Chuyện ít biết về phổ màu tai nạn làm thay đổi lịch sử hội họa

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Sự thực là phổ màu xanh đã làm thay đổi lịch sử hội họa từ khi kết thúc thời kỳ Baroque và khoảng giữa thế kỷ thứ 19 được ra đời từ tai nạn.


Trong thời kỳ Phục hưng, màu xanh da trời, xanh dương và xanh biếc là những phổ màu được đánh giá cao nhất trong các sắc tố. Màu xanh khối khoáng sản (được gọi là lazurite), được khai thác và chế biến kể từ thế kỷ thứ sáu và gần như độc quyền ở Afghanistan, nhập khẩu vào thị trường châu Âu thông qua Venice, có giá trị hơn gấp năm lần vàng.

Lazurite màu xanh được sử dụng một cách tiết kiệm, thường chỉ dành cho các khách hàng quen và các nghệ sĩ giàu có nhất.


1447064337-hoi-hoa-1.jpeg

Bức tranh “Still Life” vẽ vào giữa thế kỷ 17 của họa sĩ Paul Liegeois có hiệu ứng màu xanh ấn tượng

Chúng ta thường thấy những màu sắc bắt mắt trong các bức tranh sơn dầu cũ trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật. Những bức tranh thời kỳ đầu Phụ hưng có đầy đủ các sắc thái màu như ngọc. Những họa sĩ theo trào lưu Mannerism như Bronzino sử dụng, kết hợp màu sắc gây sốc, có tính axit để kéo dài giới hạn của các hình ảnh tự nhiên.

Nghệ sĩ thời kỳ Baroque như Caravaggio xây dựng các màu sắc sống động chống lại bóng tối đầy kịch tính. Thời gian đã thử nghiệm, các màu sắc được sử dụng tối đa để đảm bảo phạm vi giới hạn của màu sắc tự nhiên sẽ tối đa hóa tác động đến thị giác. Việc tạo một bức tranh sơn dầu đầy màu sắc vẫn chưa phải hành động tự phát ngay từ đầu. Dựa theo quy luật của ánh sáng và màu sắc, các bảng màu mới dần được hoàn thiện và khai thác.


1447064337-hoi-hoa-1-1.jpeg


Tác phẩm tựa đề “The Seine at Charenton”, vẽ năm 1874 của họa sĩ Jean-Baptiste Armand Guillaumin cũng gây ấn tượng lớn với phổ xanh

Tuy nhiên, vào khoảng năm 1704, nhà phát minh vĩ đại Sir Isaac Newton công bố văn bản mang tính cách mạng của mình có tên “Opticks”, nói về phát hiện sắc tố màu xanh sinh động mới với đặc tính tuyệt vời.

Xem xét qua những kiệt tác từ các bộ sưu tập tranh và nghiên cứu các bức hội họa dưới kính hiển vi, có thể nhìn thấy bằng chứng về sự thay đổi trong cách vẽ tranh từ khi kết thúc thời kỳ Baroque và khoảng giữa thế kỷ thứ 19, chỉ bởi tác động của một màu duy nhất: Phổ xanh.

Thực chất, phổ màu xanh phát triển từ một tai nạn. Năm 1704, một nhà sản xuất chất hóa học và màu sắc có tên là Heinrich Diesbach cần gấp rút sản xuất một đợt màu Florentine, sắc tố màu đỏ tía có nguồn gốc từ các loài côn trùng màu cánh kiến, phèn, sắt sulfat, và kali. Do thiếu thành phần, Diesbach mượn một số từ nhà giả kim Johann Conrad Dippel mà không biết chất liệu đã bị ô nhiễm với "dầu động vật" (hỗn hợp pha chế của máu và các thành phần có nguồn gốc từ động vật khác mà Dippel bán như một phương thuốc).


1447064337-hoi-hoa-1-2.jpeg

Tác phẩm “Happy Lovers” của họa sĩ Jean-Honoré Fragonard

Sáng hôm sau buổi pha chế, Diesbach quay trở lại xưởng và phát hiện ra một chất màu xanh đậm, do thành phần chất gây ô nhiễm sắt xyanua. Hai người đàn ông nhanh chóng nhận ra tiềm năng thương mại của sắc tố mới này, và độc lập sản xuất ra màu mới để bán cho các họa sĩ tại Phổ.

Năm 1710, những mẫu sắc tố màu xanh đầu tiên từ Phổ đến Paris, và họa sĩ Jean-Antoine Watteau được biết đến là người đã chia sẻ màu mới này với những họa sĩ đồng nghiệp như Jean-Honoré Fragonard và François Boucher.


1447064337-hoi-hoa-1-3.jpeg

Bức chân dung nàng Theresa của Countess Kinsky, vẽ năm 1793, lấy phổ xanh làm màu chính.

Tất cả các nghệ sĩ đều bị mê hoặc với màu xanh mới và sáng tác nên các tác phẩm của họ. Phổ xanh có tính chất độc đáo cho phép họa sĩ sáng tác ra các bức vẽ một cách tự nhiên hơn. Chỉ một lượng nhỏ phổ màu có thể truyền đạt một sắc thái mạnh mẽ so với các màu khác, bao gồm cả màu trắng. Do đó, các họa sĩ có thể kết hợp một phổ màu sắc rộng hơn trên bảng màu của mình.

Trong “Opticks”, nhà khoa học Newton đã viết về những phát hiện của ông về ánh sáng và màu sắc. Sách phân tích bản chất của ánh sáng qua các phương thức về sự khúc xạ bằng thấu kính và lăng kính, sự nhiễu xạ nhờ các tấm kính khép gần với nhau, và các biểu hiện hòa trộn màu sắc với quang phổ hoặc bột nhuộm. Opticks được xem là một trong những công trình vĩ đại trong lịch sử khoa học.


1447064337-hoi-hoa-1-4.jpeg


Bức “Fête champêtre” (cảnh của một buổi tiệc ngoài vườn) của họa sĩ Bonaventure de Bar, được vẽ năm 1728. Nhìn dưới kính hiển vi, có thể thấy các hạt màu xanh thô, không đều, rải rác ở hình ảnh bầu trời và quần áo.

Phổ xanh đã được tạo ra trong "phòng thí nghiệm" của một nhà giả kim vào đúng thời điểm cộng hưởng với sự phổ biến của khoa học, xúc tác thành một hướng đi hoàn toàn mới và làm nên cuộc cách mạng trong lịch sử hội họa.

Theo Dân Việt
 
Hiệu chỉnh:
×
Quay lại
Top