Chữ Nhẫn, chữ Đức và chữ Tài

dgoanh

Ước mơ tôi...
Thành viên thân thiết
Tham gia
19/11/2010
Bài viết
1.453
Tôi có kể chuyện về một vài người tôi mới biết cho bác M nghe, một bác làm cùng phòng. Vài lần kể, bác ấy có vẻ không quan tâm lắm, chỉ xen vào câu chuyện có mấy từ "vậy à", "thế à","ừ". Tôi cụt hứng, rồi người nào làm việc người ấy, không nói chuyện nữa.

Rồi hôm nay, tôi lại kể về những người đó cho bác M nghe. Lần này chợt bác M tháo kính ra, hưởng ứng:
- Đó chính là chữ "Nhịn", ở Tầu họ có cái chữ "Nhẫn" để treo lên.

Biết tính bác N, thế nào bác ấy cũng sẽ nói thêm, tôi quay sang có vẻ chăm chú và chờ đợi. Bác nói tiếp:
- Tôi có bà thím. Chồng bà ấy là một anh giáo viên cấp 2, sau này là hiệu trưởng cấp 2, dạy văn. Không hiểu sao vẫn còn đang trẻ như thế mà chưa hết nhiệm kỳ đã thấy thôi giữ chức hiệu trưởng và làm giáo viên văn như cũ, giờ lại về hưu non. Mọi người đều đoán ông này "chết" ở cái tính kiêu căng, hay gây sự, nên sự nghiệp nó mới thế.

- Sao bác lại nói về chữ "Nhịn" cơ mà. Tôi hơi sốt ruột nên ngắt lời bác.
- Ờ, "Nhịn" ở đây là tôi nói về cái đức của bà thím thôi. Vì ông chú tôi lương hưu non thì không cả đủ tiền thuốc nước. Mọi khoản trong gia đình đều do bà thím tôi gánh vác hết. Cũng may mà bà ấy buôn bán được. Mà buôn bán được cũng chủ yếu dựa vào ông cậu tôi...

- "Vâng!". Tưởng câu chuyện chỉ có thế nên tôi có vẻ "hơi chán" vì câu chuyện "hơi nhạt" của bác M. Nhưng thấy bác vẫn tiếp tục.
- Số là ông chú, chồng bà thím tôi, không phải là người bất tài, viết lách cũng khá, dạy trẻ con cũng tốt. Nhưng không hiểu ông này bất mãn vì cái gì mà cứ hễ mở mồm ra là nói như bố người khác vậy. Nói với vợ, và kể cả nói với những người trên như với bố-mẹ vợ, đều thế cả, cứ như lúc nào cũng như dạy người ta vậy.
- "Vậy ạ", tôi nhe răng ra cười, hiểu ý. Bác M thấy tôi có vẻ thích thú, liền phấn khởi nói tiếp:
- Nhưng ông này cũng không biết điều. Chẳng hạn, lúc dọn cái mâm cơm lên cũng hạnh họe "sao nước mắm đổ gì mà nhiều thế, nhìn mất cảm tình", "sao nước mắm đổ gì mà ít thế, để làm cảnh à", "rau hôm qua thì luộc nhừ quá, hôm nay cứ như là ăn rau ghém vậy",...
- Tôi vui vẻ tiếp lời : "Mà cơm ông ấy có nấu đâu cơ chứ. Bà thím ấy đã dọn cho cái mâm cơm, thì vui vẻ mà ăn, có gì từ tốn nhẹ nhàng góp ý. Đằng này, đúng là không biết điều, nói gì mà cứ như "bố tướng" vậy. Có ai muốn nó không ngon, không đẹp đâu. Làm gì mà ông chú ấy cứ tinh vi như vậy."

- Thì thế!, bác M mỉm cười kể nốt. Cái tinh vi làm khổ ông ấy. Một lần ông cậu tôi về. Ông ấy làm kinh doanh bận tối mắt tối mũi, cũng chủ yếu một phần giúp bà chị lo toan cái kinh tế gia đình. Ông cậu tôi thì phải cái tính hơi cục. Thấy cái kiểu đòi hỏi của ông chú tôi, môt lần không chịu được, bèn sẵng giọng: "Ông có muốn vui vẻ ngồi yên một chỗ mà sáng tác văn thơ, dạy mấy cái đứa cháu, thì nên tận dụng cái tài ấy mà làm, đừng có lên giọng ta đây, dạy người khác. Không phải người ta không biết đâu ông ạ, mà là người ta nhịn đấy thôi. Người ta vẫn phải nuôi ông cơm áo, gạo tiền ngày hai bữa đấy."

Nói đến đây bác M đeo cặp kính vào, có vẻ nghĩ ngợi, rồi nói nốt.
- Mà ông cậu tôi lại còn nói thẳng toẹt ra cả cái ý này nữa mới chết chứ: "Cái tính của ông, ngoài cái việc hay lên mặt dạy đời, thì còn cái tính hay ngọt nhạt, khéo léo, cứ làm ra cái vẻ ta đây đức độ lắm ấy. Trong họ hàng, ông cứ mồi cho người này một tý, kích cho người kia một tẹo, lời lẽ của ông thì nhẹ nhàng, nhưng ý đồ của ông thì xảo quyệt bỏ xừ. Ông làm cho mấy người trong họ cứ nhẩy cẫng cả lên. Làm cho họ có vẻ đắc chí lắm. Người ta cũng biết hết, người ta nhịn các vị, đó là người ta thương tình và hiểu thấu được nội tình thôi. Ông cứ như vậy, rồi ông làm khổ chính ông mà ông không biết. Tôi thấy ông cũng có chút tài thì để cho ông vùng vẫy, nhưng ông cũng tinh quái nó vừa vừa thôi, không thì ... tôi cắt luôn cả cái việc tài trợ kinh tế cho vợ ông thì ... hết cơm để mà tinh tướng!"


Tôi và bác M cùng cười, lại quay về công việc, việc của người nào người ấy làm. Tôi thì vẫn cứ nhe răng ra cười mãi. Vì, còn thấy thích thú một điều, đó là, con người ta có hai cái chữ: chữ Tài và chữ Đức. Người có Tài thì được người ta Nể, người có Đức thì được người ta Kính. Nếu cần chọn người để gửi gắm, có lẽ tôi thích chọn chữ Đức hơn.
 
Bài viết hay đó, I like it, ;))
chữ Đức tốt hơn chữ Tài,
nhưng Đức phải xuất phát từ Tâm, vì Tâm sinh Đức mà,
Nguyễn Du cũng viết:
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài,
đồng thời phải biết Nhẫn,
mình cũng thích bàn thư pháp dạy lẽ sống lắm, :D
thanks bạn,
 
Bài viết hay đó, I like it, ;))
chữ Đức tốt hơn chữ Tài,
nhưng Đức phải xuất phát từ Tâm, vì Tâm sinh Đức mà,
Nguyễn Du cũng viết:
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài,
đồng thời phải biết Nhẫn,
mình cũng thích bàn thư pháp dạy lẽ sống lắm, :D
thanks bạn,

Ko có cũng quan tâm đến chữ Hán..và thư pháp ah?? Hơi lạ đoá!!! :-o(avatar trước là chữ TÂM,đúng ko cậu?)

Oanh thích chữ Tâm hơn.:-xĐặc biệt thích..và tôn thờ...Vì TÂM là cội nguồn,nền tảng của con người...
Và chữ Đức,Chí nữa...dạy mình nhiều lém..:):):)
27/2 vừa qua.tặng chữ Tâm cho tất cả ai đó là bác sĩ.
Mà người ta thường quên mất...Oanh có được nghe,mọi người thường đi xin chữ ông đồ ở Văn Miếu ấy,và chữ..."Tài,trí.tuệ...đăng khoa ..." đựơc xin nhiều hơn là "Tâm,đức..."... Mà chữ đáng xin nhất....:(:(

Bàn thì bàn thui,quan trọng là thưc tế...con người và mình sống ...quên hết mấy chữ này...hic..

*****


Chỗ naỳ bình loạn mấy chữ nhá!!:-?:-?:-?

Chữ tâm


Chữ tâm, có lẽ người hiểu đúng và rõ nhất là Nguyễn Du. Ông đinh ninh rằng: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Nguyễn đã ví von thật là hay khi giải nghĩa "Một vành trăng khuyết, ba sao giữa trời". Thế nhưng, tôi đã nghĩ đến chữ tâm bắt đầu từ một câu chuyện buồn:

Một sinh viên nghèo, trước khi bước vào phòng thi mới có tiền để nộp học phí. Hai giám thị coi thi là N.B.G và T.T.G.C cho sinh viên đó thi nhưng không thu bài. Lý do: trong danh sách thi, tên em, phòng giáo vụ đã gạch xóa rồi! Tôi không thể nào hiểu nổi cái lẽ mênh mông của kiếp người. Phòng tài vụ đã thu tiền, có nghĩa là em được phép thi. Hai cán bộ coi thi không thèm biết hiệu trưởng đã ra lệnh, đến ngày cuối, sinh viên có thể nộp tiền để thi. Đến phòng giáo vụ, phó trưởng phòng oai như "cậu ông giời", đòi phải làm bản tường trình cho dù tôi nói sinh viên đó mỗi ngày chỉ ăn một gói mì tôm. Thì ra, lệnh của hiệu trưởng cũng không là gì đối với một phó phòng. Tôi nói với ông phó rằng, tôi với ông chỉ là những "tinh hoa" cũ mòn, còn sinh viên mới thực sự là tinh hoa của đất nước. Ông phó không hiểu, cho rằng tôi mạt sát ông. Tôi buồn quá nên cố gắng đi tìm để giải nghĩa chữ tâm.
oOo​
Hồi xưa, khi chưa học chữ Hán; tôi cứ luận ra rằng cái vành trăng khuyết mà Nguyễn Du nói là một cái âu thật to nhưng không thể đủ để đựng ba ngôi sao bé nhỏ, tuyệt vời. Chỉ có một hạt nước mắt (chính tâm) rơi thẳng vào cái âu đó. Còn hai giọt nước mắt kia (tà tâm và muội tâm) thì văng ra ngoài bởi vì chúng là những hạt nước mắt vương vãi khắp trời. Nước mắt là câu chuyện của muôn đời. Ta có thể khóc ngay khi ta đang mỉm cười. Sau khi biết mươi chữ Hán ngữ rồi, tôi hiểu thêm rằng, cái âu đó là lò lửa đỏ. Đến tận bây giờ lửa vẫn cháy không nguôi.
Trước khi luận đến chữ tâm, là một người thầy, ai cũng phải hiểu thế nào là sĩ. Sĩ trong tiếng Hán, ít người không biết. Thầy Cao Xuân Huy lý giải rằng chữ sĩ, nét ngang đầu tiên là để khẳng định sĩ là đẳng cấp thứ nhất trong xã hội. Sĩ phải đứng mình trong trời đất; phải luôn luôn học hỏi để biết đủ cả bốn phương, tám hướng; có nghĩa là vươn tới sự toàn vẹn, tức chữ thập. Tất nhiên không ai có thể làm được điều này vì lẽ nó khó vô cùng. Sĩ phải coi kiến thức dài hơn, cao hơn miếng cơm, tấm áo nên nét ngang trên dài hơn hẳn nét dưới. Sĩ giống như con chim bằng, sải cánh, rộng bay trong không gian, mài miệt với thời gian. Một nửa của nét ngang kết hợp với nét dọc, đó là chữ nhân. Nếu không có nhân, sĩ chẳng bao giờ là sĩ cả. Chữ sĩ có ba nét thôi, nhìn thì đơn giản nhưng lại khó viết vô cùng. Viết cho ngang, cho thẳng là điều ít ai làm nổi!
Không ít giáo viên ngày ngày lên lớp đều đều nhưng cũng ngày ngày quên đọc sách. Họ cứ hát mãi bài ca muôn thuở, không quên mà không bao giờ áy náy rằng họ đang hành hạ các thế hệ sinh viên tội nghiệp vô chừng. Hình như nói hay hoặc chưa hay lắm không liên can gì đến điều ta nói. Miễn là ta đã có địa vị xã hội, tháng nào ta cũng nhận lương. Thế là đủ. Chữ tâm không xuất hiện trên các đề mục; không rõ lắm trong ánh mắt thẫn thờ từ những cái nhìn ngơ ngác của những chiếc đầu non trẻ. Trái tim bao giờ chẳng nấp kín trong lồng ngực. Có ai thấy và có ai biết nó đập đều đều, đơn điệu như thế nào đâu!
Hàng ngày tôi luôn nghe những tiếng xì xào về hết chuyện này đến chuyện khác nhưng không một ai nói ra. Té ra tôi cũng thế. Tôi không dám nói thẳng những điều mình nghĩ mặc dù tôi biết những điều sai, khuất tất; khá nhiều. Tôi sợ nói ra tim mình e có khi ngừng đập hoặc sếp sẽ cho tôi loạn nhịp bằng những ám chỉ khó định hình hài. Rõ ràng tôi không có tâm, không có một ngọn lửa có thể cháy và không thể còn nước mắt nữa. Không còn nước mắt thì làm gì có những hạt văng ra rơi rụng với đời?
Nhức buốt cơn đau, tôi tìm đến một vài vị thức giả. Họ nói đại ý tâm có nghĩa là phải chấp nhận và phải xét suy một cách có lý, có tình (?). Cái tâm đáng kể nhất là lợi ích của số đông. Anh luôn luôn sai nếu anh cố tình đi ngược lại dòng thác của đời.
Chữ tâm quả thật là khó định vị. Không thể xác định được đó là nước mắt đang rơi hay ngọn lửa đang cháy bời bời. Đa số cho rằng tâm là biết thông cảm với tất cả mọi người dù có thể là sai (?). Sếp của tôi nói cuộc đời như một guồng quay mà tôi là một cái ốc nhỏ xíu, ai không quay theo thì sẽ văng ra ngoài. Bây giờ thì tôi hiểu chữ tâm có nghĩa là sự giải thích rõ ràng, đầy đủ của hai khái niệm - tồn tại và chấp nhận.
 
Uhm, avarta trước là chữ Tâm đó,
thấy chữ Tâm phải rộng và chắc mới đẹp, ;)
Tết rùi xin 2 chữ cho mình là Tâm vs Chí, :D
thấy 2 chữ này đều ý nghĩa cả,
 
Nhẫn, chậm mà chắc. Đức, y đức. Tài, tài ba. mình cần rèn luyện cả 3 để sau này tốt hơn trong công việc.
Nhẫn - tên Nhẫn hay nhỉ???
 
×
Quay lại
Top