Chút băn khoăn về văn hóa đọc

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Sau nhiều năm triển khai Ngày hội sách tại TPHCM thu được nhiều kết quả đáng phấn khởi, Ngày hội Sách và Văn hóa đọc 2013 tiếp tục gây hứng thú cho công chúng Thủ đô. Với sự góp mặt của tư nhân vào đời sống xuất bản, thì thị trường sách đã trở nên sôi động hơn.

888220-6518f465861e57-img.jpg

Quang cảnh ngày hội sách và văn hóa đọc năm 2012.

Ở các đô thị lớn, nhà sách bề thế chiếm lĩnh ở những vị trí đắc địa và đều có dấu hiệu ăn nên làm ra. Thế nhưng, thói quen đọc sách và chất lượng đọc sách của người Việt hôm nay vẫn còn là một ẩn số. Ngoài hệ thống sách giáo khoa, số lượng in mỗi cuốn sách tại Việt Nam chỉ trên dưới 1.000 bản và chỉ tập trung chủ yếu ở thành phố. Rõ ràng, nhiều vùng nông thôn vẫn chưa có cơ hội để tiếp cận sách. Hơn nữa, giá thành từng cuốn sách đang nằm ở mức khá cao đối với thu nhập trung bình của người lao động.

Một câu hỏi cũ luôn được đặt ra: Làm sao xây dựng văn hóa đọc cho người Việt? Giáo sư – Tiến sĩ Trần Hữu Tá băn khoăn: “Là nhà giáo, tôi ngờ là tình hình đọc sách gần đây trong các cấp học, ở khắp các địa phương cũng không sáng sủa gì. Không thể phủ nhận, từ cấp mầm non - tiểu học đến bậc đại học, có một số thầy cô đã nêu gương hiếu học hết sức cảm động. Các bạn đồng nghiệp ấy đã quyết tâm cập nhật sự hiểu biết của mình bằng công phu tự học, bằng tinh thần cần cù đọc sách, dù hoàn cảnh kinh tế cũng chẳng hơn ai. Thế nhưng, số người đáng phục này chiếm mấy phần trăm trong non một triệu thầy cô? E rằng tỉ lệ này khó đạt đến 2 chữ số!”.

Có một sự thật khá đau lòng, các loại sách có nội dung dễ dãi bám theo đề tài tình – tiền – tù – tội thì lại bán chạy hơn những cuốn sách có giá trị nâng cao thẩm mỹ và tâm hồn cho con người hội nhập. Đi tìm lời giải cho thực trạng này không đơn giản, cần phải có điều tra xã hội học nghiêm túc và cần phải có những phương pháp thay đổi thiện chí.

Nói chuyện đọc sách ngay lúc kinh tế suy thoái thật ái ngại. Thế nhưng, cần thiện chí nói với nhau một sự thật, trong kinh tế thị trường với nhiều kiểu xuôi ngược làm giàu khác nhau, nên việc đọc sách bỗng giống một nhu cầu xa xỉ. Người cầm cuốn sách trên tay, ít thấy được lợi ích hiện hữu về cơm áo gạo tiền. Nguy hiểm hơn, đâu đó bắt đầu có những ánh mắt không mấy thiện cảm đối với việc đọc sách. Những người sốt ruột với danh lợi, bỗng thấy trang sách chỉ chứa đựng những lý thuyết thô cứng, giáo điều và sáo rỗng.

Chúng ta chưa có một thống kê qui mô nào về suy tư của những người lạnh lùng với sách, song để người Việt thân thiện với sách phải loại bỏ được ý nghĩ tiêu cực đang tồn tại rằng: Mỗi cuốn sách không phải chứa đựng những điều răn dạy, hay những chuyện viển vông. Chúng ta đang có hai động cơ để đọc sách: Để nghiên cứu và để giải trí. Như vậy, người Việt đang thiếu vắng động cơ quan trọng nhất để đọc sách là đức tin. Sẽ thật gần gũi, nếu mỗi trang sách mở ra một sự thông cảm!

Đức tin trong mỗi cuốn sách có phải là khái niệm mơ hồ không? Xin thưa, không. Bất kể thể loại sách văn học, thể loại sách kỹ thuật, thể loại sách tài chính hay thể loại sách chính trị, thì đức tin quan trọng vẫn là sự nhận thức về con người. Đức tin của việc đọc sách sẽ được hình dung rõ nét khi chúng ta thấy rằng, trước trang sách không có sự phân biệt sang – hèn hoặc giàu – nghèo, và sự thua thiệt được an ủi, sự lầm lạc được tha thứ, sự đau đớn được xoa dịu. Đức tin ấy hình thành từ sâu thẳm trái tim chúng ta khi tìm đến sách như tìm đến một người cha nghiêm khắc mà độ lượng, như tìm đến một người mẹ hiền hậu và bao dung, như tìm đến một người bạn ân cần và tận tụy!

Khi mỗi cuốn sách có giá trị như một sản phẩm kinh doanh, thì sự chạy theo lợi nhuận chi phối thẩm mỹ người đọc. Có hai mảng màu dễ nhận ra, một xu hướng nuông chiều thị hiếu rẻ tiền với loại sách giật gân, một xu hướng in sách sang trọng bìa cứng giấy tốt phục vụ nhu cầu chơi sách của người giàu. Như vậy, người thu nhập thấp muốn tìm vẻ đẹp nhân văn trong những cuốn sách phải đắn đo khi bước chân vào nhà sách! Mặt khác, thói quen đọc sách phải được bồi đắp theo năm tháng.

Ở những miền cằn khô nhất, chúng ta cũng làm được những sân gôn sang trọng và những resort lộng lẫy, thì tại sao không xây dựng được thư viện đàng hoàng cho mọi người cùng hưởng thụ mà hy vọng dân tộc Việt sẽ trưởng thành về mọi mặt?

Theo Xaluan
 
Vì tôi đọc quá nhiều sách nên mới không tin vào sách nữa, ở nhiều sách khác nhau quan điểm của tác giả đôi lúc hoàn toàn trái ngược nhau. Câu hỏi đặt ra là: biết tin sách nào????:KSV@13:
 
×
Quay lại
Top