Chú ý những mối nguy hiểm của FOMO (sợ bỏ lỡ cơ hội)

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Nhiều hơn không hẳn là tốt hơn

168343-173514.png


Tôi quen bạn tôi David (không phải tên thật của anh ấy) hơn 20 năm và chúng tôi luôn hoà thuận với nhau. Điều đó có lẽ phần nào do chúng tôi có rất nhiều sở thích và giá trị chung.

Dù gần đây, David hình thành một thói quen khiến tôi khá bực mình. Bất cứ khi nào tôi đề nghị chúng tôi cùng làm việc gì đó hoặc đưa ra một lời mời cho anh, thì phản ứng của anh hầu như luôn luôn là nói với tôi rằng anh sẽ cho tôi biết sau.

Từ "sau" hầu như luôn là vào cái ngày trước thời hạn cuối, và thậm chí sau thời hạn đó, dường như tôi lúc nào cũng là người đầu tiên liên lạc để nhắc anh rằng tôi vẫn đang đợi câu trả lời từ anh. David chắc chắn sẽ xin lỗi và đưa ra những lời giải thích về tại sao anh không liên lạc với tôi sớm hơn. Anh ấy thường sẽ nói với tôi rằng anh thích chấp nhận lời mời của tôi nhưng “một chuyện gì đó sắp đến và tôi sẽ không thể tham gia với bạn”.

Sau hàng loạt tình huống giống như vậy, tôi nhận thấy điều này trở thành một khuôn mẫu, và khuôn mẫu đó đang trở thành một vấn đề đối với tôi; không chỉ vì David gây bất tiện cho tôi khi không thông báo sớm về các kế hoạch của anh ấy, mà còn vì tôi cảm thấy không được tôn trọng khi mặc dù xin lỗi nhiều nhưng hành vi của anh ấy không thay đổi.

Sau khi bày tỏ cảm xúc của tôi với David, chúng tôi đã có một buổi nói chuyện mà anh ấy nói rằng tôi không phải là người đầu tiên có vấn đề này với mong muốn tránh đưa ra cam kết của anh ấy để chờ đợi trước khi đưa ra một lựa chọn trong trường hợp một điều gì đó tốt hơn xuất hiện.”

Dù tôi đánh giá cao tính thật thà của David, tôi vẫn thấy hơi tức giận vì bị xem là một sự lựa chọn khác của David. Sau tất cả, chúng tôi từng là bạn bè trong một thời gian dài và tôi nghĩ mình xứng đáng có một vị trí cao hơn trong danh sách những điều ưu tiên của anh ấy.

Trong quá trình trò chuyện của chúng tôi, tôi càng thấy rõ ràng là David không chỉ muốn chờ đợi trước khi đưa ra một lựa chọn, mà anh còn cảm thấy anh cần làm thế; và nếu anh không làm thế thì anh có nguy cơ đánh mất một kinh nghiệm quan trọng có tiềm năng thay đổi-cuộc đời.

Đúng như tôi từng lo sợ, David mắc chứng FOMO (Fear Of Missing Out) (Sợ bỏ lỡ một cơ hội). FOMO là một tình trạng phổ biến đang gia tăng, gây tai hoạ cho một phần dân số, những người hoặc là cam kết quá mức và không đáp ứng được nhiều cam kết trong số những cam kết của họ, hoặc chọn cách tránh né những cam kết và giao kèo càng nhiều càng tốt.

Trong phần lớn trường hợp, cơ sở cho những hành động của họ (hoặc không hành động) bị thúc đẩy bởi một nỗi sợ rằng khi đưa ra một sự giao kèo tức là họ đang đánh mất cơ hội tham gia những trải nghiệm khác có thể đem lại sự hài lòng hoặc sự thoả mãn cá nhân lớn hơn. Một cảm nghĩ phổ biến của nhiều người có FOMO là, “Tôi thích chờ đợi trước khi đưa ra một lựa chọn.”

Những người có nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội to lớn có thể nhận thức rõ về những tình huống và hoàn cảnh mà họ có xu hướng huỷ bỏ những giao kèo. Họ thường ít sẵn sàng huỷ chúng với một ai đó có vị trí quyền lực trong cuộc sống của họ, ví dụ như một nhà quản lý trong công việc, hoặc một ai đó đại diện cho pháp luật hoặc hệ thống luật pháp hình sự, hơn là với một người quen hoặc người cấp dưới nơi làm việc. Họ thường cố gắng biện minh hoặc bào chữa cho hành vi của họ bằng việc giải thích rằng nó bị điều khiển bởi những tác động nằm ngoài sự kiểm soát của họ, khi sự thật là họ đã có những ưu tiên mà chúng quan trọng hơn lời cam kết mà họ không thực hiện được.

FOMO thường gây ra những cảm giác lo lắng và bồn chồn, thường được sinh ra bởi những ý nghĩ mang tính ganh đua rằng những người khác đang trải nghiệm nhiều niềm vui, hạnh phúc hoặc thành công trong cuộc sống của họ hơn bạn. Nó cũng có thể là một phản ứng trước một nỗi sợ thuộc ý thức hoặc vô thức về sự lão hoá và/hoặc sắp chết. Trừ khi những mối bận tâm bên dưới điều khiển khao khát tích luỹ một cách bốc đồng càng nhiều kinh nghiệm càng tốt được nhận diện và xử lý, hành vi FOMO sẽ tiếp tục chiếm ưu thế và làm giảm chất lượng của sự thoả mãn và hạnh phúc trong các mối quan hệ và cuộc sống của người đó nói chung.

Có một câu nói rằng bạn mãi mãi không thể có đủ những thứ mà bạn không thực sự cần. Việc tích luỹ các kinh nghiệm và bị ám ảnh bởi những cảm giác stress và căng thẳng bị phóng đại bởi cuộc theo đuổi có nhiều hơn và nhu cầu né tránh việc bỏ lỡ cơ hội không thể làm giải toả nỗi lo sợ hiện sinh đã điều khiển hành vi FOMO. Kiểm tra các thiết bị điện từ để xem các tin nhắn, thư thoại và email liên tục trong ngày tạo ra một sự ám ảnh không làm hết cơn khát cho nhu cầu muốn có nhiều hơn, nó làm tăng thêm nhu cầu đó.

Có lẽ vấn đề lớn nhất với FOMO là một sự ám ảnh không ngừng với hoạt động và sự mới lạ làm chúng ta không thể có mặt hoàn toàn ở hiện tại và dấn thân sâu sắc vào các mối quan hệ và cuộc sống của chúng ta. Và sự thoả mãn đích thực đòi hỏi cả sự dấn thân và sống trong hiện tại. Giống như biển hiệu ở casino nói: “Bạn phải có mặt để chiến thắng!”

Vậy, nếu thôi thúc chạy từ chỗ này đến chỗ khác, cố gắng lấp đầy cuộc sống của bạn với những hoạt động và sự mới lạ không chỉ không nâng cao chất lượng cuộc sống, mà còn làm suy giảm nó, thì sự lựa chọn khác là gì? Câu hỏi hay.

Bài tiếp theo của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi đó và đưa ra mười bước mà bạn có thể làm để giải thoát bạn khỏi những ảnh hưởng có tính tàn phá của FOMO một lần cho mãi mãi.



Nguồn: PsychologyToday
 
10 bước để vượt qua FOMO


168720-174008.jpg


Trong bài trước chúng tôi đã nói về khái niệm FOMO (Sợ bỏ lỡ cơ hội) và những nguy hiểm của tình trạng âm thầm này. Trong bài này chúng tôi cung cấp mười bước đảm bảo giúp giải phóng bạn khỏi sự kìm kẹp của FOMO và nâng cao chất lượng của những mối quan hệ của bạn cũng như chất lượng của hạnh phúc nói chung trong cuộc đời bạn.


1. Chậm lại. Phần lớn chúng ta di chuyển với một tốc độ nhanh hơn mức cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Luyện tập đừng vội vã khi ăn, lái xe, nói chuyện, làm tình và khi thực hiện những công việc hằng ngày. Dán những nhắc nhở về ý định này ở những nơi dễ thấy để hỗ trợ bản thân trong việc đạt được ý định này. Chúng tôi đã sử dụng một dấu hiệu trong nhà bếp của chúng tôi "Chậm lại". Nó hiệu quả. Tranh thủ sự hỗ trợ của những người khác, đặc biệt những người bạn sống cùng hoặc có quan hệ gần gũi với họ.

2. Luyện tập phân biệt điều gì thực sự quan trọng và cần thiết với những thứ chỉ đơn thuần là đáng khao khát, và chọn xoá bỏ một số thứ không góp phần vào sự sâu sắc của chất lượng kinh nghiệm sống của bạn. Hãy sẵn sàng nói "không" với nhiều thứ. Điều này sẽ đem lại cho bạn nhiều thời gian để dành cho những kinh nghiệm mang lại phần thưởng sâu sắc hơn đó. Hãy nhớ rằng nhiều hơn không hẳn là tốt hơn. Hãy tập trung vào những thứ nâng cao chất lượng chứ không phải số lượng của những trải nghiệm của bạn.

3. Chọn kinh nghiệm, không chọn biểu tượng. Sẽ luôn luôn có những người mà chúng ta ngưỡng mộ và có lẽ ganh tỵ. Nó là hội chứng "cỏ nhà hàng xóm xanh hơn". Sự ganh tỵ có thể dễ dàng trở thành tức giận nếu chúng ta không nhận ra những cơ hội có sẵn với chúng ta trong cuộc sống của mình để tạo ra những kinh nghiệm nâng cao cuộc sống. Tập trung vào kinh nghiệm (một cảm giác của thành công, phiêu lưu mạo hiểm, kết nối, vui vẻ, tôn trọng bản thân, tự do...) nằm dưới vật thể hoặc biểu tượng (như sự giàu có, hôn nhân, một chiếc xe hơi thể thao, một ngôi nhà xa xỉ...) giúp chúng ta phân biệt điều gì thực sự là hạnh phúc với những gì có thể chỉ mang lại một cảm giác vui vẻ tạm thời. Niềm vui là một điều tuyệt vời, nhưng một sự ám ảnh với nó có thể làm giảm khả năng trải nghiệm hạnh phúc sâu sắc hơn có thể đến từ việc nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta.

4. Sẵn sàng không có được tất cả. Những nhu cầu là có giới hạn. Những h.am m.uốn là vô hạn. Chấp nhận sự vô ích khi cố gắng thoả mãn mọi khao khát của chúng ta là một sự khôn ngoan hơn là nuông chiều tất cả những thôi thúc đạt được sự thoả mãn của chúng ta. Ưu tiên những hoạt động nào đó cho phép chúng ta từ bỏ những hoạt động khác. Quyết định những ưu tiên cao nhất của bạn là gì và tập trung vào chúng. Từ "quyết định" đến từ chữ Latin decidere, có nghĩa là “cắt bỏ”. Quyết định ưu tiên điều gì đòi hỏi chúng ta cắt bỏ những sự lựa chọn, nhưng nó có thể mang lại sự chú ý lớn hơn và rõ ràng hơn với những thứ mấu chốt, tinh tuý và ý nghĩa đối với chúng ta.

5. Làm lần lượt từng việc một. Ngay cả khi những người xung quanh chúng ta đang làm nhiều việc cùng một lúc, thì chúng ta cũng không cần phải làm như họ. Từ những năm 1990, các nhà tâm lý học từng thực hiện các thực nghiệm về những giới hạn của làm nhiều việc cùng một lúc, và các nghiên cứu mang tính thuyết phục. Các đối tượng trong những thực nghiệm đó bộc lộ trở ngại nghiêm trọng khi được yêu cầu thực hiện ngay cả những công việc rất đơn giản cùng một lúc. Họ phát hiện thấy bộ não con người chỉ có thể đáp ứng với một yêu cầu hành động vào một lúc. Nhà tâm thần học Edward M. Hallowell mô tả làm nhiều việc cùng một lúc như một “hoạt động hoang đường mà con người tin rằng họ có thể thực hiện hai hoặc nhiều hơn hai nhiệm vụ cùng một lúc mà vẫn hiệu quả như thực hiện một nhiệm vụ.” Khi con người cố gắng thực hiện quá nhiều việc cùng một lúc, họ thường không thành công. Khi họ tập trung vào một nhiệm vụ, và dành toàn bộ sự chú ý của họ cho nó, họ không chỉ có nhiều khả năng thành công trong việc tạo ra một kết quả có chất lượng cao, mà mức độ thoả mãn cuả họ trong lúc thực hiện nhiệm vụ cũng cao hơn nhiều.

6. Luyện tập tỉnh thức. Thay vì theo đuổi những thứ có thể chỉ là một ảo tưởng của hạnh phúc, chúng ta có thể phấn đấu chầm chậm để có được sự thoả mãn sâu sắc hơn đến cùng với việc trau dồi tỉnh thức. Tỉnh thức là sự tập luyện có mặt ở hiện tại trong cuộc sống của chúng ta và không đánh giá kinh nghiệm trong khoảnh khắc hiện tại của chúng ta. Thay vì liều mạng tìm kiếm ngôi sao nhạc rock, hãy trau dồi nghệ thuật thưởng thức những niềm vui bình thường, trần tục. Cuốn sách của Sylvia Boorstein, Don’t Just Do Something, Sit There, mang đến nhiều hiểu biết sâu sắc về làm thế nào bạn có thể hợp nhất việc tập luyện này vào cuộc sống của bạn. Có rất nhiều cuốn sách và đĩa CD khác có thể giúp bạn đưa việc luyện tập này vào cuộc sống của bạn.

7. Ưu tiên các mối quan hệ trước những thứ kiếm được. Về mặt mức độ thoả mãn, hạnh phúc của chúng ta trong cuộc sống, chất lượng những mối quan hệ chiến thắng số lượng của những vật sở hữu và những kinh nghiệm. Đầu tư thời gian và năng lượng vào các mối quan hệ và trau dồi các kỹ năng mà những mối quan hệ tuyệt vời đòi hỏi có thể là một trong những điều tốt nhất chúng ta có thể làm để mang lại những mức độ hạnh phúc cao hơn trong cuộc sống chúng ta, đó là một thứ thuốc giải độc tuyệt vời cho hoạt động bốc đồng là đăc trưng của FOMO.

8. Thưởng thức giây phút hiện tại. Hãy kéo dài những trải nghiệm thú vị hơn là vội vã hoàn thành chúng để tìm kiếm niềm vui tiếp theo. Thực sử ngửi mùi càfe (và những bông hoa hồng và những mùi thú vị khác mà bạn gặp). Từ tốn thưởng thức niềm vui thuộc cảm giác và trau dồi nghệ thuật thưởng thức những mùi vị, cảnh tượng và những cảm giác khác mà bạn gặp trong cuộc sống hằng ngày của bạn.

9. Trau dồi một thái độ biết ơn. Thay vì theo đuổi những huyễn tưởng mà chúng ta tin rằng sẽ làm thoả mãn chúng ta, chúng ta có thể trau dồi lòng biết ơn. Việc luyện tập này cho phép chúng ta cảm kích sâu sắc hơn đối với những thứ chúng ta có hơn là tập trung vào những thứ chúng ta thiếu hoặc mong muốn. FOMO là nỗi sợ về việc không có được một thứ gì đó cần thiết cho hạnh phúc của chúng ta. Lòng biết ơn cho phép chúng ta đếm những điều may mắn, phúc lành đang có trong cuộc sống chúng ta bây giờ, nơi cuộc sống đang diễn ra.

10. Thưởng thức quá trình. Hợp nhất những bài luyện tập đó vào cuộc sống của bạn có thể là một việc làm vì tình yêu và có thể được trải nghiệm như một phúc lành và một cơ hội, hơn là một loạt những nghĩa vụ. Hãy để bản thân tận hưởng niềm vui trong mức độ thư giãn và thanh thản cao đi vào cuộc đời bạn như thể bạn tặng cho bản thân những kinh nghiệm đó. Không chỉ mình bạn, mà tất cả mọi người trong cuộc sống của bạn đều có lợi khi đánh mất FOMO!


Rubi dịch
Nguồn:
https://www.psychologytoday.com/blog/stro...ing-fomo-0
____________________________________________________________
 
×
Quay lại
Top