Có cần chống phân mảnh đĩa khi dùng hệ điều hành Linux ?

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
* Ở hệ điều hành Windows, Windows bị phân mảnh là do các tập tin được đặt sát nhau, phần kết thúc của tập tin này là phân bắt đầu của tập tin khác, và dữ liệu được chèn vào vào các khoảng trống trên đĩa (có thể khoảng trống này chỉ vừa đủ chứa tập tin đó), do đó khi kích thước tập tin được mở rộng ra và phía sau phần dữ liệu của tập tin này không còn chỗ trống nào, sẽ dẫn đến hiện tượng phân mảnh đĩa.

* Ở hệ điều hành Linux, Linux trãi tất cả các tập tin của hệ thống trên toàn bộ bề mặt đĩa (các tập tin không ghi sát nhau như ở hệ điều hành Windows) và dữ liệu của tập tin khi ghi xuống đĩa được hệ thống cấp phát dung lượng lớn hơn kích thước của tập tin cần ghi, do đó khi kích thước thay đổi phần dữ liệu mới sẽ được thêm vào phần trống (đã được chừa sẵn từ trước khi tạo tập tin này), trong trường hợp vùng trống này không đủ thì hệ thống sẽ tìm một vị trí khác còn trống có thể chứa được tập tin này và dời tập tin này đến vị trí đó.

Sự phân mảnh chi xảy ra khi dung lượng của đĩa không còn đủ đế chứa tập tin mà không cần phải chia nhỏ tập tin này ra. Trường hợp này chỉ xảy ra khi dung lượng của đĩa đã sử dụng quá 80%.

Với cách thực hiện như trên như vậy Linux đã chống phân mảnh ngay từ khi thực hiện ghi tập tin trên đĩa, sự phân mảnh chỉ xảy ra khi dung lượng đĩa còn ít hơn 20%.


* Kết luận: Linux vẫn bị phân mảnh đĩa, nhưng do sự phân mảnh này chỉ chiếm một lượng nhỏ trên tổng dung lượng của đĩa cứng, không làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất của hệ thống, do đó không cần thiết phải chống phân mảnh cho đĩa cứng khi dùng hệ điều hành linux.

Nguồn blog Hodawa
Tài liệu tham khảo: Why doesn't Linux need defragmenting?
 
Hiệu chỉnh:
×
Quay lại
Top