Có cơ chế để có động lực tự học

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời do Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ GD-ĐT phối hợp tổ chức vừa được triển khai trên cả nước từ ngày 1-10-2012. Theo đó, trong giai đoạn 2011-2020, Nhà nước yêu cầu các bộ ngành, địa phương tích cực xây dựng và triển khai đề án xây dựng xã hội học tập nhằm góp phần nâng cao dân trí và năng lực công dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội. Tinh thần chung của học tập suốt đời nằm trong Tuyên ngôn của giáo dục thế kỷ 21 mà UNESCO đề xuất: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tồn tại.


627854-renluyen.jpg
Thực tế cho thấy xã hội ta đang rất quan tâm và rất tất bật với học tập. Trẻ em ngoài học ở trường còn đi học thêm, học ngoại khóa, học kỹ năng sống… Các trung tâm ngoại ngữ, năng khiếu, thể dục thể thao, luyện chữ đẹp, kể cả những nơi luyện thần đồng luôn đông nghịt trẻ theo học. Tinh thần hiếu học đó chắc chắn được hun đúc, được điều chỉnh bởi các bậc cha mẹ. Nói cách nào đó, cha mẹ cũng là những người hiếu học.


Với thanh niên, nhiều người học một lúc nhiều bằng, chứng chỉ - học song song 2 bằng đại học (hoặc một cử nhân một cao học), đồng thời học thêm tin học, ngoại ngữ. Nhiều người học túi bụi đến độ không còn thời gian nghỉ ngơi, giải trí. Người có tuổi (kể cả người già) cũng siêng học không kém, các lớp ngoại ngữ, tin học vẫn có người lớn tuổi theo học. Rồi còn học dưỡng sinh, bơi lội, khiêu vũ thể thao… Xét bề nổi, xã hội ta đang học tập một cách chăm chỉ, say sưa.


Thế còn bề chìm? Có lẽ không ít người thấy băn khoăn nhiều lẽ. Trẻ em học rất nhiều nhưng mục tiêu là gì? Phải chăng là các bậc cha mẹ lo con mình thua kém bạn bè? Phải chăng các em đang bị nhồi nhét để trở thành những “cụ non” vì buộc phải học quá nhiều kiến thức mà thiếu các kỹ năng sống cần thiết? Còn thanh niên, hình như học phần nhiều để kiếm tấm bằng, để dễ tìm việc làm, để thăng tiến. Mục tiêu học để biết, học để làm việc liệu đã được quan tâm đúng mức, cả với người học và người dạy?
Với người có tuổi, lẽ đây là nhóm đối tượng có mục tiêu học tập sát với tinh thần của UNESCO nhất. Trừ một số người học lấy bằng cấp để “đủ điều kiện” cho việc lên lương, lên chức, còn lại đa số những người đi học đều có mục tiêu rất sát với tiêu chí của UNESCO. Đó là điều đáng mừng, bởi sợi dây hiếu học sẽ được những người này truyền lại cho lớp trẻ, hun đúc tinh thần hiếu học cho thế hệ mai sau.


Do đó, đã phát động tuần lễ học suốt đời, các cấp các ngành phải cố duy trì. Phải có những biện pháp đưa việc học tập suốt đời đi vào cuộc sống thực tế như tạo ra những điều kiện học tập, cơ chế học tập: xây dựng trường lớp, nơi học, soạn chương trình học phù hợp cho từng đối tượng, chuẩn bị đội ngũ giáo viên, đầu tư tài chính, quy định phổ cập các bậc học và loại hình học tập, vận động cán bộ công chức phải làm gương…


Trên hết, xây dựng xã hội học tập phải đề cao tinh thần tự học, Nhà nước cần có những cơ chế để mọi người có động cơ, động lực tự học. Phải kiên trì với học tập suốt đời, xem đó là mục tiêu quan trọng để nâng cao trí tuệ người Việt Nam, phát triển đất nước Việt Nam.

Theo Baomoi
 
Cái này hay, nhưng cái gì củng nằm ở chính bản thân mình mà thôi bạn ạ
 
Quay lại
Top