Cô gái Việt ở Nepal góp ý về sách giáo khoa tiếng Anh

vien dan bac

Smile while you still have teeth
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/5/2014
Bài viết
222
Mới đây, Võ Thị Mỹ Linh (nickname Va Li) cô gái sinh 1989 - may mắn thoát chết trong vụ sạt lở tuyết tồi tệ nhất trong 10 năm qua tại dãy Himalaya (Nepal) đã viết thư chia sẻ về việc học tiếng Anh của học sinh Nepal.

Nội dung đoạn viết có tên: “Thư gửi bác Bộ trưởng Bộ GD - ĐT” của Linh viết hiện đã có hơn 7500 lượt thích và hơn 3300 lượt chia sẻ cùng hơn 730 bình luận.

Cụ thể, bức thư có 4 nội dung chính, đầu tiên là cô gái so sánh những bài học đầu tiên của sách tiếng Anh lớp 1 của Nepal và Việt Nam. Trong đó có đoạn Mỹ Linh viết sau khi nói về 4 bài học đầu tiên của sách tiếng anh lớp 1 ở Việt Nam: “Cháu hoảng hồn bác ạ. Cháu không biết vì bác nghi ngờ trình độ của học sinh Việt Nam quá kém nên có mỗi 3 câu "hello, how're you, where're you from" mà phải học đi học lại suốt 5 năm?. Hay tại chúng ta quan niệm, 5 năm, học được 3 câu đó là đã quá nhiều rồi?”.

Thứ 2, bức thư của Mỹ Linh nói về cách dạy của người Nepal. Sau khi nói về chuyện ở Nepal, Mỹ Linh quay về câu chuyện dạy học tiếng Anh ở Việt Nam và cho rằng: “Để dạy học sinh Việt Nam hiểu English, các nhà soạn sách VN soạn ra những đoạn hội thoại chẳng có ý nghĩa gì và bắt học sinh học lại đoạn hội thoại đó để ứng dụng như một con vẹt”.

Mỹ Linh cũng đề cập đến chuyện soạn sách giáo khoa. Trong khi cho rằng sách của người Nepal liên quan đến đời sống, văn hoá hàng ngày thì sách dạy tiếng Anh của Việt Nam toàn là viết câu chuyện của Tom, của Peter, của Marry...những cái tên không phải của người Việt.

Cuối của bức thư, Mỹ Linh nói chia sẻ nguyện vọng của bản thân với Bộ trưởng Bộ Giáo dục: "là người Việt, chúng ta cần tự hào về văn hoá Việt, nên chúng ta cần học English để nói cho thế giới biết về văn hoá của chúng ta đẹp như thế nào".

Nhiều ý kiến của chuyên gia, giáo viên dạy tiếng Anh cho rằng quan điểm của cô gái Việt ở Nepal Mỹ Linh trong bức thư gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục là phiến diện, chưa hiểu hết tình hình thực tế Việt Nam.

Người Việt – Câu chuyện về những đứa con chưa ngoan

Bức thư một du học sinh Nhật Bản từng có bốn năm sinh sống tại Việt Nam bàn về “văn hóa Việt” đã lan truyền trên

facebook
và thu hút rất nhiều ý kiến của các cư dân mạng.


“Bình cũ, rượu mới” - “văn hóa Việt” vốn không phải điều gì quá lạ lẫm khi được mang ra bàn luận. Nhưng có thể nói, với góc nhìn khách quan của người ngoại quốc và sự bày tỏ hết sức thẳng thắn, bức “tâm thư” này lại một lần nữa làm dấy lên những tranh cãi không có hồi kết cho vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” của chính những người Việt chúng ta.

Trong thư, người viết đã không ngại ngần chỉ ra những điểm chưa đẹp trong văn hóa của người Việt. Từ văn hóa ứng xử hàng ngày như xếp hàng, giao tiếp rồi đến những lỗ hổng trong nhận thức: “người Việt không biết tự hào về người Việt” hay văn hóa giáo dục của chính bố mẹ dạy cho con cái cũng có những điểm phi lý và… ngược đời.

Theo đó, so với những gì mà đất nước đang may mắn sở hữu: bề dày truyền thống với 4000 năm văn hiến, hay tài nguyên giàu có “rừng vàng biển bạc” thì những gì người Việt thể hiện chỉ chứng tỏ đó là những đứa con “chưa ngoan” của một “nhà giàu”.

Những sự việc không mấy tự hào như hôi của, rác thải bừa bãi, cho đến vấn đề đạo đức như “người Việt chửi như hát hay”, “đứng thẳng người chửi đổng”, rồi “cúi rạp trước bất công”… đều được tác giả chỉ ra một cách thẳng thắn, trực tiếp.

Như muốn nói hộ cho cả “một thế hệ”, người viết đã kết thúc bài viết bằng một câu hỏi đầy hoài nghi, thắc mắc: “Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao!”.

Sau khi được đăng tải, bức thư này đã “gây bão” trong cộng đồng mạng với hàng loạt những ý kiến trái chiều gây tranh cãi. Có người hoàn toàn ủng hộ, đồng ý với bài viết; nhưng cũng có những người lại xem đây chỉ là một ý kiến chủ quan, phiến diện so với vấn đề lớn như thế này.

Trăn trở của du học sinh về chương trình giáo dục

Ngô Di Lân (20 tuổi) đang là sinh viên năm thứ 2 ngành Quan hệ quốc tế ở ĐH Maastricht (Hà Lan). Câu chuyện bức tâm thư gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục với những trăn trở về nền giáo dục nước nhà.

Xuất phát từ nhận thức của một “thanh niên yêu nước, mong muốn xây dựng một thế hệ trẻ vững mạnh hơn và một nước Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu”, Lân thấy mình phải có trách nhiệm gửi bức thư này cho Bộ trưởng, hi vọng một ngày nào đấy, những lời kêu gọi trong lá thư trở thành hiện thực.

Trong thư, Lân chỉ ra những bất cập của nền giáo dục hiện nay của nước ta, như “ở nước ta, trong giờ học lịch sử hay các môn xã hội, đa số học sinh, sinh viên chủ yếu ngồi nghe giáo viên giảng một cách thụ động, chép lại nguyên văn những gì mình nghe thấy hoặc nhìn thấy trên bảng” , hay “chúng ta luôn cho rằng thầy luôn phải giỏi hơn trò, thầy đã nói phải đúng hơn học sinh, nếu thầy nói mà học sinh phản biện thì có vẻ không ổn và bị cho rằng “trứng đòi khôn hơn vịt”, vì thế sự trao đổi thông tin, phản biện giữa thầy và trò gần như không có"…

Không biết rằng bức thư của Ngô Di Lân đã đến được tay của Bộ trưởng Bộ GDĐT hay không, nhưng ngay khi xuất hiện, bức thư cũng đã nhận được rất nhiều sự đồng tình, ủng hộ của người đọc bởi những ý kiến, lập luận mà cậu bạn nêu trong thư được đánh giá là rất chuẩn xác và sâu sắc.

Tân sinh viên phản ánh sai sót trong đáp án đề thi ĐH

Nguyễn Trung Dũng là cựu học sinh của trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An. Tại kì thi tuyển sinh ĐH 2012, Dũng dự thi vào trường Học viện Ngoại giao và xuất sắc giành được 25,5 điểm, trong đó môn tiếng Anh được 9,25 điểm.

Sau kì thi, Dũng đã phát hiện ra sai sót trong đáp án của môn Tiếng Anh (câu số 23, mã đề 248) và cậu bạn đã mạnh dạn viết tâm thư gửi tới Bộ trưởng Bộ GDĐT phản ánh sai sót này bằng cách email cho thư ký của Bộ trưởng.

Trong thư, Dũng viết: “Kính thưa Bộ trưởng, em nghĩ rằng nhầm lẫn trong đề thi không làm mất đi uy tín của Ban ra đề hay làm ảnh hưởng đến thầy cô đã ra đề. Điều quan trọng và có ý nghĩa nhất là sự đối thoại dân chủ giữa người ra đề và các thí sinh làm bài thi. Những góp ý, những xây dựng, sửa đổi là yếu tố cần thiết để tạo nên sự hoàn thiện. Hơn nữa, một khi tiếng nói của các bạn học sinh như em được lắng nghe, chúng em sẽ càng được tiếp thêm lòng tự tin để thay đổi chính bản thân mình”.

Bức thư của Dũng sau đó đã thu hút được sự chú ý, quan tâm của báo chí và dư luận. Đặc biệt, câu bạn đã phải hứng chịu không ít áp lực và mệt mỏi từ một bộ phận cư dân mạng với những ý kiến cho rằng Dũng thích “chơi trội”, thích “tạo sự chú ý” hay “đã đỗ đại học rồi mà còn nhiều chuyện!”…

Nữ sinh 9X gửi Bộ trưởng đề xuất bỏ thi tốt nghiệp

Trong thư, Hồ Ái Linh đã chỉ ra những điểm chưa hợp lý của đề án thi ba chung. Cô đề xuất phương án xét tốt nghiệp và siết chặt kỳ thi đại học, cao đẳng để đảm bảo tính công bằng.

Bức thư dài, đầy tâm huyết của nữ sinh Hồ Ái Linh, sinh viên năm thứ nhất khoa Ngữ văn – ĐH Sài Gòn gửi đến Bộ trưởng Bộ Giáo dục thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Trên fanpage Ôn thi đại học khối C 2014 những chia sẻ của Linh nhận được hàng trăm ý kiến bình luận khác nhau.

Dù nhận được phản hồi hay chưa phản hồi, nhưng chúng ta cần phải khen ngợi tinh thần yêu nước, trách nhiệm với nền giáo dục nước nhà của các bạn trẻ Việt. Dám nghĩ, dám làm, dám đưa ra ý kiến không ngần ngại bị ném đá, chỉ trích của dư luận. Đó là tinh thần mà các bạn học sinh, sinh viên nên có nhất là trong giai đoạn nền giáo dục nước nhà đang rối như tơ vò.
 
×
Quay lại
Top