Cho thuê xe tải chở hàng cho sinh viên giá rẻ – Chia sẻ kinh nghiệm vượt đèo .

indisqus

Thành viên
Tham gia
8/3/2016
Bài viết
0
Dọc theo chiều dài đất nước là những con đường bằng phẳng, mượt mà đan xen với những con đường đèo cao đầy khó khan, hiểm trở. Hoạt động trong lĩnh vực cho thuê xe tải chở hàng nhiều năm việc vượt những con đường quanh co khúc khửu hay gắn bó với những con đường đèo là điều quen thuộc đối với an hem lái xe, để vượt những con đường đèo như vậy là cả một quá trình tích lũy những kinh nghiệm quý báu sau mỗi chuyến đi.

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, anh Lê Đình Tâm, sinh năm 1976, là một trong nhiều lái xe đã có nhiều năm gắn bó với Vantai24h. Bén duyên với nghề lái xe từ năm 1997, đến nay anh Tâm đã có 18 năm kinh nghiệm lái xe từ xe 2,5 tấn đến xe 11 tấn. Tuyến đường chủ yếu của anh Tâm là chạy dọc tuyến Bắc Nam, vì vậy mà anh Tâm thong thuộc địa hình như long bàn tay, đặc biệt là những con đường đèo.

18 năm lái xe, vận tải hàng hóa dọc tuyến Bắc Nam, không một con đường đèo nào mà anh Tâm chưa một lần đặt chân tới. Từ đèo Giằng, đèo Gió ở Cao Bằng, đèo Ô Quý Hồ ở Lào Cai (một trong tứ đại đỉnh đèo), đèo Thu Cúc ở Sơn La, xuôi xuống Đèo Cả – Đèo Hải Vân ở miền Trung anh Tâm nắm chắc địa hình trong lòng bàn tay. Mỗi chuyến vận chuyển hàng hóa Bắc - Nam, anh Tâm phải mất từ 7 đến 10 ngày. Mỗi chuyến đi anh đều đúc rút và trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm hay để về chia sẻ với các anh em lái xe trong công ty.
Để chuẩn bị cho một chuyến đi dài, đặc biệt là các chuyến đi phải vượt đèo, anh Tâm luôn phải kiểm tra tổng thể xe, chuẩn bị lốp, kiểm tra ba ngang, ba dọc, phanh, số, téc nước, dầu (phải có độ sôi), rô tuyn, bánh lái… Nếu đi đường dài, cần phải cho xe nghỉ ngơi trước khi lên dốc. Trong quá trình leo đèo, lái xe luôn phải chú ý kim báo nhiệt áp suất dầu, không được để máy nóng, bởi như vậy xe hay bị chết máy. Anh tâm chia sẻ: “Kinh nghiệm cho mỗi chuyến đi vượt đèo là lái xe phải luôn tỉnh táo, nhanh nhậy để xử lý mọi tình huống xảy ra. Nếu chạy đêm phải bố trí hợp lý về thời gian, phải có thời gian nghỉ ngơi. Bản thân tôi, nếu muốn tinh thần tỉnh táo, sảng khoái, tôi thường uống trà hoặc cà phê”.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất và cũng là tình huống nguy hiểm nhất mà anh Tâm từng gặp phải khi xe đang leo đèo là lúc xe đang ở trên đèo Cả. Khi anh Tâm đang đổ đèo thì xe bị tuột rơ tuyn tay lái, anh Tâm phải tự khắc phục bằng cách tháo rô tuyn và đệm lại. Đây là cách khắc phục tạm thời nhưng vẫn phải đảm bảo cho cả người và hàng hóa có thể tiếp tục hành trình một cách an toàn. Bản thân người lái xe lúc này như là một người thợ sửa xe, làm sao phải khắc phục sự cố một cách nhanh nhất và vẫn đảm bảo an toàn cho xe đi tiếp. Trên mỗi cung đường vận chuyển hàng hóa, người tài xế luôn phải tỉnh táo, tập trung tinh thần, không được phân tán tư tưởng để chuyến đi luôn được đảm bảo an toàn./.

- Để xe có thể leo đèo một cách an toàn đó là hàng hóa phải được sắp xếp một cách khoa học, hợp lý. Phần nặng xếp lên trước và ở giữa. Phần đuôi xe xếp ít hàng hóa, đảm bảo cho xe nhẹ nhất ở phía cuối. Trọng tải dồn vào giữa xe, cần chằng buộc hàng hóa cẩn thận để tránh bị xô lệch, gây hỏng hàng hóa, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và uy tín của công ty.

- Tùy theo độ cao của dốc để lựa số, thường leo đèo bằng số 2 hoặc số 3. Khi lên đỉnh đèo cần để số hợp lý, lên bằng số nào thì xuống số đó.

- Đi đường đèo luôn phải để ý đường xá, hai bên sườn xe. Luôn quan sát gương để biết độ dốc và để dễ dàng xử lý...

- Kỹ thuật phán đoán cũng là một trong những yếu tố cần có khi leo đèo. Đối với những khúc cua tay áo, cần quan sát từ khoảng cách 100m, xe trên cần nhường cho xe dưới lên trước.

- Phanh: khi xuống đèo nên hạn chế sử dụng phanh, cần sử dụng số hợp lý, luôn lấy số của xe đẻ hãm, ghì xe lại, chỉ phanh khi độ lao không an toàn, phanh và nhả nhanh phải nhịp nhàng, không phanh quá ăn. Ghì từ số 2 lên số 3, kỹ thuật vào số và về số phải không quá 2s.

- Trong trường hợp phanh nhiều bị cháy phanh, cần dừng lại cho má phanh nguội. Lấy cờ lê nhả má phanh cho hết độ bó quay lốp cho đều, sau đó tăng lại má phanh như lúc ban đầu. Tuyệt đối không nóng vội, cố cho xe đi, dẫn đến tình trạng bục phích tong đầu, cháy phanh, nổ lớp, bó vòng bi gây gẫy cầu xe.

- Không được phép vượt xe count quá 15, không vượt xe con quá 10s, luôn phải giữ an toàn cho khoảng cách tránh nhau giữa 2 xe.

- Nếu gặp sương mù dày, phải bật đèn cốt, bám vạch sơn kẻ đường. Nhằm đảm bảo an toàn khi hai xe gặp nhau, xe đối diện phải hạ cốt báo hiệu, luôn chủ động .

- Tuyệt đối không sử dụng chân côn.

Theo kinh nghiệm của anh Tâm, leo đèo lúc trời tối là thoải mái nhất, bởi khi trời tối, các ô tô bắt đèn với nhau tốt. Ban đêm sẽ sử dụng đèn phá sương có sẵn, hoặc sử dụng đèn màu vàng để nhìn được được dễ hơn.

Với những kinh nghiệm trên, không chỉ con người và hàng hóa trong mỗi chuyến vận chuyển được an toàn, mà bản thân chiếc xe cũng sẽ được bảo vệ. Không chỉ anh Tâm mà các anh em lái xe củaVantai24h đều có cùng suy nghĩ: Giữ xe - tài sản của chủ cũng là của mình, mình phải có trách nhiệm bảo quản và giữ gìn sạch sẽ không chỉ để cho xe mà còn cho cả chính bản thân của tài xế.

18 năm ròng rã trước vô lăng, cũng đã có lúc anh Tâm cảm thấy mệt mỏi, muốn tìm cho mình chút bình yên, thảnh thơi bên gia đình. Nhưng vì cuộc sống, vì gánh nặng kinh tế gia đình và vì chính lòng yêu nghề, vượt lên tất cả, anh Tâm lại tự nhủ bản thân phải cố gắng vượt qua mọi mệt mỏi, tìm cho mình sự lạc quan và sức mạnh để chinh phục mọi con đường trên khắp dải đất hình chữ S xinh đẹp này.
 
×
Quay lại
Top