nói về bắc kinh đó. Người ở đó đeo mặt nạ khí, y như trong phim giả tưởng :))
 
@Miko chan anh không rõ, hy vọng nó không xảy ra trong lúc anh vẫn còn sống :))
 
Mùa đông năm nay thật ấm áp, và có lẽ những năm sau nữa sẽ còn ấm hơn. Tháng 11, 12 ở Hà Nội mà vẫn có thể thấy lác đác quần đùi váy ngắn. Chẳng ai ngăn chặn nổi biến đổi khí hậu, chỉ có thể làm giảm tốc độ của nó. Nói thì nói vậy, con người không ai muốn môi trường sống của mình bị hủy hoại, nhưng liệu có bất cứ quốc gia nào chịu ngừng tất cả hoạt động sản xuất công nghiệp để bảo vệ môi trường? Trong cuộc sống vốn dĩ không bao giờ có một lựa chọn thỏa mãn được tất cả. Cái gì có vay cũng phải có trả. Con người đã gây ra cho thiên nhiên những gì thì sẽ được nhận lại như thế, ngày tận thế, ngày Trái đất bị bao phủ hoàn toàn bởi băng giá, ngày mặt trời bị hủy diệt,...có lẽ chỉ còn là vấn đề thời gian. Đối với chúng ta bây giờ gần như là không thể, nhưng đến hàng ngàn năm nữa, nguy cơ hủy diệt sự sống sẽ chỉ còn như lưỡi dao đang treo lơ lửng trên đầu
 
Nhưng mà em không muốn trái đất hủy diệt đâu (tự nhiên ghét con người, mặc dù mình cũng là người)
 
@Miko chan
Nhưng mà em không muốn trái đất hủy diệt đâu (tự nhiên ghét con người, mặc dù mình cũng là người)
đâu phải cái gì muốn cũng là được đâu, nói thật là chẳng ai muốn sự sống bị hủy diệt. Nhưng đã gây ra thì phải chịu thôi
 
×
Quay lại
Top