Chọn loại hình nào đối với một công ty toàn người thân thì ?

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Mỗi loại hình công ty có những đặc điểm riêng và tùy thuộc vào nhu cầu về vốn, số thành viên, quy mô doanh nghiệp của bạn mà có thể lựa chọn mô hình phù hợp nhất. Và hầu như cũng không dựa trên việc những người tham gia góp vốn có quan hệ thân thích hay không. Dựa trên sự so sánh điểm giống nhau và khác nhau trong phân tích ở trên, tôi cũng đưa ra quan điểm của tôi là chọn loại hình Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên khi công ty chỉ có người thân thích với nhau bởi lý do sau:

Thứ nhất, đặc trưng của công ty cổ phần là khả năng huy động vốn cao khi phát hành cổ phần. Và khi sở hữu một cổ phần của công ty thì đã có thể trở thành cổ đông của công ty ( Khoản 2 điều 4 Luật doanh nghiệp 2014: “ Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần”). Vì vậy, người không có quan hệ thân thích với bạn cũng có thể trở thành cổ đông công ty khi họ mua cổ phần và bạn không có quyền hạn chế sự gia nhập của những thành viên này.

Thứ hai, việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần ra cho người ngoài những cổ đông trong công ty cũng dễ dàng hơn so với công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên. Bởi Khoản 1 điều 53 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người không phải là thành viên công ty sau khi đã chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại. Theo đó, việc chuyển nhượng vốn góp ra cho người không phải là thành viên cũng có phần hạn chế. Từ đó, có thể hạn chế được việc tham gia của người không có quan hệ thân thích với bạn góp vốn vào công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế tại Hà Nội
 
×
Quay lại
Top