“Con đường biển” cổ đại vùi sâu dưới hoang mạc Sahara

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Nghiên cứu mới miêu tả con đường biển cổ đại băng ngang khu vực Sahara ngày nay đã tồn tại 50 đến 100 triệu năm trước.

Bài báo tái thiết lần đầu tiên các loài thủy sinh đã tuyệt chủng trong môi trường sống của chúng cũng như làm sáng tỏ những biến đổi khí hậu và mực nước biển lớn có thể xảy ra trên Trái Đất.

Trái ngược hẳn với môi trường khô cằn ngày nay, khu vực hoang mạc Sahara từng chìm dưới mặt nước. Sự khác biệt khí hậu dữ dội này qua thời gian được lưu lại trong mẫu vật đất đá và hóa thạch của vùng Tây Phi trong phạm vi thời kỳ trải dài đến ranh giới kỷ Phấn Trắng-kỷ Cổ Cận. Tây Phi từng chia cắt bởi một vùng nước nông mặn ngập trên lớp vỏ lục địa trong thời kỳ mực nước biển toàn cầu dâng cao.


Ảnh: Ben Ostrower - Unsplash

Ảnh: Ben Ostrower - Unsplash

Bài báo này bao gồm một bản đánh giá và phân tích liên tiếp 3 chuyến thám hiểm (vào năm 1999, 2003 và 2008) trong các vết đá lộ ra ở hoang mạc Sahara, Mali; và sau đó là các công việc trong phòng thí nghiệm về những phát hiện hóa thạch trong khu vực.

Từ đường biển biến thành hoang mạc Sahara

“Hóa thạch tìm thấy trong mấy chuyến thám hiểm cho thấy vùng biển này từng là nơi sống của một số loài rắn biển và cá da trơn lớn nhất từng tồn tại, các loài cá tuyệt chủng khổng lồ so với họ hàng ngày nay của chúng như cá nghiền nhuyễn thể, động vật không xương sống vùng nhiệt đới, cá sấu mõm dài, các loài có vú tiền sử và rừng ngập mặn,” Maureen O’Leary, giáo sư khoa học giải phẫu của trường Y Renaissance Đại học Stony Brook, đồng thời là cộng tác nghiên cứu tại Phân khu Cổ sinh vật học Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa kỳ, giải thích.

“Do đường biển này thay đổi kích thước và vị trí địa lý thường xuyên nên chúng tôi cho rằng có lẽ nó đã tạo ra ‘các đảo nước’ kích thích các loài ngoại cỡ phát triển.”

Bài báo cũng tái thiết lần đầu tiên họ hàng cổ đại của loài voi và các loài săn mồi đỉnh cao kích thước lớn như cá mập, cá sấu và rắn biển.

“Với các phân tích và công nghệ mới của chúng tôi, chẳng hạn như bản đồ đường biển hỗ trợ máy tính, công trình của chúng tôi là một bước tiến quan trọng hướng đến việc nâng cao hiểu biết về sự kiện ranh giới kỷ Phấn Trắng-kỷ Cổ Cận, thời kỳ tuyệt chủng của khủng long không thuộc lớp chim,” O’Leary nói.


Maureen O’Leary cầm chiếc sọ của một con crocodylomorph 65 triệu năm tuổi được tìm thấy ở hoang mạc Sahara, Mali. Ảnh: Stony Brook

Maureen O’Leary cầm chiếc sọ của một con crocodylomorph 65 triệu năm tuổi được tìm thấy ở hoang mạc Sahara, Mali. Ảnh: Stony Brook

Biến đổi khí hậu dữ dội

O’Leary và cộng sự chỉ ra rằng bài báo đặt trong bối cảnh các biến đổi khí hậu và mực nước biển có thể xảy ra trên Trái Đất.

Chẳng hạn, các nhà khoa học hiện tại dự đoán hiện tượng ấm lên toàn cầu sẽ dẫn đến việc nước biển dâng cao 2 mét vào cuối thế kỷ 21. Nghiên cứu thời kỳ cuối kỷ Phấn Trắng này đã miêu tả mực nước biển dâng cao hơn nhiều như thế nào so với dự đoán biến đổi khí hậu do con người gây ra. Vào cuối kỷ Phấn Trắng, mực nước biển cao hơn 300 mét (gần 1000 feet) so với ngày nay – 40% mặt đất bấy giờ bị chìm dưới nước. Thông tin này nhấn mạnh bản chất năng động của Trái Đất

O’Leary giải thích rằng các nhà khoa học không có các tiết diện chi tiết địa tầng trên cạn hay gần bờ về các hóa thạch trên mọi lục địa để kiểm tra chính xác ranh giới kỷ Phấn Trắng-kỷ Cổ Cận trải ra toàn cầu như thế nào. Chỉ có duy nhất một tiết diện gần bờ hay trên cạn còn tốt với hóa thạch động vật có xương sống ở miền tây nước Mỹ. Cô nói thêm, các chuyến thám hiểm ở Mali đã tạo nên một tiết diện mới, không hoàn hảo và thiếu một số tiết diện của kỷ Cổ Cận giai đoạn đầu, góp phần hiểu rõ hơn về các sự kiện trên toàn cầu 50 đến 100 triệu năm trước.

Các chuyến thám hiểm này kéo dài 20 năm nhằm khai quật hóa thạch và thực hiện nghiên cứu.

“Ít nhà cổ sinh vật học nào làm việc ở chốn thâm sơn cùng cốc và nhiệt độ nóng rát 125 độ F này lắm. Mấy mỏm đá thì khó kiếm do cồn cát cứ chảy, và còn tệ hơn, mưa bão bất chợt đã làm ngập ngụa đường đi khiến việc định hướng gần như không thể,” đồng tác giả, giáo sư khoa học địa chất Đại học bang Idaho Leif Tapanila nói.

“Những chuyến thám hiểm này mà không có mấy tay lái và hướng dẫn viên kinh nghiệm người Mali địa phương thì không được đâu. Và chất lượng và tính đa dạng của các hóa thạch biển được tìm thấy trong hoang mạc Sahara khiến tôi thấy kinh ngạc”

Bài báo sẽ được đăng trên bảng thông cáo của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ.


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Futurity)
 
×
Quay lại
Top