Chuyện vui 20/11 của những giáo viên trẻ không đứng trên giảng đường

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Dù không học sư phạm, không dạy trên các giảng đường nhưng có những bạn trẻ đang lấp lánh niềm vui, hạnh phúc trong ngày 20/11 này. Đó là nghề gia sư, giáo viên dạy ngoại ngữ, kỹ năng mềm,… ở một số trung tâm.

Buồn vui nghề gia sư

Gia sư là lựa chọn phổ biến nhất cho các bạn sinh viên làm thêm. Xuất phát từ tính ổn định, an toàn, ít rủi ro và cơ hội củng cố kiến thức cho bản thân.

Nhưng không phải ai cũng có thể làm gia sư dễ dàng. Nhiều người thiếu kinh nghiệm, thiếu chuyên môn nên không thành công trong việc truyền đạt kiến thức cho học trò. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên lại gặp học sinh ương bướng, khó uốn nắn, dạy dỗ nên phải “đương đầu” với “chướng ngại vật” từ các trò đùa tinh quái.

Nguyễn Thị Giang may mắn hơn khi khởi đầu nghề gia sư một cách suôn sẻ. Giang mới học năm 3 (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) nhưng đã có “thâm niên” gia sư 4 năm. Gia đình Giang khá nghèo ở Sóc Sơn. Năm đầu tiên trượt ĐH Bách khoa (khối A), “cô giáo nhỏ” không nản chí mà tiếp tục ôn thi lại. Và cánh cửa trường Báo chí (khối C) mở ra, đưa bạn đến một con đường mới.

Trong khoảng thời gian ôn thi đại học, bạn nhận dạy gia sư cho hai bé học cấp 1 và cấp 2 để trang trải chi phí, đỡ đần cho bố mẹ. Từ Sóc Sơn - Hà Nội là một chặng đường dài nhưng không hôm nào cô bạn bỏ dạy, dù nắng hay mưa.

Đến bây giờ, Giang vẫn dạy hai em ấy. Dẫn dắt học trò nhỏ của mình trong suốt 4 năm, cô trò đã thực sự gắn bó và có cùng nhau rất nhiều kỷ niệm.

661768-viettrung0311123-61aa4.jpg

Nguyễn Thị Giang và những kỷ niệm khó quên ngày làm gia sư.

Giang và học sinh thường xuyên chia sẻ, tâm sự chuyện trường lớp, gia đình, cuộc sống. Kỷ niệm đến giờ Giang vẫn nhớ nhất là đạp xe vòng quanh hồ tây với em ở Nhật Tân và làm bánh trôi tại nhà với bé ở pháo đài Láng.

Cứ đến dịp 20/11, Giang thường nhận được là những lời chúc ngộ nghĩnh, đáng yêu và chân tình từ các học trò. Kèm theo đó là các món quà nho nhỏ, chan chứa tình yêu thương như cuốn sổ, cây bút,…

Nhưng có lẽ, món quà khiến Giang cảm thấy xúc động nhất là khi cô bạn cầm chiếc khăn len và móc chìa khóa do tự tay trò nhỏ của mình đan. Dạy học trò học cách đan len nhưng Giang không ngờ mình sẽ nhận được món quà đầy ý nghĩa này.

Chiếc ô đã che mưa, che nắng cho Giang suốt mấy năm đại học cũng là món quà thân thương học sinh tặng bạn. Thấy cô giáo vất vả, nhiều hôm mệt phờ vì trời nắng chang chang hay ướt đẫm người vì mưa nên cô trò nhỏ đã nghĩ ra món quà đơn giản mà thiết thực này.

“Những món quà ấy tuy nhỏ nhưng là những giá trị tinh thần Giang không bao giờ quên. Mình cảm thấy hạnh phúc vì được trở thành người thầy, người bạn của học trò”, Giang rưng rưng chia sẻ.

Đong đầy kỷ niệm với nghề dạy kỹ năng mềm

Dạy kỹ năng mềm là một nghề khá mới ở Việt Nam. Các bạn trẻ sau khi được học vài khóa ở trung tâm, có đủ năng lực và đam mê sẽ đăng ký giảng dạy. Còn nhiều điều lạ lẫm và mới mẻ nên nghề dạy kỹ năng mềm đang là sự hứng thú lớn đối với các bạn trẻ vừa muốn có thêm thu nhập vừa phát triển được kỹ năng của bản thân.

661768-viettrung0311121-61aa4.jpg

Nguyễn Việt Trung với đạo cụ chuẩn bị cho một giờ dạy kỹ năng mềm.

Nguyễn Việt Trung ( sinh năm 1990, ĐH Hòa Bình) đang giảng dạy thêm kỹ năng mềm tại một trung tâm ở Hà Nội gần hai năm. Đặc thù đối tượng các lớp kỹ năng mềm là đa dạng về lứa tuổi : học cấp 1, cấp 2 thậm chí những người đã đi làm, lập gia đình.

Bởi vậy mà trong quá trình dạy học, Trung cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là phải hiểu rõ tâm lý từng độ tuổi, đồng thời dung hòa và duy trì được không khí và “phong độ” giảng dạy trong từng buổi học. Bởi vậy mà khi mới bắt đầu công việc này, Trung phải nỗ lực và cố gắng rất nhiều.

Được đứng trên bục giảng dạy kiến thức, được giao lưu, vui chơi cùng học trò (đủ mọi lứa tuổi), Trung cảm thấy mỗi thời gian trôi qua đều thực sự quý giá. Có những trò chơi, thầy trò dường như hòa tan trong tiếng cười giòn giã. “Những kỷ niệm và phút giây ấy, mình luôn trân trọng và khắc ghi trong lòng”, Trung chia sẻ.

Đợt hè vừa rồi, Trung được mời chia sẻ với phụ huynh về Kỹ năng dạy con khi phụ trách một lớp 32 em, mặc dù thầy giáo trẻ chưa lập gia đình. Ban đầu, bạn thấy bất ngờ và lúng túng bởi sự tin tưởng, kỳ vọng của phụ huynh cùng với nỗi lo thiếu kiến thức, kinh nghiệm truyền dạy nhưng cuối cùng, bạn đã hoàn thành công việc rất tốt.

Trung thích nhất là những lời chúc hay tấm thiệp xinh xắn của học trò trong đợt lễ tôn vinh nhà giáo: “Với mình, những lời chúc giản dị, chân thành của học sinh là món quà vô giá. Và đây cũng là động lực để mình cố gắng nhiều hơn”. Trung muốn đây sẽ là cái “nghiệp” bạn theo đuổi.

Trung cũng gửi đến những người đang làm sự nghiệp trồng người nhân ngày 20/11: “Hãy luôn luôn hết mình, tương lai đất nước phụ thuộc rất nhiều vào chúng ta. Bởi vì nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề đó là: Dạy học!”.
Theo Dân Trí
 
Từ khối A mà ôn lại khối C luôn à....khâm phục nghị lực của bạn ấy quá!
 
×
Quay lại
Top