Có thể mua cổ phiếu của Ngân hàng Trung ương không?

teletradevietnam

Thành viên
Tham gia
20/11/2014
Bài viết
2
Có thể mua cổ phiếu của Ngân hàng Trung ương không?

Chúng ta quen cho rằng, Ngân hàng trung ương của bất cứ quốc gia nào đều là một trong những cơ quan nhà nước quan trọng nhất, tương đương với các cấp chính phủ, thậm chí trong một số vấn đề tài chính thậm chí những Ngân hàng đó còn có nhiều ảnh hưởng hơn. Nhưng từng có một thời gian, đa số các ngân hàng trung ương đều thuộc quyền sở hữu tư nhân và hiện tại cho đến bây giờ vẫn còn tồn tại một số những ngân hàng đó.

Ở đa số các nước, ngân hàng trung ương hoạt động tương đối độc lập trong khuôn khổ pháp luật, nhưng vẫn thực hiện theo các chức năng của nhà nước. Ví dụ Ngân hàng Nga được mô tả như sau: «[Ngân hàng Nga] không phải là cơ quan công quyền, nhưng về mặt pháp lý các quyền hạn của ngân hàng Nga đều thuộc chức năng nhà nước, bởi vì để thực hiện điều đó cần phải sử dụng một số biện pháp cưỡng chế nhà nước».

Rất khó định nghĩa,Ngân hàng trung ương là một phần hay hoàn toàn là công ty tư nhân với các giá trị cổ phiếu, nhà đầu tư và giá trị cổ tức của mình. Nhưng nếu quay trở về lịch sử trước năm 1936, trên thế giới chỉ có vài Ngân hàng trung ương hoàn toàn thuộc về nhà nước như ở Bulgaria, Phần Lan, Thụy Điển, Slovenia và Liên Xô. Còn vài chục Ngân hàng trung ương còn lại hoặc là thuộc tư nhân hoàn toàn, hoặc là có cổ đông tư nhân. Trước Thế chiến thứ 2 và sau chiến tranh là khoảng thời gian diễn ra quá trình quốc hữu hóa các ngân hàng trung ương. Tới năm 1974 trên thế giới chỉ còn hơn chục Ngân hàng trung ương với vốn tư nhân, ngày nay số lượng đó còn dưới con số 10 và một số trường hợp cổ đông tư nhân đóng vai trò «làm cảnh».

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.

Những người thích lập lý thuyết Âm mưu chắc cũng biết cục Dự trữ Liên bang Mỹ có cấu trúc phức tạp về việc sở hữu và điều hành bởi trong đó bao gồm cả những ngân hàng tư nhân tham dự.

Đối với những người không quan tâm đến «Âm mưu Rothschild» thì chúng tôi sẽ nói ngắn gọn: FED gồm 12 ngân hàng tư nhân (Ngân hàng dự trữ), làm việc hoàn toàn dưới quyền Hội đồng điều hành của nhà nước. Các Ngân hàng dự trữ chủ yếu làm nhiệm vụ đại lý chính phủ trong khu vực, còn bản thân FED có tư cách là một cơ quan liên bang độc lập. Tức là cơ quan nhà nước không nằm trong bộ máy chính phủ (cùng với CIA, Cơ quan bảo vệ môi trường, Hội đồng kênh đào Panama và 65 cơ quan nữa). Cổ đông của FED chỉ có thể là các ngân hàng còn bản thân các cổ phiếu chỉ cho phép những quyền lợi hạn chế và giống với thẻ hội viên của một hiệp hội, hơn là phần sở hữu trong tập đoàn. Cổ tức mà các cổ đông của FED nhận được hạn chế ở mức 6% một năm và không được bán cổ phiếu «ra ngoài». Dù sao thì toàn bộ chính sách tài chính của FED đều được hình thành qua Hội đồng điều hành do tổng thống Mỹ chỉ định.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là kết quả của sự thỏa hiệp giữa một nhóm người lập pháp – họ cho rằng Ngân hàng trung ương phải thuộc quyền nhà nước, – và nhóm khác lại cho rằng một tổ chức tư nhân hoàn toàn có thể đảm đương vai trò của Ngân hàng nhà nước. Từ đó giống như đã hình thành ra 1 tổ chức “lai tạp” kỳ lạ khiến nhiều người phải bỏ ra nhiều năm trời để nghiên cứu. Tính cho đến nay đã tron 100 năm thành lập, bởi ngày các ngân hàng dự trữ liên bang mở cửa là vào tháng 11 năm 1914.

Ngân hàng Nhật Bản

Ngân hàng Nhật Bản có lẽ còn kỳ lạ hơn cả. Nó được thành lập vào năm 1882 nhưng tồn tại dưới dạng hiện tại từ năm 1942. Sau này cơ cấu và hoạt động của ngân hàng này đã được sửa đổi nhiều lần, lần cuối cùng vào năm 1997. Nhưng những nguyên tắc cơ bản thì không thay đổi từ thời thế chiến đến giờ. Ngân hàng Nhật Bản được kiểm soát bởi chính phủ nhưng cũng có những cổ đông tư nhân. Và khác với hệ thống hai cấp độ của Mỹ, ở đây tư nhân có thể mua trực tiếp cổ phiếu của Ngân hàng trung ương gần như tự do trên thị trường.

Ngày nay chính phủ Nhật Bản sở hữu 55% cổ phiếu của Ngân hàng trung ương, còn 45% cổ phiếu còn lại thuộc quyền sở hữu của các công ty tư nhân, trong đó có cả nước ngoài. Hơn nữa nó còn được giao dịch trên thị trường OTC ở Osaka: ví dụ ở thời điểm bài viết này được viết ra thì giao dịch cuối cùng của nó diễn ra trên mức giá 48,350 yên 1 cái. Nhưng doanh số giao dịch của cổ phiếu của Ngân hàng trung ương Nhật không nhiều – hiếm có ngày nào đạt được 500 cổ phiếu, thường hạn chế ở mức một hai giao dịch với số lượng 100 cổ phiếu một ngày. Mua những cổ phiếu này để sưu tập cũng khó bởi để giao dịch với những cổ phiếu này cần sự cho phép đặc biệt của chính phủ Nhật.

Cho dù có thể tiếp cận được với cổ phiếu của Ngân hàng Nhật Bản thì sở hữu nó cũng chẳng được gì nhiều. Nó không cho phép quyền cập nhật và biểu quyết trong cuộc họp cổ đông (và các cuộc họp đó cũng không tổ chức) còn cổ tức của nó thì được quy định từ năm 1942 là 5 yên một cổ phiếu. Ngày xưa đó là số tiền không nhỏ (toàn bộ vốn ngân hàng khi đó là 100 triệu yên), nhưng bây giờ 5 yên ít hơn 2 ngàn VNĐ. Nhưng về phương diện khác, cổ phiếu có thể coi là công cụ đầu cơ: giá của nó giao động khá nhiều. Giá đáy đạt vào cuối năm 2012 ở mức 31,000 yên, sau đó nhảy lên mức 94,000 yên và tháng 3 năm 2013 và sau đó giao động lên xuống đạt mức hiện tại. Trong vòng một ngày giá có thể giao động đến mấy phần trăm.

Nhưng nếu sở hữu cổ phiếu sẽ cho nhiều quyền hơn về mặt chia sẻ lợi nhuận, thì đầu tư vào Ngân hàng Nhật Bản cũng sẽ khá hấp dẫn. Bởi vì khác với các ngân hàng trung ương khác, các ngân hàng nhà nước ở Nhật bản không ngại giao dịch trực tiếp trên thị trường chứng khoán nội địa. Ngân hàng Nhật Bản hiện tại là cổ đông lớn thứ hai của các công ty nội địa, họ sở hữu trực tiếp hay qua các quỹ chứng khoán (Exchange-Traded Fond) tài sản giá 72 tỷ đô (thống kê cuối tháng 9 năm 2014). Và con số đó chiếm 1.5% số vốn hóa của các công ty giao dịch trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra ngân hàng cũng đầu tư vào các quỹ chứng khoán, bất động sản và các công cụ khác. Nhân đây nói thêm là nhà đầu tư lớn nhất vào thị trường chứng khoán Nhật Bản là Quỹ hưu trí Nhật Bản với số vốn gấp ba lần Ngân hàng Nhật Bản.

Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ

Ở các ngân hàng trung ương Nhật Bản và ngân hàng trung ương Bỉ nhà nước có quy định kiểm soát chính thức, còn quyền lợi của các cổ đông khác thì hạn chế. Nhưng ở Thụy Sĩ thì tình hình lại khác: chính quyền trung ương không có một cổ phiếu nào trong Ngân hàng quốc gia nhưng cũng không thể nói là các cơ quan chức năng không kiểm soát nó. Đa số vị trí điều hành chủ chốt của ngân hàng được bổ nhiệm dưới sự tác động của chính quyền liên bang, cho dù phần lớn cổ phiếu của Ngân hàng quốc gia không thuộc về chính phủ mà nằm trong tay các bang: họ kiểm soát tới 59,7% lượng cổ phiếu đăng ký của Ngân hàng (sở hữu trực tiếp hay thông qua ngân hàng và những tổ chức địa phương khác); 40,3% cổ phiếu còn lại chia giữa các cổ đông tư nhân và giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ có tổng cộng 2.300 cổ đông và đa số họ sở hữu từ một đến mười cổ phiếu với giá khoản 1.100 franc Thụy Sĩ một cổ phiếu. Chỉ có 15 nhà đầu tư sở hữu trên 200 cổ phiếu Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ và cổ đông lớn nhất là người Đức – ông Siegert kiểm soát tới 6.250 cổ phiếu (hơn 6% số vốn). Nhưng ông ta không thể ảnh hưởng nhiều đến quyết định của một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của thế giới: theo luật một cổ đông tư nhân không thể bỏ phiếu trên 100 cổ phiếu. Tức là ông Siegert có khoản 0,1% số phiếu bầu trong cuộc họp cổ đông nhưng ông vẫn nhận cổ tức đầy đủ cho toàn bộ số cổ phiếu.

Mặt khác thì cổ tức cũng không mang lại gì nhiều cho các nhà đầu tư. Số lượng của nó, cũng như ở Nhật Bản, cố định một cách tuyệt đối: 6% từ nguồn vốn được trả và con số 25 triệu franc Thụy Sĩ không đổi từ khi thành lập Ngân hàng. Nói cách khác mỗi năm Ngân hàng trả 1,5 triệu franc: một cổ phiếu chỉ nhật được 15 fanc, với giá của một cổ phiếu là 1.100 franc thì số tiền không bao nhiêu. Trong khi đó Ngân hàng có lợi nhuận đáng kể tính bằng tỷ franc. Ví dụ như nửa đầu năm 2014 lợi nhuận trước khi lập dự trữ là 16 tỷ franc Thụy Sĩ. Nếu một phần trong số đó được chia cho cổ đông thì lợi tức có lẽ là hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn franc cho một cổ phiếu. Nhưng không may cho nhà đầu tư gần như toàn bộ lợi nhuận của ngân hàng, theo luật pháp đều phải chuyển cho nhà nước dưới hình thức: 1/3 cho chính quyền liên bang, 2/3 cho các bang.

Ngân hàng Ý và Ngân hàng Hy Lạp.

Ở châu Âu không có những các ngân hàng trung ương nửa nhà nước hay nửa tư nhân, mà chỉ có ngân hàng trung ương hoàn toàn (hoặc gần như hoàn toàn) là tư nhân. Giữa các cổ đông của Ngân hàng trung ương Ý không có người thuộc chính phủ hay cơ quan nhà nước, còn ở Ngân hàng Hy Lạp nhà nước chỉ chiếm một lượng nhỏ và theo luật pháp, cho dù có muốn thì nhà nước cũng không thể mua quá 35% cổ phiếu. Những ngân hàng đó hàng năm tổ chức cuộc họp cổ đông và chính các cổ đông bầu chọn ban giám đốc. Chỉ những vị trí cao nhất thì nhà nước mới được chỉ định ứng cử viên.

Cổ phiếu Ngân hàng Hy Lạp có giao dịch trên thị trường nhưng không được các nhà đầu tư ưa chuộng lắm vì phân chia lợi nhuận không thật sự công bằng: đại đa số thì nhà nước lấy, các cổ đông chỉ còn lại phần ít. Nhưng bất cứ nhà đầu tư nào có ý muốn tiếp cận với sàn chứng khoán Athen thì đều có thể mua được. Ngân hàng Hy Lạp thường xuyên trả cổ tức – khoản 0,4–0,6 euro cho một cổ phiếu mà giá thị trường của nó khoản 10–12 euro trong khi hầu như toàn bộ lợi nhuận nhà nước đều thu lại. Ví dụ theo kết quả năm 2013 ngân sách lấy hơn 98% lợi nhuận, các cổ đông chỉ nhận được chút xíu.

Tình hình của Ngân hàng trung ương Ý phức tạp hơn: theo luật pháp chỉ có các ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty tài chính mới có quyền sở hữu cổ phiếu của ngân hàng trung ương Ý. Cũng như ở các ngân hàng trung ương khác có những hạn chế đối với cổ đông ngân hàng Ý như hạn chế số lượng lá phiếu trong cuộc họp và hạn chế về việc nhận cổ tức: lượng cổ phiếu trong tay một người không được quá 3%, nếu trên số đó thì số lượng còn lại không tham gia vào bỏ phiếu và phân chia lợi nhuận. Cho dù vậy những cổ đông lớn nhất của Ngân hàng Ý sở hữu số lượng nhiều hơn nhiều: ngân hàng Intesa Sanpaolo sở hữu hơn 91 ngàn cổ phiếu trong số 300 ngàn được phát ra, ngân hàng Unicredit sở hữu 66,3 ngàn cổ phiếu và bốn công ty nữa sở hữu từ 11 ngàn đến 19 ngàn cổ phiếu. Dễ nhận thấy là hai cổ đông lớn nhất có thể cộng lại để sở hữu lượng cổ phần kiểm soát ngân hàng trung ương, nhưng trên thực tế điều đó không có nghĩa gì vì những hạn chế của pháp luật.

Kết luận

Có thể mua cổ phiếu của Ngân hàng Trung ương hay không? Câu trả lời cho câu hỏi ở đầu đề là có, có thể mua cổ phiếu của ngân hàng trung ương trên thị trường chứng khoán hay chí ít là thị trường OTC. Và nhữngngânhàng đó khôngchỉmộthoặchai. Nhưng ý nghĩacủaviệc đó khôngnhiều: đasốcổphiếucủacácngânhàngtrung ươngchỉgiốngnhư là quà lưuniệm. Họkhông đemlạilợinhuậnnhiềuvà cũngkhôngchoquyềnbiểuquyếttrongcáccuộchọpcổ đông.
 
×
Quay lại
Top