Chúng ta ngại làm quen nhau?

wangsky1712

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
7/10/2011
Bài viết
319
admin_01.gif
admin_03.gif
admin_05.gif
Mạng xã hội bùng nổ. Đồng nghĩa với việc chúng ta có thêm một môi trường mới để tương tác với nhau: môi trường ảo. Bên cạnh việc khiến cho việc chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ giữa mọi người càng tiện lợi hơn, việc giao tiếp ảo đang làm hạn chế đi những tương tác trực tiếp giữa mọi người. Việc kết thêm bạn mới trên facebook, Yahoo là điều vô cùng dễ dàng, song ở ngoài đời thực, bạn thậm chí không dám hỏi chuyện với một người bạn cùng trường.

ky-nang-giao-tiep-42.jpg

Bản thân bạn cũng là một người đang gắn bó với cả hai môi trường: ảo và thực. Tôi không biết bạn có dạn dĩ hay e ngại về chuyện làm quen với người lạ, nhưng chắc chắn thói quen làm quen, bắt chuyện với ai đó đã không còn trong mỗi chúng ta. Ảnh hưởng của lối sống công nghiệp, chúng ta trở nên sống tách biệt với nhau, dè dặt, và, đề phòng nhau hơn. Nguyên nhân sâu xa này là gì? Nó có như bạn vẫn nghĩ?

Khi một hành động không diễn ra, hay nói cách khác, khi chúng ta không làm việc gì đó, theo các nhà tâm lý học, có ba nguyên nhân chính dẫn đến việc bạn không hành động:

Thiếu động lực
Thiếu kiến thức
Nỗi sợ hãi
Có thể phân tích sự nhút nhát trong giao tiếp, việc ngại làm quen trực tiếp của nhiều người hiện nay theo mô hình này. Việc ngại làm quen sẽ do ba nguyên nhân này, hoặc khi một trong ba nguyên nhân đủ lớn, hành động làm quen cũng không xảy ra:

Thiếu động lực

Mô hình hành vi BMAT của tiến sĩ BJ Fogg, giáo sư đại học Standford cũng đã chỉ ra rằng, khi một người thiếu đi động lực thì họ sẽ không làm việc đó. Tại sao bạn phải làm quen với một người lạ? Điều đó có đem lại cho bạn lợi ích gì không? Bạn có cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi làm điều đó không?…là những câu hỏi để kiểm tra động lực của bạn. Nếu bạn không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này, chính là bạn đang thiếu đi động lực để làm quen, trò chuyện với người nào đó.

Khi bạn cảm thấy việc làm đó không đem lại mục đích, quyền lợi gì, bạn sẽ không thấy sự cần thiết cho việc thực hiện hành động đó và không thực hiện nó nữa.

Thiếu kiến thức

Đã bao giờ bạn muốn tự tay làm một món ăn ưa thích nào đó nhưng lại không làm vì không biết cách nấu món đó? Việc làm quen cũng như vậy: tôi sẽ làm quen thế nào đây? Tôi không biết cách bắt chuyện, tôi không biết nói gì trong buổi gặp mặt cả…Chính sự thiếu hiểu biết này sẽ làm cho bạn trở nên e ngại giao tiếp và kỹ năng giao tiếp cũng sẽ”thui chột” theo sự thiếu hiểu biết này qua thời gian.

Nỗi sợ hãi

Nỗi sợ hãi ở đây bao gồm cả lo sợ việc giao tiếp không thành công lẫn việc e ngại người bạn làm quen không phải là người phù hợp để bạn bắt chuyện. Chúng ta sợ bị chê cười, sợ nói điều gì đó không đúng, sợ rằng người đối diện sẽ không có phản hồi tích cực với việc làm quen của bạn…Nỗi sợ này, sâu xa hơn, bắt nguồn từ việc thiếu lòng tin vào bản thân, tự ti về ngoại hình (nguyên nhân rất lớn), khiếm khuyết nào đó gây cản trở giao tiếp (bị nói lắp, nói ngọng, lãng tai,..)

Phần lớn người nhút nhát đều có nỗi sợ hãi này, do đó đọc bao nhiêu cuốn sách hướng dẫn cách làm quen, bắt chuyện hay thậm chí là tham gia cả khóa học kỹ năng giao tiếp (được cung cấp kiến thức), họ vẫn không thể phá bỏ vùng an toàn của mình để thay đổi.

Nỗi sợ hãi cũng bắt nguồn từ việc thiếu kiến thức (bạn không biết chính xác mình phải làm điều đó thế nào) có thể chấm dứt khi kiến thức được cung cấp đầy đủ. Khi bạn biết chắc chắn cách làm quen một người là như thế nào, bạn sẽ tự tin hơn, có thêm động lực để thực hiện hành vi này.

Việc làm quen với ai đó có phần quyết định rất lớn đến kỹ năng giao tiếp của bạn. Chủ động làm quen, trò chuyện với ai đó thể hiện sự tự tin, khả năng dẫn dắt, biết cách mở đầu câu chuyện của cá nhân mỗi người. Nếu việc làm quen khiến bạn ngại ngùng, không thoải mái thì bạn đang gặp một số vấn đề trong giao tiếp.

Do đó việc thiếu kỹ năng giao tiếp ở nhiều người cũng có thể phân tích theo góc độ này. Từ một trong ba nguyên trên, hoặc cả ba nguyên nhân sẽ làm cho bạn mất đi thói quen giao tiếp, dần dần kỹ năng giao tiếp trở nên kém cỏi. Do đó, để cải thiện kỹ năng giao tiếp, bạn cần phân tích ba nguyên nhân này trước để tìm ra điểm yếu mình cần khắc phục.

Còn khắc phục ra sao, các bước thực hiện như thế nào, đón chờ bài viết tiếp theo nhé!

Nhóm tác giả (hanhtrinhdelta.edu.vn)
NGUỒN CHÚNG TA NGẠI LÀM QUEN NHAU


 
×
Quay lại
Top