Có một hội chứng tâm lý cực hiếm mang tên… “Alice ở xứ sở thần tiên”

Shino chan

╰(*´︶`*)╯
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/4/2017
Bài viết
2.225
Hội chứng này khiến mọi vật xung quanh bạn biến thành khổng lồ, hoặc hóa thành tí hon. Khổ nỗi, kể ra thì… chẳng ai tin.

Alice ở xứ sở thần tiên là một câu chuyện dành cho thiếu nhi do nhà toán học người Anh Charles Lutwidge Dodgson sáng tác. Truyện kể về cuộc phiêu lưu của cô bé Alice, sau một lần tình cờ rơi xuống hang thỏ đã lọt vào một thế giới kỳ lạ, nơi mọi thứ có kích cỡ hoặc là quá nhỏ, hoặc là vượt xa tầm vóc của cô.


Và có lẽ đến nay, hiếm có ai chưa từng nghe đến Alice, khi cuộc phiêu lưu của cô đã được đưa lên màn bạc – cả phim hoạt hình lẫn phim điện ảnh. Tuy nhiên tin được không, hóa ra “Alice ở xứ sở thần tiên” còn là tên của một chứng bệnh tâm lý cực kỳ hiếm gặp, mà bạn sẽ được biết đến ngay sau đây.

Alice ở xứ sở thần tiên (AIWS) – hội chứng khiến mọi vật hóa khổng lồ hoặc tí hon

Cái tên Alice ở xứ sở thần tiên lần đầu được đưa ra vào năm 1955 bởi bác sĩ tâm lý học người Anh – John Todd (do vậy còn có tên gọi khác là hội chứng Todd). Lý do là vì những người mắc hội chứng này sẽ rơi vào trường hợp giống như nhân vật Alice trong cuốn tiểu thuyết cùng tên.

Cụ thể hơn, người mắc phải AIWS sẽ có cảm nhận về không gian và sự vật xung quanh một cách khác thường: mọi vật có thể lớn hơn như đang nhìn qua kính lúp (macropsia), hoặc nhỏ hơn giống như nhìn từ phía xa vậy (micropsia). Ví dụ như Helene Stapinski – một bệnh nhân mắc AIWS, cô mô tả rằng nội thất trong nhà dường như thu bé lại, có thể nhét vừa một căn nhà búp bê.


Hội chứng khiến cả thế giới như thu bé lại, hoặc to ra…

Nguyên nhân gây ra hội chứng Alice hiện vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng. Chỉ biết rằng, các nghiên cứu cho thấy đây không phải là dị tật về mắt hay ảo giác, mà là vì não bộ gặp phải một số trục trặc – nhiều khả năng là ở thùy thái dương, nơi xử lý cảm nhận về không gian.

Một số giả thuyết về tác nhân gây bệnh đã được đưa ra, như nhiễm trùng, di chứng của bệnh đau nửa đầu, do stress căng thẳng, do một số thành phần có trong thuốc ho, hoặc do chấn động ở đầu. Bản thân Stapinski cũng mắc AIWS sau khi không may… đập đầu vào tường.


Chứng bệnh hiếm, nhưng có nguy hiểm hay không?

Quả thực, AIWS là một hội chứng rất hiếm gặp. Theo như lời của Stapinski khi đi gặp bác sĩ, thì cô là trường hợp thứ 3 mắc bệnh này trong số hàng chục ngàn bệnh nhân đã đến thăm khám. Xét về số liệu, tỉ lệ rơi vào khoảng 1:9.000 người.

Nhưng cũng thật may mắn, các bác sĩ cho rằng chứng bệnh này, ngoài việc đem lại một chút bất tiện, thì không gây nguy hiểm. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh là trẻ dưới 12 tuổi, và bệnh thường biến mất khi đến tuổi trưởng thành.


Ngoài ra, một số thử nghiệm chụp cộng hưởng từ MRI cũng không cho thấy trục trặc nào trong não bộ người bệnh.

Tuy nhiên theo tiến sĩ Sheena Aurora từ ĐH Stanford, dòng chảy của máu trong não người bệnh có đôi chút bất thường, và có lẽ đó là lý do khiến họ gặp hội chứng này.

Nguồn: Bright Side, NY Times, Journal of Pediartric science

OCT, THEO TRÍ THỨC TRẺ
 
×
Quay lại
Top