Chọn nghề cho người có tính cách hướng ngoại

Vieclientay

Thành viên
Tham gia
4/10/2017
Bài viết
4
Cá tính của một người có ảnh hưởng trực tiếp đến việc họ lựa chọn và làm tốt hay không nghề nghiệp của mình. Dưới đây là một số nét đặc trưng và những ngành nghề gợi ý cho người có tính hướng ngoại.

Chân dung người hướng ngoại

Nếu bạn là một người thuộc tuýp hướng ngoại (extraversion), bạn sẽ không hề thích ở một mình, không muốn “chôn chân” một chỗ mà luôn thích tiếp cận và khám phá thế giới, gặp gỡ nhiều người. Bạn thường phát huy sở trường của mình và giao tiếp, thuyết phục cũng như tinh thần phấn chấn, tràn đầy sinh lực khi ở trong đám đông hay một nhóm lớn. Việc gặp gỡ, tương tác, giao tiếp cùng người khác hàng ngày còn khiến bạn rút ra được nhiều điều ý nghĩa cho mình hơn, tích lũy thêm vốn sống. Bạn cũng dễ dàng dùng ngôn từ, hành động của mình để “chinh phục”, biến đám đông trở thành bạn bè. Người hướng ngoại cũng rất dễ trở thành tâm điểm của đám đông và không ngại chủ động, thẳng thắn đưa ra ý kiến, lập trường của mình.
Tuy nhiên, không ai hoàn hảo, người thuộc tuýp hướng ngoại có thể làm mọi việc nhanh chóng nhưng lại có khuynh hướng thiếu cẩn thận, chỉn chu. Do đó, nghề nghiệp cho họ chắc chắn không phải là làm việc với những con số hay hệ thống cần có sự tính toán cẩn thận.

chon%2Bnghe%2Bphu%2Bhop%2Btinh%2Bcach.jpg


Gợi ý nghề nghiệp cho người hướng ngoại
Nhìn chung, người hướng ngoại rất “đa năng”, có khả năng thích ứng với nhiều ngành nghề. Tuy nhiên, hãy đánh giá mức độ “thiếu cẩn thận” nhiều hay ít của mình mà chọn ngành nghề phù hợp. Tận dụng những ưu điểm từ tính cách “trời ban”, việc không sợ đám đông, không ngại nói nhiều, người hướng ngoại rất dễ tìm cho mình một công việc như ý.

Ngành truyền thông

Chuyên viên quan hệ công chúng (PR) là những người cần tố chất hướng ngoại nhiều hơn hướng nội. Họ chính là người truyền đạt những thông điệp, tổ chức đưa ra đến cộng đồng. Họ cũng chính là mắc xích trong mang lưới mối quan hệ lâu bền và mật thiết giữa 3 bên: công chúng (khách hàng) – công ty – giới báo chí. Do đó, PR là những người tràn đầy năng lượng, giao tiếp
khéo léo và được lòng mọi người xung quanh.

hinh%2BPR.jpg


Giáo viên

Hãy xem thầy cô giáo hiện tại của bạn có phải là người hướng ngoại theo những đặc điểm miêu tả bên trên? Hẳn nhiên rồi, bởi giáo viên chính là những người dạy kiến thức, tiếp xúc cùng học sinh hàng ngày và truyền lửa cho các em trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường. Một giáo viên hướng ngoại thường được học sinh yêu mến và “thần tượng” bởi luôn sẵn sàng dành thời gian để nói chuyện cùng các em, chia sẻ những kinh nghiệm của mình, cùng tham gia những hoạt động ngoại khóa với lớp. Vì thế, trở thành giáo viên cũng là lựa chọn tốt cho người hướng ngoại.

giao%2Bvien.jpg


Nhân viên tư vấn

Bạn đã từng cảm thấy bối rối, thắc mắc và đi tìm ai đó để xin lời khuyên? Sau khi được tư vấn, bạn hình dung rõ ràng cách giải quyết vấn đề, hiểu rõ tình huống và cảm thấy hài lòng. Đó chính là những gì mà một chuyên viên tư vấn mang lại cho khách hàng của mình. Trong bất kỳ lĩnh vực gì, từ bất động sản, ngân hàng, tài chính... đội ngũ tư vấn viên (có nơi tích hợp chung với bộ phận chăm sóc khách hàng) chính là những người tạo thiện cảm cho công ty đến với công chúng. Họ là người đầu tiên gặp gỡ bạn, giải đáp thắc mắc, đưa ra những lời khuyên và lựa chọn hợp lý cho bạn để sử dụng dịch vụ sản phẩm của công ty. Bạn có muốn làm một công việc như thế?

tu%2Bvan%2Bvien.png


Diễn viên, ca sĩ

Diễn viên, ca sĩ, người mẫu thời trang... nói chung là những người thích biểu diễn trước đám đông đa phần là người hướng ngoại. Việc ở trong một không gian với những người yêu mến mình khiến họ cảm thấy hạnh phúc. Hãy xem bạn có năng khiếu gì về nghệ thuật không? Nếu có, rất có thể, bạn sẽ trở thành một ngôi sao trong tương lai.

ca%2Bsi.jpg


Chuyên viên Nhân sự - Công đoàn

Trong một công ty, ngoài bộ phận PR đối nội (corporate PR) thì chuyên viên nhân sự hay công đoàn chính là người tiếp xúc và hiểu rõ từng nhân viên trong công ty, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của mọi người, giải đáp những thắc mắc và “dàn xếp” khi xảy ra mâu thuẫn lợi ích. Tố chất đầu tiên của chuyên viên nhân sự, công đoàn chính là thích chuyện trò, tìm thấy sự thú vị trong việc giao tiếp với nhiều kiểu người có tính cách khác nhau. Do đó, đây cũng là một trong những nghề người hướng ngoại có thể làm tốt.

nhan%2Bsu.jpg


Nhân viên bán hàng

Nghề sale đòi hỏi bạn phải có khả năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng hàng ngày. Hẳn nhiên có rất nhiều khách hàng khác nhau và việc chinh phục được những vị “thượng đế” khó tính chính là thành tựu của những nhân viên bán hàng giỏi. Nếu không phải là người hướng ngoại, giỏi giao tiếp và kiên trì, rất khó để bạn có thể chịu được áp lực doanh số, áp lực từ khách hàng trong nghề nghiệp đặc thù này. Còn rất nhiều ngành nghề khác phù hợp với người hướng ngoại như: Nhà diễn thuyết, luật sư, tổ chức sự kiện, chuyên gia tâm lý... Tuy nhiên, dù là người hướng ngoại hay hướng nội đều cần sự làm việc chăm chỉ, say mê, hết lòng với nghề nghiệp mình đã chọn bạn nhé!
(Sưu tầm - Vieclientay.net)
 
×
Quay lại
Top