Có lẽ bạn chưa biết 5 hiểu lầm làm tồi tệ hơn bệnh viêm gan virus B

phuoctc

Thành viên
Tham gia
6/7/2016
Bài viết
0
Viêm gan B hiện đang là căn bệnh gây nhức nhối trong cộng đồng người Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Rất nhiều người hiện nay đã bắt đầu tìm hiểu về viêm gan B để có phương pháp phòng tránh bệnh thích hợp tuy nhiên do nhiều nguồn tin khác nhau, chưa được xác thực và một bộ phận lớn người dân vẫn chưa được tiếp cận với kiến thức về viêm gan B nên sinh ra nhiều sự hiểu sai, hiểu lầm về căn bệnh này. Hãy cùng đọc để biết 5 điều mọi người thường hiểu lầm về viêm gan B nhé.


viem-gan-sieu-vi-b-1.jpg


Các đường lây truyền viêm gan B


· Lây truyền qua đường máu: hay gặp do truyền máu và chế phấm của máu có nhiễm virus viêm gan B, dùng kim tiêm chung mà chưa được khử trùng theo đúng tiêu chuẩn.


· Lây truyền qua quan hệ t.ình d.ục


· Truyền từ mẹ sang con: Virus được truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ, trong thời kỳ mang thai và thời gian mẹ con gần gũi nhau. nếu trong cơ thể mẹ có virus viêm gan B thì khả năng lây truyền từ mẹ sang con ngay sau khi lọt lòng là 50-90% tùy theo nồng độ virus trong huyết thanh của mẹ cao hay thấp và người mẹ có HBeAg dương tính hay âm tính. Đây là con đường lây truyền nguy hiểm cần phải phòng tránh.



Tìm hiểu thêm: Benh viem gan B co chua khoi han duoc khong?


Diễn biến của viêm gan B


Sau khi nhiễm virus viêm gan B phần lớn người bệnh không có biểu hiện của bệnh chỉ có một số ít người có biểu hiện viêm gan virus B cấp tính đó là: mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi thức ăn đặc biệt là thức ăn có nhiều chất béo và nhiều chất đạm đạm (trứng, thịt, cá), đau mỏi toàn thân, đi tiểu nước tiểu sẫm màu như nước trà đặc hoặc nước vối tiếp sau đó da và củng mạc mắt vàng tăng dần. Sau 1-2 tháng diễn biến bệnh nhân dần hồi phục. Tuy nhiên trong giai đoạn viêm gan cấp có một tỉ lệ rất ít bệnh nhân có thể viêm gan nặng và suy gan dẫn tới tử vong.



Khoảng 10% số người lớn sau khi bị viêm gan virus B cấp tính sau 6 tháng vẫn chưa sạch virus mà chuyển sang giai đoạn mạn tính. Trong trường hợp điển hình viêm gan virus B mạn tính bệnh nhân có từng đợt mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, đau vùng gan, có thể có vàng da, khi đi khám bệnh thường được phát hiện có gan to chắc. Thật không may mắn cho người bệnh, ở giai đoạn mạn tính hầu như không có biểu hiện các triệu chứng mặc dù bệnh vẫn tiến triển âm thầm dẫn tới xơ gan và ung thư gan.


Chúng ta thường hay hiểu lầm về viêm gan B thế nào?


Người khỏe mạnh là người không bị nhiễm viêm gan B


Đây là quan niệm chủ quan vô cùng nguy hiểm đã tạo cơ hội cho mầm bệnh viêm gan B phát triển mạnh mẽ. Người khỏe mạnh không có bất kỳ một dấu hiệu nào của bệnh cũng có thể là người đã bị nhiễm viêm gan siêu vi B. Bởi vì viêm gan B là căn bệnh kín đáo, phát triển âm thầm, chỉ 30-50% số người nhiễm có các biểu hiện như mệt mỏi, sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa, vàng da, vàng mắt. vào giai đoạn đầu. các dấu hiệu này ở giai đoạn đầu thường rất nhẹ, bệnh nhân có tâm lý chủ quan sẽ bỏ qua mà không biết mình đang sống chung với căn bệnh chết người.


Viêm gan B chỉ trở nên nguy hiểm khi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, mỗi người nên tự ý thức cho mình khám chữa xét nghiệm máu định kỳ để phá hiện viêm gan B.


Bệnh viêm gan B là bệnh di truyền?


Nhiều người cứ tưởng rằng bệnh viêm gan B là một căn bệnh có thể di truyền trong gen, thế nhưng điều đó là một suy sai lầm cần được xóa bỏ, vì bệnh viêm gan B chỉ là một căn bệnh truyền nhiễm chứ không phải di truyền như mọi người nghĩ, con đường lây nhiễm chủ yếu là việc tiếp xúc với máu của người bệnh, và mẹ truyền qua con thông qua việc trẻ tiếp nhận nuôi dưỡng của mẹ qua nhau thai chứ không phải là di truyền trong gen, thê nhưng có thể hạn chế tới 95% nguy cơ này nếu dự phòng đúng cách.


trieu-chung-met-moi-o-benh-nhan-viem-gan-b.jpg


Người bị viêm gan B có thể chết vì xơ gan và ung thư gan


Còn tùy thuộc vào tính trạng bệnh đã tới giai đoạn nào, nếu như bệnh chuyển sang giai đoạn có những biến chứng nguy hiểm như ung thư gan hoặc xơ gan thì khi đó mới đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Trên thực tế người ta thống kê được rằng Ở người lớn viêm gan virut B cấp tính thì 90% số trường hợp sẽ khỏi hoàn toàn còn lại chỉ 10% trở thành viêm gan virut B mạn tính, mà chỉ có viêm gan virut mạn tính không được theo dõi và điều trị mới gây ra xơ gan và ung thư gan


Đã tiêm phòng virut viêm gan B là không bị viêm gan virut B


Tiêm vaccin phòng bệnh chỉ có tác dụng khi người đó chưa có nhiễm virut viêm gan B và sau tiêm phải tạo ra được nồng độ kháng thể Anti-HBs > 10 IU/l mới có tác dụng phòng mắc bệnh, vì vậy trước khi tiêm phòng cần xét nghiệm HBsAg và Anti-HBs. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg mà đồng thời có âm tính với Anti-HBs hoặc nồng độ Anti-HBs thấp < 10 IU/l thì cần phải đi tiêm phòng vì cơ thể chưa bị nhiễm virut viêm gan B và cũng chưa có khả năng miễn dịch với bệnh hoặc đáp ứng miễn dịch còn thấp, chưa đủ khả năng bảo vệ. Nếu có HBsAg dương tính, việc tiêm phòng không có tác dụng dự phòng.


Sinh hoạt chung với người bị nhiễm viêm gan B sẽ bị lây bệnh


Viêm gan B không lây qua đường tiêu hóa. Do đó, các hoạt động tiếp xúc, sinh hoạt với người bị viêm gan B sẽ không bị lây truyền. Tuy nhiên, cần lưu ý viêm gan B lây truyền qua đường máu nên cần tránh sử dụng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kéo hay các vận dụng dễ gây tổn thương với người nhiễm viêm gan B.


Quan niệm sinh hoạt chung với người bị nhiễm bệnh sẽ bị bệnh tạo ra khoảng cách rất lớn giữa bệnh nhân và người bình thường. Tinh thần người nhiễm viêm gan B đi xuống trầm trọng do con mắt kỳ thì của mọi người xung quanh. Họ bị xa lánh bởi chính sự thiếu hiểu biết đối với căn bệnh phổ biến này.


Phải làm gì để phòng ngừa viêm gan B đúng cách


· Viêm gan B cần tầm soát sớm bệnh.


· Viêm gan B hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccin, tiêm phòng vacxin viêm gan B đầy đủ sẽ giảm tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B, từ đó giúp giảm viêm gan Virus B mạn tính, xơ gan, ung thư gan.


· Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện và loại bỏ sớm các yếu tố nguy cơ, đặc biệt đối với những người bị viêm gan B mạn tính cần theo dõi và kiên định điều trị khi nhiễm virus viêm gan B, đồng thời tái khám định kỳ, đúng lịch để đảm bảo kiểm soát không cho bệnh diễn biến phức tạp hơn.
 
×
Quay lại
Top