Chùa Keo Thái Bình nét đẹp mãi trường tồn cùng thời gian

nhungpencil

Thành viên
Tham gia
15/4/2013
Bài viết
16
Chùa Keo được xếp vào danh sách những ngôi chùa lâu đời bậc nhất tại Việt Nam. Trải qua hàng trăm năm,nét đẹp chùa Keo vẫn trường tồn cùng thời gian, làm say lòng bao du khách ghé thăm..


chua-keo-2.png

Chùa Keo là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.

Văn hóa Phật giáo đã ăn sâu vào người Việt Nam. Đi khắp mọi miền trên Tổ quốc, đâu đâu bạn cũng có thể gặp đền, gặp chùa. Người Việt sống rất tâm linh, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Rất nhiều ngôi chùa tính đến nay đã hàng trăm năm tuổi, vững trãi, uy nghiêm trước bão táp cuộc đời. Trong số ấy, chùa Keo ở Thái Bình được xem là ngôi chùa cổ, có kiến trúc độc đáo bậc nhất cả nước. Đến đây rồi, bạn sẽ muốn quay lại thưởng thức vẻ đẹp của chùa Keo lần thứ 2. Không vồn vã, mời gọi như biển xanh cát trắng, không lung linh huyền ảo như lầu son gác tía, chùa Keo mang vẻ đẹp độc đáo, bình dị, đầy tính tâm linh. Đến chùa không chỉ để vãn cảnh đẹp mà còn để tâm hồn bình an hơn sau bao sóng gió cuộc đời.
Được xây dựng năm 1061 dưới thời vua Lý Thánh Tông, chùa Keo ban đầu mang nặng kiến trúc thời Lý. Thế nhưng, đến năm 1611 một trận lũ lớn đã cuốn trôi cả ngôi chùa. Vì thế, khi được dựng lại ngôi chùa có kiến trúc tiêu biểu của thời Hậu Lê, vừa truyền thống vừa thực dụng, sự hài hòa giữa kiến trúc với môi trường được tuân thủ tuyệt đối. Những người thợ xây dựng chùa Keo đã khéo léo áp dụng nghệ thuật sử dụng cây xanh, vườn hoa, hồ nước- nghệ thuật đặc trưng trong các công trình kiến trúc thời Hậu Lê. Việc sử dụng gỗ, gạch lát, tường xây dựng bằng ván bưng, mái ngói mũi hài và hệ thống hồ ba mặt đã tạo cảm giác chùa trông cao hơn. Hơn nữa, ngôi chùa này còn thoáng mát dễ chịu về mùa hè, ấm áp về mùa đông nên thích hợp cho việc tham quan suốt cả bốn mùa.

chua-keo-4.png

Phong cách kiến trúc 400 năm tuổi vẫn trường tồn với thời gian

Toàn bộ ngôi chùa được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim- thứ gỗ quý thời bấy giờ. Vậy nên trải qua bao mưa gió, chùa Keo vẫn bền đẹp qua hàng trăm năm lịch sử. Đây là điều bạn có thể dễ dàng nhận thấy ở phần lớn các ngôi chùa cổ tại Việt Nam hiện nay. Mái của chùa Keo cũng vô cùng đặc biệt, nhìn từ trên xuống, mái của các tòa nhà có độ xòe rộng khác nhau, cao thấp chồng lên nhau như một lớp sóng cồn. Chính điều này đã làm cho kiến trúc chùa Keo trở lên độc đáo và mới lạ hơn.

gac-chuong.png

Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04 m, có 3 tầng mái

Nhắc đến chùa Keo thì bạn không thể không nói đến nét độc đáo của gác chuông. Với ba tầng 12 mái và kiến trúc “chồng diêm cổ các” gác chuông đã tạo nên sự nổi bật của toàn bộ công trình. Khắp cả vùng Bắc Bộ bạn không thể tìm thấy ngôi chùa nào đặc biệt đến vậy. Đa phần các ngôi chùa đều được xây dưng với phần gác chuông hai tầng tám mái.
Bên cạnh đó gác chuông của chùa Keo còn đặc biệt ở bộ mái kết cấu gần một trăm đàn đầu voi và bộ cánh cửa được chạm rồng vô cùng tinh xảo. Đây là điều khiến ngôi chùa này được giới kiến trúc đanh giá rất cao. Hiện nay, chùa Keo đã được đưa vào nghiên cứu bởi nó có giá trị to lớn về mặt mỹ thuật, lịch sử và lưu giữ nhiều hiện vật quý giá.
Có thể khẳng định rằng nét đẹp chùa Keo về mặt kiến trúc khó có thể tìm thấy ở Việt Nam hiện vật thứ hai. Ngôi chùa này là tuyệt tác hoàn mỹ được tạo nên bởi đôi bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề. Ngày này, có nhiều ngôi chùa mới được dựng lên nhưng không có công trình nào đạt tới đỉnh cao nghệ thuật như chùa Keo.

le-hoi-chua-keo.png

Hội chùa Keo diễn ra đông vui tấp nập suốt 3 ngày, 3 đêm

Không chỉ đẹp về mặt kiến trúc chùa Keo còn là điểm hẹn không thể bỏ lỡ vào dịp lễ hội. Mỗi năm, chùa có hai mùa lễ hội, đó là lễ hội vào mùa xuân và lễ hội vào mùa thu. Lễ hội mùa xuân thường thiên về tổ chức trò chơi nhằm tạo không khí đón xuân tưng bừng, phấn khởi. Lễ hội mùa thu thường là việc rước kiệu, hương án, long đình,.. Mỗi lễ hội có một ý nghĩa khác nhau nhưng lễ hội nào cũng đông, nô nức nam thanh nữ tú, cụ già trẻ nhỏ đều đến dự lễ. Trong hai mùa, không khí náo nhiệt ở chùa Keo không bao giờ chấm dứt cả. Chả thế mà, dân gian vẫn có câu:
“Dù cho chị đánh mẹ treo
Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm”

Do đó, dù mùa nào cũng đẹp nhưng chùa Keo vẫn tấp nập người vãn cảnh nhất vào dịp đầu xuân và giữa thu.
Trải qua hơn 400 năm lịch sử vẻ đẹp chùa keo Thái Bình mãi trường tồn cùng thời gian. Đây luôn là địa điểm lý tưởng để trút bỏ mọi gánh nặng và lo toan cuộc sống. Chỉ cần đi dạo quanh chùa thôi bạn sẽ thấy tâm hồn mình nhẹ nhõm và an nhiên hơn.

chua-keo-3.png


Đến chùa cầu phúc, cầu duyên, cầu bình an vốn là văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt người Việt. Cứ đến mùng 1, hôm rằm hay dịp Lễ tết người Việt lại nô nức rủ nhau lên chùa cầu 1 năm yên ấm thuận hòa. Chùa Keo Thái Bình từ lâu đã trở thành địa điểm của người dân trong cả nước tới tới cầu sự an lạc trong tâm hồn.
Đẹp cả về mặt kiến trúc lẫn văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, chùa Keo xứng đáng được xếp vào danh sách những ngôi chùa hàng đầu ở Việt Nam. Có thể nói chùa Keo là bảo tàng nghệ thuật ở thế kỉ XVII mà chúng ta luôn phải trân trọng và giữ gìn.
Đến với quê hương chị hai 5 tấn Thái Bình đừng chỉ mãi hút mắt trước vẻ tươi mát ngút ngàn của lúa mới, đừng chỉ no mắt với những món đặc sản chẳng thể nào quên. Đã đến với Thái Bình, nhất định phải tới chùa Keo. Nét đẹp chùa Keo cùng không khí đầy chất tâm linh sẽ giúp bạn tìm thấy sự an nhiên trong tâm hồn.
Nguồn: Thiencam Travel
(thiencamtravel.vn)
 
gác chuông chùa Keo đúng là có kiến trúc rất đẹp và cổ kính
 
×
Quay lại
Top