Có cần dùng kem chống nắng ở nhà không?

dunzi

Thành viên
Tham gia
23/2/2021
Bài viết
63
Hiện tại có rất nhiều người trong chúng ta đang làm việc tại nhà nhiều hơn, nên tôi nhận được rất nhiều câu hỏi về việc có cần bôi kem chống nắng (KCN) khi ở nhà hay không? Và cá nhân tôi đã không thoa KCN khi ở trong nhà, ngay cả khi là 1 người nghiện KCN và sở hữu tất cả các loại KCN.

Vậy khi ở nhà thì có cần sử dụng KCN hay không? Sự thật là…nó phụ thuộc nhiều thứ. Trong nhà bao gồm: tầng hầm không cửa sổ, phòng khách, ngoài sân…Tôi sẽ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc bạn có cần bôi KCN trong nhà hay không dưới góc độ khoa học.

Tại sao phải bôi kem chống nắng?​

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu lí do này.

Công việc chính của KCN là giảm lượng tia UV đến da. KCN có chỉ số spf chủ yếu đo lường mức độ UVB mà KCN bảo vệ bạn. Những bước sóng ngắn này thường sẽ khiến bạn bị bỏng, cháy nắng và chúng là những bước sóng chủ yếu gây ung thư da (ung thư tế bào đáy, tế bào vảy và u ác tính). Chúng k đi sâu vào da nhưng vẫn khiến da lão hoá nhanh.

Tia UVA, là tia có bước sóng dài hơn, ít gây ra cháy nắng hơn nhưng chúng gây ra da rám nắng kéo dài, chúng góp phần khiến các khối u phát triển, lão hoá da và tăng sắc tố.

Xếp hạng phổ rộng trên KCN hoặc tia UVA (xếp hạng PPD, PA hoặc Boots) cho biết mức độ hiệu quả của KCN trong việc bảo vệ da khỏi tia UVA.

Một trong những vấn đề của vấn đề này là hầu hết các nghiên cứu nguy cơ của tia UV đều được thực hiện trên những người có làn da trắng và tôi sẽ đề cập vào bài viết sau.

*Một số người cũng hỏi về ánh sáng màn hình, đặc biệt là ánh sáng xanh. KCN sẽ k bảo vệ bạn khỏi ánh sáng xanh, thậm chí cả những bộ lọc mineral Sucreen (trừ khi có các chất phụ gia đặc biệt, điều này k đúng với đại đa số các loại KCN). Màn hình của máy cũng không tạo ra ánh sáng xanh đủ để tạo ra sự khác biệt.

Để xác định xem bạn có cần dùng KCN hay không, có 2 yếu tố cần xem xét: mức độ UV mà bạn tiếp xúc và mức độ nhạy cảm của làn da với tác hại của tia UV.

Có bao nhiêu tia cực tím trong nhà?​

Có 2 cách bạn tiếp xúc với tia cực tím:

Tiếp xúc trực tiếp: là khi ánh nắng mặt trời chiếu vào bạn, khi mắt thấy được gọi là trực tiếp, còn trong bóng mát gọi là không trực tiếp.

Tiếp xúc khuếch tán: là khi tia cực tím của mặt trời chiếu vào bạn chủ yếu do các phân tử không khí trên cao mà còn bởi các vật thể xung quanh bạn.

Các bước sóng càng ngắn thì khả năng khuếch tán càng nhiều, do đó có nhiều tia UV khuếch tán xung quanh hơn ánh sáng nhìn thấy bị khuếch tán (ánh nắng trực tiếp).

Có bao nhiêu tia UV khuếch tán trong nhà?​

Thật dễ dàng để xác định mức độ UV trực tiếp lên da bạn dựa vào việc bạn có ra ngoài nắng hay không? Nhưng làm thế nào để ước lượng được lượng UV khuếch tán?

Điều này khá phức tạp, rất nhiều yếu tố khác nhau góp phần vào tỉ lệ giữa tia UV trực tiếp và khuếch tán bao gồm chiều cao của mặt trời, cây cối, thời gian trong ngày….

Để ước tính mức độ khuếch tán tia cực tím mà bạn nhận được chúng ta có thể sử dụng khái niệm gọi là “chế độ xem bầu trời”. Lượng tia cực tím khuếch tán mà bạn nhận được tỉ lệ thuận với khung cảnh của bầu trời. Nếu bạn đứng ở giữa cánh đồng, bạn sẽ tiếp xúc với 1 vòm trời, đây được gọi là chế độ xem bầu trời 100%, là tiếp xúc với 100% tia UV.

Nếu có những thứ chắn tầm nhìn của bạn như cây cối, toà nhà, tường thì bạn sẽ nhận được vòm trời ít hơn và lượng tia UV khuếch tán cũng thấp hơn.

Bên trong căn nhà, bạn sẽ tiếp xúc với bầu trời qua cửa sổ và cửa ra vào, đó là lí do tại sao khoảng cách từ cửa ra vào và cửa sổ lại quan trọng.

Ví dụ trong phòng tôi cửa sổ 1m6x1m2 nếu đang ngồi cạnh cửa sổ và k có gì bên ngoài, bạn nhận được 50% tầm nhìn bầu trời, vì vậy bạn đang nhận 1/2 lượng tia UV khuếch tán. Nếu bạn lùi xa cửa sổ thì vòm trên bầu trời sẽ nhỏ dần – điều này giảm theo cấp số nhân khi bạn di chuyển khỏi cửa sổ.

Ví dụ, tôi ngồi cạnh của sổ trong phòng khoảng 3m, điều này có nghĩa tôi không nhận tia UV trực tiếp và khoảng 3% tia UV khuếch tán từ bầu trời qua cửa sổ, nhưng bên ngoài cửa sổ có cây cối, nhà cửa và sẽ khuếch tán tia UV vào bên trong và ước tính chỉ có khoảng 11% bầu trời( tia cực tím phản xạ bởi các vật thể bên ngoài thường nhỏ hơn 10%)…. điều đó mang lại cho tôi 0.33% chế độ xem bầu trời, đồng nghĩa với việc tôi nhận được 1/300 tia UV khuếch tán so với khi ở ngoài trời và 1/500 trong tổng số tia UV khi ở ngoài trời.

Ngay cả khi tôi chỉ cách cửa sổ 1m, nơi có tầm nhìn dưới 2% bầu trời (k có tia UV trực tiếp), tôi vẫn nhận được khoảng 1% lượng tia UV so với khi ở ngoài trời.

UV xuyên kính​

Nếu cửa sổ của bạn đóng, điều đó có nghĩa là cũng có kính giữa bạn và mặt trời, kính cửa sổ bình thường ngăn chặn gần như tất cả các tia UVB xuyên qua, nhưng chỉ chặn được 1/4 – 1/3 lượng tia UVA. Vì vậy, trong phép tính cụ thể tôi sẽ không nhận được tia UVB, và chỉ 1/670 tia UVA so với việc ngồi ngoài trời (giả sử 1/4 tia UVA bị chặn qua kính).

UV thay đổi rất nhiều​

Mức độ UV phụ thuộc vào nơi bạn sống, thời gian trong ngày và thời gian trong năm.

Bạn có thể nghe nói về các chỉ số UV, chỉ số này cho bạn biết mức độ UV gây ban đỏ hoặc cháy nắng mà bạn nhận được tại 1 thời điểm cụ thể. Chỉ số UV là cách tốt nhất để tính ra tia cực tím trong khu vực cảu bạn và bạn thường xuyên tra cứu chỉ số này trực tuyến. Ví dụ: Sydney vào giữa mùa hè có đỉnh khoảng 12 vào giữa mùa đông là 2. Bạn có thể sử dụng chỉ số UV để ước tính mức độ UVA.

Có 1 lầm tưởng rằng mức độ tia UVA không thay đổi trong suốt cả ngày hay cả năm, nó luôn thay đổi nhưng không nhiều như UVB.

Mức độ nhạy cảm của tia UV lên làn da​

Sử dụng KCN hàng ngày không có vấn đề gì?​

Không phải ai cũng cần bôi KCN hàng ngày, tôi biết có 1 câu nói phổ biến trong giới chăm sóc da rằng mặt trời là tia laser chết người và bạn phải bôi KCN mỗi ngày, kể cả trời mưa, nhưng điều này k phản ánh chính xác sự đồng thuận khoa học mới nhất ở nhiều quốc giá.

Có nhiều lợi ích khi tiếp xúc với tia cực tím, đó là cơ thể chúng ta sản xuất vitamin D sau khi tiếp xúc với UVB và nitric oxide khi tiếp xúc với UVA.

Vì vậy, ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Anh và Úc – thủ phủ của ung thư da trên thế giới – các cơ quan y tế thực sự không khuyến cáo bạn bôi KCN hàng ngày ngay cả khi bạn ra ngoài.

Các hướng dẫn của Úc (australian and New Zealand Bone and Mineral Society, Australian College, Endocrine Society of Australian and Osteoporosis Australian) dựa trên chỉ số UV:

Nếu chỉ số UV đạt tối đa 3 trở lên, bạn nên dùng KCN​

Nếu không, bạn sẽ được khuyên là k nên sử dụng KCN và cố ý cho những vùng da không được che chắn

Bạn không nhận được nhiều tia UVB qua kính nên lợi ích của vitamin D sẽ k có, nhưng vấn đề là – quy tắc chung không phải tát cả mọi người đều cần bôi KCN nếu họ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Màu da​

Ngoài ra có sự “thiên vị” về chủng tộc trong các nghiên cứu về KCN, giống như trong hầu hết các lĩnh vực sức khoẻ khác, phần lớn những nghiên cứu đều thực hiện trên người da trắng.

Màu da tạo ra sự khác biệt lớn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các tông màu da khác nhau bị lão hoá khác nhau do ánh mặt trời và mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và khối u ác tính ở da sẫm màu không được nghiên cứu ủng hộ.

Điều này chủ yếu do melanin. Melanin là sắc tố da, và nó hoạt động như 1 loại KCN tự nhiên – không thực sự đủ để những người có làn da sẫm màu tự tin chạy xung quanh mà k có KCN trên bãi biển nhiều giờ liền, nhưng đủ tạo sự khác biệt nếu chỉ tiếp xúc “tình cờ” với ánh nắng. Vì thế lợi ích của việc bôi KCN trong việc ngăn ngừa ung thư và lão hoá sẽ thấp hơn đối với những người có làn da sẫm màu. Mặt khác tia UVA có xu hướng gây ra các vấn đề sắc tố không đồng đều hơn ở da sẫm maù. Vì thế bạn cần bảo vệ da của mình khỏi tia UV hay không tuỳ thuộc bạn có quan tâm đến vấn đề sắc tố.

Hạn chế của KCN​

Chắc chắn nhược điểm của KCN đầu tiên là chi phí, ngoài ra bạn cũng dành thời gian và công sức để áp dụng nó, Ở nhiều người KCN có thể gây bít lỗ chân lông, Ngoài ra còn kích ứng, dị ứng và chảy nước mắt.

Ngoài ra còn có 1 số lo ngại về sức khoẻ lâu dài về việc sử dụng KCN, những lo lắng này thường nhỏ hơn khi bạn ra ngoài mà lợi ích KCN mang lại. Nhưng nếu bạn chỉ tiếp xúc 1 lượng tia nhỏ cực tím, thì những nguy cơ này kết hợp những hạn chế của KCN dẫn tới việc k thoa KCN.

Tác động thực sự của tia cực tím trong nhà​

Mặc dù tất cả những yếu tố này đều quan trọng trong việc xem xét chính xác tác động thực sự của KCN, nhưng may mắn có 1 ví dụ nổi tiếng chứng minh tác động của việc tiếp xúc tia cực tím trong nhà: đó là bức ảnh nổi tiếng 1 tài xế xe tải đã lái xe trong 28 năm với cửa sổ được đóng lại.

Mặt trời chiếu thẳng vào bên trái ông ấy (bên phải chúng ta), nhưng ông ấy chỉ tiếp xúc với tia UV khuếch tán ở phía bên kia. Có 1 sự khác biệt lớn giữa 2 bên khuôn mặt.

Tôi nghĩ rằng nó cho thấy tia UV trực tiếp có lẽ mới là điều đáng lo ngại, còn việc bảo vệ khỏi UVA khuếch tán hay k còn phù thuộc vào tình huống cụ thể”.

CÁ NHÂN: Đối với bản thân mình, làm việc & sinh sống trong môi trường mát mẻ, không ánh nắng trực tiếp, cây xanh nhiều, nên khi ở nhà hay làm việc mình không sử dụng KCN, 1 phần do mình cảm thấy khu vực của mình “an toàn” với tia UV, điều đặc biệt quan trọng là da mình hầu hết dễ bị kích ứng hay bít lcl nếu sử dụng KCN 1 thời gian dài trên da, vì thế mình chỉ sử dụng KCN khi ra ngoài, lái xe và che chắn cơ thể bằng nhiều vật dụng khác nhau.

Hi vọng qua bài viết này mọi người sẽ có câu trả lời của mình. Chúc mọi người có làn da đẹp.
 
Ở nhà cũng có những ánh sáng có hại cho da như đèn điện, ánh sáng từ máy tính, tivi. Nên muốn bảo vệ da thì cứ nên dùng kem chống nắng.
 
×
Quay lại
Top